Đặc san VNAV: Hồ sơ Audiophile

Discussion in 'Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên' started by ThanhDuong, 9/10/06.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Re: Hồ sơ Audiophile bộ mới 2008

    Topic "Hồ sơ Audiophile" do BQT VNAV phụ trách như là một "đặc san" riêng của diễn đàn VNAV.

    Nếu thành viên nào có nhã ý giới thiệu bộ dàn Audio nào đó, vui lòng liên hệ với BQT. BQT sẽ thu xếp thời gian và sắp xếp nhân sự đến nhà gia chủ để trao đổi thêm. Hoặc thành viên có thể viết bài và gởi hình ảnh đến BQT, BQT sẽ duyệt và đăng vào topic này.

    Tất cả các bài viết, hình ảnh đưa lên "Hồ sơ Audiophile" phải được sự đồng ý chính thức của gia chủ. Đồng thời, để tránh cho gia chủ các rắc rối không đáng có từ những lời bình luận khen chê của thành viên, BQT sẽ khóa topic này ngay sau khi đăng tin.

    Kính báo
     
  2. hookman

    hookman Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    925
    Likes Received:
    3
    CAFE, ĐÀ LẠT VÀ JAZZ

    CAFÉ, ĐÀ LẠT VÀ JAZZ

    Chiều Đà lạt, lang thang phố xá, gió lạnh cứ mơn man trên da mặt, sao bỗng chợt thèm hương café quá, và cũng nhớ quá một vài nốt trầm của khúc nhạc jazz.

    Hỏi thăm…
    Hình như là…
    Nghe nói rằng có một quán…
    Và đi tìm… và thấy…

    Quán nhỏ, sau một vài khúc quanh đồi dốc, một lối vào xinh xinh ấm cúng đủ để cái lạnh rớt lại bên ngoài, một căn gác với dăm ba bộ bàn ghế mộc mạc, và một thiên đường của Jazz.
    Hơn chục bộ Ampli đậm chất thời gian nằm trong góc quán, một cặp loa khổng lồ mà cuộc đời mê nhạc của mình không biết có bao giờ sở hữu được không, vài trăm đĩa CD dày công chắt lọc, và một ông chủ quán mê Jazz, cứ nhất định cho mình là người …mới biết chơi.
    Rối câu chuyện cứ kéo dài không dứt, trong cái ấm áp của gỗ, trong hương café nồng nàn,
    và Jazz…
     
  3. hookman

    hookman Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    925
    Likes Received:
    3
    Re: CAFE, ĐÀ LẠT VÀ JAZZ

    CAFÉ, ĐÀ LẠT VÀ JAZZ
     
  4. hookman

    hookman Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    925
    Likes Received:
    3
    Re: CAFE, ĐÀ LẠT VÀ JAZZ

    CAFÉ, ĐÀ LẠT VÀ JAZZ
     
  5. hookman

    hookman Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    925
    Likes Received:
    3
    Re: CAFE, ĐÀ LẠT VÀ JAZZ

    CAFÉ, ĐÀ LẠT VÀ JAZZ
     
  6. hookman

    hookman Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    925
    Likes Received:
    3
    Re: CAFE, ĐÀ LẠT VÀ JAZZ

    CAFÉ, ĐÀ LẠT VÀ JAZZ
     
  7. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Bộ dàn đậm chất châu Âu

    Bộ dàn đậm chất châu Âu

    - Viết bài: thành viên GiaHy phụ trách
    - Hình chụp: thành viên Hookman phụ trách


    Tình cờ gặp nhau ở một của hàng chuyên kinh doanh thiết bị audio. Cùng đam mê cùng sở thích, những câu chuyện xoay quanh chủ đề audio kéo dài như vô tận, xóa nhòa ranh giới về tuổi tác dù rằng anh đã sắp bước lên hàng . . . ông ngoại. :D
    Để thuận tiện tiếp tục luận đàm về các thiết bị âm thanh, về âm nhạc, về thú chơi cầu kỳ nhưng tao nhã này, anh Phong mời chúng tôi tới nhà và luôn tiện tham quan hệ thống của mình.

    Nằm ngay trung tâm thành phố, sát ngã tư của một con đường sầm uất bậc nhất quận 1. Phòng nhạc của anh được bố trí ở lầu 1 với kích thước khá chuẩn mực, 5m x 11m. Kích thước trong mơ đối với đa số audiophile đất Sài thành, nơi tấc đất là tấc vàng.

    Ngay khi bước vào phòng, chúng tôi thật sự bị choáng ngợp bởi đôi loa đầu bảng của hãng JMlab. Cặp Grande Uptopia cao lừng lững như muốn nuốt trọn lấy căn phòng rộng lớn. Với kích thước và trọng lượng ngoại cỡ (cao 1,74m nặng 210kg), đây có lẽ sẽ là một đối thủ khó chịu cho bất kỳ một ampli nào muốn khuất phục được nó. Để tránh hiện tượng dội âm và cộng hưởng phòng, chủ nhân xử lý khá kỹ phòng nghe với tubetrap và panel tiêu chuẩn của hãng Acoustic Sciences Corp, một hãng chuyên về room acoustics.

    Phần nguồn digital sử dụng trong hệ thống là cặp transport 1621 và DAC 1611 cùng của hãng MBL đến từ nước Đức, một trong những "cường quốc" về thiết bị âm thanh. Theo Wolfgang Meletzy - Người sáng lập hãng - thì ngoài các tiêu chuẩn về kỹ thuật, các sản phẩm đều phải được thiết kế thật ấn tượng và vĩnh hằng. Bởi lẽ mỗi sản phẩm hi-end ngoài giá trị sử dụng, chúng còn phải xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình thực sự và cảm quan thị giác sẽ làm cho người đam mê thưởng thức âm nhạc một cách hiệu quả hơn. Quả thật, cặp đôi này ngoài kiểu dáng ấn tượng làm tăng thêm vẻ sang trọng cho căn phòng thì bên trong lại chứa đựng một thứ âm thanh giàu nhạc tính và cực kỳ chi tiết.

    Phần nguồn analog là VPI HR-X turntable & JMW12.6 tonearm. VPI mới thành lập tháng 12/1978, là một tên tuổi trẻ trong giới chế tạo mâm dĩa than. Mục đích thiết kế sản phẩm của VPI là tái tạo lại chất lượng nhạc sống trong phòng nghe. Với một số khác biệt chính ở cơ cấu truyền lực, vật liệu chế tạo trục quay và chân trục quay của mâm dĩa, HR-X là sản phẩm tiêu biểu nhất của hãng. Theo Weisfeld - chủ hãng - thì HR-X đã thể hiện được những cảm xúc hoàn hảo của không gian âm nhạc như tại phòng thu. Kết hợp với bộ đôi analog tài sắc này là cartridge Benz Micro LP nổi tiếng về độ chi tiết với âm thanh tự nhiên, rộng mở.

    Thiết bị quan trọng và có ảnh hưởng nhiều nhất tới chất âm của hệ thống (sau loa) là bộ tiền khuyếch đại và khuyếch đại tín hiệu. Vì yêu thích chất âm ngọt ngào của đèn điện tử nhưng lại phải mang âm hưởng mạnh mẽ đặc trưng của bán dẫn nên chủ nhân đã quyết định chọn lựa preampli DM-10 và power ampli DM-88 của Halcro để khuất phục đôi loa ngoại cỡ của mình. Với hình thức độc đáo, những khối máy được tạo hình chữ H sừng sững như những công trình kiến trúc đồ sộ. Trước khi thưởng thức âm thanh của cặp đôi này, chúng tôi đã bị cuốn hút bởi những lời khen nức nở của các phương tiện truyền thông trên khắp thế giới về chúng. Tuy chỉ là một nhà sản xuất nhỏ đến từ Australia và có chưa tới 12 năm trong nghề với số sản phẩm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thế nhưng ngay từ thế hệ sản phẩm đầu tiên vào năm 2001 như preampli DM10, power DM38, power mono DM58, DM68 (DM88, phiên bản được nâng cấp từ DM68) đã ngay lập tức đạt vô số giải thưởng.

    Cuối cùng, để kết nối các thiết bị âm thanh, những sản phẩm hàng đầu của một số hãng danh tiếng như Purist Audio, Cardas, Shunyata được sử dụng trong hệ thống.

    Album CD đầu tiên dùng để kiểm nghiệm chất đèn điện tử của power bán dẫn DM88 là Breacking Silence của Janis Ian. Ngoài âm nhạc tuyệt vời, đây là album có chất lượng ghi âm xuất sắc được thu âm trên máy ghi 24 track và kỹ thuật xử lý hoàn toàn analog, dùng amp đèn điện tử để khuyếch đại. Đúng như chúng tôi dự đoán, chỉ sau một vài ca khúc của Ian, hệ thống đã bộc lộ âm sắc rất đẹp như dòng ampli single-end của đèn điện tử. Ấm áp, dịu dàng và chi tiết. Âm treble của cymbale cao vút , mịn màng, bay bổng. Rất lung linh, tinh tế nhưng không hề chói gắt, (có lẽ do ảnh hưởng không nhỏ của cặp beryllium tweeter của JMlab). Giọng ca của Ian cất lên thật thoải mái, tự nhiên và êm dịu.
    Tiếp theo, chúng tôi chuyển qua album Here's to ben của Jacintha với bản nhạc quen thuộc Georgia on my mind. Tiếng contrabass của Darek Oles căng mạnh, dứt khoát, tròn trịa. Tiếng tiếng va đập và cộng hưởng tưng bừng của bộ gõ dưới bàn tay điêu luyện của Larance Marable. Phần đệm piano của Kei Akagi thật đẹp, hòa quyện, tôn vinh thêm xúc cảm giọng ca của Jacintha khi cô cất lên thật nhẹ nhàng, thanh thoát và truyền cảm.
    Với bản Midnight Sugar của tam tấu Tsuyoshi Yamamoto trong album cùng tên. Vẫn những gương mặt quen thuộc trong trio gồm Tsuyoshi Yamamoto chơi piano, tay contrabass Ken Kaneko và Toshio Osumi chơi trống. Vẫn với phong cách chơi nhịp nhàng, chuẩn mực. Chúng tôi cảm nhận được sự trung thực, sống động trong âm thanh và thật sự có cảm giác như ban nhạc đang ngồi chơi ngay phía trước mình tới mức độ có thể hình dung thấy được từng động tác của các thành viên trong ban nhạc. Tất cả đều rõ ràng, tách biệt nhưng lại hòa quyện tuyệt vời với nhau.
    Với bản số 10 Poem of Chinesse drum trong CD3 Burmester, người nghe cảm nhận ngay được sức mạnh tiềm tàng vô bờ bến. Một sự tái tạo âm thanh mạnh mẽ vô song nhưng cũng thật tinh tế và chính xác. Với mức âm lượng vừa phải, từ những tiếng rung chuyển trầm hùng đến những âm thanh cực nhỏ của chiếc dùi vờn nhẹ trên mặt trống đều được hệ thống tái hiện đầy đủ. Không nhòe, không méo.

    Để kết thúc buổi ghé thăm chúng tôi tiếp tục với Double concerto của Brahms do David Oistrakh và Pierre Fournier chơi với dàn nhạc giao hưởng Philharmonia dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Galliera và Also Sprach Zarathustra của Richard Strauss, do giàn nhạc giao hưởng Chicago thể hiện dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Fritz Reiner. Ngay từ những nốt nhạc đầu tiên thì những âm thanh khác nhau của các nhạc cụ trong dàn nhạc được cảm nhận rất rõ ràng. Âm thanh của hệ thống lúc này dường như vượt ra khỏi không gian hạn hẹp của phòng nghe với độ động tuyệt vời. Đặc biệt nó thể hiện rất rõ vị trí nhạc cụ và khả năng diễn tả chính xác âm sắc của từng loại nhạc cụ trong dàn nhạc.

    Khoảng thời gian ngắn ngủi, tuy không thể đánh giá hết những ưu khuyết điểm của một bộ dàn. Khả năng trình diễn âm thanh của hệ thống này khó có thể diễn đạt bằng lời. Chỉ có thể cảm nhận được tiềm năng diễn tả âm thanh tuyệt vời, sự cân bằng giữa các dải tần, một sức mạnh vượt trội, âm hình khoáng đạt rộng mở và đầy sống động của nó.

    Khi chia tay, vẫn còn một chút tiếc nuối khi chưa kịp thử chất âm analog của hệ thống với mâm VPI HR-X, cần JMW12.6 và kim Benz Micro LP. Chúng tôi hẹn anh lần gặp sau với các album dĩa nhựa kinh điển như Breacking Silence, Here's to ben, Midnight Sugar, Brahms Double Concerto và Also Sprach Zarathustra để so sánh chất âm giữa digital và analog trên cùng một hệ thống.
     
  8. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Re: Bộ dàn đậm chất châu Âu

    Bộ dàn đậm chất châu Âu ...
     

    Attached Files:

  9. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Re: Bộ dàn đậm chất châu Âu

    Bộ dàn đậm chất châu Âu ...
     

    Attached Files:

  10. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Re: Bộ dàn đậm chất châu Âu

    Bộ dàn đậm chất châu Âu ...
     

    Attached Files:

  11. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Re: Bộ dàn đậm chất châu Âu

    Bộ dàn đậm chất châu Âu ...
     
  12. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Hồ sơ Audiophile - Bộ dàn thành viên TaiCay

    BQT diễn đàn VNAV xin được giới thiệu đến mọi người bộ dàn loa kèn của thành viên TaiCay

    - Bài viết: thành viên Zorro
    - Hình ảnh: thành viên Hookman



    NHỮNG NIỀM ĐAM MÊ

    Được người bạn giới thiệu, chúng tôi hẹn trước cuộc gặp gỡ với anh. Đón chúng tôi là một người đàn ông trạc ngũ tuần, dáng người thấp đậm. Nếu không được người bạn nói trước về anh, nhìn vẻ bề ngòai, ít ai có thể đóan được anh là người có những niềm đam mê cháy bỏng đến như vậy.

    Anh đến với audio muộn nhất trong những niềm đam mê của anh, những niềm đam mê mà đã theo anh suốt mấy mươi năm, qua bao biến cố của cuộc đời. Chính những đam mê này đã đưa anh đến với những người bạn tâm giao, chia sẻ những kiền thức cũng như hiểu biết trong phong cách chơi.

    Trong audio cũng vậy, qua sách báo, tạp chí, internet và đặc biệt là điễn đàn vnav.vn, nỗi đam mê trong anh trỗi dậy, anh trăn trở làm sao để có được bộ dàn âm thanh ưng ý nhất, thể hiện được sở thích cũng như những gout nhạc của anh. Cũng nhờ vnav.vn, anh có được những người bạn chân tình, hết sức giúp đỡ anh trong việc chọn lựa thiết bị, phối ghép, đo đạt, tư vấn cho anh những trở ngại khi chơi audio để anh đến với âm thanh đỉnh cao nhanh nhất, ít tốn thời gian và công sức cũng như tài chính mà một số anh em đi trước đã gặp phải.
     

    Attached Files:

  13. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Hồ sơ Audiophile - Bộ dàn thành viên TaiCay

    phần 2:


    HỆ THỐNG ÂM THANH

    Dẫn chúng tôi lên đến tầng 3, đấy là 1 không gian riêng của anh, nó cách biệt với cái náo nhiệt ồn ào của SG. Ấn tượng đầu tiên là phòng nghe có kích thước lý tưởng 5m x 8m x 3,4m. Căn phòng này là nơi lưu dấu những niềm đam mê của anh trong suốt bao nhiêu năm qua, từ những chiếc đĩa gốm sứ cổ đến những chiếc máy ảnh cổ. Đó thật sự là những món đồ quý đối với anh, vì anh đã sở hữu chúng không phải dễ dàng. Có những món anh phải săn lùng, chờ đợi bao ngày tháng sau khi đặt hàng, có những món anh phải truy tìm vì đã có được một nửa, phải cố gắng tìm cho được một nửa còn lại của món chơi.
    Căn phòng được bài trí ngăn nắp gọn gàng, đầu tiên đập vào mắt là chiếc tủ gỗ đựng cd, anh chia từng nhóm cd theo chủ đề, từng nhóm theo cd theo tên ca sĩ, tất cả được ghi chú cẩn thận và dễ thấy, hầu hết trong tủ đĩa của anh là nhạc Việt, một số là Pop thập niên 70-80, một số country và cổ điển. Không gian chính và lớn nhất là nơi đặt hệ thống âm thanh, nó chiếm hầu hết diện tích căn phòng, ấn tượng nhất là màu sắc hài hòa mà căn phòng có được, từ những màu nâu của những chiếc tủ gỗ, đến những màu vàng kem nhẹ của đôi thùng loa, từ những ánh kim của chiếc máy ảnh đến màu sắc của những chiếc đĩa gốm sứ cổ. Tất cả tóat lên một màu của hòai niệm. Khác với những căn phòng mà chúng tôi đã từng gặp, ở đây căn phòng được hút âm theo lối kinh điển bằng 1 bức rèm lớn bao phủ tòan bộ phía sau hệ thống loa và kéo dài dọc một nửa bức tường 2 bên. Nền phòng được trải 1 lớp thảm dày, phủ kín tòan bộ phòng, trần được làm bằng những thanh gỗ dài được ghép lại với nhau, dọc 2 bên trần là những tấm muose gai, những chiếc đèn halogen được điểm xuyết dọc 2 bên trần, ánh đèn vàng tóat lên 1 không gian dịu dàng ấm úng. Theo lời anh, hệ thống tiêu tán âm trong căn phòng này đều đã được anh thử nghiệm, và cách thức như bây giờ là kết quả tối ưu.

    Hệ thống âm thanh của anh tương đối cầu kỳ, anh xài phân tần chủ động cho hệ thống 4 đường tiếng, điều này đòi hỏi người chơi phải có kinh nghiệm trong việc phối ghép cũng như có 1 đôi tai nhạy bén. Ngòai ra, yếu tố rất quan trọng trong set-up là thiết bị đo đạc chuyên dùng mà không phải dân audio nào cũng có được. Những thiết bị này hỗ trợ đặc biệt và giúp các người chơi audio đỡ mất thời gian trong việc set-up hệ thống. Phần nguồn chủ yếu là xài CD nên anh trang bị đầu đọc thuộc hàng đầu bảng của Studer là A-730, anh dùng A-730 này làm transport, tín hiệu digital balance từ CDP A-730 này được giải mã thành analoge và khuyếch đại bằng bộ DAC của Sonic Frontier SFD2- một thương hiệu nổi tiếng về DAC của Canada. Tín hiệu tiếp tục được khuyếch đại qua Pre-amp Tube class A của Uesugi Bros model 18, một thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản rất được dân audiophiles đánh giá cao. Tín hiệu từ pre-amp tiếp tục được đưa vào phân tần chủ động Pioneer D-23, đây là 1 phân tần chủ động tương đối phổ biến không chỉ ở trong nước Nhật và vượt ra ngòai thế giới bởi tính tiện dụng và độ chính xác của nó, nó cho phép người dùng rất chủ động trong việc chọn số dải tần cần chia (cho phép chia tối đa đến 4 dải tần), tần số cắt (frecency cut off), độ dốc cắt (dB/octave) và điều không thể thiếu là âm lượng cho tường dải tần. Ở hệ thống này, anh chia làm 4 đường tiếng với các tần số tương ứng, phù hợp với từng đặc tính của từng dải tần mà amply và loa đảm nhận. Anh chọn dải trầm cho tần số 320Hz, trung trầm từ 320Hz đến 1,6kHz, trung cao từ 1,6kHz đến 16kHz và tần số siêu cao >16kHz. Sau khi được chia làm 4 dải tần, tín hiệu tiếp tục được đua vào các ampply để khuyếch đại ra loa.

    - Phần trầm (<320Hz), anh sử dụng amply đèn công suất lớn Cayin A-88T (xài bóng KT-88 push-pull) uy lực để đánh vào loa Vitavox, Ở thùng loa trầm này, mỗi thùng anh sử dụng 2 woofer Vitavox 30cm model AK-124 đặt nằm ngang, và thùng loa được chính anh đóng theo kiểu bass reflex, tần số thấp mà loa thể hiện được đạt đến 12Hz! Anh nói rằng để đánh phần trầm này, anh đã thử với rất nhiều amply nổi tiếng, nhưng kết quả đem lại không như mong muốn, và anh thật bất ngờ khi amply Cayin này thể hiện đúng sở thích của anh.
    - Phần trung trầm (320Hz- 1,6kHz) thì amply đèn Uesugi Bros 10 đảm nhận, amply sử dụng phần công suất là bóng EL-34, loa thể hiện là cặp loa kèn gỗ driver YL Acoustic FP-5500. Kèn này có họng kèn 1.4” và đường kính miệng kèn đến 82cm, được anh đặt mua từ nước ngòai.
    - Phần trung cao (1,6kHz-16kHz) do amply đèn Quad II đảm nhận, amply này xài bóng công suất KT66 pushpull, loa thể hiện là Goto GT-370AL, đây là cặp driver rất quý hiếm bởi hãng chỉ sản xuất 100 cái mà thôi. Kèn này có họng đường kính 1”, làm tại VN và bằng ván MDF ghép lại .
    - Phần siêu cao (>16kHz) là do amply đèn Leak ST-10 đảm nhận cùng với loa kèn Goto SH-18, kèn gỗ này đường kính họng là 1” và cũng được anh cùng các người bạn tự làm từ ván MDF ghép lại.

    Riêng phần Analog thì anh mới bắt đầu tìm hiểu, để chuẩn bị cho cuộc chơi này, anh đã sưu tầm trước những món quý và quan trọng như kim Ortofon Maestro, Transformer MC Step-up Uesugi U-Bros 5, Phono pre-amp Uesugi UTY-7. Hiện anh đang xài tạm 1 turntable để nghiên cứu học tập của từng thao tác, lắp đặt và cân chỉnh kim, cách nâng và hạ cần (tone-arm) làm kinh nghiệm cho cuộc chơi sau này.

    Để set-up được hệ thống này, ngòai việc mày mò tìm hiểu, nghiên cứu trên các tạp chí cũng như internet, anh còn được sự tư vấn và giúp đỡ rất nhiệt tình của anh B., hỗ trợ setup của anh K. mà anh hòan chỉnh được hệ thống này trong 1 thời gian ngắn, làm anh cảm thấy rất hạnh phúc. Anh nói: cuộc chơi còn dài, nên trong hệ thống còn thiếu những thiết bị mà anh đầu tư chưa đúng mực, vì mỗi thay đổi từ bóng đèn, sợi dây tín hiệu, dây loa đều đem lại 1 màu âm khác nhau, bây giờ đây chính là thời điểm anh tìm thấy sự thú vị khi khám phá, thay đổi để chọn lọc những thiết bị này. Anh hẹn, cuộc hội ngộ sau sẽ có những điều bất ngờ trong hệ thống âm thanh của anh.
     
  14. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Re: Hồ sơ Audiophile - Bộ dàn thành viên TaiCay

    CD Studer A-730 làm transport

    Bộ DAC của Sonic Frontier SFD2 - một thương hiệu nổi tiếng về DAC của Canada

    Pre-amp Tube class A của Uesugi Bros model 18

    Phân tần chủ động Pioneer D-23
     
  15. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Re: Hồ sơ Audiophile - Bộ dàn thành viên TaiCay

    Amply đèn công suất lớn Cayin A-88T (sử dụng bóng KT-88 push-pull) phụ trách phần trầm (<320Hz), phát ra 4 loa Vitavox 30cm model AK-124 (2 loa/ thùng)

    Amply đèn Uesugi Bros 10 (sử dụng phần công suất là bóng EL-34) phụ trách phần trung trầm (320Hz- 1,6kHz), phát ra cặp loa kèn gỗ driver YL Acoustic FP-5500.

    Amply đèn Quad II (sử dụng bóng công suất KT66 pushpull) phụ trách phần trung cao (1,6kHz-16kHz), loa thể hiện là Goto GT-370AL

    Amply đèn Leak ST-10 phụ trách phần siêu cao (>16kHz), phát ra loa kèn Goto SH-18
     
  16. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Re: Hồ sơ Audiophile - Bộ dàn thành viên TaiCay

    phần 3:


    THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC

    Sau khi tham khảo chụp ảnh và tìm hiểu từng thiết bị xong, chủ nhân khởi động hệ thống, ngồi nhâm nhi bên ấm trà nóng, chủ nhân của bộ dàn đặt chiếc đĩa cd vào, một luồng âm thanh ngọt ngào lan tỏa ngập tràn khắp căn phòng làm chúng tôi thật sực bất ngờ. Ngồi lặng nghe trong giây lát, chúng tôi mới nhận ra giọng cô ca sĩ đang đứng hát trước mặt mình chính là Quỳnh Lan. Cũng album nhạc đó, cũng cô ca sĩ đó, nhưng ở bộ dàn này, âm thanh trở nên nhẹ nhàng, mịn màn và thanh khiết, từng chi tiết dù nhỏ nhất cũng thể hiện rõ ràng, tách bạch, đặt biệt âm thanh tần số trung-cao, giọng cô ca sĩ ngân vút lên 1 cách nhẹ nhàng, dứt khóat đầy quyến rũ. Chúng tôi như bị cuốn hút vào từng nốt nhạc, từng lời ca. Sân khấu âm thanh trở nên rộng hơn mở hơn nhưng cũng gần gũi hơn. Tiếp đến, anh thay bằng đĩa nhạc Thiên Phượng, một giọng ca quen thuộc lại vang lên với lối hòa âm kinh điển mà Duy Cường đã khai thác và sử dụng bao nhiêu năm nay cho nhạc Việt Nam. Giọng Thiên Phượng như mềm hơn, ngọt nào hơn, uyển chuyển hơn, không còn bó hẹp, buồn tẻ, âm thanh của từng nhạc cụ rõ ràng hơn, đầy đặn hơn và đặt biệt nó hiện diện rõ ràng trong không gian này. Vì thời gian không cho phép nên chúng tôi không được thưởng thức những bản giao hưởng có sẵn trong tủ đĩa của anh. Anh hẹn lần sau ghé thăm sẽ thếch đãi chúng tôi một bữa âm nhạc thịnh sọan hơn, đầy đủ hơn.

    Chào tạm biệt chủ nhân, cùng với âm thanh bộ dàn, trong tôi vẫn còn đọng lại 2 câu thơ nôm mà cụ Nguyễn Du đã ký kiểu trên chiếc đĩa Mai Hạc mà chủ nhân đã suy tầm được:

    Nghêu ngao vui thú yên hà.
    Mai là bạn cũ, hạc là người quen


    ./.
     
  17. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Hồ sơ Audiophile - Bộ dàn thành viên 6ninh

    BQT diễn đàn VNAV xin được giới thiệu đến mọi người bộ dàn âm thanh của thành viên 6ninh

    - Bài viết: thành viên Zorro
    - Hình ảnh: thành viên Hookman


    Phần 1:

    ĐỊNH HƯỚNG PHONG CÁCH CHƠI

    Trong audio, những ai đã trót đam mê thú chơi tao nhã này hẳn không ít lần phải trải qua những nỗi buồn vui trong việc đi tìm thiết bị để setup cho hệ thống, luôn luôn phải tìm hiểu đặc tính của những thiết bị của từng thương hiệu để tìm ra phương án cho hệ thống tương thích và phù hợp với nhau. Điều này đòi hỏi người chơi phải tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu bằng nhiều nguồn thông tin khác nhau, sách báo tạp chí, internet và đặc biệt là những bạn chơi. Ngoài cách phối ghép thiết bị trên, định hướng phong cách chơi là 1 yếu tố rất quan trọng giúp người chơi hoạch định kế hoạch rõ ràng, nhờ đó việc tìm mua thiết bị cũng như setup hệ thống phần nào đỡ khó khăn và sự mong muốn có được âm thanh hay cũng dễ dàng hơn.

    "Nghề chơi cũng lắm công phu" quả thật là không sai đối với thú chơi audio này, có những người thích loại hệ thống âm thanh đơn giản, chỉ cần nguồn âm, amply và loa thùng. Có người lại chơi hệ thống âm thanh nhiều đường tiếng bằng phân tần chủ động (active cross-over), có người thích chơi hệ thống nhiều đường tiếng bằng phân tần thụ động (passive cross-over). Mỗi cách chơi đều có những ưu điểm nhưng đi kèm với đó là những khó khăn trong setup không nhỏ. Nhưng tựu trưng, những cách chơi trên đều phần nào mang phong cách cũng như cá tính, quan điểm của mỗi người chơi, nhưng cái đích để đạt đến vẫn là một điểm chung duy nhất, đó là âm nhạc.
    Trên cơ sở nghiên cứu tìm tòi các phong cách chơi, Anh Sáu Ninh quyết định chọn cho mình hệ thống âm thanh nhiều đường tiếng bằng phân tần thụ động. Theo cách chơi này, việc setup hệ thống ít gặp trở như xài phân tần chủ động là những vấn đề về phase, độ trễ v.v....
     
  18. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Re: Hồ sơ Audiophile - Bộ dàn thành viên 6ninh

    phần 2:

    KHÔNG GIAN CỦA ÂM NHẠC

    Chúng tôi ghé thăm anh vào một chiều cuối tuần, vừa là chia sẻ niềm vui vừa là thưởng thức âm nhạc của bộ dàn mà anh đã phối ghép thành công.
    Phòng nghe nhạc của anh ở trên tầng 3 của căn nhà, cách biệt hoàn toàn với không gian sống và làm việc bên dưới. Đây là thế giới riêng của anh, của âm nhạc và của những cuộc hội ngộ, đàm đạo về âm nhạc của anh và các bạn hữu vào những ngày cuối tuần. Vừa đặt chân vào phòng, chúng tôi thật ngạc nhiên với 1 không gian phòng nghe rất lớn, khoáng đạt trong một không gian rất mở, ngồi thưởng thức âm nhạc trong phòng nhưng vẫn rất gần gũi với thiên nhiên thấp thoáng bên ngoài qua những ô kính bên dưới và bên trên của vách phòng. Anh tâm sự: khi xây nhà, anh đã ưu ái dành không gian thật lớn để làm phòng nghe này, với kích thước chiều rộng 5,8m, chiều dài 8m và trần cao 3,2 thật là lý tưởng cho việc bố trí hệ thống âm thanh.

    Phòng nghe được thiết kế theo phong cách hiện đại, những đường nét cho đến những chi tiết phần nội thất được thể hiện rất công phu và tỉ mỉ. Toàn bộ tường và trần của phòng nghe là những mảng tường stucco (tường gai) xen kẽ với mảng gỗ lớn vừa có tác dụng trang trí, vừa phần nào tiêu và tán âm cho phòng. Riêng bức tường phía sau hệ thống được điểm xuyết bằng bức rèm lớn ở 2 góc làm cho không gian như mềm mại hơn. Nền phòng được trải lớp thảm dày.
    Thật bất ngờ khi anh đặt cùng 2 hệ thống âm thanh chung trong phòng. Anh tâm sự: ngoài sở thích nghe nhạc các thể loại như country, blues và một ít jazz, anh rất say mê dòng nhạc Việt Nam xưa, nên để thỏa mãn niềm mê này anh đã đầu tư 1 hệ thống analog riêng chỉ để thưởng thức dòng nhạc Việt Nam xưa ấy. Hơn nữa, mỗi hệ thống anh nghe vào từng thời điểm khác nhau trong ngày. Vị trí chính trong phòng nghe là hệ thống dùng nguồn âm digital, bố trí theo chiều dọc của phòng; và hệ thống dùng nguồn analog được đặt theo chiều ngang của phòng. Chính vì có đến 2 hệ thống âm thanh trong phòng nên anh bố trí nhiều vị trí ngồi nghe nhạc phù hợp cho mỗi hệ thống.
     

    Attached Files:

  19. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Re: Hồ sơ Audiophile - Bộ dàn thành viên 6ninh

    phần 3:

    HỆ THỐNG PHÂN TẦN THỤ ĐỘNG XÀI TRI-AMP

    Hệ thống âm thanh của anh được bài trí rất gọng gàng và cân đối, điểm nhấn chính là chiếc kệ gỗ 2 tầng đặt các thiết bị điện tử. Tầng dưới của kệ là nơi để bộ Transport-Dac và Pre-amply; tầng trên đặt các Power và bộ passive cross-over, hai loa lớn đặt 2 bên của kệ gỗ hơi nhô lên phía trước so với kệ máy. Anh không quên đặt 2 chiếc máy băng cối phía trước để điểm xuyết cho bộ dàn thêm duyên dáng.

    Để cung cấp cho máy 1 nguồn điện dồi dào và sạch sẽ, anh dùng biến áp cách ly và lọc điện công suất lớn 5kVA- đây là hàng lắp ráp bởi một chuyên gia về biến áp cách ly và lọc nguồn ở Sài gòn, có chất lượng tương đối tốt. Tiếp đến là phần nguồn Digital gồm bộ Transport-Dac Esoteric P-30 và D-30, dây là 1 bộ nguồn digital tương đối đẳng cấp trên thị trường, nó được sử dụng bộ cơ VDRS Neo danh tiếng của Teac. Phần DAC sử dụng 8 chip PCM-63P-K của Burr Brow (mỗi chanel 4 chip). Tín hiệu digital sau khi được chuyển đổi thành analog được đưa vào Pre-amp Tube DIY, Pre này sử dụng 2 bóng đèn 6SN7- là loại bóng rất phổ thông nên anh chọn bóng thật tốt là loại "hun khói" của RCA. Anh tâm sự: anh mong muốn âm thanh của hệ thống thật trung thực với nguồn âm, âm thanh khi qua Pre-amp này thật ít bị can thiệp, nó chỉ thuần tuý là khuyếch đại tín hiệu trước khi đưa vào Power mà thôi. Anh thổ lộ điều này với người ráp Pre-amp và anh hoàn toàn mãn nguyện khi nhận được chiếc Pre-amp này. Điều đặc biệt là chiếc Pre-amp này có đến 3 ngõ ra đồng thời, cho phép người chơi có thể nối đồng thời với nhiều Power, rất tiện dụng cho việc setup hệ thống Tri-amp.

    Tất cả các Power anh sử dụng đều là loại xài Tube Single-end của hãng Sun Audio, 1 hãng audio chuyên về Amply đèn của Nhật Bản mà hầu như người những chơi âm thanh ở Việt Nam đều biết đến. Bên trong máy, Sun Audio không sử dụng mạch in thông thường mà theo kiểu hàn chân linh kiện trực tiếp với nhau "point to point", tạo đường đi ngắn nhất giữa các linh kiện nhằm giảm thiểu tối đa mức suy giảm tín hiệu âm thanh. Máy có thiết kế mạch khá tốt, đơn giản và hiệu quả trên nền sử dụng những linh kiện cơ bản rất tốt như transformer, choke, output transformer của hãng Tamura - một hãng làm biến áp lừng danh của Nhật Bản. Chính trên nền tảng này, những thiết bị của Sun Audio rất dễ thay thế nâng cấp các linh kiện như điện trở, tụ điện theo sở thích của người chơi để âm thanh càng hay hơn nữa. Sau khi mua các power này về, anh đã thay thế và nâng cấp hầu hết linh kiện ở các vị trí quan trong trong mạch như tụ điện, điện trở và volume bằng những loại tốt hơn như volume Noble, tụ Jensen, điện trở Kiwame, Riken Ohm, dây dẫn đi trong máy v.v....
    Anh sử dụng những Power có các loại bóng công suất khác nhau cho mỗi dải tần khác nhau, hòng khai thác hết ưu điểm đặc trưng của từng của loại bóng công suất.

    Phân tần thụ động cũng được anh đặt lắp ráp. Đây là 3 bộ phân tần độc lập, chỉ chung nhau chassi. Nó có các tần số là < 600Hz, 600Hz-7kHz và >7kHz, và được làm theo phân tần bậc 3 kiểu Li-Ri, nên độ dốc cắt tương đối lớn (12dB/octave), tạo cho loa làm việc chính xác với tần số đã được phân định. Để đạt được âm thanh tốt nhất có thể, linh kiện của phân tần được chọn lọc rất kỹ, là loại tốt nhất hiện có trên thị trường, gồm những nhãn hiệu tụ điện hàng đầu cho audio như Jensen, Mundorf cho đến cuộn cảm dây dẹp bằng đồng OFC (oxygen free cooper) lõi không khí của Mundorf, các dây dẫn trong phân tần cũng là loại dây đồng OFC mạ bạc chất lượng cao.

    Anh sử dụng hệ thống loa gồm các driver và horn của JBL và Altec. Đôi thùng loa lớn sử dụng woofer là driver JBL LE14A, được đóng bằng ván MDF theo kiểu thùng hở (bass reflex). Loa woofer có đường kính là 14", sử dụng nam châm Alnico và thuộc hạng nổi tiếng và phổ thông của JBL, nó được sử dụng trong rất nhiều model loa khác nhau của hãng, từ L220, C56 Dorian, L101 cho đến L55, và được dân DIY loa rất ưa chuộng.
    Cũng như woofer, cặp loa anh sử dụng cho phần high là driver JBL LE175 gắn với horn JBL 1217-1290. Loa này vốn là loại mid-hi, và tần số có thể đạt xuống đến 500Hz mặc dù diaphram của loa là 2" với throat là 1". Nó được sử dụng trong các thùng loa rất nổi tiếng như JBL Metrogon và JBL C40 Harkness. Phần quan trọng trong hệ thống loa còn lại chính là midrange, anh ưu ái chọn driver của Altec được sử dụng trong hệ thống loa lừng danh Altec A5 "Voice Of The Theather", đó là driver Altec 288-16H gắn với horn Altec 311-90 có throat 1,5". Horn này là một trong những horn rất nổi tiếng của Altec với góc mở theo phương đứng và ngang lần lượt là 40 và 90 độ.

    Cụ thể cách thức chia dải tần như sau:

    1/ Power đèn 2A3 single-end, công suất 3W, phụ trách dải trầm, đánh ở dải tần <600Hz cho loa JBL14A
    2/ Power đèn 300B single-end, công suất 7W, phụ trách dải trung, đánh ở dải tần 600Hz-7kHz, cho loa Altec Lansing 288-16H, kèn 311-90.
    3/ Power đèn 45 single-end, công suất 1,5W, phụ trách dải cao >7kHz, đánh ra loa JBL LE175

    Trong hệ thống này, tất cả các dây nguồn, dây tín hiệu và dây loa đều là loại DIY, các jack như RCA, banana hay jack cắm điện nguồn đều được anh chọn lựa các loại có chất lượng cao. Theo anh, mỗi người có 1 quan điểm và cách chơi khác nhau, và anh tạm hài lòng với âm thanh mà hệ thống các dây dẫn này đem lại.
     
  20. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Re: Hồ sơ Audiophile - Bộ dàn thành viên 6ninh

    phần 4:

    HỆ THỐNG ÂM THANH ANALOG

    Từ lâu chúng tôi đã biết anh là một trong những người tiên phong có thú sưu tầm máy băng cối và băng cối, những chiếc máy mà âm thanh của nó đã quá quen thuộc với những người cùng thế hệ với anh, họ muốn tìm về những hoài niệm, những ký ức của tuổi trẻ trong những âm thanh nhừa nhựa từ sợi băng ma-nhê của các bản nhạc bất hủ, vang bóng một thời.

    Anh chọn mua máy rất cẩn thận, hầu hết những máy này còn còn rất mới và hoạt động tốt, có cái mua ở trong nước, có cái phải mua ở nước ngoài. Đến nay bộ sưu tập máy băng cối đã khá đồ sộ. Chính vì niềm đam mê đó, anh đã xây dựng 1 hệ thống âm thanh để thể hiện chất âm analog mộc mạc này.

    Phần nguồn Analog trong hệ thống này là máy băng cối 2 track Otari MTR-12, một trong những model đầu bảng của một hãng sản xuất máy băng cối hàng đầu Nhật Bản. Máy này là hàng chuyên dụng trong các phòng thâu, đài phát thanh nên máy được thiết kế rất bền, tiện dụng, các board mạch theo kiểu module dễ tháo lắp, và linh kiện thật tốt nên cho âm thanh chất lượng rất cao.

    Hỗ trợ phần nguồn trong hệ thống này là CDP Accuphase DP-55, anh dùng để bổ sung nguồn nhạc mà anh đang có và cũng chính CDP làm nguồn phát cho những lần anh copy nhạc từ CD sang băng cối.

    Phần khuyếch đại âm thanh là bộ Pre-Power anh đặt Feeling Audio lắp ráp, trông rất tinh tế và sắc xảo. Pre xài bóng ECC8100 và được ráp theo kiểu dual mono, Power Mono block, mỗi block tầng đầu xài bóng 5842, tầng công suất xài 2 bóng 300B ráp theo kiểu push-pull. Thiết bị cuối của hệ thống là cặp loa Tannoy Memory HE - một cặp loa lớn trong dòng Prestige, loa có đường kính 15" -là loại loa đồng trục (dual concentric) 2 đường tiếng.
     
  21. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.035
    Likes Received:
    1.694
    Re: Hồ sơ Audiophile - Bộ dàn thành viên 6ninh

    phần 5:

    THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC

    Sau hơn 1 giờ đồng hồ tham khảo tìm hiểu các thiết bị và nghe anh giới thiệu sơ lược về 2 hệ thống âm thanh, cũng như việc phối ghép giữa các thiết bị, chúng tôi yên vị để bắt đầu bữa tiệc thưởng thức âm nhạc.
    Đầu tiên là hệ thống có nguồn âm là digital. Anh chọn album quen thuộc là Pearl Diver của David Roth, nhẹ nhàng đặt chiếc đĩa vào Transport Esoteric, chọn bài xong, volume của pre từ từ mở, đọan intro của bản nhạc cất lên với những nốt guitar đầy đặng và uyển chuyển, âm thanh từ các dây của 2 chiếc guitar như hoà quyện vào nhau, gọng hát của David Roth vang lên thật ấm áp, ngọt nhào và gần gũi. Âm thanh cuồn cuộn tràn nập cả căn phòng, đặc biệt âm thanh midrange rất rộng và dầy dặn, điều này phải kể đến sự đóng góp và quyết định là cặp driver 288-16H và horn 311-90! Tiếp đến, anh chọn một bài rất quen thuộc là Come Away With Me trong album cùng tên của cô ca sĩ Norah Jones, lần này hệ thống thể hiện âm thanh thật tách bạch, từng tiếng symbal hiện diện rõ ràng, từng nốt contra bass căng tròn, giọng hát của Norah Jones thật nhẹ nhàng như những lời tâm sự đầy cảm xúc. Để thể hiện ưu điểm nổi trội của hệ thống, anh cho chúng thưởng thức 1 bản kèn saxo My Romance của Gene Ammons trong album Boss Tenor được ghi âm năm 1960. Âm thanh thật chi biết rõ ràng, tiếng kèn tenor saxo vang lên thật đầy đặn nhưng cũng rất quyến rũ, da diết. Không cần phải tập trung cao độ hay nhắm nghiền đôi mắt mà chúng tôi vẫn nhận thấy một sân khấu âm thanh hiện diện ngay trong phòng nghe này, từng lớp âm thanh, nhạc cụ được hệ thống thể hiện rất rõ ràng. Sau cùng, chúng tôi được thưởng thức bản Dance Of The Tumblers, một bài có tiết tấu nhanh và mạnh, âm thanh vẫn khoáng đạt rõ ràng, từng lớp từng lớp âm thanh nối tiếp nhau, nhưng đến đoạn cao trào có tiếng trống thật mạch thì hệ thống xử lý bị rối ở dải bass, cảm giác năng lượng để thể thiện không đủ cho 1 tiếng trống hoành tráng, nên âm thanh bị hụt hẫng, không đạt đến cường độ đủ lớn mà dàn nhạc đã chơi. Nguyên nhân này có lẻ do power 2A3 sing-end 3w không đủ mạch để thể hiện và kiểm soát, đây cũng chính là điều mà anh sẽ phải khắc phục và nâng cấp để hệ thống được hoàn thiện hơn.

    Sau khi thưởng thức âm thanh từ hệ thống digital, anh mời chúng tôi tiếp tục với hệ thống analog, nguồn nhạc là các bài hát Việt Nam thu âm ngày xưa, được anh sưu tập và chuyển từ băng cối 4 track, tốc độ 7,5 ips (19cm/giây) sang băng cối 2 track, tốc độ 15 ips (38cm/giây). Việc chuyển đổi này sẽ làm cho âm thanh thật sự hay lên rât nhiều so với băng gốc, nhưng ngược lại cũng rất tốn kém băng, vì băng chỉ xài 1 mặt và hơn nữa 1 cuốn 10" loại băng dầy (băng master- dày 50 micron) nếu xài theo kiểu này chỉ còn 30 phút. Cho nên 1 album nhạc Việt bằng băng cối "gốc" loại 7", khi chuyển như vậy phải tốn đến 3 cuốn loại 10".

    Chọn lựa một lúc, anh quyết định lấy băng Nhã Ca 5 để thết đãi chúng tôi, ban nhạc chơi trong album này là Blue Note. Bài đầu tiên là Vương Tình Thương của nhạc sỹ Lê Trực do K.L. thể hiện. Chất lượng âm thanh còn quá tốt, nghe mà chúng tôi không tin rằng đó là album nhạc đã ra đời gần 40 năm và được lưu giữ tốt cho đến bây giờ. Âm thanh bản nhạc thật truyền cảm, xúc động, nghe qua hệ thống này, giọng của K.L thật ngọt nào, đầy đặn, không có cái gai gai hơi cứng gắt như chúng ta vẫn thường nghe, có lẽ một phần do K.L thể hiện ca khúc này là lúc cô ấy còn trẻ, đang trong thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp ca hát (?). Tiếp đến là bài Lòng Mẹ của nhạc sỹ Y Vân cũng do K.L thể hiện, rồi lại đến bài Hai sắc Hoa Tigon của nữ thi sĩ TTKH do ca sĩ Hoàng Oanh thể hiện. Có lẽ chúng tôi bao giờ được nghe âm thanh của dòng nhạc Việt xưa hay đến như vậy, chính vì lẽ này mà ngày càng có nhiều người sưu tầm và săn lùng cho được những album nhạc Việt xưa, ngoài giá trị về sưu tầm, về văn hoá, người nghe còn nhận thấy sự tôn trọng khán thính giả của chính các ca sĩ thời ấy bằng những cảm xúc âm nhạc mà họ thể hiện, sự cống hiến hết mình của những người nhạc công cũng như cảm xúc và tâm huyết của những người phụ trách kỹ thuật hoà âm, phối khí cho bản nhạc.

    Cũng đã khá trễ, chúng tôi xin phép ra về. Cám ơn anh đã dành cho chúng tôi về 1 bữa tiệc thưởng thức âm nhạc thật tuyệt vời.
    Tiễn chúng tôi ra về, anh không quên dặn lần sau chúng tôi ghé thăm, có thời gian nhiều hơn anh sẽ giới thiệu về bộ sưu tập máy băng cối và băng cối mà anh đã dày công sưu tầm được.
     

    Attached Files:

Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page

Loading...