Muốn chơi hi-end phải độc thân? Câu này không phải của em, đó là định nghĩa của anh Lê Quốc Huy mà dân gian vẫn gọi là anh Huy "BC", Chủ tịch CLB Âm thanh Hà Nội. Đây cũng là tiêu đề một bài viết của tác giả Đông Mai trên Tạp chí Âm nhạc Việt Nam số 1, tháng 7/2009. Chơi âm thanh hi-end phải bất nhân, bất nghĩa Câu này cũng không phải của em, đó là đúc kết của một nhà trí thức nào đó, được giới thiệu là có địa vị trong xã hội, đã có nhiều năm dấn thân vào thú chơi âm thanh đỉnh cao. Tuyên bố của nhà trí thức này có vẻ nhận được sự đồng tình, nhất trí khá cao của tác giả Đông Mai. Đây cũng chính là lời tựa của bài viết nói trên. Mời các bác nghiên cứu (do không có scan, phải chụp bằng máy ảnh nên hơi khó đọc, mong các bác thông cảm):
Chữ "nhân", chữ "nghĩa" nhẹ tựa lông hồng !? May quá, em không có tiền chục ngàn để chơi hi-end, không tham gia câu lạc bộ nọ, biết đâu vẫn còn có chút "nhân, nghĩa" :mrgreen:
Bài viết trên được đăng lại ở đây: http://songnhac.vn/?mode=tintuc_id&id_chinh=6&id_phu=0&id=1960 Em copy về để các bác dễ đọc hơn. Muốn chơi hi-end: Phải độc thân! [20/07/2009 14:57:43] Hai dân chơi hi-end Hà Thành đang cùng thưởng thức âm thanh từ dàn máy hi-end Một dân chơi âm thanh hi-end uy tín – một nhà trí thức có địa vị trong xã hội – sau nhiều năm “dấn thân” vào thú thú chơi âm thanh đỉnh cao đã cay cú tuyên bố “Chơi âm thanh hi-end phải bất nhân, bất nghĩa”. Tất nhiên, câu nói này hơi quá, nhưng sự thực cũng… gần gần như vậy. Tiền tỉ cho một bộ dan hi-end Bộ dàn hi-end tuy cũng dùng để thưởng thức âm nhạc trong gia đình nhưng nó hoàn toàn khác với các thiết bị âm thanh thông dụng. Các thiết bị nghe nhạc hi-end đều được làm thủ công hoặc bán thủ công, ráp từng món theo sở thích nên vô cùng đắt. Dây loa cũng bằng vàng, cũng hiệu nọ hiệu kia, Kimber với lại BMI Piranha. Đầu đọc CD phải có preamp bóng đèn, đại loại như hiệu Audioromy. Bộ chuyển tín hiệu digital/analog thì MHZS cho phép xử lý tín hiệu ở chất lượng cao nhất 24bit/192KHz. Ampli thì phải cỡ RudiStor RR88, bóng đèn cả chùm sáng long lanh. Loa thì khỏi nói, hằng hà sa số chủng loại, tên gọi, tên nào nghe cũng sáng choang, như Vienna Acoustics, Usher Audio, Isophon… Theo lời dân hi-end thì dàn máy nghe của họ có đáp tuyến tần số rất rộng, đồng thời hòa quyện được các dải tần tốt nên âm thanh mềm mại, ngọt, nghe rõ từng nhạc cụ nhưng không rời, “tơi” hẳn ra như loa monitor phòng thu mà quyện chặt với nhau. Dàn hi-end phản ánh được “vị trí” âm thanh một cách hoàn hảo, nhắm mắt lại là tưởng tượng ra được chỗ đứng của từng người trong dàn nhạc, trước sau, trái phải, lớp lang rõ ràng. Với những tính năng tuyệt vời như thế, giá cả của một giàn hi-end cứ gọi là cao ngất trời. Có thể tưởng tượng được không, đôi dây loa của Karma loại kha khá (kha khá thôi, chứ không phải là loại luxury) đã có giá… 30.000USD, ngang giá với một chiếc ôtô loại ngon lành. Một cặp loa của West Lake Audio thường thường bậc trung cũng trên 200.000 USD. Tất nhiên, như vậy thì một bộ giàn âm thanh có giá rất kinh hoàng, thường từ cả trăm nghìn USD tới... không tưởng tượng nổi. Hiện nay, trên thế giới, bộ giàn hi-end đắt nhất đang được chào bán với giá 2 triệu USD. Sếp thứ hai là bộ giàn 101 X–Treme luxury của hãng MBL có giá 1 triệu USD, tức là gần 18 tỉ đồng. Với giá cả này thì những đệ tử của hi-end trên thế giới cũng ở xa mà ngó thôi, nhưng “một người Việt Nam đã ẵm nó về nhà mình ở Hà Nội. Tiếp đến, hai bộ giàn giá nửa triệu USD cũng đã thuộc về hai người yêu thích âm thanh đỉnh cao Việt Nam khác”, một người chơi hi-end có uy tín tiết lộ. ở Việt Nam, các chương trình hòa nhạc không được tổ chức thường xuyên, nên người yêu âm nhạc rất ít được nghe trực tiếp trong các buổi hòa nhạc. Vậy nên những người nghiền âm nhạc đỉnh cao chỉ có cách tìm đến với các dàn âm thanh hi-end. Tuy nhiên, với giá cả như vậy, phần lớn người chơi hi-end ở Việt Nam đều dùng những bộ dàn đã qua sử dụng. Họ chơi đồ hi-end second-hands không phải vì hoài cổ hay vì muốn độ hàng theo cá tính… mà bởi giá đồ cũ thì thấp hơn giá đồ mới, phù hợp với túi tiền của họ hơn. Đó là những bộ giàn do giàn từ các studio thải ra, hoặc được đem về từ các chợ đồ cũ ở Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông… Giá một bộ giàn hi-end second-hands khoảng 1.500 – 3.000 USD cho một bộ trung bình và khoảng 10.000 USD cho một loại luxyry. ấy là chưa kể mua được một bộ dàn hi-end thì phải sắm được cái cho nó chạy, đó là những đĩa âm thanh dành riêng cho loại máy này. Những đĩa nhạc này được sản xuất ở nước ngoài và giá không bao giờ dưới 20 USD. So với một bộ dàn hi-end thì cái giá một đĩa kia là muỗi, nhưng khổ cái là một người chơi hi-end muốn nghe đã tai nên bao giờ cũng phải có cả trăm đĩa như vậy trong nhà. Những bộ giàn hi-end hạng luxyry có giá tới cả một gia tài – 6 tỉ đồng Nghệ sĩ phải tránh xa hi-end Vậy nên không có gì lạ khi ở Việt Nam, lượng người chơi hi-end không nhiều, số người chơi hi-end vẫn vào hàng hiếm so với các thú chơi khác. ở Việt Nam, chỉ có một câu lạc bộ duy nhất của những người thích âm thanh hi-end là Câu lạc bộ Âm thanh Hà Nội (Hanoi Audio Club), được thành lập từ năm 2005 và ở thời gian đầu khi thành lập, câu lạc bộ chỉ có 4 thành viên, gồm chủ tịch là anh Lê Quốc Huy (còn gọi là Huy Bác Cổ) và 3 thành viên sáng lập là nhạc sĩ Phạm Quang Minh, anh Nguyên Tuấn Anh (còn gọi là Tuấn Gồ Ghề) và anh Bùi Kim Trường (còn gọi là Trường Con) – chủ hãng taxi Phù Đổng. Đến nay, câu lạc bộ đã có rất nhiều thành viên không chính thức, trong đó có những người nổi tiếng, như: nhạc sĩ Ngọc Đại, nhiếp ảnh gia Phương Hồng Khánh, họa sĩ Minh Đỉnh, NSND Đào Trọng Khánh, nhạc sĩ Thụy Kha… Anh Lê Quốc Huy, Chủ tịch Câu lạc bộ này cho biết, “ở Hà Nội, có khoảng 100 người chơi đồ âm thanh hi-end. ở thành phố Hồ Chí Minh, số người chơi gấp 10 lần ở Hà Nội. Ngoài ra, ở các thành phố lớn, như Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu… đều có”. Người chơi hi-end ở Việt Nam cũng có đủ thành phần nghề nghiệp, từ nhạc sĩ, họa sĩ, đạo diễn tới bác sĩ, doanh nhân… Mỗi người đến với hi-end bằng một con đường khác nhau và để “chơi” được hi-end cũng khá nhọc nhằn. Như anh Huy, Chủ tịch Câu lạc bộ Âm thanh Hà Nội thì từ nhỏ, an đã thích các dàn máy. Ngay sau khi đất nước thống nhất, anh lên tàu vào TP Hồ Chí Minh học nghề sửa chữa điện tử rồi quay về mở cửa hàng bán các loại máy nghe nhạc, còn bây giờ, anh chỉ bán các bộ dàn âm thanh hi-end và cửa hàng của anh là một trong những cửa hàng hi-end có uy tín ở Việt Nam. Để chơi được những bộ giàn này, anh Huy phải tự học cách hiểu âm nhạc, chính xác là hiểu dòng nhạc bác học. Bởi dàn máy hi-end được tạo ra để nghe nhạc cổ điển. Công cuộc mày mò tự học cũng công phu và vất vả. Anh kết bạn với các nhạc sĩ, tự học tiếng Anh để đọc được sách nước ngoài về âm nhạc, về hi-end… Việc học hành này của anh trên trang giấy chỉ mô tả vài dòng vậy thôi, nhưng anh đã học mất nhiều năm, cóp nhặt rất nhiều kiến thức để được như ngày hôm nay – giới hi-end Việt Nam nhắc đến tên anh với lòng trân trọng. Người khác như nhạc sĩ Ngọc Đại. Anh đến với hi-end như một tất yếu, vì anh là nhạc sĩ, anh yêu thích âm nhạc. Hiện nay, nhạc sĩ Ngọc Đại cũng đang sở hữu một bộ dàn hi-end kha khá. Bên cạnh những người yêu âm thanh hi-end nghiêm túc trên, lại cũng có người chơi hi-end như một thú chinh phục. Giới chơi hi-end Hà Thành vẫn nhắc đến một thanh niên tên là C (xin được dấu tên), mới ngoài 20 tuổi. C. có thú vui là cứ có bộ dàn hi-end nào mới ra là phải tìm cách có bằng được. Kết quả là hiện nay, C. sở hữu tới mấy bộ dàn hi-end mà mỗi bộ tới hơn tỉ đồng. Tuy nhiên, C. không được giới hi-end phục, vì C. không tự kiếm ra những đồng tiền đó, mà do mẹ cho và C. bị nhận xét là “chơi theo bầy đàn, thiếu tai thẩm nhạc”. Nói chung, cũng như nhiều thú chơi khác, người ta đến với hi-end theo nhiều con đường khác nhau. Tuy nhiên, hi-end Việt Nam có một điểm khá lạ, điểm lạ đó nằm ở thành phần những người chơi hi-end. Thường thì với yêu cầu phải có nhạc cảm tinh tế mới thích và chơi được đồ hi-end, ai cũng cho rằng như vậy thì giới nghệ sĩ phải chiếm tỉ lệ nhiều trong những người chơi hi-end ở Việt Nam. Nhưng sự thực lại khác xa. “Nghệ sĩ chơi hi-end ở Việt Nam rất ít. Phần nhiều những người chơi hi-end ở Việt Nam là quan chức đã về hưu, hoặc doanh nhân thành đạt”, một người chơi hi-end có tiếng ở Việt Nam tiết lộ. Lý do của tỉ lệ lạ này là “nghệ sĩ lấy đâu ra hàng chục nghìn USD, hàng trăm nghìn USD, thậm chí là hàng triệu USD để chơi hi-end”. “Trong ba người Việt Nam sở hữu bộ những giàn hi-end giá kinh hoàng được kể trên thì chỉ có một người là doanh nhân, hai người còn lại đều là… cán bộ nhà nước”, người chơi hi-end uy tín trên cho biết. Bộ giàn Wilson Alexandria X - 2 đang được những người yêu hi-end thế giới ưa chuộng cũng có giá tới 1,5 tỉ đồng Lừa vợ, dối mẹ để mua hi-end Với mức thu nhập hiện nay ở Việt Nam thì để sở hữu một bộ dàn hi-end là việc… gian nan vất vả. Vì phải làm việc cật lực và tích luy lâu dài mới mua được món đồ mình yêu thích. Tuy nhiên, Nhưng với những kẻ nghiện ngập âm thanh trung thực thì họ sẽ nghĩ ra bất cứ cách gì thoải lòng mong ước của mình. Chẳng thế mà dân chơi hi-end Hà Nội vẫn cười cười kể với nhau chuyện anh H. (xin được giấu tên) đã vay vàng (tiền dưỡng già) của mẹ già rồi vụng trộm vợ đi mua bộ dây loa hàng nghìn USD về. Không cần phải kể thì cũng biết sau đó, anh gặp… sóng gió với vợ thế nào. Lại có anh N. (cũng xin giấu tên) không cho con đi học ở các trường quốc tế, vì muốn dành tiền... mua dàn âm thanh hi-end mơ ước. Anh K. mê hi-end đã có một mẹo rất “hay”. Khi đi cùng vợ ở nước ngoài, cứ say mê ngắm nhìn một bộ dàn hi-fi (hi-fi là bộ dàn âm thanh cho chất lượng âm thanh thấp hơn hi-end nhiều và giá cao nhất cũng chỉ khoảng vài nghìn USD) đã qua sử dụng, giá khoảng vài trăm USD, rồi thiết tha nói với vợ là mình ước có bộ giàn này. Vợ thấy không đắt lắm, xuất tiền ra mua tặng chồng. Anh K. mang bộ dàn này về nhà, rồi từ đó, thỉnh thoảng lại thay cái này, đổi cái kia và cuối cùng, bộ dàn hi-fi thường thường thành bộ giàn hi-end đỉnh cao với giá cả trăm ngàn USD cả. Anh K. nói với vợ rằng anh chỉ đổi qua lại với bạn bè, không phải thêm tiền mua bán gì nên vợ anh tin. Vả lại vợ anh K. như nhiều phụ nữ khác, không hiểu gì về máy móc kĩ thuật, cứ nghĩ những bộ dàn sau này của chồng có giá cũng tương tự như bộ giàn đầu tiên mình mua tặng chồng, nên mặc chồng muốn trao đi đổi lại, chỉ cần chồng vui. Kết quả là Anh K. phải thường xuyên đề phòng ngay cả khi tiếp những “con nghiện” hi-end như mình – cái thú của dân nghiền hi-end là phải tụ tập lại, cùng nghe âm thanh rồi cùng tán thưởng với nhau mới vui - khi vợ không có nhà, nhưng khi nói tới giá cả những bộ dàn của mình, anh và khách cũng phải nói nhỏ, vì sợ… cô giúp việc nghe được, về mách với vợ. Chẳng thế mà anh Huy, chủ tịch câu lạc bộ Âm thanh Hà Nội, từng vui vẻ tuyên bố: “Muốn chơi hi-end phải độc thân!”. Câu này được giới hi-end gật gù tán thưởng. Bởi nhiều người trong số họ đã làm việc cật lực một thời gian dài, đã dành dụm đủ tiền để mua được giàn máy mình mơ ước, nhưng tới lúc đó, vợ họ “bỗng nhiên dở chứng, không cho mua. Tiền vợ quản, vợ không cho thì lấy thế nào được”, một tay nghiền hi-end đau khổ kể và bổ sung thêm: “Hoặc là phải được tự quản lấy tiền mình kiếm ra”. Đông Mai Âm Nhạc Việt Nam 1 (7/2009)
Bài này hay đấy. Dây loa bằng vàng với nhất thiết đồ hí èn phải lắp thủ công với bán thủ công thì thật là đáng sợ. Pre nhất thiết phải đèn nhớ. Em lại càng sợ. Rồi bộ dàn hay bộ giàn, sao mà lúc thế nọ lúc thế kia, rốt cuộc là dê đê hay dê i mới đúng ạ? Rồi dàn âm thanh do các studio thải ra, thôi xong, bộ dàn của em chả do studio nào thải ra, tủi quá, sáng sớm mai ra chầu chực trước cửa đài phát thanh thôi. Rồi đĩa của em nữa, hu hu, chỉ là loại bán đại trà chứ chả có đĩa nào ghi là dành riêng cho dàn hí èn cả, tủi thân rồi đấy. Buồn quá. Giá trên 20USD là mua ở đâu nhỉ, em thấy amazon đắt lắm cũng là 15USD mà? Sợ quá. Tiếp nữa, dàn hí èn luxyry là dàn gì, trời, phải chăng luxyry là ngôn ngữ riêng của dân chơi hí èn? Em thề là phải học được ngôn ngữ này. Rồi còn dàn máy hí èn tạo ra để nghe nhạc cổ điển. Trời ơi. Ở HN chỉ có 100 bác chơi dàn hí èn, vậy hằng hà sa số các bác đang say mê điên cuồng nhạc cổ điển ở vnav này thì sao? Có ai đang sở hữu dàn hí èn không? Lại khổ thân các bác rồi? Nâng cấp dàn máy lên hí èn hay bỏ nghe nhạc cổ điển đây? Vấn đề quả thật là nan giải. Vì dàn hi-fi cho chất lượng âm thanh thấp hơn hí èn nhiều (buồn nửa ngày)... Ôi, hí èn... Ôi nhà báo...
Không ai chê trách nhà báo cả. Chỉ kinh cái bọn trọc phú hợm của, Nhà hát lớn tháng nào chẳng diễn cả đống mà cái thằng pa pa nhà chúng nó có biết dẫn xác đi mà xem đâu. Dạy đời cái con ma nhà chúng nó
Cho em làm phát: ĐAN MẠCH nhà chúng nó, tự nhin k muốn nghe nhạc nữa. Sao nó k thuê mấy ôg nhà báo trên này viết nhỉ ( em ủng hộ thêm xiền nhé ) 8)
Lỗi chính tả tiếng Việt rất nhiều. Không thể hoàn toàn đổ lỗi cho tác giả được, còn chị biên tập, anh duyệt bài, ông đọc mo rát... Nhiều thương hiệu Somali, Zimbabwe... lần đầu tiên em được biết, và em đồ rằng các bác cũng như em, lần đầu tiên nghe thấy; Nhiều nhận xét, đánh giá, nhiều luận điểm ngô nghê, vô căn cứ... Cũng không hoàn toàn bắt lỗi tác giả được vì họ đâu có "dấn thân" vào thú chơi "âm thanh đỉnh cao", "gà mái" đã lấm lưng lần nào đâu mà biết... Điều đáng nói ở đây là những người đặt hàng bài viết, chẳng hiểu order thế nào mà kết quả tòi ra một sản phẩm hand made thô thiển quá.
Bài báo này em cũng có may mắn được đọc ké. Nói chung khi đọc xong em rất ngỡ ngàng vì đây là 1 bài báo được đăng trên 1 chuyên san của Hội nhạc sỹ Việt nam nhưng thể hiện một nội dung và cách viết hết sức thô thiển và thiếu văn hóa. - Thứ nhất, bài báo dù cố tình sử dụng cách viết châm biếm hài hước nhưng sau khi đọc xong những người chơi audio, bất luận là ở tầm nào cũng rất bực mình, đặc biệt là những người chơi hi-end - Thứ hai, những chi tiết hết sức nhảm nhí trong bài báo thể hiện trình độ người viết và cả tòa soạn. Nói thật là các thương hiệu hi-end nêu ra trên kia phần lớn em đều chưa nghe bao giơ, cụ Google cũng lắc đầu bó tay. - Thứ 3, những câu nói mang tính kích động và giật gân hết sức rẻ tiền. Nào là "bất nhân bất nghĩa", nào là "lừa dối"...thể hiện sự thiếu tôn trọng người đọc và cộng đồng người chơi âm thanh. - Thú 4.... - Thứ 5.... Nói tóm lại, rõ ràng đây chỉ là một bài báo mà khi được in ra người đọc thấy nội dung hầu như chỉ xoay quanh việc tâng bốc 1 vài cá nhân, ngoài ra là những thông tin và nhận định hết sức nhảm nhí và ...ho lao. Theo em, đây là 1 bài báo viết theo đơn đặt hàng, và hợp đồng này đã được thanh lý xong.
Thế mới biết, dân chơi âm thanh kiểu gì cũng bảo thủ và cực đoan. Ai động vào mình là giẫy lên như đỉa phải vôi. :lol: Chẳng báo nào viết thế mà đây là tôi, 1 kẻ đang chơi âm thanh tuy là mới. Một thành viên chính hiệu con nai vàng của 4rum này tuy cũng chỉ là mới tham gia và chả đóng góp gì cho diễn đàn. Tôi nói thế đấy. Tôi chót có lá số tử vi thích cãi nhau nên không cãi nhau được với ai thì đâm ra hỗn xược, dám cả gan cãi lại vợ, thỉnh thoảng lên đây cãi nhau 1 chặp thì sẽ đỡ phạm tội bất kính với vợ. :lol: Công nhận, các bác nói đều đúng. Đây là 1 bài báo rẻ tiền, người viết có lẽ không phải con nghiện audio nên mắc khá nhiều lỗi( tôi không dại dột bênh vực cho những lỗi này) và cũng có khả năng là viết theo đơn đặt hàng của ai đó muốn đánh bóng tên tuổi nên đã vạch áo cho người xem lưng. Song,nếu lưng chúng ta ( cả tôi nhé) không ghẻ lở hắc lào thì sợ gì người ta xem lưng. Có ai nhìn thấy lưng của chính mình đâu nếu không soi gương. Có người khác ( không nghiện audio vớ vẩn như anh em mình) chỉ cho mình vết lấm ở lưng thì tại sao chúng ta không soi gương xem họ nói có phần nào đúng không?. Cho dù chỉ 1%. Tỷ như họ bảo ta đang hắc lào hay lang ben, khi soi có khi chỉ là mấy con rôm do dạo này bang hội mọc lên như nấm, bia rượu tùm lum có khi sinh rôm xảy thì sao?. Đừng như con nhím, ai động vào mình, vào cộng đồng mình thì co người lại, xù lông ra tự vệ. Như thế là bảo thủ, là không có thái độ cầu thị. Như tôi, tại thời điểm này, vừa nhậu với bang hội của tôi về, đang bứt rứt khó chịu quá, muốn tắm cái cho dễ chịu lại sợ cảm, mai không ai lên đây cãi nhau để ối người mừng. Nhưng viết được mấy dòng trên cũng thấy dễ chịu, chắc chắn chút nữa sẽ không cần hỗn xược cãi vợ nữa, biết đâu sáng mai lừa dduwwocj tiền mua mấy cái đĩa cóp. Khi tây tây người ta hay nói thật, các bác cứ ném đá thoải mái, kể cả mai ngủ dậy mất bài cũng chả sao, tôi sẽ coi như các bác ném đá vào hũ rượu. Thân kính và chúc tất cả một đêm ngon giấc!
Eem đọc thấy có tên một bác NS, bác ấy mà đọc bài báo này chắc bác ấy chửi cả tổng cả làng cái lũ kia lên mất :mrgreen: Từ đầu năm tới giờ em được đọc tới 3 bài báo viết về món loa đài mà kinh hãi :mrgreen:
Ý. Họ viết sai cái sự mục đích thì mình phải có tí tiếng nói chứ bác. Còn viết đúng thì chúng em vỗ tay hoan nghênh ngay (em cũng thấy nhiều bài viết về audio đăng trên này rồi, có thấy ai phản ứng gì đâu nhỉ, ngoài khen). Em và một số bác khác sau khi soi gương từ đầu đến chân, thấy không giống thế nên phải phản ứng thôi. Còn bác không phản ứng gì, chứng tỏ bác rất giống những gì viết trong bài báo đó phải không ạ? Nếu thật vậy, em xin được chúc mừng bác là một trong 100 người chơi hi-end ở Hà Thành. Ôi, thật là đẳng cấp... Chúc bác một trưa ngủ ngon với giấc mơ ngắn về thiên đường hi-end ở cấp cao hơn!
Thấy đa số các bài của topic này là của các bác lý đượng và lý cựu bức xúc hơi có phần quá nên chọc các bác ấy chơi. Trói chân tay và bịt miệng 1 người lại rồi xỉ vả người ta đã là hành động không đáng tự hào. Đây lại là phê phán cái tay nhà báo vớ vỉn nào đó mà hắn không đọc và chẳng bao giờ phản biện liệu có nên không? Bài báo đó rất linh tinh, nhưng nếu biết cầu thị thì nên nói đến chuyện chúng ta cần rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân và cộng đồng chứ không phải mỗi việc chê bai kẻ không cãi lại được mình. Bác Blues chẳng quan tâm đến báo đâu mà chắc là không hài lòng với nhận xét: các bang hội mọc lên như nấm mới vào ném đá. Bác cứ ném nữa đi, nhưng hãy đọc và nghĩ kỹ rồi viết sao cho tôi muốn đọc nhé. Các cơ quan điều tra nước nhà mà có tài quy chụp như bác thì ...
@ bác TuanCD: Chết rồi, sao bác lại nói em quy chụp thế? Hơn nữa, em lại càng chẳng liên quan gì đến chuyện bang hội ở đây mà bác lôi em vào thì thật là... Chẳng qua là em thấy bài báo viết thế, mà bác vẫn giữ được thái độ thản nhiên, đĩnh đạc, chững chạc rất mạch lạc của một dân chơi hi-end không hề ù ù cạc cạc, nên em khen bác vậy thôi mà. Bác nói em thế em tổn thọ mất. Chẳng dám nhận đâu mà, bác đánh chữ đại xá cho em nhé :lol:
Ừ thì xóa đi cho đỡ căng thẳng nhé. Ngay post đầu tiên tôi đã khẳng định các bác viết đều đúng và bài báo này là rẻ tiền, vớ vỉn mà bác Blues lại viết thế nên tôi tưởng bác tự ái với câu tôi nói vui : bang hội mọc lên như nấm, rượu bia tùm lum. Tôi cũng là kẻ ưa đàn đúm tụ tập, rượu chè bét nhè nên cũng chẳng dị ứng gì với bang hội đâu. Về bài báo đó thì ai chơi hi-end đọc mà không thấy bực mình mới là lạ. Tuy nhiên, không bắt buộc tôi phải đứng ở cùng vị trí, có cùng góc độ quan sát với mọi người. Tôi chỉ liều lĩnh nêu quan điểm (không phải muốn xung đột với mọi người) từ khía canh khác của vấn đề để ta cùng xem xét cho khách quan, công bằng thôi. Nếu mọi topic kiểu này đều có sự đồng thuận cao mà không có ý kiến trái chiều thì chỉ cần 1 đại diện và 1 post là đủ, chúng ta vỗ tay nhiệt tình rồi kéo nhau đi uống bia cho khỏe. Trời nóng quá. Nóng thì không thích cãi nhau nữa.
Tuyệt, một bài báo thần kinh tuyệt đối ! Xin nghiêng mình trước (anh/ chị), tác giả (bút danh) Đông Mai. :lol: :lol: Nói nhỏ 1 chút, Huy Chủ Tịch là chủ (tài chính) của Tạp chí Âm Nhạc này đấy ạ. Theo em, tạp chí này nên đổi tên thành "Tạp chí xxxxxxxxxxxxx" cho nó xứng đáng với vị trí dẫn đừong cho các dân chơi hi-end nước nhà. :lol: :lol:
Ra là vậy. Hóa ra không phải có tiền mua tiên cũng được. Thôi, nhưng nói ra động chạm lắm,vớ vỉn phạm nội quy diễn đàn thì rại rột. Các bác ở lại thảo lộn cho vui nhé, tôi mạn phép té trước. :wink:
Có mấy vần thơ tặng (anh/chị) Đông Mai Thương thay "nhà báo" Đông Mai Kiến văn chẳng có chỉ hay nói càn Nên học theo nghề xúc than Mặt nhọ nhưng được cái không ai cười :lol: Thật tình hiểu chơi hi-end audio là chơi đồ đắt tiền thì đúng là xxx vật. Không lẽ chỉ có người giàu mới chơi được hi-end, thế nào là bộ dàn hi-end. Khái niệm thế nào là hi-end audio còn chưa được bao giờ nghe tới, thế mà đã dám lạm bàn. Chơi hi-end mà phải nhẫn tâm, bất nhân bất nghĩa, phải lừa con dối vợ, hay phải ở một mình thì chết đi cho xong.... nghệ thuật là ánh sáng đẹp chiếu rọi vào tâm hồn làm con người hoàn thiện hơn, hướng tới Chân - Thiện - Mỹ... mà nói như nhà báo thì chơi hi-end khác gì con đường làm người ta tha hóa đi, tầm thường và đáng khinh bỉ đi. Chưa bao giờ có 1 tạp chí đứng đắn nào của VN hay phương Tây có những bài viết thế này. Ngay cả mấy anh được gọi là "Sáng lập viên" ra cái Hi-end Club kia cũng rất đáng nghi ngờ về cái bộ tai. Ngây ngô hết chỗ nói. Ban biên tập của cái gọi là Tạp chí Âm nhạc quả thật là kiến văn vô đối khi cho phép bài này được đăng. Đó là lý do tôi yêu cầu nên đổi tên: "Tạp chí Âm nhạc" thành "Tạp chí Âm...XXX ..."..... ợ...ợ..ợ... :lol: :lol: :lol:
Em lấy đường link của bác Acutan bên mục chuyện thư giãn post sang đây Em k biết anh Đăng này, Anh Đăng này có sánh được với các tay chơi trong bài báo của ĐM k các bác ? http://suckhoedoisong.vn/4214p0c15/ha-t ... a-than.htm
Nhà Cai mà không biết Đăng Còi thì không tin được. Con nghiện âm nhạc và audio chân chính, rất hiền lành tốt bụng nhưng không giàu, người tốt khó giàu mà. Rất am hiểu nhạc cổ điển, nghiệp của hắn một thời hay sao ấy. Trình của hắn về băng cối, casste còn khủng hơn đĩa than. Nhưng để chắc ăn thì đọc báo cứ trừ hao 30%, dạo này báo chí khó tin lắm.
báo chí rốt đã ăn thua gì các bác,ở HP quê em có vụ đài truyền hình làm phóng sự về một lão bán Cafe mê nhạc.lão mới chơi LP từ năm 2007,mà nhà đài còn nói giống lên là từ đời cố nội lão để lại :lol: .đáng tiếc cho thời đại của những kẻ dị hợm...xin lỗi các bác em cũng muốn giống lão Nck_Kool .. :lol:
Đọc kỹ thì em thấy hình như ông nhà báo Đông Mai này có tư thù với ông chủ tịt hội gì đó nên mới chơi một bài báo "kích thích" như vậy Câu chơi Hi-end phải bất nhân bất nghĩa với số đông là ko đúng nhưng với vài ba kẻ chơi bộ dàn nửa triệu, một triệu đô trong bài báo thì em thây đúng đấy ạ. Chơi bài kê khai thu nhập đi biết liền hà :wink:
Khoan hãy nói tới các thứ khác, các thứ đẳng cấp, cái thứ khủng, cái thứ dã man bất nhân bất nghĩa... Đầu tiên phải hiểu có cả một cộng đồng những con người đang đam mê khủng khiếp với tất cả những gì mình có, một cộng đồng sẵn sàng sẻ chia, một cộng đồng đầy nhân ái... Một dúm người huênh hoang tự cao tự đại tâng bốc nhau mà chẳng biết xung quanh có những gì đang tiến triển mà lại định làm điển hình, làm mẫu cho người khác noi theo dù gì (có nhằm mục đích tư lợi hay chăng đi nữa) cũng đáng bị đào thải