Hôm trước có người bạn audio đến nhà nghe nhạc. Mới nghe chưa được hai bài anh ấy đã nói: sao mà âm thanh ỡ dàn máy này chậm thế? Dàn máy nhà nghe đã quen, giờ có người đặt vấn đề mình thấy cũng lạ. Khi lên nhà anh nghe qua dàn máy của anh thì âm thanh thực sự là nhanh. Học vật lý thì thầy dạy: âm thanh truyền đi với tốc độ 330 mét/giây. Vậy thì tại sao lại có âm thanh nhanh và âm thanh chậm ? Em đang điên cái đầu: có bác nào có kinh nghiệm về vấn đề này không xin giúp ý. Mến
Tại sao bác lại thấy lạ?Thế giữa máy bay Bà già với Boeing bác thích đi con nào?Ngày xưa khi đong đưa mấy Em gái Em chỉ thích Cô nào ăn nói chậm rãi từ tốn thôi,Cô nào mà nói nhanh quá dễ lẫn lộn thì Em không thích,vậy đó
Với thời gian thực: Bác lấy 1 đĩa CD với các bài hát, dùng một cái đồng hồ thời gian điện tử có bấm giấy thử tổng thể cả đĩa và từng bài xem. Một ý nữa có thể do độ ngân (vang) của âm thanh mà bác cảm thấy âm thanh có thể chậm đi, cái này bên em phải có máy đo vang để kiểm tra bác ạ.
to bác misterVu : Chậm là chậm thế nào nhỉ? Bác thử xem thời lượng 1 bài là bao nhiêu , trên mỗi CD đều có đếm giờ mà. Nếu bác nào nghe bằng đầu DJ thì chuyện nhanh chậm ( thời gian thực ) là dễ hiểu vì loại đầu đó có thể chỉnh tempo cho bài nhạc . Liệu nhận xét của bạn bác có chính xác ko ạ. Cảm giác là cái gì đó nhiều khi mơ hồ , ko đo đếm được thực tế
Bác CuongVX nói đúng đó. Cùng 1 bản nhạc có thời lượng phat như nhau nhưng ta nghe thấy Âm thanh chậm hay nhanh là do độ vang, trễ ....hay do.....méo. Với dàn máy cho âm thanh chậm sẽ hợp với các thể loại nhạc như : Jazz, trữ tình...Còn dàn máy cho âm thanh nhanh sẽ chơi hay hơn với các thể loại nhạc như : Cổ điển, ROCK, Dance... Hồi mới lắp amply em thường thích âm thanh chậm, còn bây gìơ lại thích nhanh :lol:
Không chỉ do ampli mà loa cũng góp phần vô cái vụ nhanh chậm này nữa cơ, thật không thể nào lý giải nổi.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, dẫn đến cảm giác nghe nhanh, hay chậm: . Thứ nhất là từ nhạc sĩ sáng tác. Những bản nhạc nhịp 2/4, tiết tấu luyến láy nhiều trường âm 1/16, chắc chắn là những bản nhạc nhanh. . Thứ 2 là nghệ sĩ, họ có thể cải biên chút đỉnh (thậm chí nhiều) trong biểu diễn và tạo sinh khí khác cho bản nhạc, không chính xác như ý đồ của nhạc sĩ. Và như thế, bản nhạc nhanh có thể biến thành chậm và ngược lại. . Thứ ba là ở khâu hòa âm ghi âm: tùy theo bản nhạc, số lượng nhạc cụ tham gia, mà người ta sẽ giảm các hiệu ứng stereo, echo... để tạo cảm giác cho người nghe. . Thông thường, với các bản nhạc chậm rãi, ít nhạc cụ (như nhạc Jazz) người ta có thể dễ dàng sử dụng hiệu ứng delay, echo hơn, và cũng có thể cho phép bản ghi có tỷ lệ méo hài nhiều hơn để tạo những họa âm, giúp người nghe cảm nhận tiếng ngân nga, nhấn nhá êm tai. Mặc dù những cách lạm dụng kỹ thuật này xa rời chuẩn mực trung thực, nhưng lại được nhiều người cho là trung thực và giàu nhạc tính. . Với những bản nhạc tiết tấu nhanh, nhiều nhạc cụ như giao hưởng hoành tráng, việc lạm dụng kỹ thuật như kể trên trở nên khó khăn hơn vì nếu làm thế, âm thanh sẽ bị mờ lẫn dính tiếng giữa các nhạc cụ. Việc ít lạm dụng kỹ thuật khiến cho những họa âm, tiếng vang... ít hơn (dĩ nhiên là trung thực hơn) nhưng âm thanh trở nên nhanh, khô và lạnh. Tất nhiên người ta vẫn phải áp dụng một số kỹ thuật khác, ví dụ như kích tiếng ghi ta lớn hơn, giảm tiếng violon xuống, để âm thanh nghe được rõ nét hơn. . Cũng cần bàn về nhạc cụ điện tử và nhạc cụ truyền thống. Nhiều người thống nhất cao là nhạc cụ truyền thống cho âm thanh hay hơn nhạc cụ điện tử vì nhạc cụ truyền thống có thể cho âm thanh ngân nga giàu nhạc tính, trong khi nhạc cụ điện tử cho tiếng nhanh gọn khô khan. Nhưng điều đáng tiếc là nhạc cụ truyền thống nghe qua nguồn ghi luôn có âm thanh khác với âm thanh ban đầu khi nhạc công chơi (không trung thực). Còn nhạc cụ điện tử thì luôn luôn cho âm thanh trung thực vì là những âm thanh chỉ nghe được thông qua các thiết bị điện tử. Như nhanh hay chậm, trung thực hay giả dối chẳng có gì quan trọng cả, miễn là ta nghe thấy hay. Đó là mới bàn về nguồn âm...
Các hiện tượng trên là hoàn toàn có thực Không chỉ có chuyện nghe âm thanh ở bộ dàn này thấy nhanh , bộ kia thấy chậm mà còn có các cảm nhận khác như tiếng dày, tiếng mỏng, tiếng lỏng ,tiếng chặt...vv Các hiện tượng trên đều có nguyên nhân của méo là một hiện tượng vật lý trong các mạch điện và các thiết bị tái tạo âm thanh. nhưng thưởng thức âm nhạc là một quá trình phức tạp không chỉ đơn thuần chỉ là quá trình vật lý, do vậy lý giải được nó không đơn giản chút nào Cũng chính vì sự phức tạp trong quá trình nghe nhạc mà nảy sinh ra vấn đề gu nghe nhạc,khả năng thẩm âm của mỗi người mỗi khác có người tinh tế ,có người tai ...trâu nghe lâu vẫn chưa tới ( như em đây ) và trên cộng đồng diễn đàn này cũng vậy ,cũng rất phong phú. Thế nên mới có các tranh cãi về âm thanh , về sở thích xuất hiện ở các topic đâu đây Câu hỏi này hay, nhưng khó , xin các bác tiếp tục tham gia
Em thấy Cùng một CD sự nhanh chậm lệ thuộc vào : - Nguồn phát - Loa (quan trọng nhất là Màng loa) - phòng nghe độ vang phản xạ âm của thiết kế phòng - Ẩm độ ảnh hưởng vận tốc âm thanh - độ cao và thấp của phòng nghe (phòng nghe dưới đất khác phòng nghe trên lầu cao)... - ... nhiều thứ ảnh hưởng linh tinh ....
Là cảm nhận của tai người nghe thôi, ở nhà mình đang dùng 2 bộ để nghe nhạc. cùng 1 đĩa nhạc nghe ở 2 bộ này cho cảm nhận khác nhau về tốc độ chơi, bộ chơi nhanh cho ta cảm giác sôi động cuốn hút, bộ chơi chậm hơn cho ta cảm giác thong thả thư giãn (nhưng ở các đoạn nhạc nhanh có cảm giác hơi rối - thiếu dứt khoát). tùy đĩa nhạc mà nghe ở bộ này lại thấy hay hơn ở bộ kia
Cùng là ôtô, đi cùng tốc độ, các con xe sang trọng và Vip bao giờ cũng tạo nên cảm giác chạy thong thả trườn ung dung trên đường. Đó là do thiết kế kiểu dáng xe tạo nên cảm quan thị giác như vậy. Dáng người đi bộ cũng vậy, đi song song nhau nhưng nhìn thấy rõ có người vất vả, người nhanh nhẹn, người chận rãi ung dung. Cùng 1 bài hát cùng trên 1 CD nghe ở 2 bộ dàn khác nhau cũng có cảm giác nhanh gọn hoặc chậm rãi khác nhau, đó là do âm thanh được tạo ra ở 2 bộ dàn có độ trễ, độ vang, độ méo khác nhau.
Chủ nhật vừa rồi, bác HST và em có test 2 cặp dây loa trên cùng 1 bộ giàn bình dân: - Cặp 1: dây Acoustic Harmonie - đồng mạ bạc: âm thanh tách bạch, đều dải, phần low bass có tí um um nghe rất khoái, bác David Roth trình diễn rất nhẹ nhàng, khoan khoái trong album Pearl Diver như thể bác ý vừa tắm biển xong đang nằm ngêu ngao ngoài bãi biển. - Cặp 2: Dây điện công nghiệp, lõi rất to, vỏ nhựa cách điện màu trắng mướt và mềm, nhìn rất pro. Âm thanh bị mờ mịt hẳn, đặc biệt là gần như mất cả hai dải treble và low bass, cảm tưởng như bác David Roth nhà ta vẫn còn đang lặn ngụp, mò mẫm dưới đáy biển để tìm ngọc trai. Kết luận: Dây cũng có ảnh hưởng đến cảm giác nhanh chậm của 1 bản nhạc nhất định, trên cùng 1 giàn máy nhất định, do độ chi tiết và tách bạch âm thanh của dây mang lại: càng tách bạch thì tai ta càng nghe được nhiều hơn, thành ra tưởng như nhanh hơn. [align=center][/align]
Bác Mister Vu còn chưa nói cho anh em biết bác đang dùng CDP, Âmpli và loa gì đâu đấy nhe'. Nếu bác đang dùng CDP của Maranzt thì chắc chắn là trường âm lùi rồi và tiết tấu cũng chậm hơn so với Sony đấy bác ah. Chính vì vậy, nhưng ai ưa sự nhẹ nhàng, mềm mại và thong thả thường có xu hướng chọn MR. Em có vài lời thế thôi ah. Nếu chưa đúng bác bác đừng mắng em nha!! hi' hi'
Các bác cho em hỏi ké nhé : Bộ dàn cho ra tiếng bass sâu có đồng nghĩa với việc bộ dàn đó có âm thanh chậm không ? Nếu đúng thì em rất thích tiếng bass thật sâu => em thích bộ dàn có âm thanh chậm ?
Không phải !! Bass sâu và âm thanh chậm là hai vấn đề không giống nhau !! Có bộ giàn cho ra bass sâu mà âm thanh ko chậm hoặc ngược lại chậm mà ko sâu !!
Em cũng quên chưa nói rõ máy gì. Máy ở nhà: cd Sony CDP-XB930 chạy vào dac Arcam Alpha Black Box 5 pre Hawk audio P11 mod phần nguồn amp Audio Analise P90 loa Tannoy Greenwich Máy nhà bạn: cd Philips 610 ( cũ, không mod) quay đĩa Thorens 160 mod pre + amp : Meridian 100 ( máy xưa 30 năm, không mod) loa NEAT Isobaric Nghe cd cũng khác, mà nghe lp thì còn khác hơn nữa. Giờ phải đi làm, em sẽ trả lời các bác tối nay. Mến
Bộ giàn có không gian tốt hơn thì có tiếng chậm hơn vì âm thanh của các nhạc cụ khác nhau sẽ phối cho nhau chứ không đánh chồng chéo lên nhau gây cảm giác nhanh và rối. Nếu hai bộ có không gian tốt như nhau thì bộ giàn nào có giải tần thiên và nổi rõ các nhạc cụ đánh nhịp nhanh (thường là tiếng xanh ban và các tiếng cao) thì sẽ gây cảm giác tiếng nhanh hơn. --> Những hệ thống bị mất giải cao thường có tiếng buồn và chậm
Cùng một cái đĩa CD đó nhưng ở hai đầu máy CDP khác nhau thì tốc độ phát lại âm thanh có khác nhau . Một số đầu máy chuyên dụng trong các sàn nhảy có thể chỉnh được tốc độ của đầu CD để cho người mới tập khiêu vũ dễ vào nhạc . Một số đầu có phím PIT +- cũng cho phép điều chỉnh tốc độ . Trên đầu máy CD Mindi thì có chức năng Tempo+-
Có một lần em nghe một bác cũng là thành viên của diễn đàn nói thế này: về lý thuyết, cái đại lượng hằng số thời gian có liên quan đến việc nghe nhanh hay chậm. Mà cái hằng số thời gian đó nếu tìm hiểu thì ta có thể làm chủ được. Em tin lời bác ý.
Bác Văn cho em hỏi mình bấm pitch +/- trong lúc CD đang phát thì có thấy thay đổi là nhịp của bài hát nhanh/chậm lại ngay không? Sao con CD nhà em bấm vào thấy đèn nhận tín hiệu sáng nhưng chả thấy đổi gì :roll: