Đánh giá dịch vụ nghe nhạc cao cấp Tidal

Discussion in 'Nghe và Xem' started by Tech-Info, 2/10/17.

  1. Tech-Info

    Tech-Info Support

    Joined:
    27/3/17
    Messages:
    206
    Likes Received:
    396
    Location:
    VNAV
    screen-shot-2015-03-29-at-11-21-34-pm.png
    Quá nhiều bất tiện về tính năng cùng kho nhạc gần như chỉ phục vụ tốt cho các tín đồ của nhạc Âu Mỹ, lợi thế duy nhất của Tidal cũng chính là lý do ra đời của dịch vụ này: chất lượng nhạc ổn định và đảm bảo tuyệt đối.

    Sự tồn tại của Tidal đã luôn luôn gây tranh cãi. Với mức giá đắt đỏ 20 USD/tháng cho người dùng cá nhân gói Hi-fi (gói chất lượng) cao nhất, Tidal rõ ràng là không dành cho tất cả mọi người. Cùng lúc, tại Việt Nam, các dịch vụ cạnh tranh như Apple Music chỉ có giá 60.000 đồng mỗi tháng. Nói cách khác, nếu quy ra... phở thì bạn vẫn có thể mua Apple Music một cách dễ dàng nhưng Tidal thì ai cũng phải suy nghĩ.

    [​IMG]

    Nhưng dĩ nhiên để có thể bán ở mức giá đắt đỏ này, Tidal cũng phải có lợi thế riêng. Là dịch vụ nghe nhạc trực tuyến được sự đầu tư của rapper Jay-Z, lợi thế lớn nhất của Tidal so với các đối thủ như Spotify và Apple Music nằm ở chất lượng nhạc. Gói Hi-fi của Tidal sẽ cho phép người dùng di động tận hưởng nhạc FLAC, người dùng PC/Mac tận hưởng nhạc MQA trong khi gói Premium (9.99 USD/tháng) sẽ mang đến nhạc AAC 320bps, tức là định dạng lossy chất lượng nhất có thể.

    Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới bạn đọc các đánh giá về gói Hi-fi. Bằng cách tìm kiếm nhiều người dùng chia sẻ gói Family, mức giá người viết phải trả chỉ vào khoảng 200.000 đồng mỗi tháng.

    Không hề có tính cá nhân

    [​IMG]

    Đừng trông chờ vào một trải nghiệm cá nhân hóa: Tất cả những gì Tidal có chỉ là những gợi ý cho tất cả mọi người.

    Nếu như tính năng đầu tiên thường được các dịch vụ stream nhạc (mà điển hình là Apple Music) đưa ra là cho phép người dùng chọn thể loại nhạc ưa thích thì Tidal lại đi theo hướng ngược lại hoàn toàn. Khi đăng nhập lần đầu tiên, bạn sẽ được "ném" vào trang chủ của dịch vụ này. Tại đây, Tidal sẽ giới thiệu các album, clip đang "hot", các danh sách chơi phù hợp với sự kiện. Ví dụ như trong những ngày gần đây, playlist về Linkin Park/Chester Bennington được đề xuất khá nhiều.

    Cách thiết kế này cũng có nghĩa rằng Tidal gần như không có bất cứ tính cá nhân nào cả. Từ trang chủ, tất cả những gì bạn có thể làm chỉ là thích (favourite) các album, bài hát, video hoặc tự tạo các playlist cá nhân của riêng mình. Ngay cả mục "Recommended" cũng không phải là các nội dung được đề xuất theo sở thích của từng người mà chỉ là các nội dung Tidal muốn quảng bá.

    [​IMG]

    Màn hình My Music, nơi bạn lưu các nội dung ưa thích.

    Thực chất, nội dung đề xuất cho người dùng chỉ xuất hiện rất mờ nhạt khi bạn mở một bài hát nào đó và click vào... logo album để mở đầy đủ cửa sổ phát nhạc. Trên cửa sổ nhạc này, một số bài hát sẽ được gợi ý cho người nghe ở khung bên phải theo cách khá giống với YouTube.

    Tuy vậy, ngay cả cơ chế này cũng không bì kịp với dịch vụ video của Google. Trong khi YouTube có khả năng tạo ra "mạch" cảm xúc: biết khi nào thì người dùng đang muốn tận hưởng các bài hát trữ tình thập niên 80 hay teenpop thập niên 90 thì danh sách gợi ý của Tidal đưa ra thường lẫn lộn nhiều chủ đề khác nhau, và kể cả trong trường hợp cùng là một dòng nhạc thì mức độ thỏa mãn theo ý kiến của người viết cũng kém hơn YouTube rất nhiều.

    [​IMG]

    Giao diện playing là nơi duy nhất Tidal có đưa ra gợi ý cho người nghe.

    Đây cũng chính là điểm thiếu hụt lớn nhất của Tidal so với các dịch vụ đối thủ. Cả Apple lẫn Google đều có thể gợi ý nhạc theo sở thích của người dùng và nhờ đó trở thành những biện pháp rất tuyệt vời để phát hiện ra các nghệ sĩ mới phù hợp với sở thích của bạn. Với Tidal, bạn sẽ buộc phải nghe nhạc theo cách "cổ lỗ sĩ": tự tìm hiểu về các nghệ sĩ bạn có thể thích và lên dịch vụ này để tìm kiếm đích danh nghệ sĩ đó.

    Tìm kiếm nhạc

    May mắn là với cách nghe nhạc lỗi thời, Tidal vẫn hỗ trợ tính năng tìm kiếm khá tốt. Trên phần lớn các cửa sổ, bạn có thể sử dụng ô tìm kiếm ở bên phải màn hình. Các kết quả sẽ được trả về ngay trong cửa sổ tìm kiếm nhỏ, cho phép bạn không cần rời khỏi màn hình hiện tại. Ngay cả các từ khóa sai (ví dụ "Steve Wonder" thay vì "Stevie Wonder") cũng được tự động sửa.

    [​IMG]

    Tìm kiếm nhanh bằng ô search bên phải màn hình.

    Nếu nhấn Enter trên ô tìm kiếm, bạn sẽ được đưa tới một màn hình tìm kiếm đầy đủ. Trong khi ô tìm kiếm nhanh thường chỉ trả về kết quả nghệ sĩ, album và bài hát, ô tìm kiếm đầy đủ sẽ hiển thị thêm cả kết quả danh sách nhạc có sẵn (do Tidal tuyển chọn) và video.

    Kho nhạc

    Đây là một điểm có lẽ sẽ gây bất ngờ cho nhiều người. Dù thuộc về Jay-Z nhưng Tidal lại sở hữu một kho nhạc trải rộng trên tất cả các thể loại từ cũ tới mới. Người viết đã thử tìm kiếm một số nghệ sĩ tưởng chừng sẽ không có mặt trên Tidal và kết quả trả ra hoàn toàn mỹ mãn: Lykke Li (Indie), Amorphis (Metal), Maurizio Pollini (cổ điển), Baccara (europop)... Nếu bạn là một fan của các dòng nhạc hiếm người nghe, Tidal sẽ phục vụ bạn khá tốt với đủ các dòng nhánh từ Metal cổ (Black Sabbath, Deep Purple) cho đến Metal Bắc Âu (Opeth, Burzum...).

    [​IMG]

    Nhìn chung Tidal rất đầy đủ các nghệ sĩ Âu Mỹ của mọi thể loại, mọi thời đại.

    Nhưng điều quan trọng hơn là Tidal có phục vụ tốt nhu cầu của người Việt? Câu trả lời có lẽ là không. Theo phán đoán của chúng tôi, Tidal chỉ phục vụ nhạc có bản quyền từ các hãng đĩa. Chính bởi lý do này nên dịch vụ Hi-fi này thiếu rất nhiều nghệ sĩ phổ biến tại Việt Nam. Ví dụ tiêu biểu là Sơn Tùng chỉ có một vài bài của thời gian gần đây (dù rằng nói chính xác thì các bài hát khi mới nổi của anh chàng đều có chất lượng thu âm khá tệ). Nhìn chung, nhắc đến V-Pop trên Tidal, bạn không thể mong chờ một không gian sống động như MP3 Zing hay các trang chia sẻ khác tại Việt Nam.

    Với nhạc già, tình cảnh cũng chẳng khá hơn chút nào. Khánh Ly gần như vắng mặt hoàn toàn, Tuấn Ngọc chỉ "lèo tèo" vài bài, Ý Lan, Bằng Kiều... cũng vậy. Điều đáng nói là một số nghệ sĩ có khá đầy đủ bài hát với bản quyền thuộc về "Viettel" hoặc "VNG" nhưng chất lượng lại khá kém.

    [​IMG]

    Các nghệ sĩ Việt nếu có mặt thì cũng rất ít nhạc hoặc có chất lượng không ổn định.

    Với sự trợ giúp của một fan K-pop, chúng tôi cũng đã đi đến kết luận rằng Tidal không phải là điểm đến của các dòng nhạc này. Như vậy, có thể nói rằng Tidal chủ yếu dành cho các dòng nhạc phổ biến tại phương Tây.

    Chất lượng nhạc

    Ngay từ đầu, Tidal đã được quảng bá là dịch vụ nhạc có chất lượng tốt nhất so với các đối thủ giá thấp. Trong trải nghiệm thực tế, chất lượng của gói "Hi-fi" chính là yếu tố duy nhất khiến người viết lựa chọn Tidal thay vì các dịch vụ khác.

    Để đưa ra đánh giá khách quan nhất, người nghe đã thực hiện 2 thử nghiệm nhỏ, trong đó hai người nghe gồm một "audiophile" và một người nghe tự nhận là... "tai trâu". Mỗi nguồn nhạc sẽ được chơi lần lượt và người nghe (không nhìn màn hình) sẽ được yêu cầu nhận diện nguồn nhạc tốt nhất.

    [​IMG]

    Nguồn nhạc có chất lượng được đảm bảo là nhu cầu không thể thiếu cho trải nghiệm audiophile.

    Trong thử nghiệm đầu tiên, chúng tôi chuyển đổi giữa 3 nguồn nhạc Tidal, FLAC tải từ chiasenhac.vn và FLAC tải từ Fshare.vn (chơi bằng foobar > Wasapi push). Thử nghiệm này dùng chiếc amp/DAC Chord Hugo và tai nghe ATH-AD2000 để thể hiện nhạc chất lượng cao nhất (MQA) từ Tidal phiên bản Windows. Trên album được thử nghiệm là 25 của Adele, cả 2 người nghe đã có thể chỉ ra một cách dễ dàng các đoạn nhạc chơi từ Tidal có chất lượng tốt nhất. Lý do đầu tiên là Tidal có ít tạp âm hơn. Lý do thứ hai là âm nhạc từ Tidal tạo cảm giác "căng" và "rộng rãi" hơn.

    Trong thử nghiệm thứ hai, chúng tôi cho người nghe "tai trâu" so sánh trực tiếp giữa chiếc DAC "cùi" Audioengine D1 chơi nhạc từ Tidal và chiếc iDSD Micro cao cấp hơn để chơi từ Apple Music. Cả 2 đều được dùng với tai nghe Grado RS2e chơi bản High by the Beach của Lana Del Rey.

    [​IMG]

    Có những bản thu âm cũ mà bạn chắc chắn không thể tìm được chất lượng tốt từ các nguồn "lậu". Tidal là câu trả lời.

    Điều ngạc nhiên là Tidal + D1 chiến thắng. Theo mô tả của người nghe, nguồn nhạc từ bộ D1 "trong trẻo" hơn sự kết hợp iDSD Micro và Apple Music. Dĩ nhiên là Grado RS2e không phải là một chiếc tai nghe khó kéo và iDSD Micro không phải là một chiếc DAC tồi (trái lại, đó là một trong những chiếc DAC tạo ra cuộc cách mạng ở tầm trung). Song, chiến thắng của Tidal + D1 cho thấy nguyên tắc bất di bất dịch của âm nhạc: đầu vào là rác thì đầu ra cũng sẽ là rác. Việc đảm bảo chất lượng tốt nhất từ file nhạc cho đến DAC, amp và tai nghe là nguyên tắc bắt buộc nếu bạn muốn có trải nghiệm tuyệt nhất.

    Trải nghiệm nghe nhạc bình thường

    Đáng tiếc rằng gần như tất cả các yếu tố khác của Tidal đều quá... bình thường. Theo đánh giá của người viết với các thể loại Metal, Post Rock và Indie, các danh sách sẵn có hoặc các mục New, Recommended thường không thể phục vụ tốt cho nhu cầu cá nhân, trừ khi bạn là fan của các nghệ sĩ đang "hot" tại thời điểm hiện tại. Với riêng Metal chẳng hạn, khi bạn truy cập vào Genres > Metal, các mục nhạc mới sẽ chỉ bao gồm các nghệ sĩ Metalcore vốn đã trở nên quá nhàm chán. Các danh sách nhạc dạng tổng hợp các nghệ sĩ vĩ đại thường khá đủ "hits", nhưng tổng hợp thời đại thì thường không đủ thỏa mãn.

    [​IMG]

    Sau nhiều tháng sử dụng, Tidal vẫn không thể đưa ra các gợi ý hợp lý.

    Ví dụ, bạn có thể nhìn vào danh sách dành cho thời đại Boyband dưới đây: thiếu rất nhiều bài "hit" quen thuộc và ở dưới còn "thừa" ra những tên tuổi xa lạ như 3T và New Level.

    [​IMG]

    Chất lượng giới thiệu nội dung của Tidal kém cả Apple lẫn Google.

    Như vậy, nhìn chung thì cách thức nghe nhạc bằng Tidal gần như không khác gì so với phong cách nghe nhạc offline trước đây trên iTunes. Bạn sẽ vào kho nhạc, tìm kiếm nghệ sĩ, album, bài hát muốn nghe và nhấn nút play. Nếu muốn, bạn phải tự tạo playlist của riêng mình. Mất đi tính năng cá nhân hóa đã trở thành tôn chỉ cạnh tranh của Apple, Google và Spotify, Tidal chỉ mang đến thay đổi duy nhất là rời kho nhạc offline thành một kho lossless khổng lồ trên mạng.

    Không quá đòi hỏi về tốc độ

    Nhạc lossless từ Tidal không đòi hỏi đường mạng quá đắt tiền. Người viết đã từng sử dụng đường mạng "lởm khởm" tại một khách sạn nhưng vẫn có thể nghe tốt các bài hát mà không gặp hiện tượng chậm giật. Với mạng 20mbps của VNPT, chất lượng trải nghiệm cũng được đảm bảo.

    [​IMG]

    Nhiều tùy chọn bitrate cho người dùng.

    Đáng tiếc rằng câu chuyện với các MV lại trái ngược hoàn toàn. Ngay cả khi không thể đạt đến độ phân giải Full HD, clip trên Tidal vẫn thường xuyên tỏ ra quá chậm trên cả cáp quang VNPT lẫn FPT.

    [​IMG]

    Bạn khó có thể mong chờ độ phân giải cao mà không thể chậm giật.

    Không có ứng dụng di động

    Đây là điểm yếu trầm trọng nhất của Tidal. Dịch vụ của Jay-Z hiện tại vẫn chưa có mặt trên iOS App Store VN. Nói cách khác, khi mua Tidal bạn sẽ chỉ sử dụng được phiên bản trên nền PC Windows và Mac.

    [​IMG]

    Muốn nghe Tidal trên iPhone, bạn phải bằng cách nào đó đổi được iTunes Store sang US.

    Kết luận: Âm nhạc có phải là tất cả?

    Giá quá đắt đỏ và một trải nghiệm thua kém về mọi mặt so với Apple Music hay Spotify là những điểm yếu không thể chối cãi của Tidal. Ngay cả trên khía cạnh kho nhạc, Tidal cũng phục vụ người nghe Việt kém hơn hẳn Apple. Yếu tố vượt trội duy nhất là chất lượng nhạc tuyệt hảo không đòi hỏi download.

    [​IMG]

    Quyết định dành cho Tidal phụ thuộc vào dòng nhạc bạn ưa thích và kinh phí của bạn.

    Xét tới tình trạng nguồn nhạc kém cỏi tại Việt Nam, chỉ riêng thế mạnh này có thể đã là quá đủ để mua Tidal – dĩ nhiên là nếu bạn thích các dòng nhạc có mặt trên dịch vụ của Jay-Z. Tại Việt Nam, chúng ta thường tải các nguồn FLAC không rõ nguồn gốc và do đó hoàn toàn có thể gặp tình trạng "treo đầu dê bán thịt chó": file FLAC convert từ... mp3 hoặc AAC. Mua Tidal để được sở hữu chất lượng lossless mà không tốn công download và lúc nào cũng có thể được đảm bảo về chất lượng là một lựa chọn không hề tồi.

    Do đó, quyết định dành cho Tidal sẽ là sự lựa chọn giữa chất lượng âm thanh và kinh phí cùng toàn bộ các yếu tố trải nghiệm. Apple Music hay Google Music rẻ hơn, tiện dụng hơn, có thể dùng trên di động, lại gợi ý nhạc rất tốt. Nếu có điều kiện, Spotify sẽ mang đến trải nghiệm còn hoàn thiện hơn nữa. Nhưng tất cả các đối thủ đều không thể bằng nổi một góc chất lượng Tidal Hi-fi: nếu bạn là người yêu âm thanh, nếu dòng nhạc bạn ưa thích có mặt trên Tidal, việc bỏ ra khoảng 200.000 nghìn mỗi tháng để sở hữu chất lượng nhạc số cao nhất từ dịch vụ này sẽ là hoàn toàn xứng đáng.

    Nguồn : Vnreview
     
    Last edited by a moderator: 3/10/17
    Tags:
  2. dokien

    dokien Advanced Member

    Joined:
    1/6/06
    Messages:
    735
    Likes Received:
    157
  3. tqv-hcm

    tqv-hcm Advanced Member

    Joined:
    22/4/14
    Messages:
    376
    Likes Received:
    210
    Location:
    TP.Ho Chi Minh

    Với OS bác có thể cài Mconnect để nghe nhạc từ Tidal chứ không phải là không có bác ơi(dùng được cho cả Iphone,Ipad),các bác thử cài, nghe và có thể stream music đến thiết bị khác(Dac hay Music server có chức năng tream) !
     
  4. chauphuong

    chauphuong Advanced Member

    Joined:
    4/4/12
    Messages:
    2.319
    Likes Received:
    1.771
    Bài viết hay nhưng mờ hình như dịch phải ko bác thớt?
     
    Phatnt102 likes this.
  5. Phatnt102

    Phatnt102 Approved Member

    Joined:
    16/10/17
    Messages:
    3
    Likes Received:
    0
    Bài viết hay mà nó dài quá (so với lính mới)
     
Tags:

Share This Page

Loading...