Đĩa CD và nhạc số

Discussion in 'Nguồn phát Digital' started by Mr Jupiter, 14/7/18.

  1. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    545
    Mình hiểu câu hỏi của bác mang hàm ý gì, mình sẽ không post ở đây vi nó sai chỗ , tuy nhiên sẽ PM riêng theo yêu cầu của bác
     
    Last edited: 12/4/21
    Vinhoankiem likes this.
  2. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    653
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bác hơi nhạy cảm rồi. Em đã ghi là để tham khảo chứ không ý khác.

    Em đã nhận được pm cũng đã trả lời bác.

    Trân trọng.
     
  3. thannghia

    thannghia Advanced Member

    Joined:
    22/8/17
    Messages:
    63
    Likes Received:
    38
    Location:
    moon
    Bác phân tích có lý quá :p:p:p:p
     
    nhs likes this.
  4. thai64

    thai64 Advanced Member

    Joined:
    10/12/10
    Messages:
    3.661
    Likes Received:
    1.354
    Tôi đã đọc các bài viết của bác.
    Chúc bác Leean mạnh khỏe và tiếp tục có nhiều bài viết hay.
     
  5. ancola66

    ancola66 Advanced Member

    Joined:
    2/4/16
    Messages:
    192
    Likes Received:
    463
    Thêm một điều nữa là nếu công nhận nhạc số nó không khác gì thậm chí hơn về độ chi tiết và chính xác.... Thì các bác ấy biết bán đĩa cho ai với mức giá trên trời . E dự là trong này không thiếu các thương gia đã cmt đâu
     
    Wilson Fans and LoveCDgoc like this.
  6. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    545
    câu hỏi này thực chất khó có câu trả lời thỏa đáng, người thích CD và người thích nhạc số là hai vấn đê khác nhau, ở đây chưa bàn về mặt kỹ thuật, người ta bỏ tiền ra mua không hẳn CD gốc nó tốt hơn nhạc số mà vì nhiều lẽ khác , cá nhân tôi dù chấp nhận bỏ tiền mua file hi-res - bộ 2 đĩa Mario Suzuki master quality audio với chứng nhận MQA để chơi trên hệ thông, tuy nhiên vẫn chấp nhận bỏ thêm vài chục EUR để mua và ship về bộ 2 đĩa CD của ông này, ở VN có bán nhưng bản mua ở EU và bản bán 1tr và 1,2 triệu bán ở VN nó khác về phôi đĩa (cũng mua để so sánh), cảm giác sở hữu bộ đĩa vật lý nó cho cảm giác khác, còn về chất lượng âm thanh? giữa file có MQA và play trên CD cơ? , cá nhân tôi cho rằng bản phân phối mềm có chứng nhận MQA chất lượng nó có tốt hơn, nhưng không nhiều tuy nhiên có thể ghi nhận được sự khác biệt về chi tiết, độ căng của bản phối Prelude de Romanza Confesion có 3 cây guitar.

    CD cơ có giá vài ngàn đến vài chục ngàn, thâm chí còn hơn thế nữa, đó là thế giới của những người chơi CD và sẵn sáng chi tiền cho nó, không phải họ không hiểu về nhạc số, và tiến bộ công nghệ, đơn giản CD là thế giới của họ. Thế thôi.
    Không đem mấy cái đầu cơ cũ, hàng comsumer để so với mấy cái DAC chơi nhạc số được, nó khập khiễng lắm bác ạ.
     
    Last edited: 30/10/21
  7. Tuilaai

    Tuilaai Advanced Member

    Joined:
    25/1/15
    Messages:
    87
    Likes Received:
    76
    Location:
    SG
    Lâu lắm mới thấy bác quay lại :)

    Vẫn mong chờ các bài viết của bác.
     
  8. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    545
    Sáng nay rảnh , ngồi đào mộ đọc lại từ đầu 45 trang cái chủ đề này, thấy thật thú vị :D, rất nhiều cao thủ với nhiều lý luận có thể khến người đọc đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác :(, khái niệm phần cứng, phần mềm loạn cả lên , đọc muốn nổ não. quả thực là một topic hiếm thấy.

    Bàn đến âm thanh mà không bàn đến nguồn nuôi là ĐIỆN thì thực sự thiếu xót, dù là CDP hay Digital thuần túy hay cái gì, thì mọi cái nó bắt đầu từ điện, và cũng sẽ kết thúc bằng điện. Đây là điều không thể đảo ngược.

    Ta sống trong một thế giới đầu vào là analog, mọi sự vật hiện tượng tự nhiên xung quanh cũng là analog, kỹ thuật số là bước xử lý trung gian, số được đẻ ra để giải quyết những giới hạn của analog, nơi người ta có thể dùng các biến đổi toán học để xử lý các vấn đề tồn tại trên miền analog bằng hệ thống xử lý tín hiệu số, vi nó rẻ tiền, khả năng không giới hạn so với xứ lý một tín hiệu ở miền analog, (các filters , bộ lọc âm thanh KTS cũng là ứng dụng phép biết đổi Fourier, các định lý về tần số lấy mẫu... ví dụ là vậy), tuy vậy ta vẫn phải cần phần analog ở cuối cùng công đoạn xử lý để nghe, vi chẳng ai có thể nghe được các bit streams để thấy được cái âm thanh, để tự sướng và lên đỉnh/cực khoái sau đó cả vi cho rằng cdp/dac của ta là nhất , cãi nhau về chất âm của cdp vs digital khác gì mèo nhà chửi mèo hoang ? cũng chỉ là giống mèo cả mà.

    Xét một bài toán mà chỉ nhìn một nửa vấn đề thì nó phiến diện lắm, cứ ráng cãi nhau cái phần xủ lý digital , DSP, FPGA, ASIC, .... mà quên mất phần cuối analog trong một signal path để cho ra kết quả cuối cùng thì thật kỳ cục và phi logic.

    Lại nói về điện và nguồn nuối, ở đây đã có bác nào bỏ ra tầm > $3K-$7k để mua một bộ powerplant (power regenerator) tử tế để xem thử có có khác gì nhau theo kiểu before/after chưa nhỉ, xét trên chinh hệ CDP và digital đang dùng? (bỏ qua mấy cái lọc nguồn đểu, hay hàng DIY) và hàng loạt yếu tố khác khi stream nữa... Nếu thử nghiệm xong lại vỡ ra them nhiều biến số nữa đóng góp tích cực vào tính chất âm thanh của một hệ thống, nhận thức nó sẽ thay dổi một chút, lại mở rộng vấn đề ra thêm về hệ thống truyền dẫn, giao thức truyền tin trong các ịch vụ stream cục bộ/interrnet, lại thấy có quá nhiều factor nảy sinh có thể tác động đến âm thanh hệ thống, ngay cả ứng dụng nghe nhạc tương đối phổ biến của hãng Roon cũng phải xây dựng ra nguyên một giao thức RAAT, một protocol được wrapper lại chạy ở mức application trong room core/roon server <----> roon endpoint để giải quyết nhiều bài toán trong streaming, khái niệm bit perfect... và rất nhiều biến số nữa, đi từ cái căn bản lên mức cao hơn ta sẽ thấy những hiểu biết ban đầu ta đặt ra có để so sánh kiểu 1:1 giữa cdp vs nhạc số thật là khiêng cưỡng và thiên cận như những quan điểm tranh luận ở cái chủ đề này.

    Đánh giá hay so sánh chất lượng mà không xem xét toàn bộ các factors liên quan, thì kết quả của một hàm số đang xét sẽ chỉ là tương đối, khi điều kiện cần và đủ nó không đúng, kết quả sẽ sai hoàn toàn, không dùng được.:D Còn tranh luận theo cảm tính mà không dựa trên nhưng cơ sở khoa học và đo kiểm thì thôi khỏi bản. Nhất các bác luôn cho lẹ.
    ....

    Trong một bức tranh tổng thể của sự phát triển/tiến bộ trong lĩnh vực điện tử viễn thống và công nghệ thông tin thì nhạc số, CD kia chỉ là các mảnh nhỏ trong bức tranh công nghệ thời tiền sử, nguyên lý thiết kế và làm sản phẩm cho chúng không phải là cái gì lớn lao và to tát. Do vậy tư duy tranh luận đôi lúc nó cũng cần ở một ngưỡng nhất định về kiến thức để thấy được các tính chất của các chủ thể cần so sánh, còn chỉ biến những điều quan sát vụn vặt và khái quá nó lên như một chân lý thì khá là nực cười. Thành thật xin lỗi các bác nếu lời nói thật lòng nó khó nghe, nhưng đôi khi sự thật nó hiển nhiên như thế đây.

    Không ai có thể chỉ trích người khác khi họ thưởng thức âm nhạc từ một chiếc mp3, một cái airpod cả, và cũng không ai có thể coi thường người khác khi thây họ nghe nhạc từ một chiếc cdplayer mini chạy 2 pin 2A (ngày xưa mình hay mang theo để học ngoại ngữ và nghe đĩa của Kiều Nga/Ngọc Lan, trước đó thì dúng máy cassette walkman của sony) nhưng cứ cố chấp mà khăng khăng khẳng định cdp nó vượt trội cái DAC, bla bla hay bất kỳ thiết bị xư lý thuần số nào thì quả là buồn cười. CD nó là gì, DAC làm cái gì thì nói nhiều rồi.

    Một cái sự chơi nó cũng cần được nghiêm túc đến đầu đến đũa và có hiểu biết, tiền ít/nhiều lại là câu chuyện khác , còn chỉ chơi nửa chừng và huyễn hoặc bản thân thì chỉ phí tiền và chẳng học được điều gì, đẽo cày giữa đường là câu chuyện ngụ ngôn luôn mang tính thời sự dù ta đang sống ở thế kỷ 21 này.

    Mình chém gói chút thôi, các bác cũng đừng có truy sát vì từ đâu lại tòi ra một thằng cha căng chút kiết nào đó mà dao to búa lớn, chém như thánh vậy. Mình chỉ nghe đài FM qua radio thôi, sang lắm thì có thêm cái tai nghe full-size để bớt ồn.
     
    Last edited: 8/11/21
  9. R-R

    R-R Advanced Member

    Joined:
    3/7/06
    Messages:
    131
    Likes Received:
    19
    các bác sôi nổi quá, em thì thấy nếu cùng số tiền bỏ ra thì đầu cd vẫn hay , có chiều sâu hơn ! ngay cả cd gốc cũng hay hơn cd chép rồi nên suy ra nhạc số phải đi qua 1 loạt thiết bị truyền dẫn thì nhiễu là cả vấn đề!
     
  10. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    545
    Bác nghĩ vậy à :( :( :(

    ==============
    Nhân tiện muốn hiểu thêm câu nói, cùng số tiền bỏ ra CD nghe vẫn hay hơn

    Bỏ ra cỡ nào thì đủ bác? , vài triệu, vài trăm triệu hay thậm chỉ vài tỷ ?
     
    Last edited: 12/11/21
  11. R-R

    R-R Advanced Member

    Joined:
    3/7/06
    Messages:
    131
    Likes Received:
    19
    Dạ! đồ này nó nhiều phân khúc ạ! nhưng em thấy ô anh em dùng coctail x45 hay 50 gì đó em ko để ý và ca ngợi công nghệ số gì đó, không thể phủ nhận sự tiện lợi , phong phú khi nghe file dsd từ ổ cứng hay trên mạng . Tuy nhiẻn phần nghe thì ko bằng mấy 2 cái đầu cỏ accu dp70 và denon sa1 em có ạ!
     
  12. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    545
    Bác kết luận thế này thì e là hơi sớm
    Tuy nhiên chơi CD, LP cũng hay mà, mỗi cái đều có kiểu chơi riêng, đâu có xung khăc hay bài trừ lẫn nhau đâu
     
    Last edited: 12/11/21
  13. Longdeli

    Longdeli Approved Member

    Joined:
    4/4/19
    Messages:
    35
    Likes Received:
    43
    Em nghe nhạc số tidal qua streamer và CD. Streamer (Marantz 8006) rồi qua DAC của CDP (Accuphase DP450) nghe cũng ok, tuy nhiên không thể bằng nghe CD trên CDP được (về độ sống động, độ căng của trống, nhạc cụ và giọng hát).

    Em dùng cả 2, thời lượng 60% với streamer vì rất tiện, nguồn nhạc phong phú. 40% CD: Một số bài hay và thích thì kiếm CD, một số bài chỉ CD mới có. Bên cạnh đó, thời gian nghe tidal với tai nghe khi tập thể thao, lúc nghỉ ở VP thời gian tương đương nghe với dàn máy (trung bình 45-60p/ngày).

    Tương tự như máy ảnh, tương lai chắc chắn sẽ thuộc về nhạc số (streamer, file), CD cũng là dạng số sẽ cho 1 số ít thích sưu tầm, hoài cổ.

    Chúc các bác cuối tuần vui vẻ.
     
    Last edited: 12/11/21
  14. Mr Jupiter

    Mr Jupiter Advanced Member

    Joined:
    10/3/18
    Messages:
    135
    Likes Received:
    66
    Xin phép mượn tạm trên mạng
    "DSD hay Direct Stream Digital là định dạng thu âm nhạc dạng đặc biệt có dữ liệu là một chuỗi tín hiệu 1-bit. Nếu so với nhạc thông thường được thu theo chuẩn PCM 16bit thì một điểm lấy mẫu có thể có đến 65536 giá trị khác nhau thì DSD 1bit đơn giản hơn chỉ có giá trị bằng 1 hoặc bằng 0. Nhưng tần số lấy mẫu của nhạc DSD lên đến 2,8 triệu lần mỗi giây cao hơn 64 lần tốc độ lấy mẫu của đĩa CD đây cũng vì lý do này mà tiêu chuẩn này còn được gọi là DSD64, hiện nay còn có những file DSD có tốc độ lấy mẫu nhanh hơn gấp đôi, gấp bốn lần còn được gọi là DSD128 và DSD256."
    vậy nếu xét về thông số thì file trên CD không thể bằng nhạc số, vậy có lẽ bác nghe bằng cảm tính rồi :D.

    Đùa chút thôi chứ nghe bài hát hay dở, đôi khi còn phụ thuộc vào cảm hứng, vào không gian, hoàn cảnh...cho nên mọi so sánh đều là khập khiễng........cùng bộ dàn, cùng phòng ốc, cùng bài hát, cùng cái ghế vẫn ngồi, khi trái gió trở trời nghe nó 1 kiểu, khi tâm trạng thoải mái nghe 1 kiểu, khi hết tiền nghe nó 1 kiểu, nhiều tiền nghe nó lại 1 kiểu, khi ôm bồ nghe 1 kiểu, khi ôm vợ nghe lại 1 kiểu....vậy nên cái sự nghe nó cũng đâu có phụ thuộc vào cái đầu CD, cái DAC, cái loa......nó phụ thuộc chính vào tâm trạng lúc thưởng thức bài hát.

    Giống như cụ Nguyễn Du từng tả "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ."
     
    Last edited: 12/11/21
    Wilson Fans and eng.tuananh like this.
  15. Laphoang

    Laphoang Advanced Member

    Joined:
    6/9/21
    Messages:
    81
    Likes Received:
    45
    Mình đã dùng đầu cd accuphase dp85 , luxman d10 , wadia 302 ... . Giờ k còn cái đầu cd nào cả . Chơi nhạc số phức tạp chứ k đơn giản đâu .
     
  16. R-R

    R-R Advanced Member

    Joined:
    3/7/06
    Messages:
    131
    Likes Received:
    19
    vâng ý kiến của em là nếu cùng bỏ 1 số tiền như nhau( tương đối) thì chơi cdp hay hơn và đơn giản hơn! để chơi nhạc số hay cũng công phu và tốn kém chứ ko rẻ và đơn giản, đơn cử như dây mạng, dây usb, hdd ..tất cả nhưng thứ đó đều ảnh hưởng đến âm thanh . còn như có bác nói là sở thích nữa ! cá nhân em và túi tiền của em thì sự lựa chọn vẫn là cdp, thỉnh thoảng thích thì dùng dac in của cdp ạ!
     
    kenzoman likes this.
  17. Laphoang

    Laphoang Advanced Member

    Joined:
    6/9/21
    Messages:
    81
    Likes Received:
    45
    Nếu chơi nhạc số bài bản thì bạn sẽ nghĩ khác . Còn chơi cho biết thì nhạc số thua cd xa lắm .
     
  18. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    545
    Thật ra DSD và native DSD nó còn nhiều chuyện để bàn lắm, và quan điểm về thu âm và edit nội dung trước khi ra sản phẩm cuối còn nhiều chuyện để nói.

    Thuật ngữ DSD được sử dụng rộng rãi phần nhiều do ảnh hưởng của Sony trong việc đẩy mạnh thị phần và chiếm lĩnh nền công nghiệp âm nhạc, về mặt thuật ngữ chính xác của nó thì cần gọi là PDW ( PDM - pulse density modulation), do đặt tính của PDM là single bit nên về mặt bản chất nó không thể edit được, do vậy gần như các bản thu digital đều được chuyển về DXD 32 bits - 358,7 khz PCM để chỉnh sửa nội dung và transcode lại DSD trước khi cho ra lò sản phẩm cuối, vậy nên quá trình convert để edit nội dung nó không hoàn toàn transparent như mọi người vẫn nghĩ. Artifacts loss là điều không tránh khỏi.

    Nhiều người nói chơi nhạc số nó đỏi hỏi nhiều thứ lằng nhằng và phức tạp thì cũng không hoàn toàn đúng với thực tế , mình nghe rât nhiều người bàn luận sôi nổi về nhưng sợi cáp có giá vài trăm đến vài nghìn đô, những con switch "audio" được mod lại ... những MS đắt tiền v.v. chỉ làm cho câu chuyện nó phức tạp lên , không đúng trọng tâm đầu tư cho từng hạng mục, có những người bỏ ra hàng ngàn đo để mua một con switch "audio" nhưng lại chấp nhận dùng con router rẻ rách của ISP cung cấp, sau đó lại tiếp tục loay hoay cáp này cáp kia, nhiều lúc nghĩ buồn cuoi, đơn giản vì họ không hiểu thực sự các thành phần của một hệ thống nó làm việc như thế nào, nhưng chỉ tiêu kỹ thuật nào cần có để cho nó chạy đúng, luôn loay hoay phân tích DAC, FPGA, Micro Processor mà quên mất nhưng phần trước đó cũng cần phải hoạt động đúng và chính xách trước khi những thành phần xử lý tín hiệu số thực sự làm việc, và cũng quá tập trung vào cái "thành phân số" mà quên mất đi những yếu tố tác động đến âm thanh phía sau cái " thành phần xử lý số" đó nơi các D/A filters tác động đên âm thanh đang tực sự diễn ra miền analog ( analog domain) trước khi phát ra loa. Một bức tranh rời rạc về hiểu biết.

    Nói về chơi nhạc số, thật sự hiếm thấy có bác nào trên đây đưa ra được một hệ thống setup đúng chuẩn cho streaming, local playback, mình chưa từng thấy ông nào trên này show ra được một con router tử tế, một con switch lớp 2 đàng hoàng, hay các sợi cáp có thông số đo kiểm NEXT, ACR, BER đúng chuẩn, hay sang hơn một thành phần bắt buộc cần có là một con powerplant - power regenerator cung cấp một nguồn điện sạch "đúng nghĩa", đáp ứng nhu cầu và dư thừa về mặt head room một chút. Không cần làm gì cho xa, chỉ cần đổi cái nguồn điện cho tử tế với yêu cầu trên thì nó đã khác nhều lắm rồi, đặc biệt là dynamic range, high frequencies, ringing effect, sound stage.v.v. Điện và điện sạch là một cái tối thiểu và bắt buộc với bất kỳ hệ thống dùng điện khác, đặc biệt trong viễn thông, y tế, hay trong audio cũng vậy. Những cái tối thiểu như vậy mà còn thiếu thì có đổ tiền tấn vào các thứ khác hoành tráng thì cũng chỉ đạt hiệu quả rất nhỏ bé. Các bác hãy nhớ một điều mọi cái trong âm thanh đều bắt đầu bằng điện và kết thúc cũng bằng điện. Hãy tưởng tượng các bác chiếu một chùm tia đi qua một ống thủy tinh chưa nước tinh cất, bỏ qua yếu tố tán xa thì chất lượng của chùm tia thu được nó sẽ rầt gần với đầu nguồn phát, nhưng thay vì dùng nước tinh cất, ta đổ nước đục và bẩn vào, lúc đó hay xem lại chất lượng của chùm tia đầu ra đẻ biết nó khác biệt như thế nào, nước ở đây chính là = điện. (tôi đưa ví dụ mang tính khái quát để dễ hình dung)
     
    Last edited: 13/11/21
  19. R-R

    R-R Advanced Member

    Joined:
    3/7/06
    Messages:
    131
    Likes Received:
    19
    nguồn cd ngay nhạc số đều chỉ là phần mềm, định dạng và trước khi đến dac thì ở cdp là bộ cơ xử lý có cấu tạo đơn giản, đường truyền ngắn ; còn ở nhạc số thì phải qua rất nhiều đường truyền thiết bị nên nhiễu sẽ nhiều và khó xử lý! mà trong audio thì nhiễu là kẻ thù của chất lượng. Dù sao mỗi định dạng có 1 bộ phận khách hàng chứ không hẳn cứ đời mới là hơn!
     
  20. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    545
    Nhận định này cũng không đúng lắm về mặt xử lý tín hiệu số, hệ thống thông tin đa mức, cơ bản thì nhiễu thường chỉ tác động lớn đến phần analog, một cái thiết kê mạch rườm rà cẩu thả, không tối ưu, xử lý mass cho từng khôi chức năng tệ thì sẽ gây ra hậu quả tệ hơn nhiều, điều đó nó diễn ra ngay trong chính một thiết bị với đường signal path ngắn nhất như giả định.

    Signal path ở đây không thuần túy hiểu đơn giản như bác đang nghĩ, nó là câu chuyện dài mà mất thời gian mổ xẻ khi bàn luận về nó, hơn nữa dài không có nghĩa là xấu nếu nó được xử ý tốt, và ngắn chưa chắc đã hay và khôgn nhiễu.

    Cho bác một ví dụ để hiểu, bác xem phim 4K netflix hàng ngày, bác có hình dung là một frame hình gồm các packets được truyền đi nó nằm cách xa chỗ bác bao nhiêu không? hơn nửa vòng trái đất, hoặc cách nhau cả châu lục, nó trải dài trên hàng trăm con border router, rồi đến hàng trăm con edge phía sau, tiếp đên hàng trăm con cấp distibution level, access, ... rồi mới đến cái CPE đầu cuối của bác , số lượng km cáp quang tính đến hàng chục nghìn chạy dưới biển, đây chưa kể đến hàng trăm đến hàng ngàn con repeater làm nhiệm vụ khuyếch đại và sửa sai các xung WDM trải dọc theo chiều dài cáp, nhưng bác có thấy lag và chất lượng kém đi không ? và ngược lại bác thử xem một cái video clip upload lên các site trong nước, với lượng truy cập khảong 1000 đổ lên thì nó lag và chất lượng kém như thế nào. đây là câu chuyện về các kỹ thuật trong truyền dẫn, định tuyến, mô hình hệ thống mạng, thiết bị đầu cuối ..., và nó cũng liên quan đến mức độ đầu từ cho hạ tầng, trong phạm vi hẹp hơn là ta cũng cần chi tiền để mua thiết bị chơi audio tương xứng với tiêu chuẩn ta đặt ra.

    Trong một bức tranh công nghệ thế kỷ 21, audio nó chỉ à một mảnh ghép nhỏ , rất nhỏ được ứng dụng bởi các định lý cơ bản về điện , vật lý từ đầu thế kỷ 20 đến này, sau này công nghiệp viễn thông, các kỹ thuật quân sự phát triển nên thành tựu nghiên cứu từ mảng này được port dần sang cái thiết bj consumer theo hướng thương mại hóa, các thiết bị giải trí tại gia, các audio codec tiêu chuẩn dùng trong âm thanh ngày nay cũng đi từ đó mà ra, nghiên cưu về vật liệu ở mức phân tử, thu gọn lại ở mức nano đã tạo ra các thành tưu trong nhiều lãnh vực, được áp dụng rộng rãi. Audio ngày nay cũng được thừa kế từ đó, và nó cũng chẳng có gì huyền bí cao siêu như rất nhiều các bác ở đây mở hồ + lý tưởng hóa về nó

    Nhận định này cũng hết sức là ....chủ quan và có hơi hướng của sự ấm ức.

    Nhạc số xét theo dòng chảy thời gian và sự vận hành của XH + công nghệ thì nó là bước tiếp theo của CD và các định dạng khác cùng thời của CD, ở đây ta xét theo xu thế và con số thống kê (sở thích ca nhân lại là chuyện khác)

    Gần như các ca sỹ phát hành album ngày nay họ đề liên kết với một nền tảng phát hành kỹ thuật số để phân phối các sản phẩm của mình, LP được làm với số lượng hạn chế để phục vụ thị trường hẹp hơn, với ấn phẩm mới thì CD phát hành mới thì gần như tuyệt chủng, bản thân định dạng PCM 44.1/16b nó đã lỗi thời trong thời đại số ngày nay, các bác thích thì cứ chơi, và tiếp tục theo đuổi đam mê của mình với CD, điều đó không hè sai trái.
    .....

    Mình ở cạnh nhà anh Đức Trí ( Nhạc sỹ Đức Trí), cũng có chút quen biết, năm ngoài được tặng một cái đĩa LP bản thu mới nhất của Thanh Hà do anh ĐT hòa âm, cũng là keyboard và đồng thời cũng là nhà sản xuất, giá bán của nó tại cái tiệm sách, cửa hàng băng đĩa là 1,250.000 VND, chất lượng của nó nhìn chung cũng... được được, (nó là ADD, tức là Analog recording, digital mixing and delivery - LP này cũng từ digital burn ra) hơn 10K đĩa được phát hành và bán sạch trong vòng gần 2 tháng, xét về mặt hiệu quả thì đó là một kết quả kinh doanh tốt, câu hỏi là sao không phát hành CD? nhà sản xuất họ nhìn dưới góc độ kinh tế, hiệu quả đầu tư khi làm LP nó cao hơn CD nhiều lần, sở hữu một cái LP chất lượng tốt nó cho ra chất âm thuần analog và nguyên bản, điều mà DSD128 đang cố lắm mới đạt được , CD thì hoàn toàn khôgn có tư cách gì để so sánh về mặt này, hoặc là lên mạng mua bản phân phối qua mạng dưới dạng hi-res, hoặc sở hữu luôn cái LP cho nó sang thằng người, đã chơi số thì chơi tới ngưỡng đó luôn, từ thiết bị cho đến nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn đi luôn, cứ lỡ cỡ nó chẳng ra gì. (quan điểm cá nhân của mình)
    .....

    Mình hay đọc thấy những so sánh của nhiều bác chơi CD nhận xét về chất âm khi so sánh với nhạc số với cùng một bản thu, kết luận thường là không bằng bộ cơ quen thuộc của mình, cá nhân mình nghĩ rằng các bác cũng có phần đúng nào đó theo sự chủ quan của mình. Tuy nhiên âm thanh cũng như hình ảnh cũng đều có liên quan mật thiết đến khai niệm "resolution", có những bản thu cần có môt hệ thống tốt và trên mức tốt trở lên mới trình diễn được những âm thanh chi tiết, dải tần đặc trưng của một nhạc cụ trong một bản giao hưởng với sự tinh tế cao nhất, điều đó nó cũng tương tự như ta xem một tấm ảnh phân giải thấp trong một cái màn hình nhỏ của một cái điện thoại android mức cơ bản, tất nhiên vì màn hình nó nhỏ nên điểm ảnh nó không lộ ra , tuy nhiên nếu đem cái ảnh đó mà chiếu lên một cái màn hình 4K, 8K với tỷ lệ lớn hơn thì ta thấy nó vỡ, màu sắc thảm hại, và ngược lại dù có đem một cái ảnh phân giải cao hay ảnh vector chẳn hạn, ta cũng chỉ thấy nó cũng chẳng có gì xuất xắc trên nhưng cái màn điện thoại kia. Âm thanh, nhạc số cũng tương tự như vậy thôi, chẳng có gì khó hiểu, cái hay của một bộ giàn đôi khi nó không đến từ chi tiết, phân giải, độ động..., nó có thể chỉ đơn thuần từ một thói quen, nghe quen, nhìn quen với những đồ vật thân thiết hàng ngày mà thôi.

    Mình lần đầu vào một khách hạng hạng sang bên Dubai ăn một bữa sáng, uông một tách cafe để thử một lần trong đời, cảm giác chỉ thấy rất bình thường, chỉ thấy xót tiền, có lẽ mình chưa đến level để tận hưởng được cái level ở đây, Người giàu có hay tỷ phú họ sẽ nghĩ khác chăng?
    .......

    Có cảm giác rất nhiều bác có vẻ khiên cưỡng chấp nhận những dữ kiện, thực tế về nhạc số trong xu thế chung là sẽ tiến dần đến thay thế CD, về mặt học thuật, hay mổ xẻ ản phẩm thực tế cũng đã được bàn luận và khai sáng trên với không ít topic nói đi nói lại về nó, tuy nhiên các bác vẫn còn vẻ ấm ức vì không chối bỏ được thực tế là cái nhạc số nó đang dần phủ bóng tất cả, cà cái CD đang tuyệt chủng dần, mình cũng hiểu cảm giác này.

    Tuy nhiên việc vẫn ôm khư khư nhưng nhận định chủ quan và đứng ngoài dòng chảy của tiến bộ XH sẽ chỉ mang lại sự thiệt thòi về mặt hiểu biết và bình đẳng với cộng đồng trong việc hưởng thụ thành quả chung của nhân loại, lợi hại thế nào các bác tự cân nhăc.
     
    Last edited: 13/11/21
  21. chauphuong

    chauphuong Advanced Member

    Joined:
    4/4/12
    Messages:
    2.332
    Likes Received:
    1.790
    chẳng hạn từ ổ cứng vào máy tính rồi ra DAC thì lấy đâu ra "rất nhiều đường truyền thiết bị" hả bác?
     
    Hoang_Anh likes this.
  22. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.365
    Đạo bất đồng bất tương vi mưu ! Nếu người ta hiểu và cầu thị thì nói một lần là đủ hiểu... Còn đã nói đến xxxx lần trên VNAV và các forum khác rồi mà ko tiếp thu thì bác nói thêm vài nghìn lần nữa ko ích gì đâu.;)

    Bác để thời gian viết tiếp, sâu hơn về khai thác nhạc số hiệu quả và đúng cách đi cho ae đã hiểu thay vì cứ phải mất thời gian đọc tranh luận vô bổ.
     
    Candino, Wilson Fans and Laphoang like this.
  23. Laphoang

    Laphoang Advanced Member

    Joined:
    6/9/21
    Messages:
    81
    Likes Received:
    45
    Ai chơi nhạc số cũng đều trải qua cd hết đó ...
     
    nhs likes this.
  24. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    902
    Likes Received:
    169
    [/QUOTE]
    Tuy nhiên việc vẫn ôm khư khư nhưng nhận định chủ quan và đứng ngoài dòng chảy của tiến bộ XH sẽ chỉ mang lại sự thiệt thòi về mặt hiểu biết và bình đẳng với cộng đồng trong việc hưởng thụ thành quả chung của nhân loại, lợi hại thế nào các bác tự cân nhăc.[/QUOTE]

    Cụ dùng cụm từ " hưởng thụ thành quả chung của nhân loại" nó mang nghĩa rộng lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên tiến bộ về cơ sở hạ tâng, khoa học kỹ thuật làm cho con người rất tự hào, nhưng họ lại bi những thành quả tiến bộ đó như một lớp sương mù che đi cái họ mất đó là thiệt hại về môi trường có nhiêu khả năng là không thể cứu vãn ( ví dụ như rừng nguyên sinh Amazon bị con người khai phá không thương tiếc, các cụ tìm hiểu thểm sẽ biết hậu quả lâu dài của việc làm này.. Về vấn đề ngành chăn nuôi cũng đáng chú ý- sự gây ô nhiễm môi trường của nó khủng khiếp đến mức nào sẽ khiến các cụ giật mình khi các cụ tìm hiểu về nó, ví dụ như để làm ra 1 chiếc bánh Hambeger thì mất đến 2400 lít nước sạch- Đây là sự lãng phí nước không thể hiểu nổi ) - dẫn đến bệnh tật cho loài người - ví dụ như vius HIV xuất hiện lần đầu từ năm 1981 cho đến nay khoảng 39 năm vẫn không thể tìm ra phương thức hiệu quả để khống chế hoàn toàn nó- Vậy mà họ luôn tự cho là mình đã có sự tiến bộ vượt bậc về nhiều mặt nhưng tại sao họ không nhìn vài những thiệt hại do chính họ gây ra - Con người hiện nay đang sống trong cảnh đau ốm triền miên- đi đến đâu cung nhìn thấy bệnh viện- Đây đâu phải là 1 cuộc sống hưởng thụ thành quả của nhân loại.


    Sent from my iPhone using VNAV Community
     
    Last edited: 13/11/21
    FieldCoil Adventure likes this.
  25. Leean

    Leean Advanced Member

    Joined:
    6/3/21
    Messages:
    161
    Likes Received:
    545
    Ừ bác nhắc mới nhớ , đang viết dở cái mô tả cái format của định dạng file FLAC và một số cái liên quan đến streaming , đặc tính của ethernet cable , cách một bộ chuyển mạch dùng cho mạng cục bộ hoạt động ( các L2 switch) hơi mất thời gian.

    Bữa nào ta offline với nhau, nói chuyện phiếm cho vui nhỉ ? nhân tiện làm quen với nhau luôn
     
    Hoàng Trúc, Candino, rfc647 and 2 others like this.
Tags:

Share This Page

Loading...