Chiện nhỏa, em chỉ "cân đẩu vân" một phát là đến tầng trời thứ bảy, lo là lo cho Dì và mọi người trong tic tắc đã trở về thành....nguyên tử thoai :lol:
Em không có thông tin nên hơi bị động,không trốn kịp. :wink: Chị có thông tin rỏ ràng rồi thì đi trốn đi,kẻo thành...tro bụi ấy. :lol: P/S Em thấy topic này nằm trong mục thư giản thì đúng hơn.
Chào các Bạn Như lời bày tỏ trong phần mở đầu ( để nhầm bên Âm hình ) . mọi lập luận ở đây không có tính khẳng định , chỉ là gợi mở cho các bậc cao nhân lục lọi lại kiến thức kẹt đâu đó trong góc tủ , cho mình xin hầu giải tỏa ấp ủ bao nhiêu năm rồi , vẫn chưa hiểu được hiện thực này ! :wink: . ** Tại sao phân tử ( mạt sắt ) khi văng ra ( nhiệt độ khoãng 600 độ C ) va chạm vào phân tử sắt khác ( đang đứng yên trong điều kiện bình thường ) làm nó tăng nhiệt đến đỏ rực ( ước khoãng trên 600 độ C ) Các Bác giải thích gì năng lượng ĐỘNG NĂNG này ! :wink: **Tại sao khi phân tử ( mạt sắt ) bị va chạm đỏ rực lên lại truyền cho phân tử kế bên & nhiều phân tử ( tính tới hàng ngàn ) khác cũng đỏ rực . Thì vận dụng định luật BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG lý giải thế nào ! :wink: ______________________________________________ __ ĐƯƠNG NHÂN BẤT NHƯỢNG Ư SƯ __
Em thấy lập luận phản ứng giữa Fe và ôxi trong không khí là đúng nhất trong trường hợp này. Fe bị ma sát sinh nhiệt và phản ứng với ôxi trong không khí tạo thành sắt ôxít + nhiệt lượng toả ra,nhiệt lượng này sẽ truyền qua các mạt sắt khác và phản ứng lại tiếp tục xảy ra... Trong điều kiện phản ứng này bác cần có năng lượng xuất phát là sự ma sát giữa đá mài và tấm sắt,sau đó mạt sắt bị cháy phải gặp mạt sắt khác để bảo đảm nhiệt truyền đủ sức làm cho phản ứng kế tiếp... Em copy 1 đoạn trong cái link bác VQ_audio đưa ra đây: .... Còn để sắt có thể pứ được với oxi một cách trực tiếp thì khó khăn hơn, chúng ta cần đốt nóng sắt ngoài không khí và đưa vào bình chứa oxi, khi đó pứ giữa sắt và oxi mới xảy ra và xảy ra rất mãnh liệt. Pứ này tỏa nhiều nhiệt kèm theo sự phát sáng. - Cách tiến hành: Lấy 1 sợi dây sắt,cạo sạch lớp vỏ, cuốn thành hình lò xo, lấy 1 mẩu than gỗ cuốn vào trong lò xo đó. Đốt cháy lò xo bằng sắt có chứa mẩu than gỗ, khi sợi dây sắt đã nóng đỏ đưa nhanh vào bình đựng khí Oxi. Thân.
em định lý giải góp cho bác hiểu, nhưng sợ bác ...chậm hiểu nên thôi. Bây giờ thế này đi, bác ra mua que pháo hoa dạng như cây nhang ấy, đốt cho cháy, bác ngồi nhìn xem nó cháy như thế nào rồi bác sẽ hiểu liền, khỏi cần lý luận cao siêu , thực nghiệm cầu kỳ bột sắt với đá mài gì đâu. Cái hiện tượng cháy này em nghĩ nó cũng tương tự như cái hiện tượng siêu nhiên "bột sắt tự cháy" của bác đấy, và ai cũng hiểu nguyên nhân, chả cần giải thích dài dòng làm gì. Cái que pháo hoa đó giả sử nó dài vô tận thì năng lượng (nhiệt năng) sinh ra cũng vô tận luôn. Còn nếu bác vẫn không hiểu được thì thay vì mua que pháo hoa, bác nên thắp cây nhang, cắm vô bát rồi ngồi nhìn nó cháy, em nghĩ ngắm khoảng 500 que nhang thiệt cháy như vậy tự khắc rồi bác cũng hiểu thôi. mà các bác khác cũng đừng vào chọc thêm người ta làm gì, người ta đã tẩu nặng, chọc chi tội nghiệp mà em nghĩ mod move luôn bài này vào sọt rác được rồi đấy ạ
@Thich du thu Bác hiểu nhầm ý mình rồi , mình không hề nghi ngờ trình độ học vấn hay kiến thức Anh , em trên diển đàn. chẳng là mình muốn nói đến tính nghiêm túc khi đưa vấn đề này lên forum ( tính rộng rải trong xả hội tri thức) Chúc Bạn khõe . @ Ham dzui ** Mình còn nhớ thầy có dạy chiếc xe máy vận hành được là do từng con bulong được tính toán . mọi thứ hảy bắt đầu nếu được nên từ đơn giãn nhất !! :wink: ( chiếc tàu ngầm hiện đại củng bắt đầu từ cái bồn tắm đó sau ) ** Mô tả thêm cho Bạn rỏ : Điểm mạt sắt bắt đầu bắn ra cách phân tử sắt đang đứng yên là 25 cm . cho tới lúc va chạm phân tử ( mạt sắt ) bắn ra vẫn còn đỏ ( độ giảm nhiệt không đáng kể .) Bạn còn có điểm nào chưa rỏ trong thực nghiệm , mình rất vui lòng tiếp tục ( chỉ xin chúc thời gian thôi ) ____________________________________ __ ĐƯƠNG NHÂN BẤT NHƯƠNG Ư SƯ __
Em giúp bác Ống nhún điều chỉnh chính tả chút xíu. Đây là vấn đề khoa học nghiêm túc, em nghĩ thiết yếu trước hết cần phải đúng chính tả
Em thấy lập luận phản ứng giữa Fe và ôxi trong không khí là đúng nhất trong trường hợp này. Fe bị ma sát sinh nhiệt và phản ứng với ôxi trong không khí tạo thành sắt ôxít + nhiệt lượng toả ra,nhiệt lượng này sẽ truyền qua các mạt sắt khác và phản ứng lại tiếp tục xảy ra... Trong điều kiện phản ứng này bác cần có năng lượng xuất phát là sự ma sát giữa đá mài và tấm sắt,sau đó mạt sắt bị cháy phải gặp mạt sắt khác để bảo đảm nhiệt truyền đủ sức làm cho phản ứng kế tiếp... Chào Bạn năng lượng của cả một thanh sắt được đốt bằng gió đá cho dù đến gần chảy ( 1000 độ C ) có nhúng vào đám phân tử đó cũng không có gì xảy ra ( mình đã làm rồi , không tin bạn cứ tới mấy tiệm tiện cơ khí thử , mình sẵn lòng 1 thua 10.000.000 nếu có gì xảy ra) ** Năng lượng 2 phân tử sắt khác nhau thuần túy đứng cạnh nhau trong điều kiện bình thường không bao giờ truyền hết cho phân tử còn lại , nó may mắn lắm là ở chỉ số quân bình . :wink: ___________________________________ __ĐƯƠNG NHÂN BẤT NHƯỢNG Ư SƯ __
Trước tiên xin cám ơn Bạn . Các Bạn trên diễn đàn có lẻ nhiều người biết mình mới A, b.c máy tính thôi , nên gỏ kiểu mổ cò rất tệ & chậm nên rất thường bị mất bài khi SUBMIT .mình phải làm lia lịa nên rất dễ sai sót , chưa kể khi phải trả lời ngay ngoài quán đôi khi không có kiếng , mắt mủi lem nhem Bạn nhắc mình cám ơn . _____________________________________ __ ĐƯƠNG NHÂN BẤT NHƯỢNG Ư SƯ __
Thôi bác để tiền về chụp cho anh em cái hiện trường cũng được, bác mô tả "chìu tượng" quá . Em thì em chưa rõ chổ này ạ, các phân tử sắt khác là các mạt sắt của những lần mài khác hay là 1 vật thể hoàn chỉnh. Rồi các pt đó nằm cố định trên tường hay trên sàn hay đâu ạ. Em có 1 vd về 1 sự việc phản lại định luât quán tính của lão Niu tưng này:lol:. Trên xe bus có 1 quả bóng bay được treo cố định, khi xe đang dừng mà đi thì quả bóng bay tới, khi xe đang đi mà dừng thì quả bóng bay ra sau :?: :?giải thích cũng lại phải dùng định luật quán tính thế mới chít chứ ). Em chỉ muốn nói rằng nhìn bề ngoài thì như thế nhưng bản chất nó lại đúng hoàn toàn. Chỉ là chưa đủ sữ kiện để giải thích thôi ạ. Thân.
Bác ongnhun làm em sốc quá ạ. Vẫn biết khám phá khoa học có thể đến từ những ý tưởng điên rồ hoặc ngẫu nhiên phát hiện qua thực nghiệm nhưng nó phải được lý giải logic. Nếu bác không phân biệt được bụi sắt và phân tử sắt thì em xin bác ngừng suy nghĩ về vấn đề này. Em xin can 20 lít với bất kỳ sinh viên nào của em nhào vô đây tranh luận với bác.
Chào Bạn Máy chụp hình bằng điện thoại mình mới mua , nhưng cách đưa hình cuối tuần mình mới có thể ra dịch vụ nhờ được . ( hình thực nghiệm hiện tượng bạn phải tin mình & chờ chắc chắn là sẻ có . mình xin lấy cái bảng hiệu 30 năm nghề : đó là hiện thực ) ** các hạt phân tử nằm trên tường . cách máy mài 25 cm ** cái quả bóng bạn nói có phải nằm trong HỆ quán tính GALILEI :wink: _____________________________________ __ ĐƯƠNG NHÂN BẤT NHƯỢNG Ư SƯ __ ______________________________
Trong thành phần thép có cacbon, các phôi văng ra và các phôi xung quanh đá mài chủ yếu là cacbon nên cháy tốt
Em đọc đến đây thì an tâm rùi vì định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vẫn đúng trong bất kỳ trường hợp nào :roll: :wink:
Vâng! ko có gì đâu bác Ống nhún. Cái dấu hỏi và dấu ngã này rất hay bị lẫn lộn đối với dân miền nam. Có lẽ bác cũng là người miền nam chất phác như em.
Bác cho hỏi, cái chữ đỏ đã chuẩn chưa ạ.? Em thì lại ước lượng là khi mạt sắt bắt đầu văng ra là lúc nó nóng nhất. Em đã thí nghiệm rồi, khi mài sắt, em thò tay vào hứng mạt, càng gần thì thấy càng nóng.
Oài, gì mà xa xôi vậy bác. Thì tại không khí trong xe nó có tỉ trọng lớn hơn khí bơm trong quả bóng, nên quán tính của phần ko khí này sẽ lớn hơn. Nếu khi xe đang đi mà dừng, thì ko khí trong xe lao về phía trước, lúc đó nó sẽ đẩy quả bóng ra phía sau. Hì hì, đơn giản vậy thôi ạ, nhưng ko hiểu được bản chất thì dể liên tưởng lung tung lắm ạ. Em sẽ đợi bác, khi đó em mới chiến tiếp được. Còn giờ bác cố ăn "đá" nhé . @DoMinhDuc: Bác gan quá :shock:. Có sợi nhông nào bị cháy ko bác .
@ các Mod: Chỉ cần bác chủ đọc xong, tôi sẽ tự xóa bài để giữ bí mật quốc gia, khỏi phiền các Mod bận tay. Trân trọng.
VN ta không có gì là không làm được , thật đáng tự hào Ngay cái định luật bảo toàn năng lượng mà nhân loại công nhận mấy trăm năm nay cũng có thể bị nghi ngờ Em có 1 que diêm , em có thể đốt cháy cả đống rơm , vậy có thể công bố định luật bảo toàn năng lượng bị sai không ahj Hồi hộp quá , có ai phản biện không để em đi đăng ký
Nếu chỉ thuần túy là mạt sắt thì em nghĩ chả có vấn đề gì xãy ra vì ở các nhà máy cơ khí chuyện này diễn ra hàng ngày. Bác tìm một ít mạt nhôm (25%) và trộn với mạt sắt (75%) rồi thử lại xem sao (mạt càng cũ càng tốt vì là phản ứng của ôxit nhôm và ôxit sắt)? Người ta hay đốt 1 dây magiê (Mg) cắm vào hỗn hợp để làm mồi phản ứng. Bác không có dây magiê thì mạt sắt nóng đỏ từ máy mài cũng là 1 tác nhân mồi cho phản ứng nhiệt nhôm. Phản ứng nhiệt nhôm cũng dữ dội lắm, còn được dùng để hàn thanh ray xe lửa nữa, hiện nay thì hay được dùng để hàn dây đất trong các hệ thống chống sét, trong pháo hoa cũng hay dùng phản ứng này.
Bài viết hóm, do vậy phải quote lại đề phòng chủ nhân thủ tiêu tang chứng. @ nonew: có phải cái hỗn hàn mà bác đề cập là thuốc hàn cadwell không?
Em cũng không rõ nữa. Nhưng mà có nơi nói rằng chỉ có sắt và nhôm thôi không có ôxit và tỉ lệ cũng nhiều thứ lắm.