Đĩa CD và nhạc số

Discussion in 'Nguồn phát Digital' started by Mr Jupiter, 14/7/18.

  1. tqkphong

    tqkphong Advanced Member

    Joined:
    4/8/12
    Messages:
    135
    Likes Received:
    122
    Đúng bác. Chơi LP cực thiệt và tiếng cũng chưa chắc đã hay (do đầu tư đồ chơi chưa tới) nhưng cái cảm giác cầm cái LP thả lên mâm rồi hạ kim nó khó tả lắm bác
     
  2. SanHoBien

    SanHoBien Advanced Member

    Joined:
    21/4/20
    Messages:
    235
    Likes Received:
    85
    Location:
    Sài Gòn
    Àh, chắc em đã già như cụ rùi ấy chứ :)
     
    music-lover likes this.
  3. SanHoBien

    SanHoBien Advanced Member

    Joined:
    21/4/20
    Messages:
    235
    Likes Received:
    85
    Location:
    Sài Gòn
    Cụ này chỉ được cái nói quá đúng :)
     
  4. caoducviet1

    caoducviet1 Advanced Member

    Joined:
    9/2/24
    Messages:
    82
    Likes Received:
    138
    Ông nào nói "CHƠI CDP CHO TIẾT KIỆM" là mấy ông chưa bao giờ chơi CD :D
    Một con CDP ngon DAC ngon có upsampling tử tế (tức là phải có Clock xịn đi kèm TCXO hoặc OCXO đổ lên) cũng không dưới 70-80 triệu giá cũ.
    Đĩa CD cũng không bao giờ là rẻ vì chơi bài bản chả ai đi mua đĩa chép đĩa fake 100-200k. Đĩa XRCD, K2, FIM, JVC,... nghe được chương trình hay cũng 1 tr - 2 tr.
    Ông nào chơi CD cũng ngót ngét vài trăm cái đĩa mới đủ nghe.
    Chống rung cũng phải đầu tư kỹ hơn DAC, MS.
    Vậy, cộng lại hộ mình xem để chơi "tử tế" CD có ngót nghét 100-200 tr hay ko? Ở đó mà kêu tiết kiệm.
    Mấy con CD 100V Japan hàng bãi 3-5 tr thì thôi chả ai nói làm gì.
     
    Vinhoankiem and khangbui like this.
  5. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.920
    Likes Received:
    2.622
    E thấy món này mông lung lắm, e mới ngấp nghé đứng trước cửa lớp mẫu giáo nhìn vào lớp mà ung hết đầu, chóng hết cả mặt. Già rồi mà cố đọc những post chơi nhạc số trên này từ năm 2010 thấy chả hiểu gì cả (trình độ tin học e cũng gọi là có chút). Thế mới thấy các bác giỏi thiệt.
     
  6. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.365
    Không phải tất cả nhạc số đều như vậy. Dù sao cũng là diễn đàn chuyên về Audio mình thấy khi chúng ta phát biểu cần chính xác một chút. Tính đến hiện tại, nhạc số có 3 nhánh

    1. CD Player và các thiết bị tương tự

    2. Offline Playback - Chơi nhạc số từ file

    3. Online - Streaming

    Cái bác nói là phần 3, cũng là phần phức tạp nhất chứ phần 2 đơn giản hơn nhiều
     
  7. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.920
    Likes Received:
    2.622
    Phần 2 phần 3 đều khó bác. Có lẽ phần 1 cũng o dễ nhưng tâm lý thì nó là"đóng cứng ở thiết bị" nên chấp nhận. O bằng lòng thì duy nhất là đổi sang thiết bị khác thôi.
     
  8. caoducviet1

    caoducviet1 Advanced Member

    Joined:
    9/2/24
    Messages:
    82
    Likes Received:
    138
    Đã là thú chơi thì phần nào cũng khó.
    Khó hay không khó đối với 1 ai đó - là phụ thuộc họ chơi sâu tới đâu.

    Những người cứ luôn muốn so sánh cái nào hơn cái nào, hầu hết là những người mới chơi. Hoặc tâm lý trẻ trâu, thích thể hiện.

    Càng chơi, sẽ càng thấy mênh mông. Càng chơi, sẽ càng không dám phát biểu quy chụp.

    Trở lại vấn đề.
    Nhạc số - Là thuận theo số đông, thuận theo phát triển của thế giới.
    Nhạc số dễ chơi, mà cũng khó chơi.

    Đầu tiên là ý dễ chơi, tức là chỉ cần bạn có 1 nguồn phát rẻ tiền, đơn giản như PC, laptop, iPhone,... nối 3.5mm/RCA,... vào DAC là đã chơi được rồi.
    DAC cũng rẻ rề, SUCA, IFI, Topping,... 1 vài triệu là bạn đã có giải mã DSD Balance nọ kia bá đạo.
    Tức, ai cũng chơi được, nên cộng đồng đông, ấn phẩm cũng nhiều.

    Tiếp là ý khó chơi, là vì bản chất nhạc số là hội tự của hàng tá công nghệ từ các ngành khác vĩ mô hơn. Nên để hiểu cặn kẽ về nó - ít người hiểu. Ít người hiểu, nên ít người biết cách chơi bài bản. Văn hóa của người VN mình nhất là audiophile rất ghét nghe góp ý, nên ông nào cũng ôm khư khư cái bảo thủ của mình. Với 1 cấu hình rất nhiều biến số của dàn số, có thể kể ra như:
    Thì anh em chỉ cần có 1 điểm nghẽn trong số đó thôi - là sẽ thành hạn mức của dàn. Vấn đề là rất khó để nhận ra điểm nghẽn này vì chả ai muốn nhận ra. Ai cũng tự tin về trình độ cắm rút của mình. Vì nhiều thiết bị, nên người chơi chả thể đủ tiền để mua đồ đủ xịn cho tất cả thành phần. Kinh phí sẽ phải chia nhỏ, thay vì chơi được thiết bị đỉnh bảng, thì các bạn chỉ mua được 1 tá thiết bị tầm trung. Mà nhiệm vụ phải cắm rút phối ghép sao cho hợp - Khó quá đấy chứ.

    Cuộc chơi Nhạc số tới đây sẽ chia làm 1 số trường hợp:
    1. Hệ có tiền: Lên đời như vũ bão. Từ nguồn xịn, dây xịn, thiết bị xịn. Kiểu chơi này khỏi chê rồi, có tiền là có tất cả. Cái nào ko biết thì bỏ tiền ra thuê thằng biết nó setup. Thậm chí chơi luôn cả LP, cả CD, cả cối cho bằng bạn bằng bè.

    2. Hệ "bằng lòng đi em về với quê anh - một cù lao xanh 1 dòng sông xanh": Tức phải tự tập tâm lý tự hài lòng với bản thân, với bộ dàn. Ai khen chê là lập tức combat lại - không để nó chê dàn mình. Để không phải nâng cấp thay đổi gì nữa tốn kém.

    3. Hệ cắm rút chán chê, sau đấy đi trải nghiệm 1 bộ dàn với total bằng (hoặc hơn 1 tý) dàn mình - Thấy dàn họ chơi tinh gọn, tối ưu tốt, thiết bị ở level cao hơn dàn mình (vì họ ít đồ, nên mọi cấu phần họ đều mua đồ ngon) => Lúc này mọi đức tin vụn vỡ. Và lên mạng rao bán giải tán cuộc chơi.
    Đa số, thì sẽ theo trường hợp 1 - Các bác sẽ cố gom góp xoay xở đủ kiểu để mua bằng được thứ mình thích - Nên mới nói cuộc chơi là hố vôi là vậy.
     
    phongvan2000, ngxtuananh and hhiepbi like this.
  9. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.920
    Likes Received:
    2.622
    Đúng như bác nói: tìm ra được điểm nghẽn của toàn ht là rất khó, nhiều lúc là sự vô tình mà có được. Nhưng khi tìm dc rồi thì chỗ khác lại trở thành điểm nghẽn tiếp theo. Như vậy là y như "cháo nóng húp quanh", húp chỗ nguội, sang chỗ khác lại nguội hơn, cứ vậy chả biết đến bao giờ. Cho nên CD hay số dạng "file" hay hay dở hơn chả có đúng sai, chỉ là chúng ta mới chỉ "đến được tới đó" thôi. Nhưng e vẫn thấy chơi file khó và hiểm hơn CD là có thật, ít ra là với e. :(
     
    ngxtuananh and Sử SWC like this.
  10. caoducviet1

    caoducviet1 Advanced Member

    Joined:
    9/2/24
    Messages:
    82
    Likes Received:
    138
    Về nội dung thì file ghi trong CD hay ghi trong SSD thì cũng là cái file đấy.
    CD sẽ có 1 điểm khác là 1 số hãng sẽ thường mastering để âm thanh ấn tượng hơn (theo gu của ông Sound Engineer).
    Nhất là các bác chơi nguồn số từ các trang phân phối uy tín như 2kHD, NativeDSD, Fone,... thì nguồn nhạc số luôn là file gốc tốt.
    Cái khác biệt là quá trình trích xuất thông tin.

    Với CDP thì Lazer khỏe, hệ cơ tĩnh - đẳng cấp thì trích xuất file ít lỗi và đỡ nội suy/by pass.
    Nó cũng như MS tốt đẩy tín hiệu cho DAC vậy.
    Qua tới DAC thì file số và CD nó sẽ như nhau thôi.

    Em trước đây vẫn dùng phương án dùng 1 DAC Teminator 12th làm trung tâm, 2 input là MS Melco và CD Transport (sau này là CDP Metronome Technologie CD3).

    Ưu điểm của hệ CD Transport là cách ly được với nhiễu ngoại sinh và nhiễu nội sinh tốt. Nên cảm giác âm thanh tự nhiên hơn MS Melco rất nhiều.

    Để 1 MS có thiết kế tốt, ăn được CD Transport e là sẽ gấp rất nhiều số tiền trên.
    MS Melco sẽ nhận nhiễu từ SSD, từ mạch OS, RAM, Card mạng,... Muốn chơi tốt MS thì cần chú trọng xử lý nguồn điện. Và xử lý từ mức LAN input (tức router, switch).

    Vậy, nói chơi số khó & phức tạp quả không sai - Vì ở một khía cạnh nào đó, công nghệ truyền tải và tái tạo âm thanh số vẫn còn nhiều điểm yếu sẽ bộc lộ trên các hệ thống cao cấp. Nếu vượt qua được ngưỡng này, đầu tư bài bản - thì cả kho nhạc khổng lồ sẽ là của các bác.

    Đôi dòng chia sẻ lan man...
     
    Last edited: 18/9/24
    hhiepbi likes this.
  11. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.920
    Likes Received:
    2.622
    Bác nghiên cứu nghiêm túc thiệt! Nhưng mà đúng là chơi file thì quá nhiều biến số để ra chất lượng đầu cuối. Chơi cd chỉ có dây nguồn, ổ cắm, cầu chì, dây tín hiệu đã đủ thấy hại não rồi.
     
  12. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.365
    Tức là bác thiên về phần chơi hơn phần nghe một chút. Mà cái sự chơi này ko có tiêu chuẩn chung nào cả. Có người do sở thích, do kỷ niệm, do thói quen... Có người do tiềm thức (bị nhồi từ nhỏ), đó ý thức (trị thức được tiếp thu sau này).

    Tuy nhiên, phần bác nói nghe DAC hay next bài hơn CD thì chưa đúng hoàn toàn. Nếu classical thì bác cứ xác định mỗi bài tối thiểu 10 phút, bác nghe Mahler hay Beethoven số 9 bằng CD nữa thì xác định là phải đứng lên thay đĩa giữa chừng chứ ko ngồi vểnh râu như file-Dac được đâu
     
    Last edited: 18/9/24
    music-lover likes this.
  13. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.365
    Nhưng chơi file-Dac sẽ có lợi thế là đc hưởng tiến bộ công nghệ như vũ bão cho nên theo kịp nó sẽ tiết kiệm khá nhiều tiền. Nếu ở phần analog (amp-loa) ko có bước tiến đáng kể nào nên vẫn tiền nào của đó thì phần digital khác hẳn, có thể vớ được món hời. Lần đầu chơi đồ của iFi em lần lên tận Pro iDSD Signature giá 84 củ rồi bán vội vì dùng Micro IDSD Signature giá có 18 củ mà chất lượng tương đương nhau, khác mỗi cái 18 củ thì nghe 4-5 tiếng phải sạc pin và 84 củ thì tính năng, option full tận răng... playback, tube buffer, clock, wifi, DSD1024 converter....(nhưng em ko cần đám tính năng đó).

    Hay nổi nhất là vụ một phần mềm giá 350 USD (HQPlayer) chạy trên chiếc PC cỡ 700 USD mà kết quả hơn cả cục MScaler giá 5.600USD. Tóm lại, phần digital ko có chuyện tiền nào của đấy nếu biết cách tìm hiểu và đi đúng hướng mình cần. Cũng như cái PC 20 năm trước là tài sản xa xỉ thì giờ là đồ dùng phổ thông vậy.
     
    Last edited: 18/9/24
    hhiepbi likes this.
  14. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    159
    Classic mà nghe bằng LP thì đúng là phải đứng lên giữa chừng thật, còn đĩa cd thì 1 bản symphony dài nhất cũng khô g quá 1 đĩa cd đâu. Em nhớ không nhầm thì bản sym nào đó của Mahler là dài nhất cũng không quá 1 cd (em có 1 bộ cd 9 bản sym của cụ này). Em nghe là chính, cơ mà cũng thích chơi đĩa nữa…kkk
     
    Last edited: 18/9/24
  15. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    159
    Khổ nhưng vẫn thích…hehe.
     
  16. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.365
    Beethoven số 9 tùy ý đồ nhạc trưởng, nó có thể dài từ 73 phút tới 85 phút. Mahler số 3 từ 90 phút tới 105 phút.....
     
    music-lover likes this.
  17. MinhSportage2024

    MinhSportage2024 Approved Member

    Joined:
    15/9/24
    Messages:
    14
    Likes Received:
    20
    Em nghĩ audio là ko có đúng sai hay giới hạn. Mỗi người một tai, một gu thưởng thức, một mục đích cụ thể khi nghe nhạc. Đúng/hay với người này chưa chắc đã đúng/hay với người khác.

    CD hay nhạc số hay than, cối cũng được, chơi thiết bị hay sưu tập phần mềm cũng thế, năng lực đến đâu chơi đến đó, miễn là tại từng thời điểm nhất định mình cảm thấy hài lòng với những gì mình có (dù ngay sau đó lại loay hoay cắm rút khi trót đi nghe bộ dàn của người khác).
     
    TrueHD likes this.
  18. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.365
    Hoàn toàn chính xác !!

    Mình thiếu sót khi chưa nói "định hướng" của mình trong các post trên. Mình theo trường phái chính xác (accurate), không quan tâm đến màu âm (natural), cũng ko quan tâm đến thương hiệu, càng rẻ càng tốt.
     
  19. MinhSportage2024

    MinhSportage2024 Approved Member

    Joined:
    15/9/24
    Messages:
    14
    Likes Received:
    20
    Muốn chính xác thì bác lại phải cần điểm tham chiếu (reference), lại loay hoay rồi ạ
     
  20. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.365
    Điểm tham chiếu thì nhiều lắm. Tham chiếu cao nhất là thực tế, mình có may mắn được vài lần nghe trực tiếp các dàn nhạc lớn rồi, vẫn nhớ được. Tham chiếu thấp hơn là các thông số cụ thể như Dynamic, Details, Âm vực... Những thông số đó sẽ thể hiện âm trường (khả năng bóc tác các lớp âm), âm sắc (khả năng bóc tách phân biệt các nhạc cụ...).

    Không có gì phải loay hoay các bác ạ. Ví dụ, ở cấp độ cơ bản nhất, khi chưa thể đòi hỏi hệ thống phải tái hiện chính xác 100% tiếng piano nhưng hoàn toàn có thể phân loại "đẳng cấp" của hệ thống bằng việc cho nó chơi một bản nhạc bao gồm đủ cả Guitar, Hạc cầm Harp và Piano. Những nhạc cụ này có cơ chế tạo âm giống nhau, chúng chỉ khác nhau ở lực căng dây (tăng dần) và kích thước thùng cộng hưởng (giảm dần). Khả năng phân biệt được âm thanh của 3 nhạc cụ này càng rõ ràng thì hệ thống càng tốt .v.v.v...

    Trường phái mầu âm mới vất vả vì nó ko có tham chiếu cụ thể, điểm tham chiếu đa số là các hệ thống có sẵn.
     
    Last edited: 19/9/24
  21. MinhSportage2024

    MinhSportage2024 Approved Member

    Joined:
    15/9/24
    Messages:
    14
    Likes Received:
    20
    cái điểm tham chiếu em muốn nói đến là liên quan đến cái chữ “rẻ” trong câu cuối cùng của bác ấy ạ
     
  22. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    1.365
    Vẫn dễ mà bác. Trong số những thiết bị có khả năng thể hiện như nhau sẽ có giá khác nhau tùy vào độ nổi tiếng của thương hiệu. Nếu ta bỏ thương hiệu đi thì sẽ có đồ RẺ hơn thôi.

    Kể cả khi mua mới 100%. Các thương hiệu chưa phổ biến/ mới vào thị trường VN lúc nào cũng có mức chiết khấu cao hơn do hãng tài trợ để xâm nhập thị trường.
     
    Last edited: 19/9/24
  23. caoducviet1

    caoducviet1 Advanced Member

    Joined:
    9/2/24
    Messages:
    82
    Likes Received:
    138
    Món này phải nghiêm túc. Cái gì chơi qua, bỏ học phí, cắm rút thực tế rồi thì chia sẻ.
    Để các bạn mới vào đọc thì cũng có định hướng rõ - đọc bài còn thấy có ích.
    Thật ra, nếu để ý đọc comment, theo dõi đủ lâu trên vnav, người đọc sẽ biết ai nghiêm túc, ai chém gió ấy mà.
     
  24. hungdoan

    hungdoan Advanced Member

    Joined:
    24/8/10
    Messages:
    104
    Likes Received:
    116
    Em chơi đơn giản, nhưng thấy dây usb nên chơi dây tốt các cụ ạ. Còn dây mạng hay điện tính sau
     
  25. cuongnt72

    cuongnt72 Advanced Member

    Joined:
    5/7/11
    Messages:
    184
    Likes Received:
    82
    Em không có ý gì, chỉ có thắc mắc là giữa 2 cây đàn Piano của Yamaha và Steinway thì đàn hiệu nào chính xác hơn? Em chỉ biết và nhớ đc tên 2 thương hiệu này.
     
Tags:

Share This Page

Loading...