Các bài viết của bác Phạm Cừ (su_su) - Phần 1 Để lưu giữ những đóng góp của bác Phạm Cừ (Nick: su_su) trong cộng đồng đam mê audio nói chung và anh em MD fans club nói riêng, xin tổng hợp các bài viết của bác su_su, có 3 phần riêng biệt: Phần 1: Bài viết về kỹ thuật !!! Kính chào anh em đam mê thể loại MiniDisc !!!Với kinh nghiệm trên 15 năm Chơi – Sửa chữa – Bán đầu MD, Em xin lập tin chuyên bán và làm dịch vụ cho đầu MD phục vụ anh em, với mong muốn thể loại ghi/phát này không chết đi và tạo được một cộng đồng duy trì nó trong tương lai. MD Desk không những đáp ứng được nhu cầu chơi REC trên định dạng ACTRAC mà nó còn có thể sử dụng như một đầu chuyển nguồn Digital qua Analog (DA) với giá thành hợp lý, giúp cải thiện chất âm cho các CDP cỏ, DVD Player hoặc các đầu HD Player với nguồn nhạc Lossless trên tầng số lấy mẫu 32KHz, 44.1KHz và 48KHz. Cuộc chơi chỉ mới bắt đầu... I. HƯỚNG DẪN ANH EM MỚI TẬP CHƠI 1/Chơi Thu/Phát: Đương nhiên nên chọn cho mình một đầu MD sử dụng mắt đời mới và đảm bảo là người bán luôn sẵn sàng có mắt để thay cho bạn. Mắt đời mới khá lỳ, nếu bạn bị xui thì lắm cũng phải trên 6 tháng nhưng với mắt cổ thì chuyện này khó nói, điểm yếu của mắt cổ là chết bất đắt kỳ tử mà không có giai đoạn kén đĩa – hôm nay đang đọc ghi tốt, ngày mai lăn quay ra chết là chuyện bình thường. 2/ Chơi DA (chuyển đổi tín hiệu Digital qua Analog): Không cần quan tâm tới mắt mới hay cổ, cứ con nào mà bạn nghe cảm thấy hợp nhĩ và túi tiền là xúc. Nên chọn loại đầu MD có tính năng làm DA mà không cần đĩa, đây mới là các đầu thực sự có tính năng DA tích hợp cho dù mắt có hư thì tính năng DA vẫn hoạt động bình thường. Loại đầu MD làm DA cần đĩa mồi thực chất là bạn đang mượn đường ghi của máy để làm DA. Với loại này bạn cần chú ý: mắt của chúng phải còn đọc được vì khi mắt hư máy không thấy đĩa và sẽ ói đĩa ra, coi như tính năng DA phá sản. Một lưu ý nữa mà ít người để ý, có một số máy khi bạn mồi đĩa và sử dụng DA máy cũng sẽ ói đĩa ra sau một thời gian chờ hoài mà không thấy bạn thu gì hết. Hãy yêu cầu người bán cho bạn dùng thử ít nhất 1 ngày để đảm bảo máy không ói đĩa ra khi làm DA nếu họ không chắc chắn. Một số model Denon làm DA cần dùng đĩa: 1300,1500 và 1800AL. Có một số anh em mới chơi chưa hiểu về DA nên lưu ý: Việc sử dụng MD để cải thiện chất âm cho nguồn phát chỉ hiệu quả khi tín hiệu vào là Digital (Optical, Coaxial) và tín hiệu ra là Analog (Line Out). Còn các trường hợp vào Digital ra Digital hoặc vào Analog ra Analog hoặc vào Analog ra Digital hoàn toàn không hiệu quả. 3/ Sử dụng MD làm DAC cho nguồn phát ngoài Tính năng chuyển đổi tính hiệu từ Số (Digital) qua âm thanh tương tự là một thế mạnh của các thiết bị chơi lại (playback) có tính năng ghi, không riêng gì MD mà ta còn thấy tính năng này trên Tape, DAT, DCC, CD/DVD Recorder. Khi sử dụng tính năng DA sẽ giúp cải thiện chất âm cho nguồn phát có cổng Digital Out (Optical/Coaxial) như CD, DVD, HDP,… Ví dụ: Bạn có một chiếc CD Trung Quốc có chất âm làm bạn không hài lòng, chỉ cần kết nối digital out của CD qua MD và xuất analog (Line Out) qua amply thì lúc này âm thanh phát ra loa mang đậm chất âm của MD. Có thể nói 100% các đầu MD đang bán đều có tính năng DA. Tuy nhiên, các loại đời cổ không có sẵn chọn lựa DA mà phải sử dụng qua chức năng ghi, khi đó muốn “bật” được DA ta cần phải lừa đầu MD bằng cách nhét 1 đĩa trống và nhấn nút ghi, loại này dân buôn MD thường gọi là “DA phải có đĩa”. Khi chơi các DA cổ loại này, cần lưu ý; có một số máy sẽ nhả đĩa ra sau một thời gian nhất định nếu bạn không nhấn nút Play hoặc Pause để bắt đầu quá trình ghi đĩa. Thứ 2 là nếu mắt yếu không nhận đĩa thì cũng không thể làm DA được. Một số model cần dùng đĩa mồi để làm DA: Denon 1300, 1500, 1800AL,… Loại còn lại là loại thật sự có tính năng DA, trên máy có sẵn nút để chọn tính năng này. - Đối với Sony thì nút REC cũng là nút chọn tính năng DA. Do dùng chung nút REC đồng thời với tính năng ghi và DA nên yêu cầu của Sony là phải lấy đĩa ra thì tính năng DA mới được chọn, còn không thì tính năng ghi sẽ hoạt động (lưu ý tính năng ghi vẫn là tính năng DA nhưng cách hiển thị trên màn hình điều khiển sẽ khác và bộ cơ/mắt được đưa vào trạng thái sẵn sàng ghi). - Denon và Kenwood thì dùng một nút riêng với tên gọi là “Monitor” khi bấm nút này DA sẽ được bật mà không cần quan tâm tới trong máy có đĩa hay không, cách sử dụng sẽ thuận tiện hơn so với Sony khá nhiều. Ưu điểm của loại này là cho dù mắt có hư thì tính năng DA vẫn hoạt động bình thường. Một số model có tính năng DA trực tiếp: Denon 1550, 1600AL, 2000AL Kết nối như thế nào? Đương nhiên khỏi phải nói, để phát huy đúng chức DA thì trên đầu MD phải vào digital và ra analog. Nếu kết nối theo kiểu Analog -to- Analog thì đa phần là máy chỉ làm bước chuyển tiếp tính hiệu qua volume recorder mà không qua chỉnh sửa. Nhưng có một số máy (nhất là Sony) đường analog in được xử lý qua 2 bước là AD - DA nên xem như đường analog in vẫn được DA nhưng hiệu quả cải thiện nguồn âm thực tế thì rất hên xui vì tính hiệu gốc từ nguồn lưu trữ đã bị DA tới 2 lần (một lần từ máy phát, một lần của MD). Mình sẽ cập nhật các model có tính năng này sau khi ngâm cứu một số schematic. Nếu kết nối theo kiểu Digital -to- Digital thì cũng là chuyển tiếp tính hiệu digital không qua chỉnh sửa. Cách này hay được anh em chơi HDP áp dụng với mục đích dùng MD chuyển tiếp tín hiệu digital qua amply đa kênh (AV Receiver) để xem phim mà không phải rút dây ra khi nghe nhạc trên amply 2 kênh. Tuy nhiên lại có một số đầu MD thì không chuyển tiếp như vậy được, tín hiệu digital sau khi chuyển tiếp AV Receiver không hiểu định dạng đúng của tín hiệu gốc. Cái này khi mua cần phải thử. DA với nguồn phát đa kênh MD là một thiết bị nghe nhạc 2 kênh nên DA của nó không giải mã được tín hiệu digital đa kênh, khi gặp nguồn phát như các định dạng Dolby/DTS thì nó sẽ thua, không xuất tín hiệu hoặc chỉ xuất nhiễu ra đường analog out. Do đó để nghe hoặc thu được các nguồn digital đa kênh này qua MD thì trên máy phát (DVD, HDP, sound-card máy tính) cần phải thiết lập trạng thái xuất PCM qua cổng digital. DA của MD có thông số kỹ thuật như thế nào? Tương thích ra sao với nguồn phát digital Tần số lấy mẫu tiêu chuẩn của MD là 44.1KHz tương đương với tiêu chuẩn của CD. Bên trong nó có bộ chuyển đổi tần số lấy mẫu khác tiêu chuẩn 44.1KHz giúp cho nó dễ tương thích khi ghi với các nguồn digital có tần số lấy mẫu là 32KHz và 48KHz. Đối với nguồn nhạc lossless có tần số lấy mẫu trên 48KHz, MD cũng chỉ quy đổi về mức 48KHz và phát lại bình thường (cần kiểm chứng nhiều hơn trên các model khác nhau). Xử lý tín hiệu âm thanh số của MD tiêu chuẩn là 20bit, một số mẫu mới hơn xử lý 24bit. Trên một số máy cho phép bạn chọn lựa bit out hoặc bit in với các chọn lựa 16/20/24 bit - bạn có thể kiểm tra trong phần Setup Menu. Việc đòi hỏi một đầu MD phải có bộ xử lý âm thanh 24bit khi làm DA là không cần thiết mà nên tập trung vào kết quả cuối cùng sau khi xử lý, đó là chất âm mà nó trình diễn có đủ thuyết phục hay không. Bạn nên nhớ hai model JA30ES và JA50ES đang được săn lùng nhiều chỉ có bộ xử lý âm thanh 20bit. II. BÀI VIẾT CHUYÊN SÂU 1/ Các loại chip DA trong đầu MD đầu bảng: Tổng hợp một số chip DA của máy MD Sony cho anh em tham khảo JA22ES: CXD8735N + CXA8042AS JA20ES: CXD8735N + CXA8042AS JB930: CXD8735N + CXA8042AS JB920: CXD8767N + CXA8042AS JA333ES: CXD9556AQ + CXA8042AS JB940: CXD9556AQ JA555ES: CXD8762Q + CXD9521Q + CXA8042AS = con này chạy DA y như con Sony CPD XA555ES JA33ES: CXD8762Q + CXD8594Q + CXA8042AS JA30ES: CXD8679Q + CXD8594Q + CXA8042AS JE700: CXD8607N + CXA8055M JE520: CXD8607N JE770: AK4524 JE470: AK4524 JB730: AK4524 W1: AK4321 Denon 1600AL: PCM61 x 2 Denon 1550: PCM1702 x 2 Denon 2000AL: PCM1702 x 2 ....... Tạm thời biết có nhiu đó thôi. Nhân dịp này cũng xin lỗi vì tư vấn nhầm chất âm JB920 giống với JA22ES, chất âm JB920 tốt hơn nhiều. 2/ Trong khi ghi nếu cúp điện thì sao? Đa phần anh em đều cho rằng sẽ mất tất cả những gì mình ghi...Cái này là không chính xác hoàn toàn, khi ghi thì phần nhạc đã được ghi vào đĩa, phía trên chổi từ xác định thời lượng và vị trí bài hát, sau khi ghi xong lấy đĩa ra thì MD TOC một lần nữa để xác nhận tổng số bài, tổng thời lượng của đĩa còn lại ở phân vùng memory gần tâm đĩa. Do đó khi cúp điện thì MD không hoàn thành được bước TOC xác nhận cuối cùng nên khi có điện trở lại nó đọc không thấy thông tin tại phân vùng này và báo đĩa trắng. Nhưng thực chất là nhạc đã được ghi trên đĩa. Đầu MD có 2 loại cơ chế TOC đa phần là TOC sau ghi, tức là khi lấy đĩa ra thì đầu mới ghi nhận các vị trí bài hát, có một loại nữa mà mình chỉ thấy trên đầu Kenwood là TOC ngay trong lúc ghi loại này thì cúp điện vẫn còn bài bình thường. Vậy không lẽ mấy thằng kỹ sư chế ra MD không tính tới chuyện này??? Hehe...nó có tính đó mấy bro, trong MD Sony luôn có 1 cục pin, cục pin này duy trình nguồn cho EPROM chứa các thông tin setup như thời gian, level in, level out,...trong đó nó chứa luôn thông tin TOC cuối cùng khi thực hiện thao tác edit trên đĩa. Nhờ nó mà khi có điện lại bạn sẽ thấy đầu MD Sony sẽ TOC tiếp và không làm mât những gì bạn vừa ghi. Trong trường hợp pin hư thì đương nhiên bạn mất tất cả.....Nhưng cũng phải nói là không phải toàn bộ đầu MD đều có tính năng này, nhất là với đồ cổ chả có cục pin nào hết thì đúng là cúp điện chỉ có nước thu lại. Mình có một bộ cơ rất hay, nếu lỡ xoá trắng đĩa, đưa vào bộ cơ này thu lại (không có tính hiệu vào) sau đó phát lại thì nó lỏi ra hết những gì trước khi bị xoá. 3/ Tại sao hàng nghĩa địa lại là do Malaysia sản xuất ? Xin chúc mừng bạn, bạn đang sở hữu một máy MD được sản xuất trong lô mới nhất.... Sau năm 2000, một số hãng bắt đầu chuyển việc gia công lắp ráp máy ra nước ngoài và xuất lại vào thị trường Nhật, do đó về mặt chất lượng các máy này vẫn đảm bảo vì nơi gia công chỉ lắp ráp lại các board mạch, cụm cơ từ Nhật chuyển qua, có chăn chỉ sản xuất tại nước gia công là phần cơ khí như vỏ máy. Lấy Sony làm ví dụ, riêng hàng gấu dòng ES là sản xuất tại Nhật còn lại thì dòng JB và JE thời gian sau sản xuất tại Malaysia như D40, JE770, JE640,..., JB940 thì có 2 lô, lô thứ nhất bạn sẽ thấy ở ngoài ghi made in japan nhưng trong ruột sẽ có chữ Malaysia trên khung thép, lô thứ 2 thì đề rỏ made in malaysia luôn. Theo mình nhận xét thì lô hàng japan luôn có hình thức cũ hơn các lô sau, đèn tối hơn, trầy nhiều hơn các lô hàng made in malaysia,...chất âm thì như nhau. TEAC MD thì hầu như đều sản xuất ở nước ngoài, nhiều nhất là China, một số là Korea. Cái tệ của TEAC MD là nó chỉ có cụm cơ và bo bụng là của Nhật, còn lại đều được sản xuất tại nước gia công. Cho dù sản xuất ở đâu nhưng về chất lượng các thiết bị này đều được hãng quản lý chặt chẽ. Bạn sẽ không phân biệt được sự khác nhau giữa chất âm của hàng Japan và Malaysia đâu nhe.....an tâm xài. Riêng mình thích hàng lô mới hơn, con nào về hình thức cũng đẹp, sáng bóng,..... 4/ Hướng dẫn dùng cổng USB của MD Em hướng dẫn cho một số anh có máy dàn mini Sony có USB mà không kiếm được driver cách tự tạo driver cho máy của mình để có thể dùng Sonic Stage. Theo các bước sau: - Cài SonicStageInstaller 4.3.01.14050 - Cài driver PA_DRIVER-V, rồi khởi động lại máy. - Cắm USB vào cho win quét driver (nhớ bấm nút NetMD trên máy nếu có), khi nó báo lỗi thì vào Device Manager Chổ NetMD bị chấm than vàng > chọn Properties > chọn tap Details > trong Property chọn Hardware Ids > trong phần Value copy ID của thiết bị USB (có dạng như vậy nè : USB\VID_054C&PID_013F ) - Vào C:\Program Files\Sony\Personal Audio Driver - Mở tập tin NETMD033 bằng notepad thêm các đoạn lệnh sau vào chổ tương ứng ExcludeFromSelect=(….ID của USB…) ; MDS-S500 <-tên model máy %NETMDUSB.DeviceDesc%=NETMDUSB.INSTALL, (...ID của USB...) - Đóng và save tập tin lại. Sau đó vào lại Device Manager chọn Driver updat, chỉ tới thư mục Personal Audio Driver để win nhận lại drive. Nếu không nhận, copy tập tin NETMD033 qua thư mục khác và chọn quét driver lại từ thư mục này. 5/ Serial Copy Management System - Hệ thống quản lý sao chép "Cannot Copy"...một thông báo lỗi hiện ra trên màn hình khi bạn đang cố gắng sao chép một đĩa MD ra cho người thân. Tại sao lại như vậy khi các kết nối đều tốt, đầu MD nhận tính hiệu bình thường nhưng nó lại không chịu ghi. Trên MD điều đó là bình thường, bạn đã bị Hệ thống quản lý sao chép nối tiếp SCMS chặn lại. SCMS là một chương trình chống sao chép kỹ thuật số có từ thời băng DAT, khi mà RIAA - Recording Industry Association of America (Hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ) cảm thấy nguy cơ bị mất doanh thu khi DAT có khả năng sao chép âm thanh một cách nguyên gốc. đã ép DAT phải trang bị một hệ thống chống sao chép nhiều lần mà sau này cả MD và DCC cũng bị ảnh hưởng bởi luật này. Nguyên tắc hoạt động của SCMS như sau: Nó chỉ cho phép bạn tạo một đĩa có chất lượng tương đương với đĩa gốc qua cổng digital. Ví dụ: từ CD qua MD. Cái xxx ở đây là SCMS đánh dấu tín hiệu bằng việc kết nối là qua cổng digital còn nguồn đưa vào có chất lượng hay không hoặc có bản quyền hay không thì nó không quan tâm. Vậy tạm định nghĩa đĩa MD Master là đĩa ghi qua cổng digital cho dễ hiểu. Sau đó nếu muốn chép đĩa MD Master này ra một đĩa MD khác thì bạn chỉ có thể chép thông qua kết nối Analog. Nếu cố chép qua đường Digital thì sẽ bị chặn và máy sẽ báo "Cannot Copy" . Với một đĩa MD được ghi bằng đường Analog thì nó sẽ cho phép bạn chép ra một đĩa mới với đường Digital. Túm lại nguyên tắt ghi là như thế này: Gốc > Digital > Analog > Digital > Analog >......cứ thế, cứ thế. 6/ Ý nghĩa của hiển thị trên máy MD Denon Ý nghĩa hiển thị của máy MD Sony. Em tổng hợp tất cả các dòng máy từ SP, MDLP tới NET-MD do đó mấy bác tùy tình hình mà suy đoán nhé: - TOC Reading: Đang đọc dữ liệu từ phân vùng TOC trên đĩa - Blank Disc: Đĩa trắng - Complete: Hoàn thành một tác vụ nào đó. - Copy Prohibit: Không thể ghi đĩa (copy) vì nguồn phát (digital) đã được bảo vệ chống ghi chép. - Dig. Unlock: Không có tính hiệu digital được kết nối hoặc tính hiệu digital không tương thích. - Disc Err R: Không đọc được dữ liệu trên đĩa do đĩa bị trầy vào phân vùng TOC. - Disc Full: Thời gian còn lại của đĩa không đủ để ghi. - Impossible: Tính năng được chọn không khả dụng trong trạng thái hiện hữu - No Name: Đĩa hoặc bài hát chưa được đặt tên. - No Track: Có thể tên đĩa đã được đặt nhưng chưa có track (bài) nào được ghi. - Playback Only: Đĩa (gốc) không cho phép thao tác chỉnh sửa. - Protected: Đĩa đang được cài chế độ bảo vệ chống chỉnh sửa. Muốn chỉnh sửa phải gạt ngàm bảo vệ trên đĩa về chế độ bình thường. - Name Full: Số ký tự + khoảng trắng khi đặt tên đĩa/ tên bài vượt quá 100 ký tự hoặc tổng tên đĩa và tên bài quá 1700 ký tự. - Tr. Protected: Track (bài) này được bảo vệ chống chỉnh sửa. - Disc ? : Đĩa không tương thích (chẳng hạn như MD Data hoặc MD Video) hoặc không nhận dạng được đĩa do lỗi đĩa. - TOC Err R: Không đọc được thông tin mục lục trên phân vùng TOC. - Can't REC: Không thể ghi được do đĩa trầy sướt. - Temp Over: Nhiệt độ bên trong máy quá cao hoặc quá thấp. Máy làm việc bình thường trong khoảng nhiệt độ từ 10 độ C tới 35 độ C. - Mech Error: Đĩa không hoạt động chính xác có thể do cơ bị lỗi. - Not Audio: Dữ liệu trên đĩa không phải được ghi ở dạng audio - UTOC W Err : Không thể ghi mục lục vào phân vùng TOC, có thể do đĩa bị trầy ngay phân vùng TOC. - UTOC Err R : Thông tin mục lục không phù hợp khi đọc phân vùng TOC, có thể do đĩa bị trầy ngay phân vùng TOC. Blank Disc........Đĩa trắng Cannot Copy.........Không thể ghi đĩa (copy) vì nguồn phát (digital) đã được bảo vệ chống ghi chép. Cannot EDIT.........Không thể chỉnh sửa do sử dụng tính năng chỉnh sửa không phù hợp tại trạng thái hoạt động hiện hữu. Disc Error .........Không thể đọc được mục lục của đĩa từ phân vùng TOC, có thể do đĩa trầy sướt. Có thể khắc phục bằng việc xóa trắng đĩa. Disc Full .........Nội dung trên đĩa đã đầy. Impossible.........Tính năng được chọn không khả dụng trong trạng thái hiện hữu. Ví dụ: trong tính năng cắt A-B, bạn cố gắng chọn điểm B trước. Name Full.........Tổng số ký tự + khoảng trắng khi đặt tên đĩa/ tên bài vượt quá 1700 ký tự. NO DISC .........Không có đĩa trong máy. No Track .........Đặt tên bài nhưng đĩa chưa được ghi hoặc chưa chọn bài muốn đặt tên. Protected .........Đĩa đang được cài chế độ bảo vệ chống chỉnh sửa. Muốn chỉnh sửa phải gạt ngàm bảo vệ trên đĩa về chế độ bình thường. Retry .........Cố gắng ghi lại nội dung do có sự rung động hoặc vệt ghi bị trầy. Retry Error .........Việc ghi lại lần 2 bị thất bại. Sorry .........Không cho phép nối bài hoặc xóa một phần nội dung trên đĩa/ track không cho phép thực hiện điều này. STANDBY (nhấp nháy) .........Bộ nhớ trạng thái hoạt động bị xóa do pin nuôi đã hết (để trạng thái không hoạt động quá lâu), tất cả tinh chỉnh của máy sẽ trở về trạng thái mặt định. Auto Cut .........Tính năng Auto Cut được kích hoạt Edit NOW .........Nhắc nhở tính năng chỉnh sửa (S.F) chưa hoàn tất trong khi bạn lại tắt máy. Incomplete! .........Tính năng chỉnh sửa (S.F) không thực hiện đúng do máy bị rung động do di chuyển hoặc đĩa bị lỗi. Initialize (nhấp nháy) .........Tương tự như STANDBY No Change .........Bạn tác động vào MENU/NO nhưng không thực hiện các thao tác thay đổi trong trường hợp thay đổi mức âm lượng ghi. No Name .........Đĩa hoặc bài hát chưa được đặt tên. No Program! .........Bạn chọn tính năng chơi theo chương trình thiết lập trước (Program Play) nhưng chưa tạo chương trình. Premastered .........Bạn đang thực hiện một nổ lực để ghi lại hoặc chỉnh sửa một đĩa MD gốc. Điều này không được cho phép. ProgramFull hoặc Step Full! .........Số lượng chương trình vượt quá số bài có trên đĩa. REMOTE .........Đầu MD đang được điều khiển thông qua một thiết bị khác. S.F Edit! .........Bạn đang cố gắng thực hiện một thao tác khác trong khi tính năng chỉnh sửa S.F đang hoạt động. Bạn phải chờ cho tới khi S.F kết thúc. Smart Space .........Tính năng Smart Space đang được kích hoạt. TOC Reading .........Đang đọc dữ liệu từ phân vùng TOC trên đĩa. Rec Error .........Việc ghi âm đã được thực hiện không đúng cách do rung động hoăc bề mặt đĩa trầy sướt. Việc ghi đang được thực hiện lại. Read Error .........Không thể đọc lại được thông tin mục lục trong phân vùng TOC, có thể do đĩa bị trầy ngay phân vùng TOC. Toc Error .........Không thể tạo (ghi) được thông tin mục lục trong phân vùng TOC, có thể do đĩa bị trầy ngay phân vùng TOC. Din Unlock .........Không có tính hiệu digital được kết nối hoặc tính hiệu digital không tương thích. MEMORY NG .........Có lỗi trong việc truyền dữ liệu bên trong máy. Gọi cho su_su để có giá sửa chữa tốt nhất. LASER NG .........Lỗi mắt đọc. LOADING NG .........Có lỗi trong việc nạp đĩa vào cơ. No Connect .........Chưa kết nối cáp điều khiển A1 TextProtect .........CD chứa thông tin bài hát được bảo vệ. Không thể sao chép thông tin này vào MD. Busy NOW! .........Tính năng NET-MD đang hoạt động. Chờ cho đến khi nó thực hiện xong. Check USB .........Cáp USB chưa được kết nối. Kiểm tra lại cáp. CONNECT! .........Tính năng NET-MD đang hoạt động, bạn đang thực hiện một thao tác không được chấp nhận, cảnh báo này sẽ xuất hiện. Group Full! .........Tạo số nhóm vượt quá số lượng cho phép hoặc ký tự đặt tên cho nhóm đã vượt qua số lượng. Net MD .........Tính năng NET-MD đang được kích hoạt. Net MD NOW .........Bạn tắt nguồn trong khi NET-MD đang được ghi. Phải chờ cho tới khi NET-MD thực hiện xong. Push Stop! .........Bạn nhấn một phím không hợp lệ trong khi MD đang hoạt động. Vui lòng nhấn phím STOP trước khi thực hiện tính năng mà bạn mong muốn. TrProtected .........Bạn không thể thực hiện việc chỉnh sửa bài hát do nó đã được bảo vệ (ghi và thiết lập từ NET-MD,…). - AD .........Tính năng chuyển đổi Analog > Digital đang được kích hoạt. - DA .........Tính năng chuyển đổi Digital > Analog đang được kích hoạt. (Các bác góp ý bổ sung xin vui lòng comment trước khi em post phần 2)
Lâu rồi không vào topic này, thật đột ngột và thương xót khi hay tin bác Su_su từ trần, tôi trân trọng những gì bác Su_su đóng góp cho topic này, tôi đã gặp bác su_su, anh thật nhiệt tình và tốt bụng, Cầu mong cho linh hồn anh sớm siêu thoát về cõi Phật. Nam mô bổn sư thích ca mâu ni Phật!!!
Em xin chào các bác.... :lol: xin các bác đánh giá dùm em con Sony MXD-D1 này vì em chuẩn bị rước em nó về. Cám ơn các bác nhiều
Em trích các bài viết của bác su_su có nhắc đến các MXD-D và MXD-D1 để bác tham khảo: kscd01 đã viết:Bác Su_su ơi cho em hỏi con Sony MXD-D5C chất âm có nghe hay bằng MD ja3es không bác ?. Cám ơn bác. su_su: Tiếng không dầy bằng JA3ES nhưng độ chi tiết tốt hơn chút, trong dàn CD/MD của Sony thì nó chỉ thua tiếng của D1 nhưng D1 thì hàng cổ DA phải dùng đĩa. txduong35 đã viết:Có bác nào xài em SONY MXD-D2 có 1CD 1MD chưa? Có người muốn bán cho em 3,2 củ . Con này có hay bằng JA30ES không nhỉ? su_su: Con này CD kén đĩa lắm. Không bằng JA30ES đâu.
Các bài viết của bác Phạm Cừ (su_su) - Phần 2 Phần II: Nhận xét, đánh giá, review sản phẩm 1. Denon DMD-1600AL Chuyên trị nhạc Vàng. trữ tình không đối thủ. D/A trực tiếp. Mắt đời mới dễ kiếm dễ thay. 2. Sony MSD W1 Mặt nhựa vàng, một mẫu độc nhất vô nhị chạy 2 đầu MD trong một. Sang đĩa tốc độ nhanh hơn 4 lần, hai hộc hoạt động độc lập như 2 đầu rời, một đầu đang ghi thì một đầu khác có thể phát bình thường hoặc hai hộc có thể cùng lúc ghi từ 2 nguồn khác nhau...Đèn lớn đa điểm hiển thị rất đẹp. Đầu vào digital đầy đủ với 2 optical và 1 coaxial. Một đầu thu phát nên có cho người chơi đĩa MD. Mắt 260 dễ thay. DA không cần đĩa. 3. Sony JE700 Tuy mang đầu JE nhưng JE700 được Sony xếp vào hạng QS ngang với dòng JB. Tuỳ chọn 2 màu Vàng và Đen, mặt nhôm, 1 biến áp xuyến. Thu analog chỉnh cân bằng được L/R. Một mẫu MD Desk được giới thu âm khá chuộng bởi chất âm khá là "analog" nhưng vẫn đảm bảo độ chi tiết và độ bền ít hư hỏng của mẫu này. Chất âm đặt thù Sony là tách bạch, chi tiết, treble rất mịn. Mắt 260 có hàng thay thế. Kích thước: 430×107.5×315mm. Nặng 4.4Kg. DA không cần đĩa. (Quy định của diễn đàn chỉ cho up 3 hình trong 1 bài viết nên em phải ngắt Phần II thành 3 bài. Còn tiếp ...)
Các bài viết của bác Phạm Cừ (su_su) - Phần 2 (tiếp) 4. Sony JE780 (MDLP/NetMD) Một mẫu đáng có cho người chơi thu ghi với nguồn nhạc lossless trên máy tính - ghi đĩa qua USB tốc độ cao với tính năng NetMD, chỉnh sửa, đặt tên cực nhanh. Màu Vàng, mặt nhựa, đời 2003. Thu/phát tốc độ chậm LP2/LP4, ATRAC Type-R. Hỗ trợ bàn phím PS/2. Tính năng sửa âm lượng SF cho bài hát mà không cần thu lại. Mắt 260 có hàng thay thế. Kích thước: 430W x 95H x 285D mm, 3.1kg. DA không cần đĩa. IN:2 optical, RCA, PS/2 keyboard OUT: optical, RCA, headphones New MD deck appearance for Net MD which can reproduce MD disk recorded in News and Information MDLP mode by high pitched sound quality 5. Denon DMD 1000 Mặt nhôm. Màu Vàng, chất âm nghe rất chậm trãi, trữ tình và ấm áp, tiếng dầy chỉ thua 2000AL...đặt thù chất âm rất Denon. Mắt Sharp đời mới dễ thay.Làm DA không cần đĩa. Tham khảo: http://denon2.jp/products/DMD1000.html 6. YAMAHA MDX-793 Mặt nhôm, Màu Xám, đèn màu vàng đặc trưng Yamaha rất đẹp. Sử dụng bộ cơ như Denon 1600AL với mắt Sharrp đời mới dễ thay.Làm DA không cần đĩa. nghe nhạc vàng rất hay (Còn tiếp ...)
Các bài viết của bác Phạm Cừ (su_su) - Phần 2 (hết) 7. Kenwood DMF 5090 Có chất âm nằm đâu đó giữa Sony và Denon nên nghe khá hài hoà cân đối giữa âm cao và thấp. Có tính năng tìm bài trong lúc vẫn hát khá thú vị. Mắt 260 dễ thay. DA không cần đĩa. 8. Onkyo MD125 Cái gì cũng ngon chỉ tội làm DA phải dùng đĩa 9. Sony JB940 QS Mặt nhôm, Màu Vàng, đèn đa điểm rất đẹp. Thu phát SP/LP, đặc biệt có tính năng sửa âm lượng cho bài hát đã thu trực tiếp mà không cần thu lại. Chất âm hay tiếng đặt thù Sony chi tiết nhưng dầy hơn là nhờ sử dụng chung DA với JA333ES. Làm DA không cần đĩa.Mắt đời mới 260 dễ thay. Một mẫu tầm trung được các diễn đàn thế giới đánh giá cao. Một mẫu mua không hối hận, so với đầu MD Sony thì từ JA22ES trở xuống nó đạp lòi ruột hết. Chưa ai mua em này mà than phiền về chất âm hết.
bác nào ở hà nội dư dùng md kenwood 7090 thì hú em tiếng nhé . em chỉ dùng làm dac nên hỏng mắt cũng ok ạ thank các bác
Em vừa mới ôm được em này, bác nào chơi qua dòng này rồi thì cho em xin ít kinh nghiệm nhé vì nó nhiều chức năng quá.
Các bài viết của bác Phạm Cừ (su_su) - Phần 2 (Ngoại truyện) Phần review các sản phẩm của bác su_su ở trên để giới thiệu cho anh em các đầu MD hay mà không có nhiều thông tin đánh giá. Ngoài ra, các đầu MD đầu bảng đã có nhiều nhận xét đánh giá thì su_su cũng có nhận xét để định hướng anh em chọn lựa cho hợp gu nhạc mỗi người. Các đầu MD đầu bảng có thể nhắc đến theo hãng để tham khảo: - Sony: JA50, JA33, JA555, JA30, JA333 - Denon: 1600AL, 1800AL - Kenwood: DM 9090, 7002s Nói chung là tuỳ gu người nghe, tham khảo là một chuyện, nghe và mua là một chuyện khác. Lấy ví dụ Denon 2000AL, trên mạng bà con khen nức nở, nhiều người qua em nhất quyết phải nghe cho bằng được con này nhưng kết quả chỉ có 30% là chấp nhận mua còn lại chuyển qua máy khác vì nghe không hợp. Tuy nhiên MD không phức tạp như CDP, gói gọn lại là có 3 giọng ca chính là Sony, Denon và Kenwood. Còn các hãng khác thì nó na ná 3 giọng ca này (VD: Tascam + Teac MD-10, MD-8 gần với Sony, Marantz + Bose gần với Kenwood). Tuỳ người nghe thích ca sĩ nào thì rinh em đó về thôi. Kenwood DM 9090 là một mẫu làm khá tốt với phần DA ráp từ các linh kiện rời bằng nhiều IC số ghép lại. Âm thanh nghe tự nhiên không giả tạo, bass xuống sâu, treble chi tiết nhưng không gắt có thể do đó nó không chi tiết bằng Sony, âm trung cân bằng nên nghe lâu không mệt, nói chung ....nghe đi rồi mới biết được. Tổng thể có thể nói DM9090 là có thể không bằng JA555ES hoặc JA50ES nhưng nếu người nghe không có lập trường rõ ràng về âm thanh thì có thể sẽ khó chọn lựa giữa nó với JA333ES. DM 9090 và DMF 7002s có bảng mạch và linh kiện giống nhau, khác nhau phần vỏ. Giữa MD Denon và MD Sony thì hai dòng này có chất âm khác nhau nhiều và không thể so sánh được, nó bổ xung cho nhau. Denon tiếng dầy, có tiết tấu chậm nghe tình cảm và có hồn nên nó phù hợp với thể loại nhạc trữ tình, còn Sony tiếng chi tiết trung thực phù hợp với nhạc có tiết tấu nhanh mạnh như classic, disco chẳng hạn. Như đã nói ở trên Denon 1600al đánh nhạc vàng, trữ tình không có đối thủ. Giữa các MD đầu bảng của Sony thì chất âm đặc trưng, không phân biệt nhau nhiều. Em sẽ ví dụ âm thanh của các em này một cách dễ hiểu như sau: - JA50ES giống như một tách cafe ngon miền Nam, uống vào là thấy ngon liền. tương tự như con này là con JA33ES, JA30ES - JA555ES giống như một chén trà xanh miền Bắc, mới uống thấy chát nhưng hậu có vị ngọn. tương tự như con này là con JA333ES. Nếu JA555ES mà không "chất" thì con CDP-XA555ES cũng vứt đi, vì em đã so giữa 2 service manual của 2 con này thì phần DA và phần audio out giống nhau 100%.
MD Sony JA33ES của mình bị vợ cắm nhầm điện 220V thay vì 110V, giờ im lìm. Mình tính liên hệ bác Su Su nhờ giúp đỡ, nhưng vừa nghe tin bác ấy đã ra đi... Cho mình hỏi tình trạng như thế có sửa được không hay chết luôn rồi, và nếu sửa được thì chi phí khoảng bao nhiêu? Và có bác nào ở HCM có thể sửa giúp ko ạ?
em đang nâng cấp đổi gió sang Md Sony bác nào cần Md 1600AL thì hú e nhé. tình trạng hoạt động tốt! dt 0989565624
Cảm ơn bác. Sửa xong chắc e bán luôn, tại giờ ko có nhu cầu nữa. Tình trạng trước khi cắm nhầm điện thì hoạt động hoàn hảo. Bác nào có nhu cầu thì pm e nhé!
Chẳng hiểu sao mình reply tin nhắn trong inbox cho các bác ko được- ko send đi mà toàn vào outbox, nên phải reply chung ở đây vậy. Lâu rồi mình ko chơi, nên cũng ko biết giá hiện tại thế nào. Các bác cho mình giúp cái giá tham khảo nhé, hoặc đợi cuối tuần rảnh mình mang đi sửa, xong về các bác chịu khó ghé coi rồi tính sau. Ngoại hình còn đẹp lắm- mặt trên có trấy ít nhiều nhưng mặt trước rất đẹp. Tất cả chức năng đều hoàn hảo. Hình như mình còn vài cái MD, sẽ tặng luôn.
Đề nghị 2 Bác có ý bán MD cho luôn số điện thoại liên hệ của bác lên để mọi người liên hệ không thôi topic này trở thành raovat mất. Con DENON 1600AL & SONY JA-33ES đều là dòng khá hay, chúc 2 bác bán nhanh
Mỗi em 1 vẻ, 1800AL dày dặn hơn, 1600AL tiếng nhẹ nhàng hơn. Thật ra thì tiếng 1800AL có nhỉnh hơn nhưng điểm yếu là làm DA phải có đĩa, đặt tên bài phải có remote, 1600AL làm DA không cần đĩa mồi và có thể đặt tên trực tiếp trên máy. :mrgreen: Từ trước đến giờ chỉ có con Tascam 801R MKII, có lẽ là con MD hay nhất mà em từng được nghe
Cho em hỏi, em sony je 780 của em không nhận driver cho win 8.1 64 bit, win 32 bit vẫn nhận bình thường có bác nào giúp em kái