Âm thanh stereo và âm hình

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by mumutant, 28/7/07.

  1. mumutant

    mumutant Advanced Member

    Joined:
    23/10/06
    Messages:
    601
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCM
    Em đọc bài các bác viết, thường hay nhắc đến âm hình, ca sĩ đứng trước hay sau dàn nhạc. Đó là nhờ dàn stereo cân chỉnh tốt. Em vẫn chưa hiểu được làm sao dàn stereo có thể tái tạo được cảm giác trước và sau (theo chiều dọc).

    Lúc nhỏ em đọc Vật lý vui, em nhớ nó giải thích tai người nhận ra được âm thanh phát bên trái với bên phải là nhờ khoảng cách giữa nguồn âm với 2 tai. Một âm thanh tai trái nghe trước rồi tai phải nghe sau, nghĩa là âm thanh đó được phát ra bên trái. Nó cũng nói, tai không thể phân biệt được theo chiều dọc, ví dụ âm thanh trước mặt hay sau lưng đều nghe như nhau, vì cùng một khoảng cách. Tất nhiên loại trừ xúc giác có thể phân biệt được sóng âm đập từ trước hay sau đến.

    Vậy giả sử có 1 đàn sĩ đứng ngay sau lưng ca sĩ ở giữa sân khâú, loa trái và loa phải sẽ phát ra y hệt như nhau, mình ngồi giữa cũng sẽ nghe âm thanh đến tai trái và phải cùng lúc, làm sao biết ai đứng trước ai. Hay họ xử lý thế nào trong phòng thu để tạo ra cảm giác đó? Em bí rồi.
     
    Tags:
  2. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.838
    Likes Received:
    2.325
    Location:
    Q3, Saigon
    Em nghe Chesky audiophile test disc bài có cái ông vác trống chạy theo vòng tròn (bài 22-24 gì đấy), ban đầu cũng hơi rối, nhưng sau thì rõ: tùy theo âm lượng mà nó thể hiện vị trí tương đối của nguồn phát + một chút tưởng tượng trong đầu người nghe --> âm hình theo chiều dọc. Thế thôi ại.
     
  3. mumutant

    mumutant Advanced Member

    Joined:
    23/10/06
    Messages:
    601
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCM
    Từ sự thay đổi âm lượng có thể suy ra sự thay đổi khoảng cách của nguồn âm với người nghe, nhưng nếu là 2 nguồn âm khác nhau (dàn nhạc và ca sĩ) thì không thể dựa vào âm lượng để biết ai đứng sau ai đứng trước được. Em nghĩ thế.
     
  4. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Bác đề ra topic này hay đấy. Em khoái đề tài này đây vì em khi xưa cũng có thâu trộn nhạc.

    Nghe đâu Bao Công cũng đang xử 1 vụ tương tự như vậy đây ở bên mục "Thư Giãn" :) :)
     
  5. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    36
    Location:
    nowhere
    bên trái bên phải thì dễ rồi, còn tiến hay lùi thì có thể do trễ (cực nhỏ) trong quá trình mix? :)
     
  6. mumutant

    mumutant Advanced Member

    Joined:
    23/10/06
    Messages:
    601
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCM
    thực ra âm thanh surround mình vẫn nghe được là phát ra từ loa rear hay front. Em đoán là bộ não có khả năng xử lý tiếng dội để nhận ra tiếng phát ra phía trước hay phía sau. Nhưng trong phòng thu, thường là nhạc và lời thu riêng, không liên quan gì đến nhau. Sau đó được mix lại. Quá trình mix có làm gì để tạo cảm giác về chiều dọc không? Có bác nào tham gia hay biết về quá trình record xin chia sẻ với em một ít ạh.
     
  7. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    :p âm thanh stereo là âm thanh nổi , có 3 chiều cơ bản . chiều đứng, chiều ngang & chiều dọc
    3 chiều này đạt ta sẻ có âm hình . nhạc tính hay hồn nhạc bắt nguồn từ đây
    cd hay nguồn phát càng bự thì âm hình càng rộng và sâu
    âm ly càng bự thì âm hình vững và rỏ
    loa càng dữ thì mới thấy 2 cái món trên mình đầu tư xứng đáng :p
    phòng nghe càng tốt thì mấy cái vị trí chơi nhạc không bơi lung tung ( có âm phản hồi tùm lum)

    mấy cái món trên đây , nhất là loa với âmly không hợp nhau thì miển bàn tới âm hình nữa , bàn chuyện khác hay hơn
    còn tại sao nó không hợp với nhau thì có trời mới biết , em cóc biết :lol: :lol:
     
  8. thao_prosound

    thao_prosound Advanced Member

    Joined:
    4/10/06
    Messages:
    2.330
    Likes Received:
    94
    Location:
    HAI PHONG City
    Theo em : để có được cảm giác về vị trí trong 1 bài nhạc thì có 3 yếu tố cấu thành : volume(gain) , pan và effect.

    Khi nghe nhạc , âm lượng của nhạc cụ nào lớn hơn sẽ cho ta cảm giác gần hơn , âm lượng nào nhỏ hơn sẽ cho cảm giác xa hơn . Đó là cảm giác gần - xa . Khi mix nhạc người ta dùng gain để điều chỉnh

    Để có cảm giác bên trái hay bên phải , bộ nhạc cụ này đứng bên trái , bộ trống ở giữa , kèn la sáo nhị ở bên phải ... ta dùng pan để setup , việc setup chuẩn sẽ cho ta thấy ngay được sụ hình dung về vị trí giàn nhạc một cách chính xác .

    Để hình dung ra chiều cao, độ rộng của sân khấu , ta dùng thêm các hiệu ứng effect / delay cho mỗi nhạc cụ thích hợp . Thử tưởng tượng , nếu như ta nghe âm thanh HOÀN TOÀN MỘC, thì chỉ có hiệu ứng này khi nghe live tại khán phòng . còn nếu nghe qua CD thì hiệu ứng này sẽ biến mất.

    Khi làm xong hậu kỳ cho mỗi tác phẩm âm nhạc , hoặc audio track trong phim ảnh , người ta sẽ kết hợp các hiệu ứng trên để cho ra 1 bản thu hoàn hảo ( đưong nhiên nếu là surround theo các định dạng như 5.1 thì sẽ phức tạp hơn nhiều )

    VÍ dụ :

    1/ khi các bác xem phim chẳng hạn : tiếng máy bay từ xa xa , đến gần bên trái , tiếng rõ ngay trên đầu rồi bay vèo qua bên phải ( pan + gain )

    2 / một người bước xuống cầu thang trong đêm , tiếng giày lộc cộc, từ xa lại gần ( gain )

    3 / tiếng bước đi trong hang động : không chỉ có tiếng từ xa lại gần , mờ tới rõ , mà còn phải có cả delay-time để tạo chất âm giống như thật ( gain + effect )
    Và để tái tạo không khí của 1 buổi hòa nhạc , thì vai trò của người kỹ thuật là rất quan trọng
     
  9. mumutant

    mumutant Advanced Member

    Joined:
    23/10/06
    Messages:
    601
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCM
    Cám ơn bác thao_prosound, vậy khái niệm "ca sĩ nhô lên trước dàn nhạc" có phải là khi record người ta tăng gain của tiếng hát (trung âm?) cao hơn gain của dàn nhạc là sẽ tạo ra được cảm giác này? Và bộ dàn cần trung thực thì mới tái tạo được mức độ khác nhau này? Nếu playback mà dải này yếu hay mạnh hơn dải kia thì ý đồ của phòng thu không còn nữa.

    Tất nhiên, trí tưởng tựong của người nghe đóng 1 phần không nhỏ.

    Em vẫn còn lăn tăn một điểm, như em đã post ở trên, giả sử cả 2 đứng yên một chỗ, giữ nguyên 1 âm lượng, thì tiếng hát và tiếng đàn khác nhau quá, làm sao so sánh để biết ai đứng trươc, ai đứng sau. Chưa kể lỡ dàn nhạc cao hứng đánh to lên thì ta có cảm giác dàn nhạc move lên trước hay không? Xin các bác tiếp tục ạh.
     
  10. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Ôi sao em khoái mấy thắc mắc của bác mumutant thế !

    ---> bác mumutant: ngày nào có cơ hội phải rủ bác đi uống cà phê nhe bác :)
     
  11. thanhgamo

    thanhgamo Advanced Member

    Joined:
    20/3/07
    Messages:
    727
    Likes Received:
    50
    Location:
    Hanoi
    Híc.... được bác Zdê mời đi uống cafê ở Cali thì còn gì bằng. Tiếc rằng hơi xa bác nhỉ??
    (P/s:.... em cũng là 1 fan của bác đấy)
     
  12. Fatcat

    Fatcat Advanced Member

    Joined:
    29/6/07
    Messages:
    87
    Likes Received:
    0
    Location:
    The Jungle
    Cảm giác xa-gần rất dễ cảm nhận khi bác nghe nhạc bằng vô thức,đừng cố gắng để ý tới sẽ đễ thấy hơn.(Hơi giống Yoga!).Chuyện control trường âm đã" lấy " của em hơn 10 năm.Không trách nhiều bác than thở rằng em trình bày khó hiểu ở Topic :Trường...vì là diễn đàn nên cách dẫn nhập em nghĩ nó phải thoải mái ,đây đâu phải nơi trình bày báo cáo khoa học phải không các bác?
     
  13. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Xin các bác nào còn nhớ đưa lên dùm "công thức vận tốc truyền sóng âm từ điểm A tới điểm B" ở Trung học để chúng ta dễ bề thảo lộn ạ !!! Dzê em xin cám ơn trước bội phần.
     
  14. misterVu

    misterVu Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.199
    Likes Received:
    21
    Hoàn toàn đồng ý với bác Dũng.
    Nói thêm nữa: đây cũng là một cách để đánh giá trình độ người chơi audio.
     
  15. mumutant

    mumutant Advanced Member

    Joined:
    23/10/06
    Messages:
    601
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCM
    Không biết bác nói về công thức nào, em google ra 2 công thức sau:
    1. Vận tốc truyền âm thanh trong khí:
    V = can_bac_2 ( (hằng_số_đoạn_nhiệt_A * hằng_số_khí_R * nhiệt_độ_tuyệt_đối_T) / khối_lượng_mol_M)

    R = 8.314J/molK
    A(air) = 1.4, M(air) = 28.95gm/mol

    Rút gọn, chuyển đổi 1 hồi ta có V trong không khí là 331.4 + 0.6*T(độ C) (m/s)
    http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hb ... uspe3.html

    2. Công thức giữa V (vận tốc), F(tần số) và L(bước sóng):
    V = F * L
    Trong đó V là hằng số (tính theo 1), nếu tăng F thì L giảm và ngược lại.

    Không biết có phải cái bác cần không, bác đừng tính toán khó wá em theo không kịp, rồi không dám uống cafe của bác luôn.
     
  16. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Cám ơn bác đã không tiếc công tìm kiếm giúp anh em. Em thiếu bác 1 chầu cà phê nhé :)

    Theo tính toán VẬT LÝ như thế vận tốc sóng, KHÔNG RIÊNG GÌ SÓNG ÂM, chuyền trong không khí trong cùng 1 nhiệt độ cho mọi tần số là BẰNG nhau.
    Từ đấy ta suy ra âm thanh từ MỘT màng loa cho dù tần số trầm hay bổng (tần số thấp hay cao) từ vị trí màng loa đến thẳng 1 điểm nào đó sẽ có cùng 1 vận tốc. Vì thế sẽ KHÔNG có truyện trước hay sau của bất cứ âm thanh nào cùng một lúc phát xuất từ 1 màng loa truyền qua không khí tới 1 điểm nào đó trong không gian. Các hãng sx loa nổi tiếng cũng dùng nguyên lý Vật lý này để thiết kế bộ loa 2 hay 3 loa có vị trí đặt loa dời trước hay lủi ra sau để cân chỉnh giải âm trầm, trung, bổng tới 1 vị trí trong không gian theo yêu cầu và ý đồ của người thiết kế. Em xin lấy ví dụ loa JMLab Utopia hoặc Thiel .....

    Giả sử chuyên viên phòng thâu có cố tình mix âm thanh A đi trước âm thanh B 100ms thì khi bật lại lại các bác dí sát tai vào màng loa sẽ nghe thấy âm thanh A sẽ đi trước âm thanh B 100ms. Cho dù dàn máy đó là HIEND, LOEND hay là cái gì END miễn sao những ampli này đạt được thông số kỹ thuật cơ bản !!!

    Cũng theo phương trình sóng của bác mumutant cho ta biết: vận tốc truyền sóng tất nhiên là cả sóng âm từ điểm A đến B KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO cường độ sóng ở đây là từ volume như chúng ta thường dùng

    Sở dĩ có truyện âm thanh của dàn máy A, B, C ... người nghe cảm nhận có truyện âm hình đặc biệt là truyện âm thanh cảm nhận xa gần ... là vì sóng hay sóng âm còn có thêm 3 hiện tượng là: PHẢN XẠ (reflection), KHÚC XẠ (diffraction) và CHỒNG CHẤT (superposition). Khi âm thanh rời khỏi màng loa ngoài sóng âm chính tới thẳng tai ta còn phát tán âm xung quanh, va chạm rồi dội sóng trên bề mặt (phạn xạ), chệch sóng do môi trường khác nhau của vận dụng cửa sổ trong nhà tạo ra (khúc xạ) rồi tất cả các sóng gặp nhau tới tai ta (chồng chất) làm tâm thanh tới sớm trễ khác nhau làm ta có cảm giác và nhận thấy như vậy. Đây cũng là lý do đoi khi chúng ta để cái bàn, hay cái tủ quần áo,... chướng ngại ở vị trí nào đó trong phòng sẽ cảm thấy âm hình hay cảm giác âm xa gần, rộng hẹp ... thay đổi cũng là nguyên lý này.

    Tất nhiên âm hình cũng ảnh hưởng do bởi chính cái loa đó (vì mỗi loa có góc phát tán âm khác nhau) và vị trị hay khoảng cách đặt 2 loa. 2 yếu tố này cũng sẽ kết hợp với hiện tượng phản xa, khúc xạ và chồng chất tới tai ta sẽ tạo ra âm hình khác nhau. Bất cứ cái loa nào trên đời dời vị trí khác nhau sẽ tạo ra âm hình khác nhau khi tới tai người nghe.

    Vì thế đĩa CD hay nguồn âm nếu có truyện âm thanh do người mix có chỉnh chậm hay sớm so âm thanh này so với âm thanh kía thì dàn máy cho dù HIEND hay LOEND (nếu đạt được số đo cơ bản) sẽ thể hiện tại cùng màng loa ra sẽ giống nhau. Còn sau khi rời khỏi màng loa tới tai ta có khác nhau chỉ là TƯƠNG ĐỐI do 3 hiện tượng phản xạ, khúc xạ và chồng chất ... thế nên nếu nói "dàn tôi âm hình chính xác hay thật hơn dàn của anh" xem ra em chưa thấy có một đối chứng chính xác hay nhất định nào để làm mốc so sánh chỉ trừ khi người nghe nhạc và người mix bản nhạc đó là một nên biết được gốc và ngọn của đĩa nhạc từ lúc bắt đầu thâu đến mix cho đến khi ra đĩa nhạc.

    Trên đây chỉ theo suy luận riêng của em dựa trên công thức Vât lý của bác mumutant và hiện tượng Vật lý mà chúng ta đã được học. Còn về mặt sở thích hay đồng ý chấp nhận thì tùy thuộc do mỗi cá nhân :)

    Xin mời các bác tiếp ...
     
  17. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Em đồng ý ạ :lol:
    Nếu quay lưng lại với bộ dàn, mình nhắm mắt vẫn tưởng tượng được ban nhạc đứng sau lưng mình chính do 3 cái "hiện tượng" này phải k bác Dê
     
  18. thao_prosound

    thao_prosound Advanced Member

    Joined:
    4/10/06
    Messages:
    2.330
    Likes Received:
    94
    Location:
    HAI PHONG City
    Hi bác . thực tế thì mỗi nguồn âm đều có 1 dải tần số đặc trưng, có âm sắc riêng biệt ,nên ta có thể phân biệt đựoc đâu là tiếng kèn , đâu là tiếng sáo , phân biệt được các loại đàn , các loại trống ... Ngoài âm lượng , thì đặc tính tần số liên quan rất rõ đến khả năng nghe thấy của thính giác . Em giả sử với bộ giàn , bác muốn tăng bass tại 100Hz thì phải boot lên khoảng 5dB mới nghe thấy rõ , nhưng với âm trung cao 3KHz , chỉ cần boot lên 1 dB cũng đã thấy chói chang rùi :lol: .

    Nên người ta căn cứ vào các đặc điểm của âm thanh để tạo ra sự khác biệt trên bản mix theo ý đồ của phòng thu bác ạ.

    Bác cũng không sợ giàn nhạc đành to lên quá , tiếng hát lúc to lúc nhỏ , làm cho người nghe thấy ban nhạc lúc lồi lên , lúc thụt xuống , giọng hát lúc vọt lên , lúc chìm nghỉm :lol: :lol: . Thế thì mệt lắm bác ạ, người ta đã có công cụ để hạn chế sự "quá thể" của âm lượng bằng cách dùng compressor đó bác :D
     
  19. Fatcat

    Fatcat Advanced Member

    Joined:
    29/6/07
    Messages:
    87
    Likes Received:
    0
    Location:
    The Jungle
    Bác Thao nói chí phải,Kompressor là một công cụ đắc lực trong phòng thu và cả trong biểu diễn,nó rectifier tín hiệu trung bình của tín hiệu âm thanh(điều chỉnh bằng release time,attack time),rồi điều khiển lợi suất khuếch đại .
     
  20. mumutant

    mumutant Advanced Member

    Joined:
    23/10/06
    Messages:
    601
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCM
    Em đang nghiền ngẫm lý luận của bác zê, chắc phải 1,2 ngày nữa mới nuốt trôi, xong rồi em sẽ báo cáo. Còn ý kiến bác thao, em ví dụ một tình huống như thế này:
    1. Đàn guitar và tiếng hát được thu thành 2 kênh với âm lượng A và B.
    2. Nhà sản xuất mix lại, tăng âm lượng tiếng hát lên 1 tí cho ca sĩ đi lên trên đàn guitar, em tạm giả sử là B+1db.
    3. Một bộ dàn HiEnd play chính xác ý đồ của nhà sản xuất, người nghe thấy ca sĩ đứng trước guitar 1 mét.
    4. Đang play nửa chừng, anh đánh đàn nổi hứng đánh to lên 1 tí (tạm gọi là A+2db). Theo lý thuyết của bác, người nghe đến đây sẽ thấy anh đánh đàn trồi lên trên ca sĩ 1m. Để tránh tình trạng này, đến đây nhà sản xuất dùng compressor gì đó để đè guitar xuống thành A trở lại. Âm lượng của đàn lúc nào cũng bị giữ ở A, để tránh chuyện người nghe thấy anh đánh đàn chạy đi chạy về.

    Em thấy không hợp lý lắm, các bác có thấy như vậy không?
     
  21. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Cái compressor đôi khi là con dao hai lưỡi là vì compressor nào cũng cần 1 thời gian t để hiệu chỉnh. Nhanh chậm tùy theo thiết kế và khoảng rộng điều chỉnh. Tuy thời gian rất nhanh nhưng người có tai vàng tai kim cương vẫn đôi khi nghe ra :)
     
  22. thao_prosound

    thao_prosound Advanced Member

    Joined:
    4/10/06
    Messages:
    2.330
    Likes Received:
    94
    Location:
    HAI PHONG City
    @ bác mumutant

    Với giọng hát , thì mức thay đổi âm lượng tín hiệu là rất lớn , ngay cả khi bác để xa , để gần micro , tín hiệu này đã có thể thay đổi vài dB rồi . Rồi còn người giọng khỏe , giọng yếu , lúc hát khẽ , lúc cao trào , ôi thôi đủ kiểu ...
    Với nhạc cụ cũng vậy , nhưng sự chênh lệch tín hiệu min/max là không nhiều như tín hiệu vocal.

    Để giải quyết vấn đề , compressor đựoc ấn vào mạch điện . Em xin giải thích rõ hơn về nguyên tắc :
    - VD : người ta đặt 1 ngưỡng trên compressor (threshold) là -10dB , và 1 tỉ lệ tín hiệu vào/ra (ratio) là 5:1 . Giả sử 1 tín hiệu guitar có mức âm lượng -5dB đưa vào compressor ( cao hơn ngưỡng là 5dB) thì compressor sẽ nén tín hiệu vượt ngưỡng này theo tỉ lệ 5:1 , tức là tín hiệu đầu ra của compressor chỉ có -9dB , mặc dù đầu vào là -5dB ( do 4dB đã bị nén ).

    Nếu tín hiệu vào đạt 0dB ( vượt ngưỡng 10dB ) , thì đầu ra chỉ có -8dB ( do 8dB đã bị nén theo tỉ lệ 5:1 , chỉ cho qua mạch 2dB )

    Trở lại với VD của bác , để tránh hiện tượng "thò thụt âm hình" , người ta sẽ setup cho compressor nén ở tỉ lệ cao hơn nhiều . thông thường với vocal tỉ lệ khoảng 4:1 trong studio , 6:1 khi thu live , với bộ trống khoảng 10:1 ... Tức là với mức âm lượng A + @dB và B + &dB , ta có những con số biến thiên @ , & đảm bảo đựoc yêu cầu kỹ thuật . Những chuơng trình mà bác đang nghe đều phải dùng những thiết bị như vậy để xử lý , nên bác ko sợ thò thụt nữa nhé

    Nếu bác muốn tìm hiểu rõ hơn về compressor , bác xem thêm topic này nhé

    http://vnav.vn/forum/viewtopic.php?t=5250
     
  23. mumutant

    mumutant Advanced Member

    Joined:
    23/10/06
    Messages:
    601
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCM
    Cám ơn bác thao, em lại có thêm một đĩa nữa để nuốt trong 1,2 ngày. Các bác cứ tiếp tục trao đổi nhé.
     
  24. thao_prosound

    thao_prosound Advanced Member

    Joined:
    4/10/06
    Messages:
    2.330
    Likes Received:
    94
    Location:
    HAI PHONG City
    Cái này cũng đúng luôn bác :lol:

    Thông thường tùy vào loại tín hiệu mà ta có các đại lượng attack/release-time khác nhau . Với chể độ nén nhanh ( hard-knee ) thì attack-time càng ngắn càng tốt , release đạt maximum luôn . Còn nếu nén thường (soft-knee ) thì cái này tùy thuộc nhiều vào kinh nghiệm và mục đích điều chỉnh âm thanh . trung bình với vocal thì attack 20~25 us / release 1~1,5s . Nếu để attack nhanh quá thì tiếng sẽ bị tối , bí . release chậm quá thì đuôi sẽ bị dài , nhanh quá thì lại không hiệu quả ... Tóm lại vừa phải là chuẩn nhất :D , compressor nào có chế độ auto thì nên dùng , nhưng nếu bác biết cách chỉnh chuẩn thì setup bằng manual sẽ hay hơn ạ :lol:
     
  25. thao_prosound

    thao_prosound Advanced Member

    Joined:
    4/10/06
    Messages:
    2.330
    Likes Received:
    94
    Location:
    HAI PHONG City
    Hình như trao đổi lạc hướng với chủ đề topic rùi ạ , cái này sang bên tb biểu diễn thì phải :D
     

Share This Page

Loading...