Em thì nghe đồn ảnh hưởng đến tốc độ moteur, làm tb nóng hơn bình thường... nhưng với những thiết bị không quay dùng điện thấp hơn danh định tí thì không sao (vd: 120V-60Hz thì cắm vào 110V-50Hz). Không dõ có đúng vậy không? :roll:
Ông trùm " kỹ thuật điện " nhà ta mà hỏi thế anh em nào dám trả lời ạ! :lol: Ko nóng hơn bình thường đâu ! (với điều kiện là ở tần số điện áp lưới là 50Hz và 60Hz ) Nhưng em biết chắc chắn là đúng ạ ! Tốc độ quay của một động cơ ( ko đồng bộ và đồng bộ ) đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố tần số !!!
Vậy điện áp vào 220V/50Hz qua ổn áp hay BACL ra 110V thì cũng có tần số 50Hz giống như điện áp vào? Như vậy đầu đĩa 110V/60Hz vẫn sử dụng được ở 110V/50Hz nhưng hơi nóng hơn so với sử dụng đúng tần số điện áp danh định? Bác nào có thể giải thích chi tiết hơn về ảnh hưởng của tần số điện áp đối với các đầu đọc nói riêng và với các thiết bị khác nói chung được không ạh!
230V đấy là mức điện áp cao nhất thôi bác, em có thiết bị Audio ghi điện 240V nhưng em cắm vô điện 220V sài mấy năm trời nay rồi vẫn ngon lành, bác chủ cứ yên tâm sài đi.
Trường hợp: -Nguồn dùng transformer khi tính toán số vòng dây để quaấn cho hệ thống cung cấp điện 60Hz thì số vòng dây sẽ ít vòng hơn khi quấn cho hệ thống cung cấp điện 50Hz, do vậy transformer 60Hz sẽ nóng hơn 50Hz, ngược lại khi dùng transformer 50Hz cho nguồn cung cấp 60Hz thì transformer sẽ mát hơn vì số vòng dây nhiều hơn, nhưng lúc này transformer sẽ hoạt dộng kém hiệu suất. -Về điện áp ra của transformer thì giống nhau khi dùng 50Hz hay 60Hz, do transformer 50Hz hay 60Hz cũng đều quấn số vòng đúng tỉ lệ điện áp sơ cấp, thứ cấp tương ứng. Ảnh hưỡng: -60Hz dùng nguồn cung cấp 50Hz: Nóng transformer, có thể giãm tuổi thọ, gây rung transformer -50Hz __________________ 60Hz: đồi với CDP thì không sao, do các nguồn DC trong mạch có Regu, nhưng đối với ampli công suất thì âm thanh sẽ thiếu CS nhất là ampli đó chạy Class B, AB -Với mâm đĩa than, đầu băng cối đời cổ thì phải dủng đúng Hz do liên quan đến tốc độ motor -Nếu thiết bị dùng nguồn switching thì 50-60Hz không sao -Các thiết bị ghi 50Hz hoặc 60Hz là có thể dùng được cả 2 tầng số nguồn cung cấp, nhưng có ảnh hưỡng như nói trên, do số vòng dây đã tính cho tầng số thấp nhất là 50Hz -Các thiết bị chỉ ghi 60Hz thì chỉ nóng khi dùng nguồn 50Hz
Cám ơn bác Teablue nhiều! Vậy là em đã hiểu, nếu transformer của đầu đọc là 60Hz mà điện áp cấp là 50Hz thì nó sẽ nóng hơn và có nguy cơ giảm tuổi thọ. Vậy nguy cơ giảm tuổi thọ này có cao không bác nếu đó là transformer loại tốt, có cách nào giảm thiểu nguy cơ này không bác?
Ủa ! Theo em biết thì công thức tính biến áp đâu có liên quan gì đến tần số ? Còn số vòng dây trên volt thì được tính bằng công thức : n = K/S. Trong đó K : hệ số từ thẩm của loại sắt từ ( từ 35--50 tùy theo loại Tôn silic ) ; S : tiết diện của loại sắt . Ko thấy tần số ở đây ạ ! Bác có thể nói rõ hơn cho em ko ? Em ko có ý gì đâu , chỉ vì muốn biết rõ hơn những gì em đượ biết . Thân.
Theo em nghĩ cái này liên quan đến lý thuyết về biến tần: U/f=const, I=U/Z, Z thì có Zc: dung kháng và Zl: cảm kháng. Nhưng mà lâu quá rồi nên chẳng còn nhớ nhiều nữa. Chỉ biết nếu f giảm mà U không đổi thì sẽ làm I tăng. Không biết có đúng vậy không nữa.
Còn tốc độ của động cơ thì được quyết định bởi tần số và số cực của động cơ từ công thức : n = 60*F/P. Trong đó F : tần số ; P ; số cực từ của động cơ ! Thân !
Có liên quan đó bác. Bác vào google, theo từ khóa The Radio Designers' Handbook sẽ biết @ thông tin trên forum tin cậy hơn wiki hoặc các trang web không có phản hồi, nên có ý phản hồi gì thì càng tốt chứ sao
Đầu đọc thì không sao, bác chỉ cần dùng áp ~ < 10% ví dụ như 120V bác cắm 110V, bới vì có regu cho các áp DC bên trong, và áp AC lúc nào cũng còn dư cho các mạch regu
Cám ơn bác Teablue. Vậy là vấn đề của em đã được giải quyết :lol: . Thực ra đằng sau đầu đọc nó ghi 120V/60Hz. Vậy em nên cắm nguồn vô đường output 100v hay 110V của ổn áp sẽ tốt hơn vậy bác? Vì em nghĩ 120V/60Hz = 2. Nếu cắm nguồn vô output 100V/50Hz thì const cũng bằng 2 cho nên const không thay đổi gì sẽ tốt hơn.
@dungng ; cái công thức U/f= const là để tính cái gì vậy bác ?bác có thể giải thích giúp em ? Còn máy của bác đang là 120V/60Hz theo em nghĩ cắm vào đường 110V tốt hơn 100V đó ( coi như bỏ qua yếu tố tần số ) bác chỉ vì ko hiểu cái " const " là cái gì. Lý giải của riêng em là : Nếu máy là 120V mà cắm vào nguồn cấp là 100V thì coi như là thiếu 20V so với điện áp yêu cầu. Tỷ lệ % cao. Như vậy mạch regu nguồn của máy sẽ làm việc " cật lực " hơn ! Chắc chắn là ko đạt về hiệu suất ! Có thể ảnh hưởng đến chất âm. Méo là cái chắc! Còn nguồn cung cấp nếu là 110V thì thiếu là 10V. Tỷ lệ thiếu hụt thấp hơn nên phần regu mạch nguồn hoạt động đỡ " vất vả " hơn và có thể bù đắp được. @Teablue : vẫn đang chờ tài liệu của Bác đấy ! Em ra trường và đi làm cũng mười lăm năm rồi nên kiến thức rơi rụng cũng khá nhiều ! Đôi khi có người nhắc giúp cũng để ôn lại cái kiến thức cũ ! Rất mong nhận được những ý kiến thật sự bổ ích từ các bác !
Em cũng không rành về vấn đề này lắm nên mới hỏi thử bác Teablue. Em chỉ nhớ mang máng là có quy luật (U,f)=const. Nếu U không đổi mà f giảm thì dòng sẽ tăng và sẽ làm công suất tăng gây nóng hay cháy máy??? Để đảm bảo dòng và công suất không tăng (làm thay đổi moment) thì phải hạ điện áp theo tỷ lệ với mức giảm f sao cho hằng số const không đổi. Em cũng không biết như vậy là có đúng trong trường hợp này không nữa. :?
Thật ra luật U/f = const là để áp dụng trong biến tần nhằm điều chỉnh tốc độ của động cơ ! Như vậy những tải là động cơ thì ảnh hường đến tốc độ là cái chắc ! Còn đây tải là biến áp nên ko bị ảnh hưởng bời yếu tố tần số ( ngọai trừ có thể là biến áp xung ). Em chỉ thắc mắc là tại sao tần số quyết định đến số vòng dây của biến áp thôi ?
Thank Bác Teablue đã " hé mở " chút xíu ! Nếu như vậy thì đúng là có ảnh hưởng đến số vòng dây quấn trên biến áp bởi vì tiết diện lõi sắt có sự thay đổi ! Còn trong trường hợp điện áp yêu cầu của thiết bị cụ thể là CDP là 120V còn nguồn cấp là 100V và 110V thì theo bác nguồn cấp nào tốt hơn cho thiết bị ?
Tầng số sẽ ảnh hưỡng đến tự cảm và tổng trở nên kích thước Fe sẽ thay đổi, còn số vòng cũng thay đổi có thể tăng hay giãm tùy chất liệu. Số là có lần em mua 1 receiver điện 120/60Hz, khi email hỏi trường hợp dùng với nguồn điện 50Hz thì được trả lời là chỉ nên dùng điện áp khoản 83% của 120V là khoản 99.6V thì mới bảo hành. Em dùng 100V. Nhưng nghe không đã và thỉnh thoảng không đóng relay, nên em cắm 110V nhiều năm rồi cũng không sao, chỉ hơi rung nguồn tí. Gần đây cũng bị CDP 120V/60Hz, dùng 100V thì máy không operated, bắt buộc phải dùng 110V Nói chung nên tránh xa 60Hz ra
Thank bác Teablue đã cho lời " vàng ngọc " . Rất vui được làm quen cùng bác ! Mà bác cũng ở Xì gòn đấy nhỉ !!?
Thanks bác về những phản hồi của bác làm em vỡ ra nhiều điều, như em đã nói ở trên :"@ thông tin trên forum tin cậy hơn wiki hoặc các trang web không có phản hồi, nên có ý phản hồi gì thì càng tốt chứ sao " Em chắc chắn bác rất rành vụ transformer này nên có gì bác mạnh dạng bắt giò và chia sẻ cho nó chuẩn Em ở SG, Q3 . Hẹn gặp bác
He he ! Bác Teablue nói vậy làm em ngại thật ! Em chỉ muốn học hỏi thêm thôi mà ! Nhưng thú thật cũng có một thời gian em..quấn biến áp bỏ cho chợ Nhật tảo ! Giờ em bỏ nghề này chuyển qua...chạy xe ôm rồi bác ạ ! Thân
Vậy chắc bác ra cở trăm tăng phô/ngày? Em thì một tăng phô/tháng và là nghề phụ thôi, nghề chính em cũng xe ôm. Thân
:lol: :lol: Được trò chuyện cùng bác Teablue thuộc hạng " cây đa cây đề " trên diễn đàn này thật sự là niêm hân hạnh của em đấy ! :lol:
Bác nói quá. Chẵn qua em sớm hóng hớt nhiều chuyện làm tốn tài nguyên diễn đàn như em và bác nảy giờ chứ cây đa, đề gì bác. :lol: