:lol: Ngoài lề nhưng cái chính nó vẫn trong lề! :lol: ý của em là tất cả các IC giải mã là như nhau, quang trọng là con DAC của đầu CD nào hay mà thôi! Vậy thì ta tập trung vào DAC của đầu CD có tích hợp IC nghe nhạc MP3 vậy!
Em thì cứ nén theo định dạng WMA losless (dung lượng còn khoảng 50% CD) nghe chả khác gì CD (chắc em tai trâu).
Em dùng Ipod Classic có ở cứng 80gb nên không lo thiếu chỗ lưu nhạc, các bác cho em hỏi nên lưu nhạc theo định dạng nào là tốt nhất? Dùng định dạng của Itune như aac hay mp3 hay wma?
Ứ phải ứ phải... Con P4 chỉ làm nhiệm vụ đọc data MP từ đĩa cứng rồi chuyển cho sound card thôi. Âm thanh hay hay không thì em P4 ứ có dự phần. Cùng sound card, cùng loa và cùng một bản MP3 thì trên máy P3 hay P4 hay Celeron cũng không khác nhau
heheh ông 208 hỏi... con giải mã nào tốt nhất mừ heheh, p4 core duo vửa giải mã ... vửa lướt web được ah ) tốt trên iu cầu rùi nhá
Cái này thì công nhận! Với cái tai nghé của mình thì nguồn digital tốt nhất là... computer vì nó đảm bảo dữ liệu ổn định, chính xác và... rẻ . Có điều DAC để giải mã thì ứ rẻ thôi hu hu hu
Em Rip nhạc vào ipod dùng Apple lossless, thấy dung lượng mỗi bài bằng cd, vậy chất lượng file rip apple lossless có bằng cd không các bác?
Nếu theo đúng định nghĩa lossless thì chúng nó là như nhau. Còn thực tế thì... thú thực em ứ kiểm chứng được Về lý thuyết CD origin với CD chép phải là như nhau... thế mà cái này các forum toàn thế giới cãi nhau bao lâu nay đã phe nào chịu phe nào đâu
Em đã đọc chủ đề earphone nhưng vấn không rõ lắm loại earphone nào nên mua để nghe nhạc acoustic, vocal, classical, jazz (giá khoảng 50$) hả các bác? Và mua ở đâu? Jack từ ipod ra cổng RCA của ampli thì bán ở đâu các bác nhỉ?
Có lẽ các bác nên tìm hiểu thêm vụ mp3 320Kbps VBR, với chuẩn nén này thì ngoài việc chất lượng âm thanh tốt, lại còn giúp dung lượng file MP3 không to hơn so với 128Kbps là mấy. Nghe rất phê. Tôi vẫn đang phân vân liệu mấy cái đầu đọc được MP3 thì tối đa nó hỗ trợ được cho MP3 128 hay 192 hay 256. Chứ chắc chắn là không phát huy hết chất lượng của MP3 320 đâu. Mp3 320 VBR thì lại càng không? Loại này chỉ đọc được trên máy tính với 1 số phần mềm chuyên nghiệp thôi.
Muốn nói thêm với các bác chê nhạc số. Hiện nay trên mạng, dân AudioPhile toàn chia sẻ với nhau các album gốc được nén theo chuẩn LAC (Lossless Audio Codec). Với các file nén này, các bác chỉ cần down về rồi burn ra CD. Đảm bảo chất lượng luôn luôn là F1.
Aiport express của Apple Hiện nay có 1 số anh em đang chơi Aiport express của Apple phát bằng laptop hay PC qua Wifi và Aiport express được cấm vào Ampli nghe nói hay hơn hẳn đầu CD giá từ 2000$-3000$ bị nó bóp chết queo, các Bác tham khảo xem thế nào nhé !!!
Em đang xài MAC book nghe thấy hay lắm, cắm vào ampli nghe cũng đã nhưng em muốn bỏ cái dây nối cho rồi. Nhờ các bác chỉ dùm chỗ mua cái Aiport express của Apple với. Lúc trước em nghe bằng bộ tai nghe blue tooth stereo của I-tech nghe thấy cũng được nhưng không hay lắm. Em cũng có tí ý kiến: Em đang sử dụng DVD Pioneer DV373S (em không rõ chip giải mã) nhưng khi em bỏ dĩa CD mp3 (nén ở 192Kbs) thì âm thanh rất hay. Tai nghe của em không phân biệt được khi nghe bằng dĩa CD gốc nổi...hic..
Aiport express Bác cứ việc nhờ Bác Google những trang VN là bán đầy mà , hàng second hand 1.000.000 -1.100.000 hàng mới 100$ bán ở các cửa hàng vi tính xài cho Mac và PC hay Laptop đều tốt, Em đang ngấm nghé nó vài hôm nửa kiếm cái laptop có hard drive lớn xíu chơi cho đã, dùng Itune phát mấy file chất lượng cao hay file đuôi Wav cho nó phê.
Đây là bản chất của việc chuyển từ tín hiệu analog và tín hiệu digital Tần số lấy mẫu càng cao thì tín hiệu bị mất càng ít => file nén mp3 (wma, ...) với tần số lấy mẫu 64Kbps, 128Kbps, 256Kbps, ... chất lượng sẽ khác nhau. Để kiểm chứng sự mất mát dữ liệu này, ta chỉ cần convert từ CD qua mp3 rồi từ mp3 convert trở lại CD vài lần sẽ thấy rất rõ rệt, với bất kỳ tần số lấy mẫu nào. Có nhiều quan niệm về "hay", nhưng theo tôi thì phụ thuộc vào cảm nhận và thời điểm. Nhiều người nghe FM trên cái cassete vẫn thấy hay, vẫn thấy "sởn da gà" (tôi và các bạn tôi hồi còn đi học chẳng hạn), trong khi có người dày công, bỏ tiền ra mua bộ dàn hàng chục triệu vẫn chưa ưng ý (cũng là tôi hiện nay). Tôi nghĩ chẳng phải mình tôi mà nhiều anh em ở đây cũng như vậy, tức là có nhiều trăm CD, mà có khi đứng mãi không chọn được CD nào để nghe, nhưng có khi ở cơ quan nghe mấy file mp3 từ máy tính với loa S30B vẫn thấy phê lòi. Trở lại câu hỏi của chủ topic là đầu nào giải mã và phát mp3 hay nhất, sorry vì từ nãy đi lạc đề, nhưng với tôi (từ các nhận xét trên), mp3 tôi chỉ nghe với máy tính khi làm việc (kiếm cái sound card tốt đưa ra dàn) hoặc CD nào độc lắm không kiếm được thì in ra CD nghe và "cố cảm nhận" chứ thật lòng tôi không cảm tình lắm với mp3. Túm lại là với mp3 tôi nghe thử vài đầu thấy xêm xêm (nếu chọn thì miễn đừng kén đĩa là được), và với tôi chỉ nên chơi mp3 (hoặc đại loại thế) trên máy tính (nhất là khi làm việc) rồi đưa ra dàn nghe, để dành tiền nâng cấp đồ đạc, thủ dâm tinh thần - thủ dâm thiết bị. Cảm nhận mà
Bác Kim Chỉ phán quá chí lý ạ. Em cũng đồng ý là "hay" chỉ là cảm nhận cá nhân nên nó không thể hoàn toàn đúng mà cũng không hoàn toàn sai nên không thể có thước đo. Ăn thua do mình thích mà thôi. Cá nhân em cũng không cảm tình với MP3 lắm nên em vẫn cứ phải móc tiền ra mua đĩa CD gốc mặc dù âm thanh chưa chắc hơn đĩa copy của Tung Của rẻ hơn 10 lần nhưng xem cái nhãn và bao bìa của cái đĩa gốc cũng vẫn thích hơn khi để vào kệ CD. Em chỉ khác bác Kim Chỉ 1 điểm là không vì MP3 có chất lượng kém hơn khi thâu từ CD mà chỉ xếp cho nó nghe với máy tính khi làm việc mà cá nhân em khi nghe MP3 thì có thể nghe mọi lúc mọi nơi nếu không có cái gì khác tốt hơn, nhất là những bản nhạc mình thích mà không thể có CD để mua trong khi MP3 thì khả thi ... Cá nhân em suy nghĩ đơn giản vì nhiều người thâu CD gốc ra băng từ thì cái băng từ về mặt giải thích cách nào đi nữa chất lượng kỹ thuật không có cách gì mà tốt hơn (ngay cả bằng cũng không thể) CD gốc nhưng vẫn cho cái băng từ đó xếp cao và quan trọng hơn bản thân cái CD gốc??? Thế mới nói là ăn thua do mình thích thì tự nhiên thấy hay và xem cái đó hơn cái khác .... :wink:
Xin phép các cụ em có tí ý kiến: - Các file âm thanh dạng số (file, CD, DVD, mp3, DAT, MD....) - tín hiệu rời rạc và âm thanh tương tự (Cassete, Băng cối ...) - tín hiệu liên tục đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng cơ bản nhất thì âm thanh số: tiện lợi (không tốn thời gian, nhìn thấy dạng sóng, ứng dụng tự động hóa cao....), copy nhiều lần không giảm chất lượng. Tuy nhiên âm thanh tương tự tự nhiên hơn, âm thanh thật hơn... - Khi chuyển đổi âm thanh tương tự sang số có mấy tham số ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh: . Tần số lấy mẫu: Fs (bao nhiêu mẫu trên 1 giây) cái này ảnh hưởng đến đáp tuyến tần số (khả năng đáp ứng tần số của tine hiệu) theo định luật Shanon - Kiếc hóp gì đó thì Fs >= 2 Fth (tức là 44.100 Hz (CD) thì có khả năng đ/ứng được các tần số <= 22 Khz vv....). . Bít lượng tử hóa n (thường là 8,16,24 bít) ảnh hưởng đến dải động của tín hiệu (khoảng cách tín hiệu cao nhất đến thấp nhất...) cái này được tính bằng công thức dB dải động ~ 6*n + 2.67 dB Công thức tính cho 1 giây âm thanh lưu trữ xxx bít = Fs(mẫu/giây)*n(bít)*Stereo(hay mono..) với âm thanh không nén... - Như thế dung lượng file không nén to quá khoảng 1,6MB / 1 giây âm thanh.... Mà vì một số lí do người ta tìm cách nén nó lại, cơ bản thì nén âm thanh dựa trên một số nguyên lí sau: . Tai người chỉ nghe được trong khoảng tần số nhất định, ví dụ đến 400 -> 16Khz là hết đất, vậy lớn hơn hay nhỏ hơn có vẻ thừa. . Trong khoảng nghe được thì mỗi tần số khác nhau ngưỡng tai người nghe được (mức âm thanh) cũng khác nhau, vậy phần tín hiệu nhỏ hơn cũng là khó nghe được.... . Theo nguyên lí thì 2 tín hiệu gần nhau nếu tín hiệu sau nhỏ hơn tín hiệu ngay trước đấy 1 mức nào đấy (khoảng 20dB) thì cũng không nghe được... Dựa trên các nguyên lí cơ bản này mà người ta nén lại âm thanh, tuy nhiên nén âm thanh là loại nén không khôi phục lại được, nó bỏ đi những cái phần có vẻ thừa kia, nhưng tính tự nhiên của âm thanh lại phụ thuộc hoàn toàn vào cái thừa đấy... Tỉ lệ nén càng cao thì chất lượng âm thanh càng giảm nhưng không có một công thức nào để tính toán được điều này.... (Từ cái phần ~ 1,6 MB/s (48Khz,16Bit,Stereo) kia nén lại dung lượng chỉ còn 128,96,320....kb/s). Có khá nhiều phương thức nén không chuyên (APDPCM, mp3, Mp3Pro,Wma,...), chuyên dụng (Mp2,...) và cách nén thế nào đều được các chuyên gia giấu kín... Chất lượng nén cũng khác nhau, phu thuộc phương thức, các tham số chính ở trên, sai số lượng tử hóa....., tùy từng trường hợp mà người ta chọn hình thức nén nào cho nó phù hợp.. Nhưng đúng, còn tùy thuộc thiết bị (loa, phương thức truyền...), tai người mà âm thanh kia có tương thích, có bị nhận ra ko?????? Thôi tạm thế, khi nào có điều kiện em sẽ bàn tiếp sau...
Cái này em ... đít sờ gở ri với bác Cường VX nhé ! Đến giờ phút này thâu (Record) và phát lại (Playback) 1 mẫu âm thanh tự nhiên nào đó (ví dụ như tiếng trống...) thì xem ra chưa có dàn Analog tốt nhất nào thâu đi rồi phát lại có âm thanh "đo chính xác" bằng dàn Digital tốt nhất. Em phải dùng từ "đo" để nói lên sự chính xác thay vì so sánh bằng những phương pháp khác ví dụ như "cân lượng, chiều cao thấp, hoặc ngay cả nghe ...." vì nếu nói "nghe chính xác hơn" thì ... hwuề chớc vì chỉ là cảm nhận cá nhân 9 người 10 ý mà nhiều topic khác cứ kéo dài trang này sang trang khác Và đương nhiên sự đo đạt này xảy ra chính xác lặp đi lặp lại nhiều lần chứ không phải chì là may rủi xảy ra 1 lần ... Phương pháp đo thật đơn giản là lấy 1 cái microphone kết hợp với 1 cái preamp microphone rồi dùng hài kế hay ngay cả dao động kế và lấy số đo đó làm mẫu (reference). Phải dùng microphone vì bởi cho dù dàn thâu/phát Analog hay Digital gì khi thâu âm thanh tự nhiên đều phải dùng microphone chứ không còn cách nào khác. Sau đó dùng dàn thâu/phát Analog tốt nhất hay Digital tốt nhất thâu và phát lại và cũng dùng thiết bị đó như trên đo và so sánh với số đo có được của âm thanh trực tiếp từ microphone+pre mic sẽ thấy dàn thâu/phát Digital lúc nào cũng cũng có số đo giống số đo reference hơn dàn thâu/phát Analog ---> Khó có thể nói âm thanh dùng kỹ thật Analog chính xác hơn âm thanh dùng kỹ thuật Digital. Sự "nghe" thấy chính xác chỉ là thẩm định cá nhân và cũng là cái tính không hoàn hảo của lỗ tai người ....Nếu chúng ta từ xưa đã "nghe quen" âm thanh dùng kỹ thuật digital thật hoàn hảo (âm thanh digital từ MP3 hay ngay cả từ CD chưa gọi là âm thanh digital hoàn hảo vì còn nhiều kỹ thuật digital ngày nay cho chất lượng kỹ thuật vượt trội MP3 và CD) thì nếu nghe lại những kỹ thuật Analog sẽ thấy khó chịu ngay ...---> Lỗi tại tai tất cả. Em ngày xưa có ông thầy già (lúc đó ổng gần 60 tuổi) ổng nói ổng có thể nghe méo hài dưới 0.1%. Em không tin và ngày làm luận án tốt nghiệp em xin làm luận án là cái preamp tube và em cam đoan là âm thanh sẽ trung thực (Hi Fidelity) hơn và hay hơn mấy cái receiver chợ ở ngoài đang bán với quảng cáo 0.01%. Em làm xong cái preamp tube méo hài ước chừng khoảng 0.5% mà thường các Audiophile bạn em và ngay chính em nghe rất thích và khen âm thanh tự nhiên, trung thực và nhạc tính ... Bật lên nghe khoảng 10 phút ổng phán ngay méo hài cái preamp của em hơn 0.1% và ổng nói như thế thì em không thể nói là Hi Fidelity được và đương nhiên trong phòng thí nghiệm có sẵn máy đo méo hài thì đúng méo hài lên đến 0.6%... Ổng nói là tai ổng rất nhạy với méo hài và sẽ cảm thấy rất khó chịu khi nghe dàn máy nào có méo hài ... Thế là em cãi và đem truyện méo hài và liên hệ với nhạc tính ra giải thích cho ổng thì ổng cũng chẳng chịu vì méo là méo chứ không thể bảo hơn và bắt em phải tìm cách nào đó để giảm méo hài ... Và đương nhiên tận cùng bằng số thì em tìm được OPAMP OP275 lúc đó mới ra lò thay vào mạch tube và đem trình làng lại và nghe xong ổng gật gù khen hay và lấy máy đo lại thì thấy giá trị đo dưới mức khả năng máy đo đang có (máy đo đang có chỉ đo được tối đa 0.01%) và ổng muốn mở cái máy xem mình đã tiến bộ như thế nào và đã làm những gì để cho tốt hơn ... thì em mở ra và đành thú thật là em không dùng pre tube nữa mà bằng OPAMP. Lúc này ổng mới cười và nói "tao ngày xưa cũng thích ráp ampli Audio lắm và cuộc đời tao đã sống với tube với 1 thời gian khá dài nên ưu và khuyết của nó tao cũng biết được chút chút ..." Em cũng cười trừ vì đương nhiên em được điểm tối đa cái luận án tốt nghiệp đó và bài học em học được cho cá nhân mình về sự nhận định sự liên hệ "đúng sai" với "hay dở" đôi khi nó hoàn toàn đối chọi nhau ...
Vâng đấy chỉ là cảm nhận và phân tích chuyên môn của bọn em thôi, cái sai số lượng tử hóa của 1/2 mũ n tuy nhỏ nhưng chính là nguyên nhân mất tính tự nhiên của âm thanh. Tất nhiên ưu điểm quá lớn của Digital Zone làm người ta dễ dàng chấp nhận hơn, việc phải thu qua Mic như bác nói là hạn chế khá lớn của công nghệ Hiend hiện nay, tuy nhiên chắc chỉ trong thời gian tới nó sẽ giải quyết được, ví dụ hiện nay các dàn trống điện tử đều là ma trận mắt nhận và chuyển các mẫu âm thanh số (tiếng trống) trực tiếp ra ngoài, có thể bác thích nghe trống điện tử hơn nhưng em lại không thích chỉ vì tiếng trống nó gọn và hoàn hảo sắc nét quá. Em vẫn thích 1 đoàn vũ công đánh dàn trống da trâu hơn mới tệ chứ....
Thật ra thì các trống điện tử hay đàn điện tử tổng hợp Synthesizer cho những âm thanh nhạc cụ cơ đều nguyên thủy là phải dùng microphone thâu vô làm mẫu (sampler) sau đó số hóa và từ đó thêm nhiều ít hoặc ngay cả không xử lý gì hết rồi nhớ vào ROM để tái tạo hoặc chơi lại ra những âm thanh này. Vì thế nhiều người tưởng âm thanh piano từ đàn điện tử Synthesizer không hay bằng đàn piano thật thì điều này chưa chắc vì âm thanh từ nhiều đàn Synthesizer hay Sampler lấy mẫu từ cây đàn Bossendofer hoặc Steinway loại đỉnh giá trên trăm ngàn USD cho âm thanh vượt trội mấy cây đàn Yamaha hay Kawai giá vài ngàn USD. Người ta chỉ cần lấy mẫu 1 lần là cho tất cả các cây đàn synthesizer sau đó thì tại sao không sampling cây đàn xịn nhất nhì thế giới trừ khi đàn syntheszier rẻ tiền quá nên phần cứng quá kém không xử lý nổi 1 mẫu quá phức tạp. Thời này với kỹ thuật digital phát triển rất nhanh và bộ nhớ ROM ngay cả HDD ngày trữ lượng càng lớn cho phép người ta sampling cả 1 cây đàn từng nốt từng âm lượng từng áp suất ngón tay từng vị trí đạp pedal vang ... nên cây synthesizer hoặc sampler loại chiến đấu hôm nay được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng đem đi trình diễn live là truyện thường tình ... Đương nhiên một số nhạc sĩ vẫn mang đàn piano thật tổ bố đi theo trình diễn vì lý do ... đẹp và trông sang và cảm giác hơn là lý do chất lượng âm thanh. Một bà nhạc sĩ cả đời chỉ đánh đàn piano nổi tiếng của Mẽo đã mấy mươi năm chỉ đánh đàn piano khủng Steinway cách đây vài năm được Roland mời đánh thử cây đàn piano synthesizer mới nhất của họ và xin bà cho ý kiến và bà phải công nhận cây đàn synthesizer tầm cỡ ngày nay đã cho cảm giác đánh và thay thế được hơn 95% yêu cầu của bà. Truyện cách đây đã 5-7 năm, giờ thì không biết được 9x% với sức phát triển quá nhanh của kỹ thuật digital .... Thực tế nhiều bạn em thích tiếng piano synthesizer Yamaha S90 của em hơn tiếng piano Kawai grand piano của em ... em không ngạc nhiên vì S90 sampling từ cây đàn Yamaha grand S700 mắc gấp 3-4 lần cây Kawai grand piano của em.
Mp3 em nghe thấy bị mất chi tiết! Hình như nó gọt mất tí cao gọt mất tí trầm gọt thêm 2 cạnh của không gian nữa thế là thành Mp3 thì phải. Nhưng em dùng con Ipod Mini nghe nhạc Mp3 down ở Yeunhacvang.com chất lượng 320K oánh với bộ giàn nhà em cũng phê lắm vì nhạc trước 75 không có CD xịn ! Bộ phát Mp3 hay thì em đề cử Ipod Mini hoặc classic đời đầu ý chạy bằng HDD nghe khá tốt !