Thiền mênh mang quá, chen ngang tí cho nó thực tế. Em xin ủn lên đây 1 ý kiến, nếu nói trên vnav này thì cũng dũng cảm, chả biết có trái chiều k. "Trọc phú" Việt đang phát triển rầm rộ. Đầu tư cho những thứ giải trí rẻ tiền mà lại nhầm với nghệ thuật - Xu hướng "trọc phú hóa" hình như đang càng ngày càng phát triển kinh khủng, anh có thấy vậy không? - ........... Tôi lấy ví dụ gần đây nhiều người trạc tuổi trên 30 có tiền đổ xô chơi đồ âm thanh cao cấp. Ngoài mặt thẩm mỹ, design, đó là những món đồ rất đẹp, có thể tải được những âm thanh rất tinh tế như nhạc cổ điển, những tiếng violin được kéo trĩu xuống mà những bộ dàn của những cán bộ công nhân viên chức như tôi không tải nổi. Nhưng đáng tiếc là họ lại dùng những bộ dàn âm thanh đó để chơi nhạc sến mà đến loa Nam Môn đánh còn tốt hơn. Hóa ra bộ dàn trị giá 30.000-40.000 USD không phải dùng để nghe những thứ cần nghe, cần sự tinh tế. ........... nguồn : http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/91379/- ... am-ro.html
Vote cho bác một phiếu, việc này em cũng bức xúc khá lâu rồi không ngờ lại gặp những dòng này của bác.................................... :!:
Dạ , dạ .... Bác Bandantoanphan đính hồng tâm vào trán em rồi :cry: Em có nói gì đâu, đấy là anh họa sĩ gì đó, em k biết nick ảnh trên này. Xin thì thào thú thực với bác là em đang mơ mộng thành "trọc phú" đây mà chửa được
Thì em có bảo bác nói đâu! còn về giấc mơ thì em can bác, hàng ngày em vẫn phải tiếp những ông trọc phú kiểu này mệt lắm rồi :!:
Anh họa sỹ này có vẻ hơi hằn học về việc chơi Audio của các audiophile có tiền. Phông văn hóa của anh này cũng có vấn đề chứ chẳng chơi. Đâu cứ phải chơi tranh là có văn hóa. Việc so sánh ngắm hoa quỳnh cũng đến là buồn cười mỗi thời mỗi khác. Việc so sánh nó phải được đặt trong không gian, bối cảnh cùng thời chứ khác nhau làm sao mà so sánh được. Không phải ai có tiền cũng có văn hóa cái này rất đúng, tuy nhiên số này ít thôi. Anh em chơi Audio thuộc loại "Vua biết mặt, chúa biết tên" tại Hà Nội, em đã gặp thấy họ rất có văn hóa, rất đáng kính trọng trình độ thẩm ẩm của họ rất tốt chứ không phải hạng tay mơ. Không hiểu anh họa sỹ đã gặp trực tiếp những người chơi audio chưa? Hay chỉ là câu chuyện làm quà bên bàn nhậu :mrgreen:
Em thì nghĩ là thôi thế cũng tốt bác, họ cầu thị thì anh em ta chơi họ trọc phú thì anh em ta không chơi "Họ vênh với chính họ kệ họ :lol: ". Dạ có anh ở hải phòng em biết xuống tiền 1 phát luôn và ngay mấy chục nghìn us dollars bác ạ. Cũng thíc nhạc vàng mà chơi JBL khủng, nghe nhạc vàng cực kỳ thường, anh cũng không phủ nhận là thíc nghe hay nhưng bày phải đẹp :lol: . A Là Doanh nhân thời gian nghe nhạc ít lắm nhưng lại rất cầu thị. Nên mà nói văn hóa vào cái sự chơi này nó khó quá.
Lần đầu thấy chủ thớt chém Đọc lại em viết gì đi bác. Hiểu nhầm ý em mà chém 5 chiêu liền thế này Nên im lặng... thì làm gì có khách lên vnav hả bác chủ
Bàn sâu về nhạc trịnh thì em không dám , nhưng em xin có đôi dòng tản mạng với bác cho vui . Có gì không phải thì xin các bác góp thêm cho vui : 1/ Không phải chỉ có nhạc trịnh công sơn mới có lúc đuối và có lúc sung mản đâu bác à . Trong tác phẩm của bất kỳ nhạc sỉ nào củng có tâm trạng như thế cả . Là con người , ai củng không thể thoát khỏi cái vòng hỷ - nộ - ái - ố đâu . Trịnh công sơn củng thế , ông ấy cũng là con người nên tâm trạng của ông ấy lúc vui , lúc buồn củng là chuyện thường tình thôi . Ngay như những bậc chân tu họ còn không thoát khỏi cái vòng quay này nửa chứ huống hồ gì chúng ta Để đánh giá nhạc trịnh thì tùy người nghe cảm nhận ở gốc độ nào thôi , nếu họ cảm thấy hay thì họ sẽ đánh giá ở góc độ tích cực , nếu họ cảm thấy dở thì họ sẽ đánh giá theo hướng tiêu cực , bởi vì trong mổi tác phẩm bao giờ nó cũng hàm chứa hai mặt " hay - dở " cùng tồn tại . Ở nhà phật họ có tư tưởng " sắc tức thị không , không tức thị sắc " đã tồn tại mấy ngàn năm rồi nhưng đến giờ nó vẩn còn nguyên giá trị . Theo thuyết này , trong mỗi sự vật hiện tượng đều tồn tại hai mặt đối lập ( thuyết tương đối ) , có nghỉa là trong "có sắc " tồn tại cái " không có sắc " và trong cái " không có sắc" tồn tại cái " có sắc " ( hi hi hi rắc rối quá phải không bác ) hay nói cách khác cho dể hiểu là trong hay tồn tại dở , trong dở tồn tại hay . Do đó , nếu một người nào đó bảo nhạc trịnh không hay hoặc hay thì đều có cái lý của họ cả . Vấn đề là họ cảm nhận tác phẩm của trịnh ở góc độ nào thôi . Cá nhân tôi thì thấy nhạc trịnh đã được nhiều người đánh giá là hay , thì ở góc độ nào đó nhạc trịnh có giá trị không nhỏ
Hé. Lại "chém", e chém bác chỗ nào nào...bác chỉ dẫn cụ thể được không.... Lại chủ khách...làm gì có chủ khách bác ơi.... E cứ nghĩ là bàn về Trịnh cơ...
Em nói không có khách lên vnav, là ý em nói im lặng thì không có ai lên tham gia diễn đàn vnav nói chung và cũng ko tồn tại cái diễn đàn này. Bác vẫn cứ hiểu lầm em Em nói từ mấy post đầu rồi, (với em) Sơn mới Vẽ suy cho cùng thì quan trọng gì. Vài năm nay em chẳng nghe Trịnh, và hầu như cũng chẳng nghe nhạc. Với em thì suy cho cùng âm nhạc cũng chẳng có gì quan trọng lắm (đúng với riêng em thôi bác nhé)
"... đi nhẹ ...vào đời... thầm thì...gót chân...." Chủ quan em cho là ông "định" viết: "đâm" chứ o phải "đi" he Còn "thấm đẫm" cái gì thì...tùy khẩu vị...các bác he he
http://vanhoanghean.vn/nhung-goc-nh...u-va-soi-chieu-con-nguoi-trinh-cong-son-.html Đây mới là cao thủ thật sự các bác này....
Trịnh công sơn -nhạc của ông ta là một hiện tượng và không phải là một sự kiện- Đôi khi phản biện lại làm tăng giá trị của đối tượng bị phản bác, nếu người phản bác không đưa ra được đủ lý lẽ trong từng lời ca, ý nhạc.
Em rất thích câu này của bác "Đôi khi phản biện lại làm tăng giá trị của đối tượng bị phản bác, nếu người phản bác không đưa ra được đủ lý lẽ trong từng lời ca, ý nhạc." Cũng vì lẽ này mà Nhạc của TCS trở nên càng thâm thúy hơn mỗi khi có người muốn phản biện ca từ của Ông ta............Bởi ca từ của ông quá triết lý, càng phản biện lại càng tôn vinh cái tính triết lý ấy mà thôi. Âm nhạc mang sắc riêng của mỗi người cảm nhận nhưng nhìn chung nếu ai cảm nhận được nhạc của TCS sẽ đồng hành cùng nó suốt đời.......... ----Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu, gọi mãi tên nhau...."
Trong mấy dòng đầu tác giả viết. Ca từ Trịnh Công Sơn được mệnh danh là “lời của phù thủy”. Em trộm nghĩ "lời của phù thủy" nghe nó chưa chính xác, chưa nói đến nó cứ phản cảm thế lào í, nhất là nếu coi trong ca từ TCS có chất Thiền.
cái tâm của bác nghĩ nó " đâm " thì nó sẽ là đâm , nghĩ nó " rơi " thì nó sẽ là "rơi " và nghĩ nó đi nó sẽ là đi . Củng chính vì vậy mà người đời hay có câu cửa miệng là " tùy tâm "