Re: Đĩa nhựa (LP) cho Audiophile Collecting - Dấu hiệu nhận biết chết chửa, từ ngày được bác Xác Xơ truyền dạy thêm bí kíp võ công luyện LP linh đan, bây giờ em lại sinh ra bệnh, cứ tối nào rỗi rãi lại đem LP ra soi, rửa cho thật sạch, rồi đem...cất kỹ. Tối nào mà không sờ đến LP là nó cứ bứt rứt sao ấy. Không biết bệnh gì nữa, chữa sao đây? Nhân tiện, em tặng sư huynh XX 2 cái này, không biết sư huynh đã có chưa? nếu có rồi thì bảo em để em...khỏi gửi. Đĩa mint, đang trên đường về chắc sẽ kịp Tết coi như món quà mừng xuân:
Một trang Web rất hay về các loại tem và đời của các loại đĩa than của những hãng ghi âm tên tuổi trên thế giới, một trang tiếng Anh nên các bác đọc rồi dịch nhé, cũng ko khó dịch lắm đâu các bác ah! Hy vọng sẽ giúp ích đc cho các bác thích tìm hiểu sâu về lịch sử của chiêc đĩa than! Đường link đây các bác: - http://www.revolutions33.co.uk/collectors_guide.htm - http://www.tantrel.com/classical.htm
Re: Đĩa nhựa (LP) cho Audiophile Collecting - Dấu hiệu nhận biết Hìhì, cám ơn bác TTanh về món quà xuân đầy hồi hộp, XX vẫn chưa có 2 cái ấy bác ạ
Re: Đĩa nhựa (LP) cho Audiophile Collecting - Dấu hiệu nhận biết LP XXX còn thiếu nhiều lắm bác ttanh ơi Rau thì cực sẵn :mrgreen:
Em vừa mới kiếm được cái đĩa nhựa mà bên trong tem nó lại giống y chang như hình bên dưới (máy ảnh em đang cho đứa cháu mượn nên chưa chụp được hình thật), các bác xem giúp em với. Cảm ơn các bác!
Thôi, coi như xong. Thế là kho thóc Nhật của mình lại bị lão tham lam này chôm chĩa rồi. Đĩa ni vớ vỉn ấy mà, mí lại nhà Bác làm gì có tốc độ 78prm mà học đòi bon chen , đóng gói rồi mai mang qua Văn phòng cho em nhé :wink: ... :mrgreen: ... :lol: ....
Đĩa này em sưu tầm để ........ ngắm bác ơi, để dành làm tư liệu thôi, chứ nếu "cơ" nhà em có 78 vòng thì cũng chả có kim 78 vòng. Bác đã có kim dành cho đĩa 78 vòng chưa? Hay lại cũng như em......"ngắm là chính"
He he he, ngắm là thế nào, em về em dùng chứ. này nhé: Bước 1: em lấy đĩa từ nhà Bác về. Bước 2: chạy ngay ra Tràng Tiền làm 1 cái máy của....đồng hồ Gimiko và mấy cái kim giờ phút giây... Bước 3: bước này mới hay này, gắn đĩa vô....máy rồi thả....mấy cái kim vào sau đó chỉnh đúng giờ phút giây, treo lên tường rồi nhìn em nó thư thả...tích tắc :lol: :lol: ...... Quá chuẫn ...
Ơ sao bác lại "đạp lên" thú chơi tao nhã của nhà "iêm" thế, bác thiếu "đằng hồ" thì nói với nhà em "chứ lệ"
Post lại vào đây để dễ tìm Sơ bộ về tem Columbia Sax Bên dưới là nhãn tem quý nhất, được gọi là Blue / Silver - BIEM: viết tắt của Hiệp Hôi Bản Quyền-Phát Hành Quốc Tế - Với Columbia Sax thì dựa vào các số Stamper và Mother Disk được khắc ở phần Dead Wax (phần nhựa gần tâm LP). Thường thì Sax B/S sẽ có ký hiệu YLX100x/xx trong đó 100x là mã số của bản ghi âm, 2 số xx phía sau là thứ tự của Matrix, suy ra, số càng nhỏ càng tốt. Nhưng chắc chắn là từ 11 trở lên, hoặc có khi từ 15 trở lên. Tuy nhiên thường thấy là 20 trở lên. Ngoài ra còn 1 ký tự (số mother disk) nằm ở vị trí vuông góc với số stamper theo thứ tự từ 1 trở lên, và, càng nhỏ càng tốt Tùy theo mỗi chương trình, giai đoạn mà mã số bản ghi âm có thể bắt đầu là YLX hay YAX. Số stamper của Columbia Sax được ký hiệu từ chuỗi "Gramophone Ltd" như sau: G=1 R=2 A=3 M=4 O=5 P=6 H=7 L=8 T=9 D=0 Một ví dụ về tất cả các số/ký tự trong 1 mặt LP: YAX 3419-1 G 1 - YAX 3419-1 Mã số bản ghi âm (còn gọi là lacquer master number) - G tương ứng với 1: tức là stamper đầu tiên từ Mother Disk - 1 là Mother Disk số 1 (tức đầu tiên) Để cho dễ nhớ, tiến trình của Vinyl như sau: Master tapes - > Lacquers - > Mother Disk -> Stamper
Trời đất quỷ thần ơi! mải mê chặt chém nay Em mới biết topic này :lol: Chắc Em phải đóng cửa hàng nghiên cứu thêm 1 tháng thì mới dám ho he tiếp chuyện bác.
Hi bác XX Cái tem Philips bác nói đúng là hiếm thật. Bác có thể lý giải lịch sử đời tem đó ra sao và giá trị của nó? Bên cạnh đó Em vẫn thấy cái tem Hi chữ Philips bên dưới giá cũng cao vô cùng. Hôm nọ xem có bộ Beet. Violin Sonates lên tới gần ngàn. Còn cái dưới đây starting là 100GBP (trong khi tem thường Em lấy về đến VN chỉ luanh quanh $50) http://cgi.ebay.com/ws/eBayISAPI.dll?Vi ... 3D1&_rdc=1 Mấy đĩa tem này ở Shop Em thấy tiếng của nó cũng khủng hoảng lắm đấy chứ! :roll:
Em gợi lại topic này chút vì nhân tiện có bác "longauto" cung cấp thêm thông tin về đĩa hãng DG. Đời đĩa Tulip To của DG theo tài liệu đưa ra thì trang đó gọi là Tulip Rim (bánh bò), thực nghe cũng có lý. Trong khi bác XX hướng dẫn ở trên là Tulip Ring (nhẫn, vòng- để chỉ vòng hoa Tulip quanh label chăng), cũng có lý của nó. Cá nhân Em thì trước chưa đọc chỗ nào đề cập đến 2 chữ đó nên không dám dùng, chỉ có nhân viên em ngưỡng mộ bác XX mà dùng luôn từ đó mỗi khi post đĩa. Nếu bác nào có thêm thông tin cho rõ thì quý. Dù sao cũng chỉ là cái tên, còn thực chất điều chúng ta quan tâm là chất lượng âm thanh. Bẳng thực tế kiểm nghiệm thì cá nhân Em thấy DG đời đĩa Tulip to (Big Tulip) đúng là chất lượng ghi âm cái nào cũng đặc biệt tốt. Đặc biệt là series "SLPM" hoặc "SLPEM", đời LPM thì không phải cái nào cũng hay, nhưng cũng có cái còn hay hơn cả SLPM, ví dụ cái Richter chơi Tchaikovsky No.1. Câu hỏi đặt ra là nó quý thật hay chỉ là mánh khóe của người bán đĩa? Em nghĩ chỉ có người bỏ tiền ra mua và đã từng nghe mới có thể nói được. Đầy dẫy các trang web nước ngoài, từ trưng bầy cho đến buôn bán cứ đâu "Big Tulip" hoặc "Red Stereo" thì ở đó giá cao ngất. Nước ta chỉ là người đi sau trong thế giới LP, chắc mấy người đi trước họ không tiêu phí tiền được! Dù lớn hay nhỏ, hãng đĩa nào cũng có những ghi âm tốt. DG không Tulip sau này cá biệt cũng có một số ghi âm rất tốt. Nhưng nhìn chung tiếng của DG không Tulip với Em chỉ là mang tính "phổ cập đại chúng", không thể so được với EMI, Decca, Philips, RCA về độ đều chất lượng và cá tính.
Đọc topic thấy rất nhiều thông tin bổ ích cho anh em chơi và sưu tầm đĩa than, rất nhiều bác tâm huyết và nhiệt tình chia sẻ thông tin !