Nhỏ thì phải cong queo chút nó mới tăng quỹ tích, chứ đã nhỏ lại còn thẳng như đuôi chuột thì thua tây là đúng òi còn gì :mrgreen:
Có bài này hay trên BBC, các bác đọc nhé: Bàn về văn minh người Việt Kim Huỳnh và Trần Hoàng Tuấn Gửi cho BBCVietnamese.com từ Canberra và Hà Nội Cập nhật: 11:39 GMT - thứ năm, 24 tháng 5, 2012 Stan sống ở tầng trên cùng trong khu căn hộ của tôi ở Việt Nam và anh được coi là một người thành đạt. Trông anh cao ráo và ưa nhìn. Anh đã sống ở nhiều nước và là một bác sĩ kiêm nhà quản lý được đánh giá cao. Stan không đến Việt Nam để kiếm tiền mà để giúp người Việt, vì thế anh kỳ vọng rất nhiều. Mặc dù công việc của Stan thành công mỹ mãn nhưng anh vẫn thường nản lòng khi về đến căn hộ của mình. Mùi hôi thối tỏa ra từ ống dẫn trong nhà tắm, điều hòa nhiệt độ thường xuyên hỏng và hơn nữa là anh không bao giờ bắt được kênh BBC World trên TV. Hầu hết những người sống cùng khu này đều gặp phải vấn đề tương tự, nhưng mà từ lâu mọi người đã từ bỏ ý định thay đổi gì đó. Chúng tôi chấp nhận những mùi mẽ ấy, thời tiết nóng điên người và mọi thứ không được sửa sang. Nhưng Stan thì khác: anh ấy nghĩ rằng đó là vấn đề nguyên tắc. Anh trả tiền thuê nhà theo giá quốc tế với suy nghĩ rằng sẽ nhận được dịch vụ và chất lượng theo chuẩn quốc tế. Hơn nữa, Stan cũng tin rằng bằng việc giữ tiêu chuẩn của mình, anh cũng đang giúp Việt Nam. Làm sao mà người Việt có thể đạt được chuẩn quốc tế ở bất kì lĩnh vực nào đó nếu ai cũng từ bỏ kỳ vọng của chính mình? Đôi lúc Stan đúng. Sau khi khăng khăng là mùi trong nhà tắm không thể chấp nhận được, người ta đã cử một nhóm thợ ống nước đến và rồi vấn đề cũng được giải quyết theo hướng có lợi cho tất cả mọi người. Nhưng đôi khi tính cố chấp của anh chỉ khiến anh thêm thất vọng. Đơn giản là anh không thể có một chiếc điều hòa nhiệt độ mới trong khi cái anh đang dùng có thể được sửa lại. Tín hiệu BBC ở phòng anh chập chờn là vì đường dây cáp loằng ngoằng dẫn lên tầng áp mái nơi anh ở. Vì chuyện nọ chuyện kia cùng những vấn đề cố hữu ở đây mà mối quan hệ giữa Stan và quản lý khu nhà ngày càng căng thẳng và xấu đi trông thấy. Nhưng Stan cũng xây dựng được một số mối quan hệ thân tình với những người làm trong khu nhà, như chàng trai tên Sơn trẻ trung nhanh nhẹn. Stan hướng dẫn Sơn cách ngồi thẳng lưng trên ghế khi sử dụng máy vi tính, anh bảo Sơn rằng chiếc mũ bảo hiểm nhãn Manchester United của cậu chẳng có công dụng bảo vệ gì hết, không khác gì cái hộp nhựa. Và nhất là Stan còn giật thuốc lá ra khỏi miệng Sơn và ném đi khi anh bắt gặp Sơn hút thuốc. Gần đây, tôi có cơ hội hỏi Sơn về cảm giác của cậu về cách mà Stan đối xử với cậu. Tôi bảo: “Anh ta hành xử như thể cậu là một đứa trẻ không thể tự đưa ra quyết định được vậy.” Sơn đưa ra phản ứng của mình. “Cả lời nói và cách ứng xử của Stan đều đúng. Tư thế của tôi sai nên lưng tôi bị đau, tôi thực sự nên mang một chiếc mũ bảo hiểm tốt hơn và lái xe cẩn thận hơn, và ai cũng biết là hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nữa. Nhưng đôi lúc tôi không thể tự nhắc mình những điều ấy.” Nhưng tôi cũng biết rằng, mặc dù phóng khoáng, nhưng Sơn vẫn không ưa Stan vài điểm. Sơn là người tự tôn và yêu nước; cậu am tường lịch sử Việt Nam, văn hóa, ca dao tục ngữ và cảm thấy tự hào khi thảo luận những điều đó với người sống trong khu nhà này (đặc biệt là những ai biết chút tiếng Việt). Tôi biết cậu giận dỗi vì cuối mỗi tháng Sơn lại cộng thêm 2,000 đồng vào hóa đơn tiền điện của Stan cho mỗi điếu thuốc bị vứt đi. Mối quan hệ của Sơn và Stan cho thấy vẫn còn một hố sâu ngăn cách giữa Việt Nam và phương Tây. Văn minh Phương Tây và Phương Đông Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét nền văn minh và sự văn minh nghĩa là thế nào. Văn hóa và văn minh có mối liên hệ rất gần gũi. Tuy nhiên, nếu như văn hóa được xem là nhân dạn và tính cách của một xã hội thì văn minh có thể được coi là dân trí và đạo đức của xã hội ấy. Ở phương Tây, văn minh đồng nghĩa với hiện đại hóa cho nên trở nên văn minh là tiến từ đói khổ lên giàu có, từ tĩnh thành động, từ định hướng nhóm sang định hướng cá nhân, từ bó buộc trong phạm vi địa phương sang những biên giới phổ quát hơn. Quan niệm của phương Tây về văn minh vì thế tập trung vào sự tiến lên và nhu cầu bỏ lại đằng sau những tập tục cũ, cách nghĩ cũ và giá trị cũ. Người Việt và nói chung người Đông Á hiểu về văn minh khác, nhấn mạnh đến mở rộng thay vì tiến lên. Trong khi cá nhân ở phương Tây tìm kiếm sự độc lập thì cá nhân ở phương Đông lại tìm kiếm sự hòa nhập. Theo Khổng Tử việc phát triển bản ngã (tu thân) là cái điều kiện tiên quyết để điều hành gia đình (tề gia), và gia đình làm nền tảng cho việc trị quốc và bình thiên hạ. Theo mô hình này, việc mở rộng dần dần cho phép duy trì tính liên kết xã hội trong khi có biến. Đương nhiên, không có nền văn minh nào là hoàn hảo hoặc là đồng nhất, và Phương Đông và Phương Tây hay giao thoa qua lại. Tuy thế, trong những diễn đàn tôi tham gia gần đây, quan điểm của mọi người chủ yếu xoay quanh lập trường tiến lên của Stan và mở rộng của Sơn đối với các vấn đề gây tranh cãi ở Việt Nam như gia trưởng, ăn thịt chó, karaoke và ách tắc giao thông. Một số tranh luận mạnh mẽ nhất từ cả hai phía được tóm tắt dưới đây: Gia trưởng Quan điểm của Stan Theo tôi, đầu tiên là phụ nữ Việt cần được giải phóng khỏi những áp bức ở nhà và cả ngoài xã hội. "Theo tôi, đầu tiên là phụ nữ Việt cần được giải phóng khỏi những áp bức ở nhà và cả ngoài xã hội." Stan Niềm tin cho rằng chỉ đàn ông mới có thể nối dõi tông đường khiến người phụ nữ Việt bị phân biệt đối xử ngay từ trước khi lọt lòng mẹ. Đây không chỉ là tàn tích từ thời phong kiến Nho giáo của Việt Nam. Có thể thấy rõ điều này qua tỉ lệ trẻ sơ sinh nam nữ chênh lệch hiện nay, và nhà nước đã phải cấm bác sĩ tiết lộ giới tính thai nhi cho các cặp vợ chồng có thai. Người vợ hầu như bị phụ thuộc toàn bộ vào chồng. Tôi gần như không bao giờ thấy đàn ông làm việc nhà và thường là ít hoặc không chịu trách nhiệm nuôi dưỡng con cái. Ngoài xã hội, tôi thấy phụ nữ phải quét tước, mang vác và bán hàng, làm bất cứ việc gì để trợ giúp gia đình; trong khi đàn ông ngồi hàng giờ uống bia, chè và cà phê, nói chuyện bóng đá, chơi bài hay chơi cờ. Những người phụ nữ học vấn cao mà tôi biết cũng không khá khẩm hơn, họ cũng phải đối mặt với áp lực và thách thức trong công việc chuyên môn rồi về nhà vẫn phải hoàn thành tất cả những nghĩa vụ truyền thống trong gia đình. Vì thế, tôi cho rằng không gì khiến xã hội Việt văn minh hơn là dành tự do và công bằng hơn nữa cho phụ nữ Việt. Quan điểm của Sơn "Chỉ đơn giản là vì phụ nữ Việt không giống phụ nữ phương Tây không có nghĩa là họ bị áp bức." Sơn Chỉ đơn giản là vì phụ nữ Việt không giống phụ nữ phương Tây không có nghĩa là họ bị áp bức. Ở Việt Nam phụ nữ cũng được tôn vinh như anh hùng (Hai Bà Trưng và Bà Triệu), nhà thơ (Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan) và những vị thần thánh (thánh mẫu). Việt Nam có Hội Phụ nữ hoạt động mạnh và rộng khắp, đồng thời là nước có tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội lớn hơn cả Anh và Mỹ. Không phải cái gì thuộc về gia trưởng cũng xấu và cần loại bỏ ngay lập tức. Người đàn ông và đàn bà Việt có những vai trò khác nhau bởi vì về cơ bản họ có những mong muốn, phẩm chất, và tính khí khác nhau. Sự khác biệt này không hẳn là đồng nghĩa với sự nô dịch; mà hơn hết, sự tổng hòa đàn bà và đàn ông, âm và dương, là nền tảng để xây dựng cộng đồng hòa hợp. Vì thế trước khi phá bỏ hoàn toàn cấu trúc gia đình phụ hệ là nền tảng cho văn hóa Việt bao thế kỉ nay thì chúng ta cần xem xét thận trọng xem hành động đó có ý nghĩa như thế nào đối với các giá trị gia đình vốn tồn tại làm nền tảng cho xã hội Việt Nam. Ăn thịt chó Quan điểm của Stan Người văn minh không ăn thịt chó vì chúng gần gũi với con người. Chó là “người bạn thân cận nhất của con người.” Nhiều người trong chúng ta lớn lên cùng với loài vật này và xem chúng như là anh chị em. Khi chúng ta lập gia đình, chúng ta thường nuôi chó như “những đứa trẻ có lông” của chúng ta. Là động vật có vú ăn thịt, chó là loài rất gần gũi với con người. Thịt của chúng “ô uế” vì rằng chúng ăn thịt của các loại động vật khác. Ngoài ra, (đây không phải là điều tôi muốn nghĩ đến!), thịt chó thật kinh tởm vì chúng ăn cả phân. Người nước ngoài và Việt Nam nhìn khác nhau về món thịt chó. Ở Hàn Quốc người ta vẫn đôi khi đánh chó để giết thịt, nhưng làm thế để làm tăng mùi vị của thịt là rất tàn bạo và cần dừng lại ngay, trong trường hợp không thể cấm việc tiêu thụ thịt chó. Quan điểm của Sơn Việc nuôi chó làm thú cảnh không phải truyền thống ở Việt Nam nên người ta cũng chỉ coi chúng như lợn mà thôi, thứ thực phẩm mà người phương Tây tiêu thụ với một ý thức rõ ràng. Mà trên thực tế lợn còn gần gũi với con người hơn chó về nhiều mặt vì lợn đặc biệt thông minh, và tình cảm nữa và các bộ phận của lợn thậm chí còn được dùng để cấy ghép cho người. Đánh chó trước khi đem giết thịt là vô nhân đạo. Nhưng mà người phương Tây nhốt những con vật ấy cả đời trong những cũi bé tí trong những trại tập trung thì cũng vô nhân đạo chẳng kém. Tất nhiên với nhiều người, ăn chay là cách ăn duy nhất lành mạnh và có đạo đức. Đứng từ góc độ đó thì người dân Việt không hẳn là chay tịnh, nhưng vẫn còn tiêu thụ ít thịt và có nhiều tín đồ Phật giáo ăn chay hơn bất cứ nước phương Tây nào. Karaoke Quan điểm của Stan Ở Việt Nam, tôi không sợ gì bằng đi công cán hay dự hội nghị và được mời – hay đúng hơn là bị “ép” – hát karaoke. Điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn cả việc xung quanh đầy rẫy những vodka, cognac và gái gọi. Như thế không phải là tôi không thích nhạc, ngược lại là đằng khác. Vấn đề là ở chỗ karaoke không thực sự là nhạc, kể cả khi hát đúng chăng nữa. Nó giống như ảnh cưới của nhiều người Việt , sắp đặt và chỉnh sửa quá nhiều, không thật, lòe loẹt, khoa trương và ngớ ngẩn. Khái niệm kitsch (tạm dịch là lòe loẹt, giả tạo) có vẻ tương đối lạ lẫm đối với người Việt, nhưng lại rất phổ biến ở phương Tây. Hát karaoke có thể được coi là một biểu hiện của khoe mẽ bởi lẽ đó là hành động giả làm ngôi sao chứ không phải là phát triển kĩ năng và tính sáng tạo cần thiết để trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nó thổi phồng cái tôi của những kẻ nghiệp dư trong khi tôn vinh cái ăn theo. Nên khi tôi hát hay nghe hát karaoke, tôi thấy nó đúng là kiểu giả tạo và khoe mẽ, thế nên tôi chẳng thích karaoke tí nào cả. Quan điểm của Sơn Nhiều người phương Tây lạ lẫm vì sự phổ biến của karaoke ở Việt Nam Tiếng Việt với những dấu lên xuống dập dờn rất giàu tính nhạc. Tất cả mọi thứ từ lời chào, đến thơ phú hay thậm chí cả những câu chửi cũng được cất lên như những bài ca khi chúng thoát ra khỏi miệng người nói. Chúng tôi không thấy việc đó có gì sai trái mà trái lại nhà cửa và đường phố tràn ngập lời ca tiếng hát lại rất hay. Ở Việt Nam hát là cách biểu hiện đầy đủ và chân thật những gì trong trái tim và khối óc; karaoke không gì khác là một sự biểu hiện ở mức cao hơn quá trình đó. Tôi cũng không thích việc có đầy rẫy gái gọi và những cách hành xử thô lỗ ở các quán karaoke, nhưng tôi cũng biết là ở phương Tây cũng chẳng thiếu nạn mại dâm, kích dục và bất lịch sự. Trước tiên người Tây nên tập trung vào việc là hình mẫu cho chính xã hội của mình trước khi áp đặt đánh giá lên người khác. Vậy nên nếu người Tây cho rằng ai đó hát hết sức bình sinh ở chốn công cộng là điên rồ thì chính họ mới là có vấn đề. Nếu người Tây không thể thưởng thức karaoke mà không hề nghi ngại thì đó chính là vấn đề của họ. Và nếu người Tây không biết hát thì đó cũng lại là vấn đề của họ. Giao thông hỗn loạn Quan điểm của Stan "Nếu nhìn lướt qua giao thông ở Hà Nội hay Sài Gòn thì thấy người Việt đang ngày một kém văn minh." Stan Nếu nhìn lướt qua giao thông ở Hà Nội hay Sài Gòn thì thấy người Việt đang ngày một kém văn minh. Đường thì càng ngày càng tắc, người đi đường tranh giành nhau từng tấc đường một, họ leo lên cả vỉa hè, đi sai đường, không chú ý đèn đỏ, và chẳng để ý gì đến lối đi cho người đi bộ hay cả người đi bộ. Buổi tối thì càng kinh khủng hơn khi có người say rượu lái xe và những tay hooligan trẻ măng lao ra đường hàng loạt. Tình trạng thiếu văn hóa giao thông cho thấy Việt Nam ngày càng thịnh vượng không đi cùng với văn minh được nâng lên hay dân trí tăng. Kinh khủng nhất là trẻ con bị nhồi nhét và để cho ngồi vắt vẻo trên mô tô: lắc lư trong nôi hay yếu ớt trong vòng tay mẹ; được nhấc lên cao để có thể nhìn qua vai bố; hay núp giữa hai chân người lái, thò mũi qua đằng trước. Một xã hội đối xử với trẻ em tệ thế thì không thể văn minh được. Quan điểm của Sơn An toàn giao thông là vấn đề lớn với tất cả người Việt. Tuy nhiên, thủ phạm là thiếu vốn và kế hoạch đầu tư thiếu sát thực và tầm nhìn chứ không phải do dân trí. Mặc dù lộn xộn nhưng giao thông Việt Nam cũng có những điểm kì diệu khiến việc lái xe không đến nỗi kinh khủng lắm. Đôi khi tôi rất ngạc nhiên khi thấy dòng xe cộ lưu thông được (nếu nhìn vào áp lực lên những con đường và cơ sở hạ tầng). Nhưng mọi thứ vẫn đang diễn ra, đôi lúc còn tốt là đằng khác. Nó giống như thể mỗi một người lái xe là một con cá bơi trong một đàn lớn, một thành viên trong dàn nhạc giao hưởng hỗn loạn. Nếu bạn đào sâu hơn thì có thể thấy là giao thông chỉ là một dấu hiệu của dân trí và sự hòa hợp trong xã hội Việt Nam vì đó là lạc hậu và lộn xộn. "An toàn giao thông là vấn đề lớn với tất cả người Việt. Tuy nhiên, thủ phạm là thiếu vốn và kế hoạch đầu tư thiếu sát thực và tầm nhìn chứ không phải do dân trí." Sơn Tất nhiên là tôi quan tâm đến trẻ em và tương lai và mong muốn góp lời khuyên để giúp bảo vệ chúng tốt hơn nữa. Tuy nhiên, điều tôi không bao giờ ủng hộ là quan điểm cho rằng người Việt không quý trọng mạng người như người Tây; hay thậm chí suy nghĩ rằng cuộc sống của người Việt là rẻ rúng và có thể hi sinh mà không cần tưởng niệm hay trả thù. Sự tàn khốc của chất độc màu da cam và vô số ví dụ khác nữa về những vụ giết người hàng loạt và dồn dân mà Việt Nam đã từng gánh chịu trong quá khứ là những hành động hết sức vô đạo đức nếu hiểu theo khái niệm văn minh. Những diễn đàn này còn thảo luận về việc không xếp hàng, sử dụng điện thoại di động cộc cằn, đái bậy, cùng với tập tục kéo “chim” bé trai để thể hiện là chúng được quý ở miền Bắc. Trên thực tế chúng tôi đạt được không nhiều sự đồng thuận về bất cứ vấn đề nào kể trên. Nhưng mục đích của việc thảo luận “Người Việt có cần văn minh hơn…hoặc là mọi người khác?” không nhằm thay đổi quan điểm của mọi người và tạo ra sự đồng thuận mà trên hết là nhằm giúp chúng ta thoải mái hơn với những khác biệt và từ đó hiểu hơn về nhau. Note: Tiến sĩ Kim Huỳnh, giảng viên tại Đại Học Quốc Gia Úc, đã viết tiểu sử về gia đình mình trong cuốn Where the Sea Takes Us: A Vietnamese-Australian Story (HarperCollins 2008). Trần Hoàng Tuấn là một dịch giả tự do và hiện đang viết tiểu thuyết đầu tay về người đồng tính nam ở Việt Nam. Bấm Bản gốc tiếng Việt được bà Hà Thị Thu Hương từ Trung tâm Integrated Culture and Language Studies (ICLS) chỉnh sửa đôi chút và BBC biên tập lại.
Bài viết khá hay , kết hợp với bài nhận xét ở trang đầu tiên của chị nhà thì thấy có một bộ phận so sánh và ủng hộ văn minh phương Tây( Đàn ông Tây ) khi được cọ xát với nó ( Tuyệt vời hơn )... :wink: :mrgreen: .Câu chuyện đòi cách tân không chỉ diễn ra ở thời điểm bây giờ mà từ thời Pháp thuộc xã hội ta đã có . Thực ra nếu khách quan thì không nên vội vàng đánh giá ngay hay dở , chỉ tiếc có điều ngay cả cái văn hóa phương đông đặc trưng ngay ở thời điểm hiện nay cũng không phải đàn ông ta nào cũng có . mà tệ nạn thì sở hữu rất nhiều .Xung quanh chúng ta có nhiều ví dụ mà đặc trưng Nhật bản là một đất nước văn minh , nhưng là văn minh Phương đông , thế giới phải nể . Điều đó có thể là chìa khóa lý giải cho việc chúng ta phải xem xét những cái dở đang có trong xã hội không mang bản chất của nền văn hóa phương đông mà là biểu hiện của một xã hội còn kém phát triển . Đọc mà tức nhưng ngẫm kỹ họ có lý Còn chuyện kia chẳng qua là quá bức xúc nên nói cho vui , bây chừ không còn mấy chỗ để mà cực lực phản đối và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc ...cả ... :mrgreen:
chúc cho mấy con me tây tâm thần lấy đc thằng chồng tây như thế này http://dantri.com.vn/c36/s138-313835/on ... ep-con.htm
Hix e thì thấy thế này: AE VN phải công nhận là Tây hơn VN là cái chắt, có như vậy mới khá lên được các bác ạ. Đọc bài thì thấy quá tức, nhưng bình tĩnh thì thấy có phần đúng. Mới hôm qua e ngồi uống cafe thì thấy cảnh này các bác cho ý kiến nhé: - Thấy ngoài cửa bước vào là người đàn ông mở cửa kính vào quán, đi sau lưng là người phụ nữ đang bế 1 bé chừng 6 tháng tuổi. Vấn đè ở chỗ người đàn ông đi vào thì đi thẳng đến chổ ngồi còn để người phụ nữ loay hoay k biết cách nào để mở cửa vì tay đang bế con? Qua cảnh đó e thấy sao tệ quá, chỉ cần ông ta ngừng lại mở cửa chờ người phụ nữ đang bế e bé vào thì hay hơn k? - Một buổi chiều trên đường đi làm về nhà thì sắp đến đèn xanh đỏ thì nhìn thấy 1 ông tây nói chuyện với người đàn ông VN. Nội dung thế này: tại sao A k dừng bên kia làn đường để đèn xanh sẽ đi thẳng mà lại dừng xe bên làn đường đèn xanh sẽ rẽ trái? Qua 2 câu chuyện ngắn đời thường thì e cam đoan với các bác là phần đông sẽ nhận định: chuyện bình thường! Phải nói rằng tây hơn ta vượt bật từ đàng hoàng hay mức độ dã man như link của bác pangaea ps bên trên. Xã hội tây như ta thôi, cũng có thế này thế khác thôi các bác ạ. Riêng e là nghiêm túc rút kinh nghiệm )
Em thì em thấy chả cần biết thế nào nhưng giờ thì ai cũng thấy Tây hơn ta, cái gì cũng vậy nên chị em ta khen các chú Tây cứ gọi là tung giời. Ok coi như đúng vì dẫu sao Tây nó tiến trước ta về mọi thứ cả vài thập kỷ nên cũng thường thôi. Có điều nói không phải bênh vực giới "có râu" nhưng bản thân chị em phụ nữ ta cũng nên nhìn nhận rằng phụ nữ ta cũng kém phụ nữ Tây khối cái đó, vậy thì nồi nào úp vung nấy, có cái đếch gì đâu mà phải ầm ỹ nào. Phải biết mình là ai chớ... @ đàn bà Việt hay chê đàn ông Việt vậy cứ đi lấy Tây hết đi cho rảnh nợ :lol:
Chuyện hơn kém là khá bình thường. Phân tích ra chi ly thêm mất thời gian. Mình thấy con mẹ thích lấy Tây kia cũng có phần nhục mạ ông cụ thân sinh ra me, và có ý chê bà cụ thân sinh không biết cách lấy chồng Tây.
Đánh giá chuyện này thì nên đánh giá về sự phát triển và lịch sử trước. Theo em đàn ông Việt chẳng thua đàn ông tây gì cả, có chăng chỉ là về thể hình, mà cái này thuộc về giống nòi nên không thể đem ra so sánh. Ah mà không phải cứ to hơn là "ngon ăn" hơn đâu!? Tại sao gà ta vẫn ngon hơn gà tây, các bác có thể tự trả lời :mrgreen: Tây đi trước ta hàng trăm năm nên xây dựng được nên văn mình, văn hóa, cách ứng xử chuẩn mực hơn chứ ngày xưa xã hội Tây cũng như ta ngày này, em có một đồng nghiệp Tây, em mời nó đi ăn cháo lòng, nó nói ngày xưa bà nội nó cũng làm thịt heo, cũng ăn lòng heo và tất cả những phần có thể ăn, bây giờ bên nó phát triển nên không ăn. Về cách ứng xử, khi mà ở ta đời sống còn nhiều lo toan, đàn ông đi "cày" về mệt phờ râu, lại còn con cái đùm đề, vợ cũng "cày" không kém chồng, rồi còn tề gia, nội trợ nên không thể có nhiều thời gian cho cái vẻ "bề ngoài" ưa nhìn nên mấy ông có khi nhìn cũng chán. Riêng mấy cô khen Tây hay đánh giá Tây hơn ta cũng nên nhìn nhận thời điểm nào, có phải cái lúc mà "nó" đang tán tỉnh ta, nó đang hết sức "ga lăng", nó đang hết sức "show up" nên ta cảm thấy thật hạnh phúc. Người Việt nếu sống theo truyền thống và văn hóa của người Việt thì Tây còn lâu mới theo được. Ta có tình nghĩa anh em, tình làng nghĩa xóm, tình thương mến thương, mà lúc hoạn nạn, ma chay cưới hỏi mới thấy rõ điều này. Nhìn một anh chồng gầy nhom, đi làm cả ngày vất vả, về đến nhà phải lo cơm nước, con cái, rồi giặt tả cho vợ đẻ mới thấy thương làm sao. Những điều em viết không hề phủ nhận những cái tốt của Tây mà ta cần phải học hỏi nhưng để so sánh và chê đàn ông Việt với đàn ông Tây nên xem xét các chị em ấy là ai.
Em thấy một đọc giả nam viết trong mục "Tâm sự" đăng trên VnExpress để phản ứng lại những lời chê bai đàn ông Việt của Phạm Ngà khá hay, trình các bác xem qua: Lâu nay trên nhiều diễn đàn, nhiều tờ báo, có rất nhiều bình luận về đàn ông Việt Nam mà đa số đều là những bình luận không tốt khi so sánh với “tây”. Là một người đàn ông Việt, ít nhiều tôi cũng cảm thấy buồn về điều này, tôi xin đưa ra một số nhận định để các bạn có một cái nhìn khách quan hơn, công bằng hơn cho đàn ông Việt: Đàn ông Việt Nam không ga lăng: Quan điểm này thì tôi thấy phải tùy cách suy nghĩ của từng người và một phần cũng do nền văn hóa Á đông khác hẳn văn hóa phương Tây. Nếu như ở phương Tây, việc đàn ông tặng hoa các mẹ, các chị là chuyện hoàn toàn bình thường, nhưng nếu ở Việt Nam thì sẽ có nhiều mẹ, nhiều chị nghĩ “thằng này dở hơi”. Hoặc nếu ở nơi công cộng mà một người đàn ông Việt Nam “dám” ôm hôn vợ hoặc bạn gái thì sẽ bị cho là lố bịch, nhức mắt, phản cảm, nhưng ở phương Tây điều đó là bình thường. Như vậy thì sao có thể nói đàn ông Việt Nam thiếu ga lăng? Đàn ông Việt Nam gia trưởng: Cái này thì tôi cho là có, nhưng gia trưởng ở đây không hoàn toàn là xấu, vì sao? Văn hóa phương Tây trong gia đình cực kỳ sòng phẳng, nghĩa vụ kiếm tiền nuôi sống gia đình được san sẻ như nhau với mọi thành viên đến tuổi trưởng thành, bất kể nam hay nữ. Còn ở Việt Nam thì sao, thu nhập bình quân ở Việt Nam đã rất thấp so với phương Tây và thu nhập của phụ nữ ở Việt Nam đa số cũng thấp hơn thu nhập của đàn ông. Chính vì vậy đa số đàn ông Việt Nam đều có ý thức trách nhiệm rất cao trong việc kiếm tiền để nuôi sống gia đình. Đồng thời mọi công việc quan trọng trong gia đình, họ tộc thì đàn ông Việt Nam bao giờ cũng là người quán xuyến và chịu trách nhiệm, không đòi hỏi chị em phụ nữ phải gánh vác cùng. Các bạn thử nghĩ, nếu đàn ông Việt Nam mà cứ đòi san sẻ nghĩa vụ tài chính với phụ nữ 50 - 50 như tây thì sao đây, chắc chắn chị em phụ nữ sẽ không hài lòng và rồi anh chàng đó sẽ bị gắn cái mác keo kiệt, bủn xỉn. Như vậy thì các anh tây phải học hỏi cánh đàn ông Việt ở điểm “gia trưởng” này mới đúng. Tại sao đàn ông Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn thích con trai? Tôi không cổ vũ cho quan điểm này, nhưng chúng ta phải nhìn thực tại vào sự phát triển của xã hội cũng như nền văn hóa hơn 4.000 năm của nước ta. Ở phương Tây, khi ốm đau hoặc về già thì họ có thể vào viện hoặc các trại dưỡng lão vì họ giàu hơn chúng ta và dịch vụ xã hội của họ cũng tốt hơn chúng ta. Còn ở Việt Nam thì các bạn cứ thử tưởng tượng, nếu gia đình có ai bị ốm phải nằm viện mà chúng ta bỏ mặc người thân cho bệnh viện chăm sóc thì sao? Những lúc này thì các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đàn ông bao giờ cũng quan trọng và vất vả nhất. Tôi cũng không phủ nhận trong xã hội hiện nay có nhiều người phụ nữ kiếm được nhiều tiền và lo toan cho gia đình, nhưng đa số các ông bố, bà mẹ Việt khi về già có vấn đề gì về sức khỏe, tiền bạc thì con trai bao giờ cũng là chỗ dựa đầu tiên. Các ông bố bà mẹ ở phương Tây thì tôi nghĩ không thể hy vọng được điều này từ con trai mình. Các bạn hãy nhìn xem mức lương tuần của Mario Balotelli là bao nhiêu? Xin thưa với các bạn: 120.000 bảng/tuần, trong khi mẹ đẻ anh ta đang phải vất vả mưu sinh như thế nào? Hay ông bố gần 80 tuổi của tiền vệ Michael Essien đang phải sống ở một túp lều bằng tiền trợ cấp xã hội 15 bảng/tháng, trong khi đó, Michael Essien có thu nhập 90.000 bảng/tuần và đang sống tại một biệt thự xa hoa tại London. Và đây chính là mặt trái của xã hội phương Tây. Đàn ông Việt Nam vũ phu: Bạo lực gia đình ở Việt Nam còn nhiều và chúng ta còn nhiều việc phải làm để giải quyết vấn đề này, vì xã hội của chúng ta thực sự còn lạc hậu so với phương Tây. Tuy nhiên ngay cả những nước phát triển hay những người nổi tiếng thì vấn đề bạo lực gia đình vẫn tồn tại. Khó ai có thể nghĩ rằng những ngôi sao sáng chói như Madonna, Paris Hilton hay Mariah Carey từng bị người tình cho ăn đòn vì tội…ngứa mắt. Nhưng ai cũng biết Mike Tyson từng đánh vợ thừa sống thiếu chết. Và mới đây thôi, thông tin David Beckham từng đánh Victoria xây xẩm mặt mày vì bỏ quên con ở trường đầy rẫy trên mặt báo. Trên đây là những người nổi tiếng, chúng ta có thể biết đến qua báo chí, thế còn những gia đình bình thường khác ở bên tây thì sao? Không ai dám chắc là sẽ không có bạo lực gia đình. Đàn ông Việt Nam rượu chè, bê tha: Vấn đề này thì thực sự là vấn nạn không chỉ ở nước ta mà ngay ở các nước phát triển. Trên báo chí, hàng ngày chúng ta thấy quá nhiều cầu thủ nổi tiếng đi bar, uống rượu quậy phá rồi lái xe gây tai nạn. Bản thân tôi trong một chuyến công tác tại Sydney trong năm 2001, đúng dịp ở đây tổ chức chung kết đua ngựa của bang, tôi cũng gặp mấy thanh niên trong tình trạng “bét nhè con gà què” tay lăm lăm chai rượu đứng múa may, chửi thề trước cửa khách sạn Four Season Hotel. Đàn ông Việt Nam không giỏi sex: Ở phương tây ngay trên ghế nhà trường họ đã được giáo dục về sex rất nhiều. Còn ở Việt Nam thì các bà mẹ mấy mặt con khi nhắc đến sex còn đỏ mặt và thử hỏi nếu một ngày đẹp trời, các ông chồng của các bạn thử sex như tây thì tôi nghĩ sẽ nhiều bà vợ nhảy dựng lên cho rằng chồng mình đã đi “hư hỏng” ở đâu rồi nên mới bày đặt mang trò này về nhà. Với đức tính chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, ý chí vươn lên của đàn ông Việt thì các anh tây phải mang sách vở sang Việt Nam học hỏi nhiều. Có mấy anh tây sẵn sàng ngủ gầm giường, ngủ hành lang bệnh viện để chăm sóc vợ đẻ, vợ ốm như tất cả đàn ông Việt đã và đang làm? Có chàng trai tây nào dám đạp xe 300km đi thi đại học với chỉ với 30 nghìn đồng trong túi? Lời kết: Đa số đàn ông Việt thực sự rất tốt, rất ga lăng, rất đa năng, có chăng là cách thể hiện của đàn ông Việt khác phương Tây mà thôi. Và trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều chàng trai thực sự là những người hùng mà nhiều anh tây còn phải học hỏi chán. Có anh tây nào dám ăn cơm nhà, tay không hàng ngày đi bắt cướp như mấy anh hiệp sĩ Bình Dương? Hay mới đây là tấm gương anh Hòa ở Hải Dương bất chấp hiểm nguy để cứu chị Vân bị bán sang Trung Quốc đã 21 năm. Vấn đề là cách nhìn nhận của một số bạn trẻ quá tiêu cực, quá khắt khe với đàn ông Việt. Mỗi chúng ta không thể lựa chọn được đấng sinh thành, cũng như không thể lựa chọn được Tổ quốc. Chúng ta sinh ra ở một xã hội còn khó khăn, kém phát triển nhưng hãy hành động và làm việc để nó tốt đẹp hơn, bắt đầu từ việc suy nghĩ tích cực từ những gì chúng ta đang có, đừng có suy nghĩ viển vông cứ đàn ông tây là tốt, cuộc sống bên trời tây toàn màu hồng. Chắc hẳn nhiều bạn từng nghe chuyện cô dâu Việt bị chồng tây giết để lấy tiền bảo hiểm nhân thọ, hay ở bên Mỹ thì Tổng thống cũng phải mưu sinh và chính tôi cũng tận mắt nhìn thấy rất nhiều người đàn ông khỏe mạnh cầm biển “homeless” đứng xin ăn trên đường phố Sydney tráng lệ. http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/ta ... at-su-tot/
Và cũng còn có những người đẹp bênh vực đàn ông Việt bọn mình http://dantri.com.vn/c23/s23-624266/cha ... am-nga.htm
Nếu thực sự là người đàn ông thì không thèm chấp với những điều thị phi vớ vỉn. Cũng lạ là mấy cái lá cải lốm đốm thuốc sâu làm hỏng gan sinh ra mấy cái mụn lở loét ngoài da ngứa ngáy cho mấy ngón tay gãi để quên đi cái bụng đói và nắm đấm của tay hàng xóm mà cũng được quan tâm hưởng ứng nhiệt tình. Ba cái vụ này chỉ đem chém gió cho khuây thôi chứ nghiêm túc mà làm cho vợ con hạnh phúc hơn thì miềng cũng cãi đến cùng với mấy bà me Tây chứ không ngụy biện vớ vỉn như mấy bài đó. :mrgreen:
Em nhiều khi nghe thấy người Việt nói những câu đại loại như Tây nó thế này, Tây nó thế kia, trông rất Tây... Các bạn Tây hay thì cũng rất hay, đê tiện thì cũng cực kỳ đê tiện. Người bạn em gặp phải và không chịu đựng được đã phải viết cả bài lên báo về sự đê tiện của một thanh niên (male) gốc Anh xịn - tóc vàng. Anh bạn cho Tây tóc vàng thuê nhà và tới khi đòi nhà thì phải gọi công an vào bạn tóc vàng mới chịu đi, sau đó thì phải sửa nhà rất nhiều do bạn kia đập phá (chính em phải đi gọi thợ sửa nhà cho anh bạn :mrgreen: ). Đây là một ví dụ khác về sự đê tiện của bạn Tây giữa đất nước của chính họ: Đâu cũng có tốt và xấu.
Đất nào cũng có anh hùng, đất nào cũng có thằng khùng thằng điên. :lol: Nói chung chỉ có những kẻ đầu óc có vấn đề hoặc hoang tưởng mới quy chụp phiến diện dựa trên một vài kinh nghiệm của bản thân, mà bản thân chưa chắc đã ra gì.
Mấy giờ và ở đâu hở cụ? Check thằng vàng hay thằng nâu đỏ...? :lol: Có mời thêm cụ Cai để quay phim chụp ảnh không để em còn chuẩn bị... Hị hị
Bác với bác Tai lên thẳng Phú Gia HOTEL - hình như cụ Cai đang "thẩm du" trên đó ạ :twisted: Check bét nhè chè đỗ đen luôn.
Xinh phết nhể. Em này mà ở VN khối đại gia săn đón, việc gì phải học đòi mấy chiêu trò của dân cái bang xứ Vịt..... :wink:
Em thấy đa số đàn ông VN nhất là phía bắc, ngoài tính gia trưởng ra còn có lối sống khá là vô trách nhiệm. Đầu tiên là với bản thân, sau là vợ con gia đình, công việc, đối nhân xử thế...Nhưng bù lại họ bao biện và vụng chèo khéo chống rất bài bản. Cứ như từ trong gen đã có những tố chất này rồi. Điều này có thể xuất phát từ nền văn hóa thuần nông, nhỏ lẻ, manh mún... mới chuyển đổi theo xu thế CN hóa nhưng không theo kịp nên tạo ra một lớp người bị buộc phải thích nghi nhưng sức ì trong gen vẫn còn "đậm đà bản sắc dân tộc" lắm :mrgreen: