Đạo Nhạc chuyên thường ngày ở huyện đối với Ca Nhạc sĩ VN

Discussion in 'Âm nhạc' started by phuongthu, 26/2/11.

  1. dohaithanh

    dohaithanh Advanced Member

    Joined:
    16/9/09
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Theo em thì không thể có chuyện 2 cụ đó ảnh hưởng lẫn nhau được, bởi vì Haydn hơn Mozart khá nhiều tuổi, lúc gặp Mozart ông đã rất thành danh, và đang là nhạc sỹ cung đình Áo dưới sự bảo trợ của Hoàng tử Nikolaus Esterházy, như vậy nếu bảo Mozart ảnh hưởng đến phong cách soạn nhạc của Haydn thì chắc là không phải.

    Nhưng nói là Haydn ảnh hưởng đến phong cách và là thầy của Mozart như em hay được nghe thì em đồ rằng cũng không đúng, bởi vì khi gặp Haydn tại Viena, Mozart dù rất trẻ nhưng cũng đã định hình trong phong cách sáng tác và đang ở độ chín của sự nghiệp mặc dù chưa được công chúng tại thời đó đánh giá cao.

    Mối giao hảo của hai cụ này theo em dừng lại ở việc quý trọng tài năng của nhau, có dính tý đến mưu sinh (vì hình như thời điểm này Mozart gặp khó khăn về tài chính :lol: ; đang lobby với Haydn để gặp Nikolaus Esterházy xin một chân trong dàn nhạc cung đình).

    Đầu giờ sáng có vài dòng múa rìu qua mắt thợ, nếu em nói sai gì các bác đừng chấp nhé. :D
     
  2. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    hình như Quốc Bảo sáng tác bài " Em về tinh khôi " phải không các bác ? em thích bài này lắm vì nhạc nghe như thơ. lời ca hay vô cùng. hy vọng bài ấy không nằm trong list Đạo sĩ của bác Phuongthu.

    đúng là nhạc VN ngày nay lởm thật. hồi xưa người ta ghi rõ lắm, bài này nhạc Pháp, Mỹ... lời Việt của...
     
  3. bebibo

    bebibo Advanced Member

    Joined:
    13/11/09
    Messages:
    232
    Likes Received:
    7
    Hôm nay e đọc dc bài này thấy đúng quá, post lên cho các bác xem và cùng chia buồn với nền văn hóa nc nhà.

    Một nền văn nghệ bị xâm thực vì đạo chích
    Cách đây khoảng 40 năm, một nhạc sĩ tên tuổi, tác giả một số ca khúc được ưa thích, liều lĩnh sao lại bài hát nổi tiếng ca ngợi danh nhân nước ngoài để làm bài hát tôn vinh một danh nhân nước ta đã là một vết nhơ khó sửa trong nền âm nhạc Việt Nam. Trớ trêu là bài hát này lại được lồng vào bộ phim ngoại giao chính thống gửi tặng nước ngoài. Và sự “đạo” liều lĩnh này tất nhiên bị nước bạn phát hiện. Những chuyện xưa nay hiếm như thế, giờ thành chuyện tràn lan…

    Khi sự “đạo” tràn lan

    Nhưng thời đó những sự vụ đáng xấu hổ như vậy bị xem là chuyện hiếm, phải chăng vì lúc đó giới văn nghệ sĩ của chúng ta còn nhiều liêm sỉ hay vì mạng Intenet còn là câu chuyện thần thoại... Ngày nay thì sự ăn cắp, sự đạo, hay nói nhẹ nhàng hơn là sự bắt chước trong các lĩnh vực nghệ thuật ở ta đang trở thành một trào lưu công khai, chẳng những làm mất uy tín mà còn gây đại họa cho nền văn nghệ nước nhà. Làn sóng này ngày càng lan nhanh, phủ rộng ở mọi tầng lớp, mọi ngành nghệ thuật. Trong ca nhạc, trong phim ảnh những ca sĩ, diễn viên rập y xì phong cách, cách trang điểm, cách đặt tên, trang phục thậm chí cả cách bố trí chụp ảnh, kéo dây giày, cầm dây đạo cụ của ca sĩ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong. Ca sĩ Ngọc Sơn cách đây gần 20 năm cố nhảy cho giống “Mai - Cơn” (Michael Jackson). Còn bây giờ Đàm Vĩnh Hưng lại đeo ngù sĩ quan phương Tây để có dáng hao hao “Mai - Cơn” từ hồi chưa lột da… Những ca khúc gắn tên tác giả là nhạc sĩ Việt Nam nhưng thực chất là bản “tháu cáy trần trụi hay ma lanh” các bản nhạc của nước ngoài nhan nhản trên các sàn diễn, trong các album… Những bức tranh, từ tranh cổ động đến tranh nghệ thuật, được tán tụng, được trao giải cao bất chợt bị phát hiện là “thuổng lại” từ ý đồ, phong cách, đến sao chép hoàn toàn tranh của nước ngoài. Tiêu biểu như giải A cuộc thi tranh cổ động đề tài chống HIV của Nguyễn Tấn Khởi là sự chép lại và chỉ sửa chữa chi tiết nhỏ bức tranh của Rewais Hanna (Mỹ). Bức Hà Nội - cái nhìn hôm nay của Vũ Đức Toàn rập y xì tranh của Tores Aguero (Argentina). Bức Bình minh trên nông trường, Huy chương Đồng được hội đồng nghệ thuật trao cho Lương Văn Trung vào năm 2006 là bản sao tranh của Kuznhesov (Nga)… Và gần đây, một trong ba giải A của triển lãm mỹ thuật toàn quốc trao cho bức Mầm đá của Vũ Cương, nhà phê bình Nguyễn Đỗ Bảo cho biết là rập theo phong cách của họa sĩ đương đại Phương Lực Quân của Trung Quốc từ nét mặt trì độn, ngơ ngác theo kiểu bệnh đao, đến trang phục của nhân vật. Một nhà chuyên mua tranh Trung Quốc khi trò chuyện với Nguyễn Đỗ Bảo đã cho biết có tới 10 tranh trong triển lãm này mô phỏng phong cách của Phương Lực Quân. Ông này còn tỉ mẩn hơn khi đưa ra nhận định: Nhìn vào trang phục nhân vật trong Mầm đá là phản ảnh cuộc sống của Trung Quốc chứ đâu phải của Việt Nam. Họa sĩ Việt Nam sáng tác như vậy thì ông mua tranh Việt Nam làm gì? Nghe lời bình này không hiểu các họa sĩ và các nhà quản lý mỹ thuật Việt Nam nghĩ sao?

    Trong kiến trúc cũng không thoát khỏi sự mô phỏng và bắt chước đến thảm hại. Bảo tàng Hà Nội là hình mũ bình thiên lộn ngược như một trung tâm thương mại ở Thượng Hải. Mặt tiền của một cơ quan văn hóa tại Thủ đô là anh em sinh đôi với một mặt tiền cơ quan văn hóa cũng ở Thượng Hải. Tượng Lý Thái Tổ, tượng đài công nhân Việt Nam thực sự là phiên bản tượng vua xứ Trung Nguyên, tượng đài công nhân Trung Quốc… Gần đây người ta còn lạm dụng đến cả đèn lồng, tượng sư tử đè quả cầu vốn là đặc sản kiến trúc, trang trí của Trung Quốc để đặt trước ngôi chùa linh thiêng là biểu tượng của một Hà Nội cổ kính, hào hoa - chùa Một Cột, trụ sở doanh nghiệp Manulife đường Nguyễn Đình Chiểu… Trong phim ảnh chuyện này cũng không thiếu. Bộ phim nổi đình đám của đạo diễn Victor Vũ suýt nữa được tranh giải Cánh diều dù được phát hiện là copy đến 90% một phim Mỹ được sản xuất cách đây 20 năm…

    Và sạn ngớ ngẩn trong bộ phim được yêu thích

    Cảnh hút thuốc lào khai thác “quá say” trong phim Bí thư tỉnh ủy

    Ở lứa tuổi đã ngoại lục thập như tôi thì phim Bí thư tỉnh ủy (phim truyền hình do VTV sản xuất, vừa nhận giải Phim truyền hình được khán giả yêu thích nhất năm 2010 - TT&VH) có sức hấp dẫn khi ở đó được xem lại một thời quá khứ đáng nhớ. Phim đã dựng lại được những nét chân dung cơ bản về một con người được xã hội kính trọng…, tuy nhiên vẫn thấy những nhược điểm cố hữu của cách làm phim chính luận cũng như các thể loại phim khác của ta, đó là sự kịch hóa, thoại hóa thay cho hành động. Bí thư tỉnh ủy có thoại hay nhưng vì không tìm ra hành động để dẫn dắt nên tốc độ phim quá chậm. Chưa kể sự lạm dụng quá nhiều đến độ thừa thãi chi tiết mà các tác giả cho rằng đắt (thực ra cũng không hẳn chuẩn nếu so với nguyên mẫu) để khắc họa tính cách nhân vật, ví như chuyện hút thuốc lào. Chưa ở phim nào mà diễn viên Dũng Nhi bị đầu độc bởi thuốc lào nhiều như trong phim này!

    Nhưng bỏ qua những khiếm khuyết trên, phải công nhận trong thể loại phim chính luận thời gian gần đây, Bí thư tỉnh ủy được xem là thành công. Ấy thế mà, một phim về con người Việt Nam, với câu chuyện đặc thù ở Việt Nam, dường như lại vẫn mắc phải hạt sạn sao chép ngớ ngẩn, bắt chước nước ngoài một cách nông cạn mà tôi lấy làm tiếc đối với một đạo diễn lành nghề, từng có nhiều tác phẩm phim truyền hình được nhiều khán giả yêu thích. Hạt sạn này chẳng dính dáng gì đến cốt truyện, tính cách nhân vật mà chỉ là đoạn generique ở mỗi tập, thể hiện những cảnh hậu trường bếp núc của đoàn làm phim. Mới xem, thấy đoạn kết này có vẻ sáng tạo, khác người, không rập khuôn các phim khác, nhưng đáng buồn ở chỗ nó lại là bản sao đến 99% đoạn kết trong một bộ phim cổ sử nổi tiếng của Trung Quốc, phim Thủy hử. Cũng máy quay trượt trên hai đường ray. Ông đạo diễn cùng đeo ví lưng tỏ ra đang riết róng chỉ đạo diễn xuất. Tất nhiên ở Thủy hử hình như là đoạn Võ Tòng giao đấu thì phải, còn ở Bí thư tỉnh ủy là cảnh du kích đánh trả máy bay Mỹ. Nhạc của đoạn kết này mặc dù khác giai điệu nhưng âm hưởng cũng gần như rập lại, tạo ra sự giần giật giống như trong đoạn kết mỗi tập của Thủy hử. Cũng cần nói thêm, phần âm nhạc (Trọng Đài) trong phim Bí thư tỉnh ủy nhìn chung có thể coi là thành công, từ ca khúc chính cũng như nhạc nền, trừ đoạn nhạc mà tôi chắc Trọng Đài đã làm theo yêu cầu của đạo diễn (cùng thì thùng, giật cục y như phim Tàu) để hoàn chỉnh việc tạo ra đoạn kết… giống như đoạn kết của Thủy hử. Hạt sạn này cho dù chỉ là cảnh trang trí, làm nghề của những người làm phim nhưng vô tình làm mất đi ít nhiều cảm tình của người xem chúng tôi…

    Tại sao “đạo” nhiều thế?

    Có lẽ hiếm quốc gia nào mà việc trở thành ca sĩ, người mẫu, diễn viên, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ... dễ dàng và tùy tiện như ở nước ta. Trong khi đó, nền giáo dục nói chung cũng như giáo dục, đào tạo nghệ thuật quá nhiều lỗ hổng. Kinh tế thị trường làm cho sự thưởng thức nghệ thuật đa dạng hơn, phong phú hơn nhưng nhộn nhạo, hỗn tạp hơn và có thể thấy rõ trình độ thưởng thức, thị hiếu của người xem hiện nay giảm sút rất nhiều so với người xem cách đây hai, ba thập kỷ. Nhà hát Lớn Hà Nội từng chật cứng người vào những năm 1970 trong những đêm nhạc kỷ niệm sinh nhật Beethoven, khi Đặng Thái Sơn thành danh về nước biểu diễn… Nay nhà hát vắng teo khi dàn nhạc lừng danh của Nhật chơi giao hưởng, Đặng Thái Sơn một năm về nước không quá ba lần vì không có khán giả, trong khi đó, người ta đổ xô đi xem ca sĩ nhạc sến về chiều với giá chợ đen theo kiểu chợ giời. Người xem đã vậy, đến một số nhà quản lý, thậm chí cả giám khảo nghệ thuật cũng có người tay ngang, không am hiểu nghề, thiếu kiến thức chuyên môn, ít đọc, ít xem… Khi sự cố bị thiên hạ phơi bày thì không ai biết xấu hổ, chẳng biết hay cũng chẳng có cơ chế nào giống như một loại thuốc cực mạnh để ngăn chặn từ gốc. Một nền văn nghệ đang bị xâm thực bởi nạn copy, nạn ăn cắp, là thế…

    Nguyễn Hiếu (nhà văn)
    Nguồn: http://thethaovanhoa.vn/475N20110311151 ... -chich.htm
     
  4. haiauden

    haiauden Advanced Member

    Joined:
    18/4/09
    Messages:
    2.015
    Likes Received:
    2
    Location:
    HCMC
    Bác này nói thế nào ấy chứ, cái mũ bình thiên lộn ngược này mới được giải nhì kiến trúc quốc gia năm 2010 :wink: :lol:
    Cùng nguồn thông tin luôn nhé:
    http://www.thethaovanhoa.vn/174N2011031 ... a-2010.htm
     
  5. Wildhorse

    Wildhorse Advanced Member

    Joined:
    12/3/08
    Messages:
    1.430
    Likes Received:
    3
    việc đạo nhạc quả là đáng phê phán, nhưng đạo những bài về tình yêu, hay cuộc sông đơn thuần thì còn có thể tạm chấp nhận cho cái "chuyện thường ngày ở Huyện". đằng này Ông Lê Quang con bê cả bài 中國人 (người Trung Quốc) của Lưu Đức Hoa thành bài "Dòng máu Lạc Hồng", biến một bài ca ngợi dân tộc khác thành bài Ca ngợi tổ tiên của mình thì không thể chấp nhận đc. không những thế bài " Dòng máu Lạc Hồng" luôn đc chọn làm ca khuc mở màn cho các sự kiện lớn của Việt Nam, kể cả trong lễ giỗ tổ Hùng Vương. bó tay toàn tập luôn.



     
  6. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    mấy Ông đạo tặc này hết thuốc chửa rồi, Sống chung với lũ thôi Bác, mổi lần có nghe nhạc Việt Em không con quan tâm đến ai sáng tác mà cứ nghĩ là đang nghe nhạc ngoại lời Việt thì được rồi vì biết chắc là bài nhạc đó k đạo từ chổ này thì cũng đạo từ chổ khác, trước hay sau gì cũng phát hiện thôi... hi hi, cứ nghĩ zậy đi hen....
    xét cho cùng thì cũng do mấy anh làm luật Văn hóa nước nhà , đã quản lý yếu kém đôi khi còn khen và khuyến khích nữa nên nó loạn ra cớ sự thế... "Thượng bất chính hạ tất loạn" luôn luôn đúng.
     
  7. dohaithanh

    dohaithanh Advanced Member

    Joined:
    16/9/09
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Bác bi quan quá, và hơi cực đoan nữa. :)

     
  8. Only Time

    Only Time Advanced Member

    Joined:
    12/9/08
    Messages:
    3.474
    Likes Received:
    327
    Em đoán là các bác tung của đã lót tay bác Lê Quang và ban tổ chức lễ giỗ tổ vua Hùng rồi, chính sách đồng hóa đây :lol: đùa vậy thôi chứ mấy bố ban tổ chức cho dựa cột được rồi, ăn gì mà xxx thế :evil:
     
  9. Wildhorse

    Wildhorse Advanced Member

    Joined:
    12/3/08
    Messages:
    1.430
    Likes Received:
    3
    em nghe nhạc đạo quen rồi nên thấy bình thường, nhưng nghe những bài viết về lịch sử và đất nước mà nhạc sỹ đạo nhạc nước ngoài về em rất bực.
    Đặc biệt là bài của Lưu Đức Hoa, em rất ấn tượng với bài này, khoảng năm 99 (hay 2000 gì đó) em có sang bên Trung Quốc đúng dịp đất nước này đang kỷ niêm ngày quốc khánh, tại một sân khấu lớn ngoài trời, nghe bài Người Trung Quốc mà LĐH hát với dàn trống và đội cờ rất hoành tráng. mấy năm sau thấy cậu Đan trường hát bài DMLH mọi người khen ngợi hết lời mà em thấy tức. (phiên bản đầu của DMLH nhạc i chang luôn, chi khác phân lời).
    đạo nhạc người ta không biết xấu hổ mà còn huyênh hoang, khi trả lời phỏng vấn:

    Code:
    Ca sĩ Đan Trường trở nên đắc sô trong các lễ hội vì có bài "Dòng máu Lạc Hồng" của anh. Anh đã sáng tác ca khúc này như thế nào?
    
    Ca sĩ Đan Trường muốn có một bài hát hào hùng nên đặt hàng cho tôi. Trước những gợi ý của Đan Trường, tôi đã bật ra ý tưởng cho bài Dòng máu Lạc Hồng, và không ngờ nó thành công như vậy. Sau đó, các ca sĩ khác cũng đặt hàng tôi viết mấy bài nhạc truyền thống. Trong chương trình có 4 bài nhạc truyền thống: Dân nước Nam, Bốn ngàn năm rực rỡ gấm hoa, Việt Nam non nước tôi và Dòng máu Lạc Hồng. Chương trình sẽ khép lại với khoảng 120 diễn viên múa minh họa.
    
        [b]Theo_VietNamNet[/b]
    
     
  10. taolao

    taolao Advanced Member

    Joined:
    19/9/09
    Messages:
    2.227
    Likes Received:
    9
    Nếu đúng vậy phải gọi là không biết nhục mới đúng. :(
     
  11. caocaolatre8x

    caocaolatre8x Advanced Member

    Joined:
    15/3/09
    Messages:
    1.307
    Likes Received:
    70
    Location:
    Văn điển-hà nội
    Nếu quả thật Dòng máu Lạc Hồng là sản phẩm Đạo,nhại,nhái.
    Em xin lỗi 4000 năm lịch sử Dân tộc vì đã trót nghe từ ngày trước đến bi giờ!
    Xin lỗi!
     
  12. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Em là dân nghiền nghe nhạc chắc nghĩ cũng lạc quan lắm bác, nhưng mà càng đọc càng tầm hiểu cái vụ đạo nhạc này sao Em thấy số lượng đạo sĩ và các bài bị đạo càng ngày càng dài ra đến nổi không ngờ sao nhiều thế.....nên đâm ra có ý nghĩ thế, Bác đừng tầm hiểu cái vụ đạo này nhiều còn hứng để nghe nhạc chứ mà biết nhiều bài bị đạo quá đâm ra chán nghe nhạc Việt như Em cũng khổ...
     
  13. Only Time

    Only Time Advanced Member

    Joined:
    12/9/08
    Messages:
    3.474
    Likes Received:
    327
    Càng nghĩ càng thấy nhục :evil:

    Cái chú đan trường nhìn cái mặt cứ thấy vênh vênh.. chỉ muốn đập cho phát... :evil: em chả hiểu hát hay thế nào... từ cái thời mới nổi, em chưa bao giờ nghe quá 1 bài nào được 20 giây. Thế mà về quê, mấy đứa em họ học sinh cấp 2, cấp 3 treo poster khắp nhà :evil:
     
  14. cuocsongmusic

    cuocsongmusic Advanced Member

    Joined:
    9/1/10
    Messages:
    305
    Likes Received:
    1
    Location:
    HP Audio Club
    Iem em tưởng các cụ audiophile không xem mấy anh tặc nhạc này chứ nhỉ, em thì chả thèm nghe nên đạo cũng không biết, kệ. Có cái gì gọi là nghệ thuật ở những tác phẩm hay ca khúc đó đâu. Ôi từ xa xưa bài hát anh Ba, anh Bủn được chuyển sang thành VN cũng nhiều, cách đây khoảng chục năm em có mấy cái xịn hòa tấu của anh Bủn nghe giật cả nẩy, tưởng bấy lâu là nhạc của nhà mình...
    Tiền chiến cũng thấy toàn hòa âm kiểu tuêy cả. Có bài tiền chiến ngày xưa chơi giai điệu của Jazz nữa ( nghe băng cối nhá )... hế hế. Nhưng công nhận tiền chiến phần lời cũng lãng mạn, lả lướt... Tuy vậy em cũng không mê.
    Xem lào: tuêy cũng đạo nhưng hình như có xin phép thì phải. Celine hát All By Myself có đoạn dùng nhạc của Rachmaninov - concerto No2; còn Madona có xin phép ABBA.... tóm lại tuyêy cũng đầy.
    Vậy kết lại em chỉ nghe cổ điển, dân ca và nhạc cổ truyền, hoặc nhạc trong thời kỳ kháng chiến thôi. Mấy loại này em nghe toàn gặp lành, em chưa gặp cướp :mrgreen:
    Các kụ mà tra ra nhiều nhiều cướp lắm. Bắn liên thanh hoặc thả bom nguyên tử cũng không hết :mrgreen:
     
  15. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Kim Hoàng Huy Thần đồng âm nhạc Việt nam mới 14 tuổi thôi mà đã biết ăn cắp rồi thử hỏi làm sao trách được nền âm nhạc Việt nó đến nổi như thế...Các Bác lên Youtube gỏ Kim Hoàng Huy rồi thưởng thức kỷ thuật xào nhạc cổ điển của cậu này, có rất nhiều báo chí khen nức nở...search google đọc cho vui, đừng nói cổ điển không bị đạo
    [​IMG]
    Thần đồng 14 tuổi sáng tác 100 bản nhạc cổ điển
    Trong hẻm sâu của ngõ 212, phố Đà Nẵng, TP Hải Phòng ngày ngày vẫn vang lên âm hưởng của những bản nhạc kinh điển của Beethoven (Đức), của Mozart (Áo) và thỉnh thoảng lại vang lên những bản do chính tay cậu viết. Cậu bé ấy là Kim Hoàng Huy, năm nay vừa tròn 14 tuổi.
    Những bản nhạc vọng đến trời Tây
    Không thạo piano, violon và các bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng cũng chưa bao giờ sử dụng, thế nhưng có một cậu bé 14 đã làm ngạc nhiên giới âm nhạc châu Âu và chính cả thầy giáo của mình về năng khiếu sáng tác nhạc… thính phòng.
    Kim Hoàng Huy đang sáng tác nhạc
    Kim Hoàng Huy lần giở chiếc máy tính cá nhân có cài phần mềm Finale sáng tác nhạc cổ điển châu Âu rồi đếm. Cả thảy, đã có hơn 100 bản nhạc được cậu sáng tác từ năm học lớp 6 đến nay. Năm học lớp 9 này, Huy chuyển về Nhạc viện Hà Nội để học lớp đặc biệt sáng tác nhạc cổ điển. Cậu là thành viên nhỏ tuổi nhất và cũng là “nhạc sĩ” nhí hiếm hoi sáng tác nhạc cổ điển.
    Cách đây 2 năm, một số bản nhạc của Huy đã được đăng ký bản quyền và gửi vào một số forum nhạc của các nước châu Âu. Dàn nhạc Hoàng gia Anh, Dàn nhạc giao hưởng Israel, Dàn nhạc Berlin, một số nhóm tam tấu, tứ tấu… đã từng thử chơi nhạc của Huy. Những bản concerto violon “Họa mi nỗi buồn”, bản giao hưởng hợp xướng “Ngày phán xét cuối cùng”, Piano Sonata in C major; Piano Sonata in D minor; Beethovens Concertos transcribed to piano solo… đã từng sâu lắng trong những buổi hòa nhạc trong những gian phòng bên trời Âu. Huy tâm sự: "Đó thực sự là những sản phẩm tinh thần hay nhất của em, em gửi tới những trang mạng đó phần nào để xem họ có chơi được nhạc của mình không để có hướng điều chỉnh sáng tác".
    Đầu năm 2009, tại Munich, dàn nhạc Berliner (Đức) do nhạc trưởng Simon Rattle chỉ huy đã chơi bài Judgement Day Symphony for Choir and Orchestra in D minor. Nhạc trưởng Simon biết tới Huy khi ông xem những bản nhạc của cậu được “up” lên một số trang âm nhạc ở châu Âu. Trao đổi qua mail với Huy, nhạc trưởng Simon đánh giá: “Đó là một bước quan trọng trên bước đường tiến tới thể loại anh hùng ca của em. Bản giao hưởng tràn đầy nội dung lớn lao trên tinh thần lạc quan và có sức diễn cảm cùng với nhiều kịch tính” (được dịch từ tiếng Đức khi Simon và Huy “chat” trên mạng).
    Huy phân tích: "Nội dung và tư tưởng của mỗi bản nhạc khác nhau nên mình cần tạo “kiểu dáng” khác biệt cho nó. Trong âm nhạc, nhất là dòng nhạc cổ điển, nếu người nghe không có đôi tai thẩm âm thì nghe bản nào cũng na ná giống nhau”. Nếu Beethoven sáng tác khi ông đang điên loạn nhất thì với Huy, những bản nhạc chỉ ra đời khi trong người hừng hực dòng lý tưởng đê mê, khó tả và khó cưỡng lại được. Tuy nhiên, trong sáng tác nhạc cũng có những nguyên tắc bó gọn trong thể thống nhất của chương hồi.
    Chương I: Allegro con brio (Mang sắc thái kịch tính). Chương II: Scherzo – Allegro con brio (Đảo lộn, đá phần nào đó là châm biếm). Chương III: Adagio molto e cantabile (Âm điệu chậm). Chương IV: Adagio – Allegro – Allegro motto – Adagio ma non troppo – Presto – Prestissimo (Tổng kết). Mỗi bản nhạc đều phải lần lượt trải qua cảm xúc của 4 chương này nên mỗi bản thường dài từ 20 phút trở lên. Có bản của Huy dài tới 1 tiếng 10 phút. Trong đó có bản Grande sonata in C minor được Huy sáng tác trong vòng 3 tháng từ 11/4 đến 8/7. Chính vì quá trình tích trữ vốn sống, hoặc bộc phát cảm xúc sẽ là lúc Huy sáng tác được nhiều nhất.
    Hiện Kim Hoàng Huy đang theo học tại Nhạc viện Hà Nội.
    Ông Hoàng Hưng- ông ngoại của Huy cũng là một người làm nghệ thuật cho biết: “Tôi luôn dạy cháu phải trau dồi kiến thức sách vở và thực tế cuộc sống để làm giàu chất sống giàu có thêm. Người sáng tác nhạc mà cứ thu lu trong cái vỏ bọc thì sẽ không có những tác phẩm hay. Có những đốt sáng tác miêu tả nội tâm sâu như thế nào? Khi sáng tác, nội tâm phải sâu lắng mới sáng tác được. Cảnh phải đẹp mới khiến thi vị nỗi lòng. Nói chung, nhạc phẩm không thể là kết quả của quá trình lao động hời hợt mà nó phải là kết tụ tinh hoa của trí tuệ, lý trí, cảm xúc và cả tình yêu”.
    Từ nhỏ ôm nhạc… ngủ
    Những ngày thơ ấu, ngồi nhìn ông vẽ, đưa đưa cây cọ trên tấm lụa trắng hay khung giấy vàng đục mà Huy thèm được bắt chước. Ông sợ cháu bị vấy mực, sơn lên quần áo nên mở nhạc cổ điển cho cháu nghe. Ông Hoàng Hưng cũng không thể ngờ rằng, cháu ông ôm cái đài cassetle nhiều hơn ôm ông khi Huy vẫn ở tuổi nằm nôi. Cô Lan Hương – mẹ Huy vừa vui, vừa lo. Cô lo bởi cứ khi nào tắt nhạc là Huy khóc, không chịu bú sữa mẹ.
    “Có đêm, Huy giật mình tỉnh giấc, bế ẵm ru mãi mà cháu vẫn khóc, cơn khóc càng dữ hơn. Ông ngoại đang ngủ phòng bên với tiếng vọng sang bảo thử mở “nhạc Bét và nhạc Mô” lên xem nó nín không? Tôi bèn mở lên thì một lúc sau cháu nín và ngoan ngoan ăn sữa. Lạ lùng quá”, - mẹ Huy kể lại.
    14 năm trước, Huy là kết quả của cuộc tình Việt – Hàn giữa anh Kim Seong và chị Lan Hương. Kim Seong là thuyền trưởng trên những con tàu viễn dương nên thường xuyên phải cập bến ở Hàn Quốc, mỗi năm chỉ về quê vợ thăm gia đình vài lần. Những ngày bên nhau, bố con cũng chỉ xì xồ bằng tiếng Anh, Huy không biết tiếng Hàn và anh Seong không biết tiếng Việt.
    Hình hài giống những cậu bé người Hàn, tính cách rất Việt Nam nhưng khi ngồi vào máy sáng tác thì em như một người khác thường. Có thể bỏ ăn, không ngủ để sáng tác nhạc. Nhiều hôm, Huy “cày” games đến sáng rồi lao vào gõ gõ trên màn hình những khúc nhạc mà đêm qua cậu chợt nghĩ ra.
    Góc nhỏ quán cà phê phố là nơi Huy lấy cảm hứng sáng tạo.
    Sống cùng ông ngoại từ nhỏ, lại được ông dạy vẽ và nhạc lý nên Huy càng phát huy nhanh nhạy bản năng sáng tạo không tưởng về thể loại nhạc thính phòng. Ông Hoàng Hưng vốn là người yêu nhạc. Ông biết nhạc cụ, biết nhạc lý và ông còn đam mê hội họa. Từ 18 tuổi xuân xanh đến khi nghỉ hưu, ông Hoàng Hưng vẽ mẫu cho Công ty Mỹ thuật Hải Phòng (cũ). Tiền kiếm cũng đủ ăn nhưng niềm đam mê vẽ và chơi nhạc, ông luôn cảm thấy thiếu. Thấy cháu có khả năng về âm nhạc cổ điển Âu châu, ông mần mò học lỏm nhạc lý rồi dạy cháu.
    Từ những ngày đi học mẫu giáo đến khi học hết cấp I, Huy thường theo ông đi xem những buổi hòa nhạc ở nhà hát thành phố để cùng nghe ông phân tích những điểm căn bản của nhạc lý. Từ những ngày ấy, trong tâm thức cậu bé có mái tóc và mí mắt rất Hàn Quốc đã hình thành tư duy sáng tạo âm nhạc.
    Nhạc sĩ Nguyễn Kim (Người dạy nhạc cho Huy) nhận xét :“Bản thân tôi trong nghề đã già rồi mà chưa có bản nhạc cổ điển nào. Tôi thấy cháu có một bộ óc trời cho. Nhiều sáng tác của cháu tôi đánh giá ở tầm cao. Không chỉ tính độc đáo của thể loại nhạc này mà Huy còn là một nhân tài hiếm thấy ở nhạc cổ điển”.
    Bậc tiểu học, Huy đã sáng tác được 2 bản “Tuổi xanh bừng sáng” và “Thiên đường vui”. Rồi những bản nhạc mang âm hưởng tuổi thơ bỗng tắt đi để Huy nhảy sang sáng tác những bản nhạc cổ điển mang sắc thái hành động, cảm xúc và tình yêu mãnh liệt. Bên cạnh những bản thông thường thì những giao hưởng “Nỗi lòng”, sáng tác vào tháng 4/2009; “Biệt ly” (cuối năm 2008); “Họa mi nỗi buồn” (25/12/2008) là những bản về tình yêu.
    Lý giải cho điều này, chính Huy cũng không thể hiểu nổi sao một cậu bé 14 tuổi, chưa có mảnh tình nào mà có thể sáng tác những bản nhạc mang âm hưởng tình yêu vĩ đại như vậy. Còn ông Hoàng Hưng thì cho biết: trong óc của con người luôn có hai dạng cảm xúc: cảm xúc về tình yêu và cảm xúc về sự vật. Khi đến tuổi đang lớn thì bỗng dưng cảm xúc tình yêu nó trỗi dậy và khiến cho người sáng tác nhạc chưa từng “thực tế” lần nào nhưng lại mang vào trong bản nhạc những cung bậc cảm xúc của tình yêu.
    Mang trong mình những tiềm năng của một nhà soạn nhạc tương lai, Huy không giấu giếm ước mơ trở thành một Beethoven của Việt Nam. Chưa một lần đứng lên nhận giải thưởng âm nhạc nào vì không có một sân chơi nào giành cho nhạc cổ điển này nhưng không vì thế mà Huy nhụt ý chí sáng tác. Có thể, thời thế sẽ tạo ra những gu thưởng thức khác nhau. Sau một thập niên nữa, Huy hy vọng bên những quán cà phê dưới bóng phượng đỏ bên trong thành phố cảng này sẽ vang lên một vài bản nhạc cổ điển của nhạc sĩ Việt Nam, trong đó có nhạc của Kim Hoàng Huy.
    (Theo Đức Chính)

    http://tranquanghai.multiply.com/journal/item/922
     
  16. khanhdq09

    khanhdq09 Advanced Member

    Joined:
    23/12/09
    Messages:
    786
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hanoi
    Ô...cái bác Nhà Văn này nhầm lẫn kinh thế nhỉ??? thế mà Phán với Xét kinh thế... :wink:
    @ Đặng thái Sơn đoạt giải Chopin năm 1980, thì làm sao 1970 lại có thể "thành danh" về nước biểu diễn được nhỉ ? :!:
     
  17. cuocsongmusic

    cuocsongmusic Advanced Member

    Joined:
    9/1/10
    Messages:
    305
    Likes Received:
    1
    Location:
    HP Audio Club
    phuongthu: Ôi cụ lại nghe nhạc kinh điển thời nay à, tuyêy còn chịu cụ ạ. Lấy gì ra để mà sáng tác kinh điển đây? Giá vàng, giá đô, giá xăng, chứng khoán, bất động sản, động đất - sóng thần, môi trường, thủng ozon, biến đổi khí hậu... hả bác :D . Thế thì không cướp mới là lạ. Nhưng lạ nhất là vẫn có người tin, người nghe, rồi tâng lên.
    Thế giới này còn được nghe bản thu của mấy cụ như Karajan, Karl Bohm... Kissin, Lugansky... để làm cho kinh điển mãi sống là ta đã còn được may mắn lắm rồi.
    Sẽ không còn hoàn cảnh để kinh điển ra đời nữa. Trừ phi thế giới này làm lại từ đầu, loài người tiến hóa từ vượn, rồi có nhà thờ, nhà chùa; những bức tranh, những bài thơ, câu châm ngôn...; lúc ấy con người có tâm hồn trong sáng, sáng tác bằng hoàn cảnh kinh điển mà không bị vật chất chi phối; rồi đến có chiến tranh thế giới; kháng chiến chống Pháp Mỹ hay Tàu, người dân cày cấy, đồng quê, nài cừu, nài ngựa, nài bò. Lúc ấy lại có Bach, Beet, Rachmaninov, Liszt...
    Mấy trăm năm sau vnav hay nhaccodien.info ra đời để các cụ nhà ta bình luận và gặp cướp mới....... Kụ nhể :mrgreen:
     
  18. khanhdq09

    khanhdq09 Advanced Member

    Joined:
    23/12/09
    Messages:
    786
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hanoi
    Thế trường hợp Appassionata của Secret Garden và Ngày hôm qua là thế của Việt Anh có được gọi là Đạo ko các bác ??? Em thì em nghĩ chế lời vào tác phẩm của "người ta" mà chẳng phép tắc gì thì cũng gọi là...Đạo !
    Appassionata ( S.Garden)
    http://www.youtube.com/watch?v=ijKuoVoEB84
    Ngày hôm qua là thế ( Ns. Việt Anh )
    http://www.youtube.com/watch?v=uc9FhH4YU48
     
  19. Mike

    Mike Advanced Member

    Joined:
    11/9/09
    Messages:
    9.171
    Likes Received:
    26
    Location:
    San Fanx...Long
    Việt Anh có nói là nhạc ngoại, lời Việt, kể cả Hồng Nhung hay Viết Lãm hát trong hai đĩa khác nhau em thấy đều ghi như thế. Vậy kô được gọi là đạo được.

    Thậm chí Tây còn đạo của nhạc Hoa như bài "Take to your heart" của Michael Learns To Rock thực ra là dịch lời Anh cho bài "Nụ Hôn Giã Biệt" của bác "Zhang Xuế Dzẩu" Trương Học Hữu của HK nữa là. :lol:
     
  20. khanhdq09

    khanhdq09 Advanced Member

    Joined:
    23/12/09
    Messages:
    786
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hanoi
    Em vẫn còn giữ cái CD Giao mùa của Việt anh, đâu như xuất bản năm 2001,2002 gì đó ( Để về em xem lại ! ). Có ghi rõ ràng bài Ngày hôm qua là thế là Việt anh sáng tác, còn ghi rõ đây là "tác phẩm" độc quyền VA sáng tác cho NXB....Cấm in sao,trích dịch dưới mọi hình thức !Thế em mới Choáng ạ... !!! Cái này em thắc mắc và để trong lòng gần 10 năm nay rồi,về sau này VA có giải thích hay sửa sang gì thì em ko biết...VA là một trong những Ns trẻ,tài năng em rất mê !
     
  21. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Bây giờ muốn trở thành đạo sĩ cũng dể quá, nên đạo sĩ mộc lên như nấm gặp mưa : Bảo Thy, Hồ Ngọc Hà, Ngô Thanh Vân, Phương Uyên, ....cũng có nhạc tự đạo ráo
    Cũng nhờ công nghệ phát triển Ai muốn trở thành đạo sỉ cứ việc tìm download chương trình Finale về và một mớ Finale sample files, về xào nấu cắt ghép chút là bạn sẽ có ngay tuyệt phẩm của mình
    http://www.download.com.vn/timkiem/finale/index.aspx
     
  22. Mike

    Mike Advanced Member

    Joined:
    11/9/09
    Messages:
    9.171
    Likes Received:
    26
    Location:
    San Fanx...Long
    Hi bác khanhdq09,

    Việt Anh theo em là 1 nhạc sỹ trẻ tài năng, nhưng anh bận học tập cao hơn ở nước ngoài nên còn dang dở nên chưa sáng tác được nhiều. Nhạc Việt Anh rất lãng mạn và Thu Phuơng và vài ca sỹ khác hát nhạc của anh rất hay tuy hơi buồn man mác.

    Bài Ngày Hôm Qua Là Thế em thích cả Hồng Nhung và Viết Lãm. Nhạc sỹ VA em nghĩ kô cần đạo nhạc đâu, và đề hẳn lời Việt: VA.

    Em cũng để ý và rất yêu thích nhạc sỹ gốc Hà Thành nhưng di cư vào Nam từ năm 10 tuổi này nhưng lại rất hay "Đêm Nằm Mơ Phố". :mrgreen:

    Em chụp hình gốc 2 đĩa em có bài của Secret Garden này, có ghi chú bác nhé. :) Thân.
     

    Attached Files:

  23. cuocsongmusic

    cuocsongmusic Advanced Member

    Joined:
    9/1/10
    Messages:
    305
    Likes Received:
    1
    Location:
    HP Audio Club
    Vấn đề Nhạc Ngoại - Nhời Việt thì rõ rồi, nhưng người sở hữu Nhạc Ngoại có cho mấy anh VN hòa âm để ... hét không. Chắc là đạo thôi.
    Giả sử chị Barbara Streisand nhờ mấy anh họ nhà Gibb làm cho Guilty thì Guilty là của chị Barbra, ai hát lại phải trả xiền cho chị ấy, và đương nhiên phải được chị ấy đồng ý. Không thì gọi là cướp trên giàn mướp và bị cấm hét ở mọi hình thức chuyên nghiệp, nhưng chắc cho phép hát KOK ở nhà các cụ ạ :mrgreen:
     
  24. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Bác nói thì đúng rồi như công ước Berne, nhưng căng như vầy thì danh sách nó dài lắm, 100 nhạc sĩ ca sĩ, thì có khoảng 200 Em vi phạm rồi, có thằng nào chịu bỏ xiền ra mua nhạc ngoại quốc đâu, nhạc trong nước còn sử dụng hát chùa, chứ đừng nói nhạc nước ngoài ... :lol: :lol:
     
  25. cuocsongmusic

    cuocsongmusic Advanced Member

    Joined:
    9/1/10
    Messages:
    305
    Likes Received:
    1
    Location:
    HP Audio Club
    Tại cụ mở ở box nhạc, mà chủ đề là cướp nhạc như bọn em hồi bé cướp ngày rằm tháng Bảy :D . Nói về âm nhạc em mê lém. Hôm nay em nói hơi nhiều, có gì chửa đúng các cụ đại xá. Mai thấy có gì liên quan đến đạo cái bang hay đạo tặc em hầu chuyện cho vui.
    Bi chừ em làm bản Mười Thương ở Bắc Ninh cho đở Stress rồi nghỉ. Quả Mười Thương này mấy anh kia không cướp được vì nhạc và lời không thể làm cho nó liên quan ...ếch gì đến nhau và dễ bị lộ :D
    Chúc các cụ ngủ ngon mai đi làm về sớm nghe nhạc khỏe.
    Kính.
     

Share This Page

Loading...