Đạo Nhạc chuyên thường ngày ở huyện đối với Ca Nhạc sĩ VN

Discussion in 'Âm nhạc' started by phuongthu, 26/2/11.

  1. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    nhạc sĩ Trọng Bằng - nguyên chủ tịch Hội NSVN mà còn zầy trách làm sao được đạo sỉ trẻ, xxx sao k đạo ... he he :lol: :lol:
     
  2. MINHPHUONG

    MINHPHUONG Advanced Member

    Joined:
    1/6/09
    Messages:
    79
    Likes Received:
    16
    Chủ tịch thì đạo giao hưởng, đạo sĩ trẻ thì đạo nhạc nhẹ .
    Đã phân chia công việc , không ai dẫm chân ai :D :D
     
  3. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Re: Đạo Nhạc chuyên thường ngày ở huyện đối với Ca Nhạc sĩ V

    Em nghe Quốc Bảo sắp ra LP với mấy ziza , Em cópy past bải này các Bạc đọc vui


    Quốc Bảo – “Vua đạo nhạc”?

    Quốc Bảo đã đặt một niềm tin rất lớn cho công chúng trẻ về một nhạc sĩ có tài của Việt Nam. Những bài hát với “chủ nghĩa mỹ từ sáo rỗng” của anh đã định hình một phong cách nhạc tạm gọi là “sang” so với những bản nhạc thị trường khác. Nhưng, vẫn chữ “nhưng” mà chúng ta thường thấy. Hàng loạt nghi vấn xung quanh nhạc sĩ Quốc Bảo được đưa ra.

    Từ sau sự kiện Bảo Chấn, những người nghe nhạc Việt Nam bắt đầu thấy hoang mang. Họ hoang mang không biết là sẽ còn bao nhiêu bài hát có sự trùng hợp ngẫu nhiên đến như vậy? Họ hoang mang không biết còn nhạc sĩ Việt Nam nào "gặp tư tưởng lớn" của những nhạc sĩ nước ngoài khác? Họ hoang mang về một nền nhạc trẻ toàn những “đứa con lai”? Họ hoang mang về một nền âm nhạc lai căng, thiếu bản sắc?

    Sau sự thành công của công nghệ lăng xê, điển hình là nam ca sĩ Đan Trường, nhạc trẻ Việt Nam bỗng chốc đổi thay một cách chóng mặt. Hàng loạt các ca sĩ xuất hiện như "nấm mọc sau mùa mưa”. Nhưng ca sĩ thì nhiều, nhạc sĩ mới lại chưa có nên tất nhiên những "đứa con lai" phải xuất hiện để đáp ứng những nhu cầu này. Và bản sắc của các ca khúc bắt đầu mất đi tính “Việt Nam” của nó. Người nghe thật khó tìm thấy những ca khúc thật sự mang nét riêng, nét đặc sắc.

    Giữa một rừng ca khúc mới, người nghe nhạc bỗng thấy đốm sáng Quốc Bảo. Quốc Bảo không xa lạ gì với giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên bởi những bài bình luận của anh trên một số tập san của lứa tuổi học trò - những bài bình luận mang tính chất phê bình giới Showbiz Việt Nam. Từ những diva đã có dấu ấn với người nghe nhạc như Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà….đến những ca sĩ trẻ mới nổi lên như Quang Vinh, Nguyễn Phi Hùng…. đều được anh đem ra bình luận, mổ xẻ trên nhiều khía cạnh.

    Tuy nhiên, sự sắc sảo có phần ngoa ngoắt, kẻ cả khi bình luận của Quốc Bảo chợt lặng đi khi báo chí bắt đầu lên tiếng phanh phui vấn đề đạo nhạc. Và “phong cách” Quốc Bảo được đưa vào tầm ngắm khi người ta phát hiện ra sự mới mẻ, độc đáo của các ca khúc của anh dường như không phải do “lao tâm khổ tứ” mà có.

    Một trong số ca khúc được nhắc đến khá nhiều với tên tuổi Thư Lê là “ Tuổi 16” do Quốc Bảo sáng tác. Bài hát có giai điệu rất du dương với lời bài hát đánh trúng tâm trạng của những bạn trẻ đang trong tuổi mộng mơ. Bài hát đã từng lọt vào top ten Làn Sóng Xanh và ít nhiều để lại dấu ấn của một Quốc Bảo “trữ tình” cùng cô ca sĩ trẻ nhiều tiềm năng Thư Lê.

    Nhưng những fan nhạc rock thì lại không hề nghĩ vậy. Những người nghe nhạc rock có hạng thì không ai có thể quên được tay guitar đại thụ Richie Blackmore. Anh đã từng là thành viên của Deep Purple và sau này là ban nhạc gia đình của chính anh Blackmore's Night. Blackmore's Night tới nay đã có bốn album chơi theo phong cách nhạc Phục Hưng pha lẫn với Rock. Một trong số album rất được chú ý của Blackmore's Night là Shadow of the moon. Và chuyện nghi vấn Quốc Bảo cũng nảy sinh từ album này.

    Với một người nghe nhạc hết sức bình dân, thậm chí không hiểu chút gì về nhạc lí vẫn có thể thấy ngay sự trùng hợp của hai bản nhạc “Tuổi 16” và “Renaissance Faire”, nằm trong album Shadow of the moon vì tính chất lặp vòng cũng như giai điệu du dương của hai bài hát. Nhưng nếu chỉ nói theo cảm tính e rằng vẫn còn mông lung để đi đến một kết luận. Vì vậy người viết xin đi sâu hơn vào chuyên môn nhạc lí để phân tích hai bản nhạc.

    Sở dĩ người nghe nhạc bình dân có thể nhận thấy ngay sự na ná giống nhau bởi vì cả hai bản nhạc có cùng một vòng accord nhưng chỉ khác tune. Nhưng có lẽ để kết luận mà chỉ dựa vào con mắt của người nghe nhạc thiển cận thì chưa chắc đã thuyết phục và có tính hồ đồ vì vậy người viết xin đưa ra luận điểm của những vị nhạc sĩ khả kính trong làng nhạc Việt Nam

    Khi ca khúc “Tuổi 16” vừa dứt, GS-NS Tô Vũ phán ngay: “Giống hơi nhiều, ông hát lại một đoạn giống của cả 2 bài để chứng minh đây cũng là một điệu Berceause, có tiết tấu như nhịp võng ru con của châu Âu”. Ông cho rằng tối thiểu giống nhau 50%.

    GS-NS Quang Hải lập tức phản đối: “Nhiều hơn chứ! Gần như giống nhau, Quốc Bảo chỉ thêm một phần rất nhỏ”.

    GS-NS Tô Vũ thêm: “Bài “Renaissance Faire” mới đúng kiểu”.

    Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chỉ nói một câu: “Nghe buồn cười quá, bài Tuổi 16 phát triển không hợp lý lắm!”

    ( Trích từ báo Người Lao Động)

    Vậy sự thật về bài hát "Tuổi 16" vẫn còn trong nghi vấn bởi vì chính tác giả Quốc Bảo vẫn chưa lên tiếng về sự trùng hợp ngẫu nhiên đến lạ kì này.

    Vẫn nằm trong diện nghi vấn giữa Quốc Bảo và Blackmore's Night, người nghe dễ dàng nhận thấy sự tương đồng giữa bài "Ngồi hát ca bềnh bồng", một tác phẩm có tính tự sự cao với ca khúc "The Clock Ticks On".

    Xét về phần giai điệu thì dường như “Ngồi hát ca bềnh bồng” chính là bè mô phỏng quãng 3 của "The Clock Ticks On". 95% về hợp âm sử dụng giống nhau, giống nhau cả ở từng tiết tấu chuyển giữa các hòa âm, những giải quyết phách nhấn, phách nghỉ, những chỗ dừng nhạc để rồi có tiếng trống dồn báo trở lại hát tiếp. Chính vì vậy mới có hiện tượng một số bạn trẻ thấy ngờ ngợ khi chơi những game nổi tiếng như Cossack, European War vì có bản nhạc như "Ngồi hát ca bềnh bồng" không lời?!.

    Đã có một thời gian công chúng thưởng thức nhạc rộ lên chuyện Quốc Bảo đem một khúc dạo đầu bản giao hưởng bất hủ của Tchaikovsky vào trong bài hát "Còn ta với nồng nàn". Nhưng người viết hiện tại lại muốn đề cập nghi vấn đến phần dạo nhạc của ca khúc "Còn ta với nồng nàn" với ca khúc "Writing on the Wall" cũng nằm trong album Shadow of the moon của Blackmore's Night.

    Như vậy chỉ với album Shadow of the moon của Blackmore''s Night đã có tới bốn ca khúc có tư tưởng “trùng hợp” với các ca khúc của Quốc Bảo. Phải chăng ấn tượng quá sâu đậm của Quốc Bảo về một Blackmore's Night, như anh đã từng viết trên một tờ báo, đã làm cho các tác phẩm của anh mang quá nhiều dấu ấn của Blackmore's Night?

    Đối với phần lớn nhạc sĩ hay ca sĩ, album đầu tay bao giờ cũng là tác phẩm được đầu tư nhiều nhất để thể hiện mình với công chúng. Trong album đầu tay của Quốc Bảo với cái tên nghe thật giản dị nhưng cũng đầy xúc cảm Bình yên, "Tình ca" được đánh giá là khá có màu sắc riêng của Quốc Bảo và bài hát lại được một trong những Diva hàng đầu của Việt Nam thể hiện, Trần Thu Hà. Bài hát cũng được thể hiện bởi Yo Band nằm trong một album khác nhưng không để lại được dấu ấn lớn như Hà Trần. Bài hát được Quốc Bảo khẳng định lấy cảm hứng và cơ sở từ một bài mix của Jimmy Jam & Terry Lewis.

    Nhưng nếu chỉ lấy cảm hứng đơn thuần rồi phóng tác thì có lẽ không việc gì phải bàn cãi. Trong quá trình tìm hiểu, người viết được biết trong DVD Utada Hikaru Single Clip Collection Vol.1, bài "Addicted to You" (Up-in-heaven mix) quay cảnh làm video bài này trên nền nhạc karaoke có phần intro giống y nguyên bài "Tình Ca".

    Bản thân bài hát "Addicted to You" trích từ single remix nằm trong album cùng tên do Toshiba EMI Limited, Japan phát hành ngày mùng 10 tháng 11 năm 1999. Người đọc có thể kiểm chứng thông tin qua website http://www.hikaru-online.net. Ngoài ra chính Utada Hikaru đã khẳng định đây là bản nhạc do cô sáng tác. Thông tin một lần nữa có thể kiểm chứng tại website http://www.toshiba-emi.co.jp.

    Quốc Bảo cũng được biết đến như là một producer có tài. Một trong những ca sĩ được anh dẫn dắt trong thời gian qua là NTV, ca sĩ kiêm người mẫu. Trong album gây nhiều tranh cãi Bí ẩn vầng trăng của NTV, Quốc Bảo có viết một số bài hát. Trong đó, nổi bật là bài "Ánh trăng" với phong cách hip-hop Châu Á rất độc đáo. Nhưng trên bìa đĩa, bài hát này được chú thích dựa theo một bài dân ca của Na Uy. Hẳn một người nghe nhạc bình thường cũng thấy đây không thể là một bài mix dựa vào dân ca Na Uy. Bởi tính chất nhạc đặc trưng của dân ca Na Uy hoàn toàn khác với hip hop Châu Á. Vấn đề này không biết nhạc sĩ Quốc Bảo giải thích sao đây?

    Chưa biết bài hát được mix từ dân ca Na Uy ra sao, nhưng giới nghe nhạc Hàn Quốc của Việt Nam thì lại thấy bài "Ánh trăng" hoàn toàn trùng lặp với bài "Can''t Wait" do Yoo Seung Yun hát chung với Yuki Hsu.

    "Can't Wait" thực chất là 1 remix của Boo Tak Hae do Yoo Seung Jun hát chung với Park Jung Hyun đuợc ra trong album thứ 3, Now or Never của Yoo Seung Jun vào tháng 3, 1999.

    Với những ca khúc đề cập ở trên, hiện tại vẫn chưa có giải đáp nhưng người viết vẫn còn những băn khoăn về một "Nhớ xuân thì" do Quốc Bảo viết nằm trong album cũng do chính Quốc Bảo produced được Cam Thơ và chồng là Lê Quang thể hiện có sự trùng lặp ngẫu nhiên với "Another suitcase in another hall" đã từng được Madonna thể hiện. Và một "Để cháy cùng em" do Ngô Thanh Vân và Đoan Trang thể hiện với "Dance With Me" của Debolah Morgan; cùng một "Tim anh trôi về em" trong album Bình yên không biết được lấy cảm hứng từ bài hát nào đó của Shania Twain hay cũng là một sự “trùng lặp ngẫu nhiên” nào đó?

    Với vô số bài hát nằm trong diện nghi vấn không biết Quốc Bảo sẽ trả lời ra sao? Bản thân người viết cũng rất mong Quốc Bảo sẽ có những câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc trên.
    ..

    ST

    ......
    Còn rất nhiều..
     
  4. nhuthungfoto

    nhuthungfoto Advanced Member

    Joined:
    10/4/06
    Messages:
    4.735
    Likes Received:
    53
    Re: Đạo Nhạc chuyên thường ngày ở huyện đối với Ca Nhạc sĩ V

    Chuyện này xưa rồi anh đào lên làm gì cho mõi tay vậy, để dành thời gian nghe nhạc, tập yoga có ích hơn :)
     
  5. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Re: Đạo Nhạc chuyên thường ngày ở huyện đối với Ca Nhạc sĩ V

    Vì nó xưa nên nhắc lại, chứ không khéo rồi có người lại Cổ suý, bơm thôi , Sản xuất rồi tiêu thụ mấy sản phẩm ăn cắp tội cho tác giả bị ăn cắp và người không biết mua về nghe...
    Zới lại tay Quốc Bảo này ăn cắp nhạc đã đành, mừ chơi chiêu tung hoả mù toàn viết bài chê bài ca nhạc sỉ người này người kia làm cho người ta tưởng mình là thiên tài zậy đó... hú hồn mừng hụt tưởng đâu VN có thêm 1 nhạc sỉ giỏi ai zè.... :lol: :lol: chỉ 1 từ với hắn thôi KHINH
     
  6. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    902
    Likes Received:
    169
    Re: Đạo Nhạc chuyên thường ngày ở huyện đối với Ca Nhạc sĩ V

    Đồng ý với bác.
    Mấy tay nhạc sĩ thường được rất kính trọng mà đi đạo nhạc thì còn ra thể thống gì nữa.
     

Share This Page

Loading...