Đốt tim đèn 6,3V hay 12,6V ?

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by PKHAUDIO, 15/5/06.

  1. PKHAUDIO

    PKHAUDIO Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    340
    Likes Received:
    3
    Location:
    Q.11, TP.HCM
    Bác nào có kinh nghiện xin cho ý kiến đốt tim đèn 6,3V tốt hơn hay mắc nối tiếp tim đèn lại rồi đốt 12,6V tốt hơn ? và đốt bằng điện AC tốt hơn hay điện DC tốt hơn
     
    Tags:
  2. Anonymous

    Anonymous Guest

    6.3v hay 12.6v không quan trọng miễn là đủ dòng, đủ công suất để cho katot phát xạ thôi mà
     
  3. WireWorld

    WireWorld Advanced Member

    Joined:
    2/3/06
    Messages:
    939
    Likes Received:
    133
    Location:
    Hà nội
    Tiện thể các bác cho em hỏi luôn , em có cái nguồn 800V CT , mà cái đèn 5U4 của em ăn 400V
    nhưng em thấy cái sơ đồ mạch của em là 400V có CT nối đất , vậy em móc 1 đầu 800V một đầu CT( nghĩa là được 400V) ra đốt đèn 5U4 mà ko có CT nối đất có ảnh hưởng gì đến chất âm không nhỉ. Bác nào cao thủ chi em với
     
  4. Capricornus

    Capricornus Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    563
    Likes Received:
    2
    Trong trường hợp 2 nửa đèn đó lệch nhau và đảm nhận vai trò giống nhau cho 2 kênh thì có khi ảnh hưởng tí chút.

    Nhưng có lẽ phải phân biệt : 6.3V và 12.6V chứ ?
     
  5. Rap

    Rap Approved Member

    Joined:
    22/4/06
    Messages:
    11
    Likes Received:
    0
    Ý bác Pkaudio hỏi là 2 đèn , mỗi đèn chỉ có 6.3V hoặc 12.6 nhưng đấu thành 6.3V , vì hai nữa trong đèn thường nối tiếp tim đèn sẵn rồi
    Trả lời
    -2 đèn muốn giống nhau cần loại trừ bớt nguyên nhân mà ta có thể loại trừ được nguyên nhân làm được đó là đốt tim. Khi đo đèn chọn ra cặp đèn giống nhau, dùng máy đo đèn lúc đó không thể nt cặp đèn được
    Vậy thi dù 6.3 hay 12.6 cũng nên song song vào nguồn đốt tim
    -Đốt tim AC thì nên có chấu giữa hoặc tạo chấu giữa bằng điện trở , rồi đưa vào mưac volt cố định giảm HUM . Đốt tim DC có thể chỉnh mức DC chính xác. DC AC gì cũng được . DC thi phiền hơn một tí. AC dễ HUM hơn
     
  6. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Sợi đốt các đèn thường không không có điện trở hoàn toàn giống nhau, nên mắc nối tiếp dễ gây ra hiện tượng lệch áp đốt tim giữa các đèn.
     
  7. Macao

    Macao Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.777
    Likes Received:
    10
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Theo các bác thì giữa cân bằng dòng (nối tiếp đốt tim) và cân bằng áp (nối song song đốt tim), cái nào tốt hơn ?
     
  8. haiken

    haiken Advanced Member

    Joined:
    10/1/06
    Messages:
    242
    Likes Received:
    174
    Location:
    Quan 3, TP Ho Chi Minh
    Theo em là cân bằng áp tốt hơn (đối với đèn sợi đốt gián tiếp). Vì như Bác Class A nói: nếu điện trở đốt tim của 2 đèn khác nhau thì điện áp đốt tim của 2 đèn khi mắc nối tiếp sẽ khác nhau -> 1 đèn sẽ quá áp và đèn kia sẽ thấp áp.
     
  9. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    259
    Bác có cái sơ đồ post lên coi cho chắc ăn, vì còn có nhiều cách hay hơn là dùng 1 nửa cuộn CT.

    Thân mến
     
  10. nguyendinhvan

    nguyendinhvan Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    221
    Likes Received:
    8
    Location:
    Vietnam
    Trong hệ thống đèn của các nước XHCN thì các đèn điện tử đều tính theo áp (Liên xô cũ )6v hay 12v
    Nhưng các loại đèn của Nhật Mỹ đều tính theo dòng . Loại đèn thế hệ đầu tiên có dòng tiêu thụ tiêu chuẩn là 600mA sau đó các thế hệ sau là 450mA . Và thế hệ sau cùng là 300mA .
    Vì vậy nếu nối tiếp thì các đèn phải chung dòng đốt tim

    Các máy của XHCN thì thường đốt tim song song . Nhưng các máy của Nhật Mỹ nối tiếp các sợi đốt tim . Họ sẽ nối tất cả các sợi đốt tim để điện áp tổng đạt 100v . Thế là chạy trực tiêp nguồn điện lưới 100v của họ luôn .

    Dẫu sao việc đốt tim bằng điện áp DC điện áp thấp sẽ làm cho mạch có chất lượng cao hơn . Vì bản thân sợi đốt cũng có kha năng phát xạ chút ít . Nếu nó có điện thế cao thì có thể nó sẽ tạo nên một dòng điện ngoài ý muốn trong đèn ( hiện tượng Ù )
     

Share This Page

Loading...