Đĩa CD và nhạc số

Discussion in 'Nguồn phát Digital' started by Mr Jupiter, 14/7/18.

  1. Duong Ad

    Duong Ad Advanced Member

    Joined:
    9/9/18
    Messages:
    132
    Likes Received:
    157
    E đồng ý với Bác. Tuy nhiên Sự thật không phải sự thật nhưng phản ánh 1 nửa sự thật!
     
  2. Duong Ad

    Duong Ad Advanced Member

    Joined:
    9/9/18
    Messages:
    132
    Likes Received:
    157
    GU bác nghe giao hưởng, hòa tấu thì nhạc số rất hợp. Nó chi tiết và sạch sẽ.
     
    nvss likes this.
  3. meotomvn

    meotomvn Advanced Member

    Joined:
    21/12/17
    Messages:
    356
    Likes Received:
    499
    Em và bác đang nói về cách hiểu về file nhạc số và bác nói các hãng làm cd hay nhưng dac dở và ngược lại nên khó so sánh cùng 1 hãng thì bác lại bẻ qua áp đặt cái Tôi và gu nghe là sao bác? Tự dưng bác bẻ lái gắt quá, em né ko kịp.

    Em đưa ra ví dụ các hãng PS Audio, Dcs có thể so sánh cùng 1 hãng được chứ ko bảo các hãng này là số 1. Nhưng em thấy bác chê họ cũng bình thường xong show dàn của bác ra thì cũng kinh đấy. Em chẳng biết bác đã từng xài 2 hãng này chưa mà bảo bình thường. Đồ bác xài cao cấp quá nên 2 hãng này bác chê là phải rồi.
     
    Duong Ad likes this.
  4. Duong Ad

    Duong Ad Advanced Member

    Joined:
    9/9/18
    Messages:
    132
    Likes Received:
    157
    Rất nhiều hãng làm CD hay nhưng làm DAC rời thì dở. Như Esoteric, Wadia bác tìm cho em con DAC rời nào hay. CD nó hay là do nó làm Transport rất tốt, cơ gấu thôi. E cũng ko chê DCS hay Ps Audio, e chỉ nói nó cũng bình thường thôi. Ko phải là chất âm xuất sắc, hãng âm thanh cũng là hãng nhỏ ít tên tuổi. Có điều họ làm PR thôi. Còn em thì giờ qua thời nhạc số và CD rồi. Giờ hầu như chỉ nghe LP thôi. Có lẽ tại em hợp với nó thế thôi! Mạo muội nhờ Bác chụp xin tấm hình dàn Bác đang chơi để a e tiện trao đổi
     
  5. meotomvn

    meotomvn Advanced Member

    Joined:
    21/12/17
    Messages:
    356
    Likes Received:
    499
    Bác ơi, cd chỉ là transport xuống cho dac giải mã, cái dac nó nằm ngay trong cái cdp của Esoteric, Wadia đấy bác ạ. Đầu cd mà ko có dac thì nó đưa tín hiệu nào xuống pre hay amp hả bác?

    Bác còn chưa biết file dsd là gì mà bác bảo qua thời chơi nhạc số, nếu bác nói bác ko thích chơi nhạc số thì em hiểu. Đã chơi LP thì ko thích nhạc số là bình thường. Em tôn trọng gu nghe của bác nhưng cách bác nói qua thời chơi nhạc số nó ko chính xác lắm.

    2 hãng kia, nhất là Dcs mà bác bảo là hãng nhỏ, chất âm ko xuất sắc thì kiến thức và trình nghe của bác quá cao rồi. Em thì thấy 1 hãng được Nữ hoàng Anh trao tặng giải thưởng danh giá dành cho hạng mục doanh nghiệp sáng tạo trong năm 2019 thì phải là hãng lớn và được sở hữu dàn đỉnh của nó là em mãn nguyện lắm rồi. Tất nhiên là Dcs ko phải là số 1.

    Còn dàn của em thế nào thì thôi em xin phép ko show ạ, dàn còi quá, so với dàn bác thì kém quá nên tự ti lắm bác ạ.
     
    kenzoman and Duong Ad like this.
  6. Duong Ad

    Duong Ad Advanced Member

    Joined:
    9/9/18
    Messages:
    132
    Likes Received:
    157
    Bác nói về CD vậy thì em cũng không biết nói tnao với Bác. Thôi bác tự tìm hiểu Transport hay DAC quyết định chất âm nhiều hơn. Còn em nói với Bác là cùng 1 tầm tiền 50tr thì CD của Esoteric, wadia rất nhiều con nghe được. Nhưng DAC rời thì có con nào hay DP07x, Wadia 322??? E đang nói là DAC rời ko phải DAC tích hợp.
    Còn hôm nào Bác thích e chuyển cho Bác ổ cứng 8T có vài nghìn Album DSD cho Bác thưởng lãm. Kaka
    Còn vụ DCS hay rất nhiều hãng "highend" khác bác cứ đọc lịch sử của nó. Bn năm, bề dày lịch sử. Còn mấy cái danh hiệu, trao tặng cũng làm màu PR thôi Bác ạ. Bác biết Thanh Tùng với Audio Hoàng Hải thì hỏi Dương xem họ biết ko? Có buổi nào trình diễn thử của DCS là ko có mặt em ko?
     
    hhiepbi likes this.
  7. meotomvn

    meotomvn Advanced Member

    Joined:
    21/12/17
    Messages:
    356
    Likes Received:
    499
    Bác nói về CD thế thì em cũng chịu luôn, ko thể nói gì thêm nữa. Ở trên bác nói ko biết file nhạc trên trang nativedsd.com là file gì, chất lượng ra sao mà giờ lại nói có vài nghìn album dsd thì mâu thuẫn quá bác. Mà đúng là bác ko hiểu về nhạc số thật, bác có nghĩ là vài nghìn album dsd đấy hết 95% là file đểu ko? Đừng nói với em là nhạc Việt bác cũng có cả nghìn file dsd nữa nhé bác.

    50tr mà mua DAC rời hay thì vô vàn lắm bác ơi. Mà thôi bác cứ chơi LP đi, chứ chơi nhạc số mà bác hoàn toàn ko biết gì về nó mà dính vào thì shop vẽ cho nghèo luôn.
     
    JupR74 likes this.
  8. phongvan2000

    phongvan2000 Advanced Member

    Joined:
    23/10/09
    Messages:
    351
    Likes Received:
    282
    Các bác tranh luận làm gì nhiều, mọi thứ các bác đang tranh luận chỉ là ngộ nhận
    “Giải mã” một vài sự thật về đĩa than và CD

    nguồn https://tapchihifi.com/giai-ma-mot-vai-su-that-ve-dia-than-va-cd/

    “Đĩa than tốt hơn vì nó là analog”, “âm thanh đĩa than hay hơn CD”, đó chỉ là một vài trong số rất nhiều ngộ nhận về chất lượng của đĩa than và CD hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm mặt vài ngộ nhận về hai loại hình này.

    Ngộ nhận 1: CD là nhạc số, và tín hiệu số (digital) thường được biểu hiện dưới dạng đồ thị gồm đường thẳng lên xuống do bị ngắt quãng liên tục, bởi tín hiệu số gồm bit 0/1.
    Trong khi tín hiệu đĩa than, hay tín hiệu analog (tín hiệu liên tục) thường được biểu hiện dưới dạng đường cong hình sin. Trên thực tế, tín hiệu digital vẫn được dẫn truyền dưới dạng sóng liên tục (analog). Thậm chí, tín hiệu được gọi là digital trên thực tế vẫn không khác analog là mấy
    Khi tín hiệu digital được truyền đi ở một khoảng cách ngắn (trong mạch tích hợp, trên motherboard của máy tính), tín hiệu đó được gọi là tín hiệu digital, nhưng nếu kiểm tra dạng sóng bằng máy oscilloscope có thể thấy không chỉ có hai mức điện áp khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn vẫn là digital và mạch vẫn xử lý như tín hiệu digital thông thường. Việc truyền tải tín hiệu thuần digital là điều bất khả thi. Để làm như vậy cần một xung năng lượng vô hạn để tạo ra các hàm bậc thang. Yếu tố hạn chế ở đây chính là “tải” và kênh truyền dẫn, cả hai đều có điện trở, điện dung và điện cảm khiến cho ngay cả tín hiệu rất đột ngột cũng trở nên “mịn” hơn một chút. Khi tín hiệu số được truyền đi một khoảng tương đối dài, đôi khi chúng được “mã hóa” thành analog carrier (tức tín hiệu digital được mã hóa dưới dạng analog). Có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện điều này, chẳng hạn như điều tiết tần số, biên độ, pha hoặc kết hợp cả 3 với nhau. Thậm chí có thể có nhiều lớp mã hóa để triển khai các tính năng như phát hiện lỗi và sửa lỗi. Vì vậy, nếu kiểm tra tín hiệu được truyền đi, bạn sẽ thấy tín hiệu ấy là tín hiệu analog, nhưng thông tin ẩn trong đó là tín hiệu digital được mã hóa.

    Ngộ nhận 2: Tất cả đĩa than đều là analog Sự thật là một vài bản thu đúng là analog, nhưng không phải tất cả, nhất là giai đoạn mấy năm gần đây. Chắc chắn một điều, đĩa than đúng là analog, nhưng bản thu lại là chuyện khác. Trong quá trình thu âm có rất nhiều công đoạn cần xử lý digital, và không phải nghệ sĩ nào cũng có điều kiện thu âm và chỉnh sửa trên băng, đĩa analog. Vì thế, với những đĩa than ra mắt trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây, rất có thể chúng là sản phẩm từ một bản thu digital. Quan trọng hơn cả, không phải cơ sở làm đĩa nào cũng có đủ điều kiện để xử lý một bản thu analog

    Ngộ nhận 3: Cả CD và đĩa than đều có thể dùng chung một bản master
    Trừ trường hợp của những CD rất cũ và một vài ấn bản đĩa than cực mới, rất hiếm có trường hợp một bản master dùng được cho cả hai. Thời đĩa CD mới ra mắt, đúng là có chuyện dùng chung nhưng thường chất âm không được như ý muốn. Ngày nay, một số ban nhạc indie cũng vì thiếu kinh phí mà làm đĩa than từ bản master của CD, tất nhiên, chất lượng cũng không cao. Nhưng nếu biết cách làm chuẩn thì bản master sẽ rất khác, có thể dùng cho cả hai sau khi cân nhắc hạn chế của CD và đĩa than.
    Đĩa than có hạn chế về mặt vật lý như rãnh đĩa phải thật rộng hoặc thật sâu. Do đó ngoài đời, người ta phải can thiệp rất nhiều vào quá trình xử lý tín hiệu cho đĩa than – dải trầm chuyển thành mono, dải cao bị thu hẹp theo hình elip để tránh hiện tượng sibilance, độ động (dynamic range) cũng bị thu hẹp lại môt ít. Vì thế, cùng một bản nhạc nhưng sẽ có hai bản thu khác nhau cho đĩa than và CD. Rất nhiều thứ mà mọi người cho là hiệu ứng của “thuần analog” như sự ấm áp, âm thanh có lực… thực chất là kết quả từ quá trình master.
    Độ động của CD trên lý thuyết cao hơn so với độ động thực tế của đĩa than, nhưng vì cuộc chiến âm lượng (loudness war – cụm từ ám chỉ cuộc chiến suốt nhiều thập kỷ của giới nghệ sỹ và nhà sản xuất hòng phát hành được những album với âm lượng lớn nhất có thể), độ động bị cắt giảm đi rất nhiều. Trong khi đó, đối với đĩa than, người kỹ sư âm thanh với kỹ năng mastering cực tốt có thể khiến các bản thu trở nên có lực hơn rất nhiều dù rằng độ động của đĩa than không thể tăng thêm được.

    Ngộ nhận 4: Đĩa than nghe hay hơn vì nó là analog Nếu như cartridge có đầu kim nhỏ chỉ bằng cỡ một nguyên tử, không bao giờ bị mòn, không bao giờ chạm vào đĩa, nếu như rãnh đĩa chỉ có đúng một độ rộng duy nhất và nếu như tất cả các sai số vật lý khác đều biến mất, hiển nhiên điều này đúng. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa ai đủ khả năng giải quyết được các vấn đề như dải âm trầm cần rãnh đĩa quá rộng nên kim không thể di chuyển ổn định, hay như hình dạng của mâm xoay khiên âm thanh của đoạn thu ở rìa ngoài bao giờ nghe vẫn hay hơn các đoạn ở gần tâm đĩa than.

    Đôi lúc đĩa than nghe sẽ hay hơn, đôi lúc CD nổi trội hơn, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào: 1. Định nghĩa thế nào là “hay hơn” và 2. Bản thu được thực hiện như thế nào.
    ( Đối với cá nhân quan điểm của riêng minh, với trình độ mài đít 4 năm ở nhà một nhà giáo ưu tú về nhạc cụ dân tộc, cụ thể là cây đàn Tranh thì
    " Hay Hơn - Có nghĩa là càng thật hơn " )
    Sở dĩ nhạc số phải chịu định kiến không hay bằng đĩa than là vì thời kỳ đầu, chất lượng của các thiết bị digital rất tệ, đồng thời nhiều hãng ghi âm lại dùng bản master của đĩa than để làm đĩa CD, khiến người nghe không thể phát huy hết các ưu thế của CD như độ động lớn hay méo tiếng thấp…
    Đến những năm 80 lại xuất hiện cuộc chiến âm lượng khiến người ta thi nhau cắt độ động để bản thu có âm lượng lớn hơn.
    Nếu như chỉ để nghe một vài bài qua radio thì điều này không vấn đề gì, nhưng cả album đều bị ảnh hưởng khiến chất lượng CD thật sự đáng thất vọng (mà lỗi ở đây là do người làm thu âm chứ không phải do CD). Chưa kể rất nhiều đĩa than chất lượng tốt là những đĩa than cũ, từ thời chỉ những kỹ sư âm thanh thực thụ, làm việc cho những studio lớn với máy móc, công cụ hi-end mới có thể làm được đĩa than.
    Với nhiều yếu tố như vậy, hiển nhiên niềm tin đĩa than tốt hơn CD cứ thế kéo dài cho đến ngày nay. Vậy, sự thật của ngộ nhận đĩa than hay hơn CD là như thế nào? Đĩa than không bao giờ nghe hay hơn CD, mà đúng hơn là âm thanh từ hai loại đĩa này nghe sẽ rất khác nhau.
    Khi tranh luận về analog và digital, mọi người thường đơn giản hóa vấn đề và nói rằng đĩa than nghe hay hơn vì nó là analog, analog nghe thuần chất tự nhiên và trung thực hơn. Nhưng sự thật là cho dù nó là analog và là dạng tín hiệu liên tục, quá trình cắt đĩa than lại khiến cho âm thanh của nó kém trung thực hơn ta tưởng rất nhiều.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Để minh họa tại sao Hi-Res Audio có chất lượng âm tuyệt vời hơn MP3, hãy cùng so sánh tỉ lệ bitrate.
    MP3 có chất lượng cao nhất sở hữu bitrate 320kbps, trong khi một bản Hi-Res Audio 24bit/192kHz là 9216kbps; CD âm nhạc là 1411kbps.

    Bitrate là một thuật ngữ chỉ khối lượng dữ liệu được truyền trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng, những đơn vị dùng để đo lường bitrate thường là kbit/s (kilobit trên giây) và Mbps (megabit trên giây). Dù sử dụng đơn vị nào, con số bitrate càng cao càng tốt, đem lại tốc độ hoặc chất lượng cao.
    [​IMG]

    Do đó, Hi-Res Audio 24bit/96kHz hoặc 24bit/182kHz mô phỏng âm thanh tiệm cận với chất lượng âm tạo ra từ chính các nhạc sĩ, kĩ sư trong studio. Trong một số trường hợp, có thể chính là bản âm thanh được ghi âm lại, chúng được gọi là “Studio Masters”.
     
    Last edited: 5/9/19
  9. meotomvn

    meotomvn Advanced Member

    Joined:
    21/12/17
    Messages:
    356
    Likes Received:
    499
    Cái này em đọc rồi bác ạ, họ viết dài dòng như thế nhưng tóm lại thì vẫn là cd ko truyền tín hiệu digital chứ truyền tín hiệu nào? Còn các mục khác chỉ là gu nghe của từng cá nhân thôi. NGỘ NHẬN chỉ dành cho những ai mới bắt đầu chơi, nghe nói cái nào hay hơn thì chơi cái đó, trong khi cái mình thích và phù hợp thì lại bỏ qua.
     
  10. Duong Ad

    Duong Ad Advanced Member

    Joined:
    9/9/18
    Messages:
    132
    Likes Received:
    157
    Thề là e ko biết trang đó thật! Em toàn mua nhạc và nhờ a em copy thôi. Nhạc thì cũng có file này file kia. Đã từng nghe file DSD rồi nhưng lại ko thích bằng PCM 44,1. Thế mới khổ thân Tôi!
    Đang so sánh CD và DAC cùng hãng.
    Thôi các bác cứ tranh luận. E thì vẫn đang nghe tất cả từ Streaming (nhạc mới), nhạc số (album mình ko có cd), Cd và LP. Hiện tại thì LP nghe nhiều nhất.
     
  11. nguyenrau2007

    nguyenrau2007 Advanced Member

    Joined:
    14/4/15
    Messages:
    269
    Likes Received:
    413
    Tks các bác đã chia sẻ những kiến thức rất quý báu cả thực tế lẫn lý thuyết, sorry chủ thớt vì mình đã lỡ góp phần nhỏ làm cho thớt sôi động thêm - hoặc nóng thêm, bài viết của bác phongvan2000 : https://tapchihifi.com/giai-ma-mot-vai-su-that-ve-dia-than-va-cd/ cũng là 1 ý kiến, 1 khía cạnh của người viết, có thể dịch từ 1 bài viết nào đó ở nước ngoài...nhưng audiophiles không phải ai cũng nghĩ vậy vì nó nặng lý thuyết hơn là thực tế, cuối cùng digital cũng phải chuyển qua analog mới nghe được đấy thôi, cái nào không có ưu điểm nó sẽ tự tuyệt chủng hoặc ngừng phát triển, hậu sanh khả úy là điều bình thường, nhạc số ngày nay khác xưa và hay hơn rất nhiều nhưng giá như ngày xưa mà nó hay sẵn thì bây giờ chúng ta sẽ đỡ tốn kém hơn
    Good day
     
  12. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.906
    Likes Received:
    2.580
    E cũng đọc rồi. LP gần đây nhạc Việt đúng là tiêu hóa không nổi do làm cẩu thả thậm chí in từ CD cũ và tạo hiệu ứng analogue. Nhưng với những album LP đúng nghĩa những năm 1980 về trước và của "tây" thì dù CD cũng ấn hành tại thời điểm đó cũng chỉ dc tầm 7/10 so với LP về âm thanh. Nói về công nghệ thì google ta ra ngay bác, với những ai chịu khó nghiên cứu chút kt là đủ hiểu cơ bản về bản chất kt.
    Ref: phải nói 1 điều là hầu như các tác phẩm âm nhạc giá trị, ca sỹ, nghệ sĩ huyền thoại với những tác phẩm cũng...huyền thoại toàn từ trước năm 1985! Sau này âm nhạc toàn theo trường phái, thị hiếu mới mà gần như "nhìn" nhiều hơn nghe, do đó việc đầu tư ra album cực sơ sài và ít có tính giá trị nghệ thuật cao kể cả tây lẫn ta (họ chỉ chăm chú biểu diễn ở sân vận động để kiếm $). Chính vì lẽ đó mà những người như bọn e luôn tìm lại những lp, cd cổ ngoài nghe còn cất giữ vì sẽ không bao giờ còn có dù bất cứ ai có muốn cũng o thể sx lại dc nữa mà chỉ có tái bản. Nên file số những album này tuy đưa lên máy đo có thể bit cao hơn nhưng chỉ là "gỉa lập" lại mà thôi. Còn như e nói các tác phẩm cũ nhưng do nghệ sỹ đương thời bây giờ chơi thì... khỏi bàn về kt, ai qua dc accardo, mutter, ricci chơi violin,....(e ví dụ thôi). Còn gu nghe là tùy, nhưng cá nhân e chỉ nghe những nghệ sỹ trong quá khứ với tác phẩm của họ, còn nghệ sĩ thời nay thì... thôi. E nghĩ chắc không ít người như e.
    Có thể e cũng rơi vào trường phái "ngộ nhận"! ;)
     
    Last edited: 5/9/19
  13. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.943
    Likes Received:
    1.879
    Mình tặng bạn một nút Like cho phần trích dẫn từ tạp chí HiFi.com .
    Bản thân mình không thích tranh luận vì mình nghe nhạc là hưởng thụ , không tìm tòi nhiều về kỹ thuật .
    Thời CD mới ra đời , mặc dù hồi đó chơi con CD rất chiến đấu của Sony mình thấy đĩa nhựa Vinyl nghe hay hơn , mượt mà hơn CD trong khi CD nghe khô cứng hơn , gắt hơn .Mâm quay đĩa là AR sản xuất 1970 , kim Shure 75-tupe II cũng sx 1970 .
    Năm 90 bán hết đĩa nhựa chuyển hết sang CD vì dễ mua , dễ bảo quản , không bị tiếng lộp bộp , lạo xạo của Vinyl
    Ngày hôm nay thì mình thấy CD nghe hay hơn - chỉ là ý cá nhân thôi - do nghe quen CD từ 1990 .
     
  14. trung224

    trung224 Advanced Member

    Joined:
    24/9/15
    Messages:
    465
    Likes Received:
    764
    @hhiepbi: Bác ngộ nhận hơi quá về âm nhạc rồi. Bác đưa ra ví dụ về nhạc cổ điển thì em xin dẫn chứng luôn vì em là người gần như chỉ nghe nhạc cổ điển (thỉnh thoảng đá gà sang pop nước ngoài hoặc nhạc trẻ Việt). Đúng là với một số tác phẩm thiên về lãng mạn và anh hùng (tác phẩm của Brahms, Beethoven, Bruckner, Mahler, Shostakovich, Tchaikovsky), những nghệ sĩ ngày xưa trội hơn ngày nay nhiều, đơn giản là vì đa số họ đều từng trải nghiệm những khó khăn, mất mát tại những thời điểm không lấy gì làm hay ho của lịch sử (chiến tranh thế giới 1 hoặc 2, những cuộc diệt chủng người do thai, một số sự kiện nhạy cảm khác) nên họ có những thứ cảm xúc mà những nghệ sĩ ngày nay, sinh ra trong hòa bình, ổn định không có. Những ngoài những thứ đó, vẫn có rất nhiều bản thu thành công ngày nay, đặc biệt là những nhạc phẩm thời baroque, hay Mozart, Haydn, Schubert mà ngày xưa chẳng thể nào sánh được. Với lại Accardo, Mutter , Ricci chỉ là tier 2 trong số violinist thôi bác, tier 1 phải là Oistrakh, Heifetz, Milstein, Kogan, Menuhin (trước 40 tuổi), Kreisler.

    Em đồng tình với bác chuyện tìm lại LP cổ, tuy nhiên sẽ quá hạn hẹp nếu bác bỏ qua những LP mới tái bản, cụ thể là LP của hãng Analogue Productions hay The Electric Recording Company. Chất lượng LP của hai hãng này là số zách luôn, đắt nhưng sắt ra miếng. Còn chuyện CD cổ thì bác hơi bị ngộ nhận quá, hoặc bác đang chỉ dùng nhạc việt để đánh giá. Em không rõ về CD cổ nhạc Việt thế nào chứ CD cổ về nhạc cổ điển không thể nuốt trôi được, tiếng mỏng và bè bè thiếu tự nhiên là điều thường thấy (so sánh với kiểu âm thanh dàn nhạc chơi ở khán phòng và LP). Có một thực tế là phải đến đầu những năm 90s thì các ông kĩ sư âm thanh mới bắt đầu thành thạo việc thu âm và mastering cho digital cũng như việc các thiết bị master/thu âm digital thời đầu còn quá sơ khai, nên các bản remaster về sau đều khá hơn bản đầu tiên được chuyển từ analog. Có một số rất nhỏ ngoại lệ là một số bản thu AAD đời đầu, tuy nhiên không phổ biến
     
    TrueHD and HoanComf like this.
  15. Hoang_Anh

    Hoang_Anh Advanced Member

    Joined:
    24/4/18
    Messages:
    2.884
    Likes Received:
    1.997
    Location:
    Sài gòn
    Bản thân chất lượng mạch DAC và mạch chuyển đổi analog-digital thời kỳ đầu cũng ko tốt bằng bây giờ (kể cả của phòng thu và người tiêu dùng). Nên khâu master cho các thiết bị ngày ấy ít khi nghe hay như bây giờ master lại.
     
  16. trung224

    trung224 Advanced Member

    Joined:
    24/9/15
    Messages:
    465
    Likes Received:
    764
    Thật ra chất lượng remaster còn phụ thuộc vào người kĩ sư âm thanh nữa lẫn tâm sức họ bỏ vào nữa. Nếu người kĩ sư không đủ giỏi hoặc bị ép vào một số thứ không tốt kiểu "loudness war" thì dù thiết bị tốt hơn cũng chẳng ra được bản master tốt đâu.

    Kinh nghiệm của em với dòng nhạc cổ điển là nếu đĩa có nguồn gốc analog thì đĩa thời đầu 80 là kém nhất, bản remaster đầu tiên của các bản thu kinh điển làm vào những năm 90 khá tốt. Những bản remaster mới đây cho HiRes hoặc DSD thì mới gọi là đạt tiêu chuẩn. Đĩa thu mới (nguồn gốc digital) thì càng gần đây chất lượng thu âm càng cao. Còn với các dòng nhạc khác thì không rõ.
     
    HoanComf likes this.
  17. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.906
    Likes Received:
    2.580
    Thế mới nói GU bác à! Bản thu ban đầu không thể thay đổi được, bản SX tái sau này được "ủn" lên phân giải cao theo "gu tai" mấy ông kỹ sư phòng thu hiện đại. E thích nghe bản năng gốc, bác thích chân dài phẫu thuật thẩm mỹ. :)
     
    nguyenrau2007 likes this.
  18. nguyenrau2007

    nguyenrau2007 Advanced Member

    Joined:
    14/4/15
    Messages:
    269
    Likes Received:
    413
    Theo mình thì thời trước đó do trình độ khkt, các thiết bị nhạc cụ trình diễn cũng như thu âm còn hạn hẹp nên có thể sx ra các sản phẩm nghe khác live nhiều, nhưng chất giọng ca sĩ họ toát lên được cái hồn của bản nhạc, sự phối hợp trình diễn live ngày xưa vẫn đẳng cấp hơn, giọng ca sĩ sau này được hỗ trợ quá nhiều do thiết bị, đa số sáng tác thì theo xu hướng thị trường, nghe xong quên ngay và luôn mặc dù trình diễn và thu âm rất trong, chi tiết, tách bạch, nhưng những ca khúc bất hủ tồn tại mãi theo thời gian nay còn đâu, mình chưa thấy bài nào thay thế được ? Quan điểm của riêng mình là nên thưởng thức nhạc thay vì nghe giải trí, về âm nhạc những gì khó khăn lắm mình mới đạt được như ý bao giờ cũng trân trọng và đáng quý hơn
     
    hhiepbi likes this.
  19. Hoang_Anh

    Hoang_Anh Advanced Member

    Joined:
    24/4/18
    Messages:
    2.884
    Likes Received:
    1.997
    Location:
    Sài gòn
    Vẫn khác nhau nhiều đấy ko phải đơn giản là "ủn" lên đâu.
    Bản thu gốc sẽ phải thu nhiều track riêng biệt cho từng nhạc cụ, ca sĩ. (Dẫu analog hay digital đều làm cách này).
    Sau đó ông biên tập mới mix theo nhu cầu của đa số người nghe (Cho dễ bán chạy). Và lưu thành một file stereo 2 kênh và tạo thành bản master để phát hành qua các phương thức như dập CD (ngày xưa), hay internet (ngày nay phổ biến)
    Khâu mix này quyết định "hay- dở" rất nhiều. Bác nào rành món compressor, expand, limited sẽ biết tại sao nó bóp chết dynamic range và làm nhiều bản mix nghe cứ như đập vào tai. Hires chỉ giúp bản phát hành ít mất thông tin hơn so với chuẩn 16bit 44.1khz cũ thôi (nhãn hires cũng giúp bán chạy hơn). Cái tạo nên sự khác biệt vẫn là khâu mix - remastered này.
    Nên một số hãng thu âm lớn họ có thể lấy trong kho các bản thu gốc đa kênh chưa qua chỉnh sửa, làm lại. Hay hơn rất nhiều.
    Vì vậy với một số album làm lại một cách công phụ, việc kiếm và nghe bản remastered rất xứng đáng.
     
  20. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Bác làm mình nhớ lại cụ Nguyễn Ánh 9 !
     
    hhiepbi and fubar like this.
  21. chauphuong

    chauphuong Advanced Member

    Joined:
    4/4/12
    Messages:
    2.319
    Likes Received:
    1.771
    Bác nói chuẩn. Remaster cơ bản nghe hay hơn nhiều, rõ ràng, mạch lạc, cảm xúc, và ko/ít bực mình (vì mấy cái thứ rè, xoẹt do hạn chế kỹ thuật ngày xưa). Còn những người thích rè, mờ, lép bép của "ngày xưa" thì tùy.
     
    Hoàng Trúc, trung224 and kenzoman like this.
  22. Bluestar2010

    Bluestar2010 Advanced Member

    Joined:
    30/6/14
    Messages:
    133
    Likes Received:
    110
    E rất mong tất cả các cụ sang chơi hết file nhạc số cho e nhờ, khi đó dạng sản phẩm cứng hay còn gọi hardcopy sẽ như rác, e hót hết luôn. Chứ giờ nó ngày càng đội giá vô tội vạ! :D
     
    hhiepbi, kenzoman and Duong Ad like this.
  23. fubar

    fubar Approved Member

    Joined:
    5/3/18
    Messages:
    45
    Likes Received:
    28
    Trao đổi về đĩa CD và nhạc số của các bác thì theo mình nên giống như tâm sự của nhạc sỹ Trúc Phương trong tác phẩm Hai lối mộng :).
    “Nhưng nếu còn đẹp vì nhau
    Xin nhẹ đi vào sầu
    Gợi thương tiếc nhiều đau bấy nhiêu
    Mình chia tay đi nhé
    Để chốn nao với chiều mưa gió lộng
    Ta dừng vui bến mộng”
     
  24. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.906
    Likes Received:
    2.580
    Remaster cho sắc cạnh (chi tiết hay không nó mang tính... cảm tính vì bản thân sp gốc nó chỉ có thế, giờ nội suy cho nó tăng phân giải vô tình làm mất chất gốc bản thu- e thấy ngày xưa thu nó bỏ micro lòng thòng từ trên trần xuống chung cho cả dàn giao hưởng mà), hay thì e không bàn vì khẩu vị thôi và bản thân chúng ta cũng nghe theo tai của kĩ sư phòng thu mà. E nghe tiếng violin bản cổ nó khác bản bây giờ mới nghe chắc nhiều bác khen hay hơn bản cổ nhưng e thì theo "cổ" nên chỉ thích nghe CỔ :). Nên bàn luận chắc o đến đâu cả, nhưng có điểm là sẽ có thêm kiến thức về nhạc số và kỹ thuật, thuật toán trong file số, thực sự bổ ích. Tk
     
  25. chauphuong

    chauphuong Advanced Member

    Joined:
    4/4/12
    Messages:
    2.319
    Likes Received:
    1.771
    Remaster đâu phải cho sắc cạnh bác. Nhưng mà ai thích như nào thì tùy, mình nghe cho mình thôi.
     
    trung224 likes this.
Tags:

Share This Page

Loading...