Đĩa CD và nhạc số

Discussion in 'Nguồn phát Digital' started by Mr Jupiter, 14/7/18.

  1. Vusang

    Vusang Approved Member

    Joined:
    12/2/19
    Messages:
    27
    Likes Received:
    12
    Location:
    Nam định
    Bác mà nghe hết lượt rồi quay lại thì phải nửa năm bác nhỉ?
     
    lenamvl likes this.
  2. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.943
    Likes Received:
    1.879
    Chính xác. Mình có khoảng 1200 CD sx tại Mỹ
     
    Vusang likes this.
  3. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.722
    Likes Received:
    1.142
    Tức là bác đang có 1200 cái đĩa Nhạc Số đc lưu giữ ở định dạng CD, chuẩn 44.1Khz 16bit.
     
  4. chauphuong

    chauphuong Advanced Member

    Joined:
    4/4/12
    Messages:
    2.319
    Likes Received:
    1.771
    Ngang cái ổ cứng 1Tb thì phải.........
     
  5. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.722
    Likes Received:
    1.142
    Bác nhẩm nhanh thế, chắc bác cũng chơi Rip CD và Hires rồi.
    Hires chuẩn 192Khz32bit, 1 đĩa LP 42minus chuyển sang là tòm tèm 1G.
     
  6. an1234

    an1234 Advanced Member

    Joined:
    21/3/12
    Messages:
    746
    Likes Received:
    1.087
    Location:
    GÒ CÔNG quê hương TRƯƠNG ĐỊNH
    Các bác bàn luận giữa chơi file và cd rôm rả quá, sao các bác không làm 1 cuộc so giữa 1 đầu cd và 1 nguồn phát file (nhạc số) giá tầm 50 chai xem như thế nào?
     
  7. elixir

    elixir Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    189
    Likes Received:
    35
    Cũng chẳng phải test làm gì!
    Trước đây, thời CD thịnh hành thì các nhà sản xuất vẫn làm các transport và DAC rời. Transport cũng giống đầu CD nhưng không có bộ giải mã, mà chỉ cấp tín hiệu qua optical hay coaxial sang để DAC giải mã. Trong cùng 1 hãng thì giá transport+DAC rời cao hơn các đầu CD do họ làm ra rất nhiều, không được hướng cho người sử dụng bình dân.
    Ngay nay giá DAC đã xuống rất thấp để người nào cũng có thể sử dụng được. Khác với CD, DAC vẫn đang tiếp tục được phát triển. Những chíp DAC mới bây giờ có độ phân giải cao hơn những chip DAC thời CD rất nhiều. Không chỉ như vậy, chất lượng tín hiệu nhạc analog do chúng cung cấp cũng cao hơn rất nhiều.
    Nếu lấy cái định dạng nhạc Hi-Res (nhạc số có độ phân giải cao) thì đầu CD không thể đọc được, trong đó có các định dạng DSD đang được coi có thể nhại lại giống nhạc analog!
     
    Last edited: 1/1/21
    Maidanhan likes this.
  8. elixir

    elixir Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    189
    Likes Received:
    35
    Đầu năm chỉ nói thuần túy kỹ thuật.
    Đầu CD - và sau này thêm các loại đầu đọc đĩa quang khác - theo cách đọc và xử lý dữ liệu có thể chia làm 2 loại.
    Loại đọc với tốc độ x1, được rất nhiều ô đi ô phai lơ ngưỡng mộ và lựa chọn, chỉ đọc cái đĩa CD đúng 1 lần. Đọc đến đâu cấp luôn dữ liệu cho phần xử lý số để chuyển tiếp thành tín hiệu tương tự. Do khả năng của mắt đọc, đi ốt laser lúc mới thì khỏe, cũ rồi thì già, yếu; thấu kính sạch thì truyền và hội tụ tia laser chiếu và phản xạ lại tốt, còn thấu kính bị bụi, bị tia laser đốt lâu mờ dần thì tia laser sẽ không còn được truyền như lúc mới. Rồi đến mặt đĩa CD sạch, không bị bụi, không bị xước thì sẽ đọc được gần đúng hết các tín hiệu số 0011001,... nếu không thì rất nhiều con số này hoặc bị đọc sai, hoặc không đọc được. Do chỉ đọc đúng 1 lần nên vùng con số này được xếp thành lỗi. Tùy nhà sản xuất sẽ có các thuật toán sửa lỗi để đưa ra các con số suy đoán thay thế mấy số lỗi. Tùy lỗi nhiều và cách sửa lỗi mà đoạn nhạc ấy nghe giống nhạc gốc đến đâu. Lỗi nhiều quá thì đa số đầu sẽ cho phát ra tiến xoẹt, xoẹt hay nhắc đi nhắc lại đoạn nhạc ngắn. Nhiều quá thì tất nhiên chúng báo lỗi, không đọc đĩa.
    Còn có loại đọc với tốc độ cao hơn x1, từ x2 trở lên, mấy cái đầu đời cuối lên đến hơn x50. Loại này bị các ô đi ô phai lơ chê, nhưng chúng lại có ưu điểm do tốc độ đọc nhanh hơn tốc độ phát nhạc nên chúng có thể đọc đi, đọc loại đoạn lỗi cho đến khi đạt giới hạn của nhà sản xuất đặt ra. Dữ liệu các lần đọc được ghép lại với nhau để cố tạo ra dãy dữ liệu tốt nhất, ít lỗi nhất. Do cách đọc như vậy nên loại này ít lỗi hơn loại trên - giống như đầu đĩa CD hay DVD vi tính để đọc dữ liệu với sai số cho phép chỉ 1 x10 mũ -12 số bits. Nếu vẫn có lỗi thì chúng cũng áp dụng các thuật toán sửa lỗi để khôi phục dữ liệu.
    Dữ liệu của rất nhiều files nhạc số cũng được rip từ đĩa CD. Tùy công nghệ mà có thể theo cách đọc x1 và cách này vẫn được các ô đi ô phai lơ đánh giá cao nhờ sửa lỗi, giúp nhạc mới khác được nhạc cũ để tạo ra thứ tiếng khá riêng biệt. Còn loại thứ 2 đọc theo dữ liệu vi tính, độ sai sót rất nhỏ nhờ cách đọc đi, đọc lại đã mô tả ở trên. Nhạc nghe giống nhạc gốc hơn.
    Khi phát lại thì hầu như dữ liệu số được phát đi với sai số cũng cực nhỏ, nhưng nhược điểm của nhạc số - kể cả nhạc số trên đĩa CD - là sự trễ gây ra nhiễu jitter. Thì tùy cách xử lý của DAC trong đầu CD hay DAC rời mà có thể giảm được ít hay nhiều hơn giữa chúng với nhau.
    Đó cũng là lý do ở trên em đề nghị không test làm gì.
     
    Last edited: 1/1/21
  9. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.722
    Likes Received:
    1.142
    Cái đặc trưng nhất của Digital là 0 và 1 cũng đồng nghĩa là chỉ có 2 trạng thái Có hoặc Không Có, khg có trạng thái trung gian tín hiệu nhiều hoặc yếu ít....
    Do đó đọc đc thì motor Spindle quay, khg đọc đc vì bất luận lý do gì, motor Spindle ngừng... Cho nên đã đọc đc thì đồng tín hiệu đó như nhau, chất lg tín hiệu giải mã lúc này phụ thuộc vào Clock, vào DAC vào Opam, tube buffer...

    Chúc mừng năm mới Dương lịch 2021 các member nghiêm túc của 4R
     
  10. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    373
    Likes Received:
    662
    Location:
    Hà Nội
    Năm mới chúc các bác thành viên Vnav mạnh khoẻ và nhiều may mắn.

    Quay lại chuyện cũ, chủ đề cũ CD và nhạc số, topic này thật ra đã ngã ngũ việc bình luận ở thời điểm hiện tại thì nhạc số hay hơn, ưu điểm hơn và là xu hướng tất yếu của nhân loại rồi (ko phải chỉ người nghe nhạc thuần túy nữa).

    Do bị trôi bài mất đâu khoảng 5 tháng nên các bài gần đây đã bị mất nên các bác member mới ko đọc được. Nên các bác thay vì nghe ngóng lại cứ mạnh dạn chơi số, chơi online, khai thác các công nghệ trực tuyến mới nhất để ko bị chậm và đi vào lối cũ nưã.

    Tham khảo:
    https://vnav.vn/threads/nguon-nhac-so-yeu-to-quyet-dinh-cua-chat-luong-am-thanh.74700/
     
    daonguyenvan likes this.
  11. elixir

    elixir Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    189
    Likes Received:
    35

    1 hay 0 là mức tín hiệu điện, mức thế nào là 0 hay thế nào mới là 1 thì không phải đúng là 5v hay 0v, mà có đủ các mức trung gian và họ thường quy định vùng nào của điện áp là con số nào trong 0 và 1. Lỗi đọc được nó nằm ở chỗ đó.
    Các phép toán để sửa lỗi cũng là các thủ thuật khác nhau từ các con số trước đó - có thể cả sau đó - rồi suy luận ra các con số nghi là lỗi hay không đọc được.
    Đọc files dữ liệu - cả ở đĩa quang, đĩa từ hay băng,... có yêu cầu khắt khe hơn về tỷ lệ lỗi, nên mới có cách đọc đi, đọc lại đến số lần quy định mà không được mới ngừng lại. Cũng với file số liệu thì sau sửa lỗi là số bits lỗi cao hơn tỷ lệ 1/10 mũ 12 người ta coi cái file ấy lỗi, không sử dụng được. Với audio thì không bị khắt khe như vậy, nên mới có hiện tượng nhạc khôi phục, hay đọc lại giống nhạc gốc đến đâu là do cách chứa và cách đọc dữ liệu -> việc suy luận ra các con số đúng hay sai đến đâu.
    Tất cả điều em viết này chỉ thuần về truyền dữ liệu.
     
  12. fanofeminem

    fanofeminem Advanced Member

    Joined:
    23/11/11
    Messages:
    226
    Likes Received:
    298
    Nên chơi luôn kiểu 2 cho đỡ mất thời gian.
     
  13. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.722
    Likes Received:
    1.142
    Đúng rồi, từ 2.2vdc thg đc nhận diện là mức 1 trong các mạch Logic.
    Khái niệm truyền dẫn với số mũ bác viết là đúng và nó càng cực kỳ quan trọng với nhạc số On line.
    Liên quan đến sửa lỗi thì nó là hàng loạt thuật toán nội suy dựa trên tỷ lệ bit lỗi mà thuật toán nói trên yêu cầu, so sánh, rồi sửa.... trên chuỗi tổ hợp 0110111000.... tùy theo các bộ mã.
     
  14. elixir

    elixir Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    189
    Likes Received:
    35
    Thực ra cách đó lại là dở nhất.
    Công nghệ phát triển không ngừng, các phương tiện nghe nhìn không thể là ngoại lệ, mà với nghe lại càng "phát triển" ở chiều hướng xa hơn: đó là tín ngưỡng.
    Các nhà sản xuất ngày nay rất thạo tạo ra mấy thứ thuốc fugaca để phục vụ thượng đế. Thuốc fugaca cho nghe được nấp rất sâu và cao siêu dưới áo khoác "Công nghệ". Họ thừa sức thuyết phục người mua đồ của họ là với họ, người dùng đồ của họ sẽ vươn được tới ngưỡng của chính quả. Nhưng rồi mục đích cuối cùng cũng luôn chỉ ra cho người mua biết đồ mua của họ hôm qua đã quá lạc hậu, đồ hôm nay họ bán mới là đỉnh cao của thế giới nghe nhìn đầy tín ngưỡng này.
    Mua cục all in one đầu tiên sẽ cảm thấy mọi sự thỏa mãn đã được tiền bù đắp, nhưng rồi không được bao lâu thì đã thấy chính nhà sản xuất đó đã ra 1 lý thuyết hoàn toàn khác để thuốc và đồ mới vừa ra của họ mới giúp người đã thành chính quả sống ở địa đàng. Cái vòng lặp này quay liên tục, ngày càng nhanh hơn. Nếu không phải là đồ all in one không thể tháo rời, nâng cấp từng cái one ấy thì chỉ có thể bỏ đi hay bán lại với giá thấp hơn rất nhiều để vươn lên ngưỡng cao hơn.
    Còn đồ rời sẽ đỡ hơn rất nhiều khi ngày ngày vẫn phải vươn lên những sự "hoàn thiện" ấy.
     
    Rotel_Audio likes this.
  15. Rotel_Audio

    Rotel_Audio Approved Member

    Joined:
    29/5/19
    Messages:
    17
    Likes Received:
    11
    Cái khó nhất khi chơi đồ All in one là khi nâng cấp, còn tính tiện lợi thì quá tuyệt vời rồi các bác nhỉ !
     
  16. nguyenrau2007

    nguyenrau2007 Advanced Member

    Joined:
    14/4/15
    Messages:
    269
    Likes Received:
    413
    Có bác nào đã từng sử dụng cùng 1 mặt bằng chất lượng file nhạc (vd : 16/44.1) để test trên cd và dac chưa cho nhận xét để mọi người cùng tham khảo với
     
  17. chauphuong

    chauphuong Advanced Member

    Joined:
    4/4/12
    Messages:
    2.319
    Likes Received:
    1.771
    Chơi nhạc lossless có nhiều biến số lắm, nhất là các thiết bị mạng. Cho nên so sánh với cd rất khó.
     
  18. elixir

    elixir Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    189
    Likes Received:
    35

    Chắc bác không đọc đoạn này ở phía trên:
    Thời đó không chỉ transport đắt - bây giờ chúng cũng chẳng rẻ, dù chỉ còn hàng SIDA - mà cả mấy cái đầu DAT (đầu phát và ghi nhạc số trên băng từ; vẫn chỉ là chuẩn 16/44.1) cũng toàn giá trên trời, không hề hướng cho người dùng bình dân như đầu CD.
    Giá họ bán đắt hơn đầu CD được thì tất nhiên từ hồi đó người ta nghe cũng đã phải thấy có cái gì đó hơn để trả hơn được tiền.
     
  19. Anh Dũng

    Anh Dũng Advanced Member

    Joined:
    23/5/19
    Messages:
    130
    Likes Received:
    507
    Sẽ không có hồi kết vì audio là 1 thú chơi, có người trung thành với analog, có người thích chơi nhạc số vì sự phát triển nhanh chóng, sự tiện lợi và cũng rất hay nếu có sự đầu tư. Ai cũng có triết lý riêng cho mình.
    Chúc các bác và gia đình năm mới có thật nhiều sức khoẻ, hạnh phúc !
     

    Attached Files:

    Maidanhan likes this.
  20. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Mời các bác tham khảo trên VNAV đã test nhạc số giữa CD và các loại nguồn phát có định dạng lossless khác
    https://vnav.vn/threads/giao-luu-nhac-lossless-lan-4-doi-chung-voi-nguon-phat-cd.35318/

    Muốn biết sự khác biệt thì không thể chỉ dựa qua thông số kỹ thuật mà xác định sự hơn thua giữa các định dạng cùng loại mà còn phải đối chứng chúng mới có thể rút ra được kết luận. Đừng vội vàng thế mà đôi khi bị hỏng việc
     
  21. dgnguyen

    dgnguyen Advanced Member

    Joined:
    17/7/11
    Messages:
    1.335
    Likes Received:
    762
    Những lần test thế này theo mình chỉ để giao lưu là chính còn kết quả chẳng nói lên điều gì cả.Thời đó chưa ai có được bộ nguồn tốt chứ chưa nói đến nguồn linear,fanless.......Thực tế là tất cả những người chơi music server đều đã chơi CD và tự họ cũng đã cân nhắc giữa CD và music server nên ai thích gì thì cứ chơi đấu đá mà làm gì.
     
  22. elixir

    elixir Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    189
    Likes Received:
    35
    Những cái test, contest này em cũng xem nhiều trên Vnav mình.
    Hình như năm ngoái hay năm kia cái đầu CD reference trước lúc khai mạc lại trục trặc, ban tổ chứ phải thay thế bằng 1 đầu DVD thường. Buổi test vẫn diễn ra nghiêm túc, vẫn có phân cấp cao thấp,... Mãi về sau các thành viên giám khảo mới biết chuyện này. Nội dung có trên Vnav này, các nhân chứng cũng đã vào trả lời. Em không nhớ ở chỗ nào thôi!
     
    Last edited: 1/1/21
  23. fanofeminem

    fanofeminem Advanced Member

    Joined:
    23/11/11
    Messages:
    226
    Likes Received:
    298
    Chỉ cần nhẹ nhàng tháo chiếc CD made in West Germany năm 198x, vẫn còn như mới, ngắm nghía mặt đĩa là cảm xúc đã trào dâng. Sau đó khéo léo đút đĩa vào đầu CD player và ấn Play. Âm nhạc vang lên và xúc cảm lại dâng trào lần 2.

    Chơi nhạc số chắc chỉ đạt cực khoái đc 1 lần.
     
    phantheks likes this.
  24. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Bác đọc lại topic có liên quan đó đi. Vnav Contest đó là về amp tự ráp, không phải buổi để test nguồn phát.
     
    Vinhoankiem likes this.
  25. elixir

    elixir Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    189
    Likes Received:
    35
    Tức là nguồn phát thế nào cũng không quan trọng, chắc vậy cho nên ban giám khảo đã tin cái đầu CD khủng kia đã phát cho họ nghe, không nhận được ra nguồn phát đã bị thay đổi bằng cái DVD rẻ tiền!!!
     
Tags:

Share This Page

Loading...