Thấy các bác gọi ĐVH là Mr Đờm em đọc thất lờm lợm. Em nói câu chuyện này rất thật là trong đội chơi Audio chúng em có 1 bác mê Mr Đờm lắm ko sưu tập thiếu 1 cd nào. Nhưng sau 1 lần đi xem và nghe thực tế thần tượng của bác bị sụp đổ. Và mớ cd kia ko còn nằm trên giá nữa. Với những người chơi và nghe nhạc thực sự, cầu kỳ thì thím đờm ko có trong danh sánh.
Có cái này của Thể Thao Văn Hóa cũng vui vui,paste sang cho các bác đọc : (TT&VH) - Sau vụ “huyết thư của một fan cuồng mới giải nghệ” lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội mấy tháng trước, mạng GPRS tuần qua lại suýt nữa nghẽn mạch vì bức thư đáp trả của một thần tượng gửi fan. Để khách quan nhiều chiều, rộng đường dư luận, GPRS quyết định giữ phương châm “im lặng là vàng”, không bình luận, không trả lời phỏng vấn, dù các báo tới tấp gọi tới xin ý kiến, mà chỉ đăng lại nguyên văn bức tâm thư nói trên cho bà con được rõ. Gửi em, fan cưng của chị! Chị rất buồn vì sau ngần ấy năm chị em mình gắn bó trong âm nhạc (dù 2 thứ âm nhạc của tụi mình chẳng liên quan liên đới gì với nhau), sau hàng loạt những lời có cánh chị em mình cùng nhờ truyền thông gửi đến nhau qua hàng tá bài phỏng vấn trước mỗi sản phẩm chung…, thì bây giờ chị em ta mỗi người một chiến tuyến. Em có biết không, năm xưa em phát biểu với báo chí rằng chị chính là thần tượng lớn nhất của em, chị đã vô cùng bất ngờ và kinh ngạc. Chị không thể ngờ “big fan” của mình lại là ông hoàng của một vương quốc âm nhạc mà nói ra thì người ta bảo, ném đá ba ngày cũng chưa thấy bà con gì với vương quốc chị được phong là nữ hoàng. Nói thật là lúc đầu nghe em nói vậy chị cũng hơi hốt hoảng (dù trong đời lên sân khấu ca hát của chị không ít lần gặp những fan cuồng, họ đã cuồng rồi thì không biết họ “fan” mình vì cái gì hết đâu em ạ). Hốt hoảng vì, không biết em có biết “hỗn danh” mà nhiều người trong giới nhạc gắn cho em đó - “kẻ có mối thù sâu nặng với âm nhạc”. Lý giải cho “hỗn danh” này, người ta nói bởi vì em hát như trả thù vào tất cả các thể loại âm nhạc, từ nhạc trẻ đến nhạc sến, nhạc tình sang trọng, nhạc cải lương và mới đây là cả lĩnh vực giao hưởng. Tất cả các loại nhạc đó tới tay em, à quên, khi vào miệng em, đều thành thứ nhạc mang tên em, và em có sẵn trong tay công thức phá vỡ giá trị của tất cả các thể loại âm nhạc đó. Chị cũng nổi tiếng là người phá phách, nhưng công phá kiểu của em thì chị chịu. Nhưng có em là fan, chị tự tin rằng thứ âm nhạc đẳng cấp của chị ít ra cũng làm lay động được những người như em. Nhạc của chị chỉ có một dúm công chúng, còn nhạc của em thì vang rền khắp từ hang cùng ngõ hẻm đến những nơi sang trọng cao cấp, từ taxi đến xe bus du lịch dành cho khách nước ngoài, từ tiệm cắt tóc gội đầu đến phòng vé máy bay của hãng hàng không quốc gia, ở văn phòng luật sư, thậm chí cả tòa soạn báo, người ta cũng mở nhạc của em. Trong một lúc nào đấy, chị nghĩ hợp tác với em, chị sẽ có thêm những tầng lớp công chúng sâu rộng ấy. Nhưng điều đó cũng chả quan trọng. Làm việc chung với em rồi, chị còn biết thêm em ngoài hát còn có rất nhiều sức mạnh khác. Em có thể sai khiến nghệ sĩ chưa bao giờ bén mảng tới khu vực âm nhạc của em, chưa bao giờ nghe em hát, giờ ngoan ngoãn chơi đàn cho em, biểu diễn chung trong chương trình của em. Thậm chí em còn nằm ngửa cả lên đàn của người từng phát biểu trên các diễn đàn là rất coi thường em, mà giờ chả dám ho he gì. Em khuất phục người ta chắc bằng nhiều cách lắm. Riêng với chị, thì em đánh gục vào sự kiêu hãnh rất đàn bà. Đàn bà, ai chẳng thích được tôn thờ, được là thần tượng... Chị gật đầu hợp tác cùng em với lời phát biểu của một bà hoàng, là “nâng cánh ước mơ trở thành huyền thoại âm nhạc của một ông hoàng”..., nhưng kỳ thực, nói thẳng nhé, chị chả có ước mơ nào hết. Đơn giản là trong vương quốc của chị, chị càng trở nên đầy cá tính sau hành động bị không ít người coi là khó hiểu ấy. Làm nghệ thuật là phải cá tính. Mà cá tính ở Việt Nam là làm những điều không ai dám làm, thậm chí còn không dám nghĩ tới. Tuy ở hai vương quốc khác nhau nhưng về mặt cá tính này, chị và em chả khác gì nhau. Thế mà mới hôm qua, chị nói một nhận xét thật của chị về em, thế là em lên báo tuyên chiến không nhìn mặt chị. Nhiều người bảo chị dại, chị lỡ miệng. Ban đầu chị cũng nghĩ thế. Nhưng từ khi em tuyên bố xóa bỏ việc thần tượng chị, thì chị lại thấy cái dại hóa hay. Có cái dại này thì chị mới hiểu được rằng xưa nay em nào có thần tượng chị, mà ngược lại, em muốn chị thần tượng em, hay đúng hơn là em dùng việc tuyên bố “em thần tượng chị” để tu bổ thêm cho “thần tượng em” trong mắt mọi người. Có cái dại này thì chị mới hiểu, rằng chị, hay đúng hơn là vương quốc âm nhạc nhiều di sản văn hóa của chị, được em chọn để làm trang sức cho vương quốc rộng lớn nhưng thiếu các giá trị được UNESCO công nhận của em. Có cái dại này thì chị mới hiểu cáo không thể làm bạn với cừu, dù đôi khi chúng ta tưởng đã có hòa bình thế giới. Có cái dại này chị biết thêm là em cũng dại. Giá mà em học được câu “im lặng là vàng”, hay “thời gian trả lời tất cả” của các bậc cao thủ, kỳ tài... Nhưng em làm sao im lặng được. Người ra trả cát-sê chót vót cho em cũng bởi em có tài không thể im lặng, ngay cả khi không có chuyện gì thì em cũng phải tưởng tượng ra chuyện kia mà. Vì có thế, showbiz bé nhỏ, thiếu tiếng tăm trên khu vực và trên thế giới của chúng ta mới bùng nổ sự sôi động. Chỉ có hai chúng ta thôi, phát ngôn một cái, mà từ ngôi sao lớn, nghệ sĩ nhỏ, người vụng chuyện hay kẻ khéo nói nhất đều đăng đàn bình luận. Anh MC, chị giám đốc âm nhạc đã nhanh chóng vào cuộc. Thế cũng được vì dù sao họ cũng có liên quan. Nhưng những người không liên quan cũng nỗ lực nói vài câu thật sâu sắc để khẳng định mình còn tồn tại. Một ca sĩ đã về vườn bảo showbiz giống như cái chợ. Một nàng hát rồi lên tạp chí khoe mông, thậm chí hôn hít trên sân khấu truyền hình trực tiếp mà vẫn không ai nhớ bây giờ cũng í ới véo von nói chuyện chuyên môn... Cả làng âm nhạc vào cuộc vì chuyện chị em mình. Nhưng mà thôi, duyên mình đến đây đã dứt, những ngộ nhận từ đây khép lại. Chị rất mừng vì mọi sự kiện liên quan đến chị em ta đều gây ra những chấn động. Nếu trước đây sự kết hợp giữa mình đã làm xôm tụ cả làng nhạc lẫn làng báo thì nay cuộc chia tay giữa chị em ta cũng làm nổ tung truyền thông và diễn đàn. Chẳng biết nền âm nhạc nước nhà có lợi lộc gì không nhưng nhiều người sẽ được một bài học: Hãy sống đúng với mình và không nên đánh đu ở những chỗ không dành cho mình. Chúc em luôn chiến thắng trên mọi mặt trận. Chuyên gia GPRS (Người chuyên viết chuyện đùa như thật của làng showbiz)
Một thế hệ hát ca kiểu Bềnh Bồng (nổi bềnh bồng), nham nhở do kỷ thuật kém, mod miết, phăng nhạc thiếu bài bản hoặc thái quá như Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung thì thế hệ sau như Đàm Vĩnh Hưng, Bằng Kiều ... Hát ca nham nhở là phải rồi. Có lẽ sau này người ta cũng sẽ nhắc đến các thế hệ ca hát trình bày trên là thế hệ ca sĩ nham nhở.
Nếu e thu nhập bình quân 1 năm tầm 500$, ở những vùng miền xa xôi, cả đời chỉ được nghe mấy tay ca sĩ kiểu Vũ Hà, HKT ... ( và nhiều ca sĩ thị trường cực tởm khác) thì khi nghe sang ĐVH e chắc chắn phải đánh giá tay này cực cao, độ nghệ thuật rồi các kiểu hơn hẳn so với mấy tay HKT hay Vũ Hà kia, sau đó e fix luôn trong đầu tay này là số 1 và khỏi phải nghe thể loại nào khác :lol: Bác thì khả năng cao nằm trong những đối tượng mà e vừa nếu ở trên, và những nhận xét của bác hoàn toàn dựa trên những gì bác cảm nhận :mrgreen:
Bác nói đúng, em thấy ở quê rất ít người biết đến những ca sĩ như Duy Khánh, Chế Linh, Tuấn Vũ, ..................... toàn nghe đám hkt, nên thế mới xem Đàm là hơn. Những người biết đến DK, CL, TV thường là những người lớn tuổi hay có điều kiện ngày trước.
Mấy ngày nay topic này luôn trong tình trạng căng như dây đàn để thay đổi không khí đỡ căng thẳng e đố các bác 1 câu đố nhé.:"Trò tiêu khiển nào mà càng chơi càng... ra nước, nhưng nước không làm ướt quần, càng ra nước càng khoái chơi. Khi đã ra hết nước cũng là lúc dừng chơi..." Đố các bác là trò chơi gì ????
bác à , có lẽ bác đã nhìn thấy một phần những gì em muốn nói . Tất nhiên , trong câu nói của bác , em không biết bác có trêu em không nửa . người dân việt nam có lẽ so với thế giới thì vẩn còn rất nghèo . Nhu cầu về âm nhạc của họ có lẽ củng rất nhiều , nhưng do điều kiện kinh tế không cho phép nên họ bó hẹp cái nhu cầu giải trí của họ ở một phạm vi cho phép . Theo em là thế . Củng chính từ cái sự nghe bó hẹp như vậy nên cái họ cần nghe củng không cần cầu kỳ ( phải chất giọng thế này , phải chi tiết thế kia ...) , chỉ miển sao thỏa được cái giải trí cần thiết là được . Tất nhiên , bên cạnh nhửng đối tượng còn khó khăn về kinh tế , việt nam chúng ta còn có nhửng đối tượng có điều kiện về kinh tế tốt hơn thì cái sự nghe của họ cầu kỳ hơn một chút . Và giàu có hơn thì càng cầu kỳ . Những nhạc sĩ , ca sĩ nếu muốn sáng chói ở tầng lớp nào thì họ tự tìm cách phát huy cái sở trường của họ để lấy lòng nhửng người thuôc tầng lớp đó . Ngoài ra , họ củng cần trao chuốc lấy lòng thêm nhửng đối tượng khác .... Củng chính từ sự phân chia nhiều loại đối tượng nghe nhạc như trên nên có nhửng gu nghe nhạc khác nhau ( người thích nghe nhạc vàng , người thích nghe trẽ , người thích nghe nhạc tàu , người thích nghe nhạc tây ......Và củng chính vì thế mà có nhửng cuộc tranh cải không phân thắng bại . Tuy nhiên việc chúng ta tranh cải là việc của chúng ta , còn sự thành danh của các ca sỉ đến đâu thì là do chính ở họ . Nếu ca sỉ nào thỏa mản được nhu cầu của nhiều loại đối tượng , nhiều người nghe thì ca sĩ đó thành danh và ngược lại . Đàm vỉnh hưng là một ca sĩ có lẽ theo một số người là không hay ( theo gu nghe nhạc của họ ) nhưng theo em và nhiều fan hâm mộ khác nó lại là hay . Cái hay dở ở đây giửa chúng ta tranh cải nó không có một giới hạn quy ước , tuy nhiên cái hay dở này nó ảnh hưởng đến sự thành công của ca sỉ đàm vỉnh hưng trên cơ sở nhiều người nghe chấp nhận . Và thực tế đã cho thấy điều đó . Có bác cho rằng , đàm thành công là do xử lý tiếng hát bằng công nghệ , bằng PR , bằng a,b,c ...., điều này có thể là có thật , nhưng nhiều người vẩn chấp nhận và cảm thấy hay thì nhửng cái hay này nó vẩn có giá trị Vâng , em là thuộc tiếp người không có điều kiện kinh tế nhiều nên cái sự nghe của em không cầu kỳ lắm , miển sao nó mang lại cho em cái cảm giác dể chịu là được ( hay nói cách khác là hay trong tầm tiền )
Có lẽ các bác nhầm nhọt chăng, vé thím Đàm bán rất đắt mà vẫn đông => fan của thím Đàm là thành phần rất lắm xèng :lol:
nhầm nhọt thế nào . Đàm hát nhiều thể loại nhạc trong một đêm diển . Mổi thể loại nhạc có một lượng fan nhất định ( có thể là nhỏ ) . Nhưng tổng số fan của nhiều thể nhạc loại là một lượng fan lớn trong một đêm . Như vậy , trong một đêm diển của đàm có nhiều thành phần dự ( nhiều tiền củng có , ít tiền củng có ) là bình thường chú có gì đâu mà nhầm với chả nhọt
Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương... Không phải nói chứ Đàm Vĩnh Hưng ca bài Mùa Thu Cho Em của Ngô Thụy Miên....cũng tình & hay phải không bác Yeuchuatron http://mp3.zing.vn/bai-hat/Mua-Thu-Cho- ... E699B.html Nữ ca sỹ hát bài này em thích Ý Lan nhất , còn nam ca sỹ thì em lại kết Đàm Vĩnh Hưng :wink:
Em phản đối, em không giàu, thậm chí rất nghèo, nhưng em thà nghe con cún nó oẳng con hơn nghe Đờm hát, phản đối đem quần chúng nhân dân ra để ngụy biện!
Hè hè Vì sao tay ĐÀM này lại Hot : 1. Vì cái giọng khê khê khàn khàn lúc mới đầu xuất hiện là độc đáo,mà chẳng có mấy ca sĩ nào có ( trừ cô em "kết nghĩa" Hồng Ngọc . Cá nhân em thấy cô em này hát còn hay hơn ông anh ) 2.Nói chung là các bài Hit mà tay này chọn thuộc loại dễ nghe,bình bình. Không sướt mướt quá mà cũng không bùm bụp quá. 3. Chịu khó thân thiện với truyền thông (em đoán thế). Chịu khó tìm tòi ra những cái " độc" cho show diễn,có hay hay k thì k biết,nhưng khá là tốn tiền. Chịu khó hát cho nhiều đối tượng khán giả. 4. Nói chung là ít gây sự với đàn anh đàn chị đàn em trong nghề. 5. Ăn mặc diêm dúa k giống ai,nửa đực nửa cái ( nhưng,lại nhưng,chắc cũng đắt tiền) 6. Vì gu thẩm mỹ (nghe và nhìn) của đa số người Vn bây giờ chỉ cần đến thế. ..... Dạo này diễn đàn chán quá,rỗi hơi ngồi tám về tay này.
Em ngụy biện gì đâu bác , ý em là đàm có nhiều thể loại nhạc khi hát , ở mổi thể loại như vậy có một lượng fan nhất định , cộng tất cả nhửng fan từng thể loại nhạc này lại thì sẽ có lượng fan lớn như hiện nay . Mặc khác , trong mổi loại fan của từng thể loại nhạc có nhiều tầng lớp người nghe trong đó ( nghèo có , giàu có , công chức có , nông dân có ...) . Tất nhiên , một trong nhửng tầng lớp người nghe nhạc của đàm có thể là có tầng lớp nhiều hoặc không nhiều . Bác nói bác không giàu nhưng không thích nhạc của đàm ( tất cả các thể loại ) thì đó là vì bác thấy nhạc của đàm không hay , nhưng điều đó không có nghỉa là tất cả nhửng người không giàu như bác cảm thấy không hay
tổng hợp các yếu tố bác nói nó lại thành nghệ thuật đấy chứ bác nhể Em thì không dám múa rìu qua mắt thợ, nhưng em thấy cứ phối ghép bộ giàn hay trong tầm tiền là hay thôi bác ạ Phải đáp ứng được thị trường mới tồn tại . Nếu không đáp ứng được thị trường thì có lẽ giờ này bác đàm đã xuất ngoại để phát triển tài năng rồi bác ạ
Em không dám múa rìu nên em xin copy lại bài viết của bác Mike ở trang 3 để bác tham khảo : [/quote]trong 1 đêm nhạc anh hát từ cỗ điễng, opera đến nhạc đõ nhạc trử tình, sến, disco, tiếng Anh, nhạc trẽ...
Ít tiền có mà nghe thím Đàm hắt hơi chứ nghe hát với hét nỗi gì hở bác? Vé toàn tiền triệu nghèo thì có mà nhịn ăn cả tháng để xem chú ta hét hở bác :lol: ? Thôi cho em xin, thừa tiền em để làm việc khác chứ 100 ngàn/vé em cũng kiếu. :mrgreen: