Không phải là do cái ống kính là yếu tố chính mà là do cái bộ bắt sáng CCD là nguyên nhân chính gây ra. Không riêng gì Sony mà tất cả các hãng đều bị vậy khi chế tạo máy con cóc. Gồm có mấy nguyên nhân kỹ thuật sau : Máy càng nhỏ thì CCD càng nhỏ kéo theo tiêu cự và đường kính của ống kính nhỏ theo 1) CCD nhỏ độ nhạy sáng cộng với khả năng bắt độ vên sáng (dynamic range) cũng giới hạn và đây là vấn đề kỹ thuật không biết bao lâu mới giải quyết được. 2) Ống kính tiêu cự nhỏ cho CCD kích thước nhỏ thường thì đường kính rất nhỏ. Với đường kính nhỏ nếu điều kiện sáng đang chụp cần đóng khẩu lại để bớt sáng vào CCD thì khi đóng khẩu hơi nhỏ 1 chút thì hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng sẽ xảy ra ngay lập tức tương tự chúng ta học vật lý ở lớp 12 khi ánh sáng qua 1 khe hẹp gây ra hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Hiện tượng này đương nhiên sẽ xuất hiện trên CCD và làm ảnh sẽ có ánh sáng màu tím hoặc vàng hay gì gì đó lem trên hình làm hình sẽ nhòe nhòe. Đây là giới hạn vật lý về quang học nên không có thuốc chữa. Các máy ảnh phim hay kỹ thuật số dùng ống kính phim 35 thì khẩu độ cho phép đóng đến f:16 trở lên bắt đầu hiện tượng nhiễu xạ mới xảy ra trong khi máy con cóc chỉ cho phép đóng đến f:5.6 cùng lắm f:8.0. Lúc này máy bắt buộc chỉ còn cách tăng vận tốc lúc trời quá sáng mà kẹt 1 nỗi máy con cóc thường vận tốc tối đa chỉ khoảng 1/500 nên đành phải cho dư sáng vào CCD. Mà CCD nhỏ dư sáng quá nó bẽ bão hòa rất sớm so với CCD kích thước to hơn vì thế chất lượng hình ảnh sẽ rất kém. Khổ nỗi máy CCD nhỏ mà pixel cao thì lại càng tệ vì mỗi giếng(pixel) diện tích lại càng nhỏ nên khả năng vênh sánh lẫn bắt sáng lại càng tệ Các hãng vẫn tiếp tục cho ra lò máy con cóc với độ nét càng cao bởi vì yêu cầu thị trường chứ nhà sx họ biết dư về giới hạn kỹ thuật của nó. Trên đây là lý do tại sao máy con cóc 10MP của Casio đời mới nhất chụp cũng không đẹp bằng máy SLR Canon D60 6MP với kỹ thuật năm 2001. Thân Dzê
em thấy dòng compac chỉ phù hợp với chụp cự li gần, ít chi tiết, điều kiện ánh sáng không phức tạp thì cho nước ảnh đẹp, tươi... chứ chụp phong cảnh, quá nhiều chi tiết như cây xanh nhiều lá, thành phố thì xấu lắm, ngay cả để ống kính wide cho độ mở tối đa mà cũng không thu hết được lượng ánh sáng, nhất là đối với máy digital. Còn đối Pro 35mm ống kính tốt thì khá hơn nhiều rõ từng nóc nhà, ô cửa sổ ở xa xa... Với đòi hỏi không khắt khe, chụp máy compac mà biết sử dụng một số mẹo cũng cho ảnh đẹp hơn. Ví dụ như, người mặc áo trắng (chủ thể) đứng trước lùm cây hơi tối để chụp máy sẽ cho kết quả mặt sẽ bị đen, cây tối. Phương pháp là, đưa điểm ngắm của máy vào lùm cây gần với người đó bấm nhẹ để af và máy tính toán, giữ nguyên tay đưa ống kính vào chủ để bấm chụp... hiihihi đó là 1 trong vô vàn mẹo chụp. Hoặc nhiều máy không có manual flas thì lấy tay che đi ốt bắt sáng của đèn ở trước mặt máy đèn sẽ lóe sáng ngay... trong các dòng compac digital em thấy olympus cho ảnh tốt nhất, kém hơn canon chút chút về màu sắc; canon được màu sắc nhưng điểm ảnh hơi mờ hơn. Còn nikon, pentax, Yashica, minolta - konica, Fuji, sony, HP nước ảnh không đẹp, hay bị áp sắc, ống kính nhanh xuống cấp. Casio dòng P sử dụng ống kính của canon thì chấp nhận được bởi có khá nhiều tính năng hữu dụng bù lại, pin sử dụng lâu, độ bền cao. Rollei cho ảnh rất đẹp, sâu lắng nhưng ống kính kém bền, mốc nhanh, giá cao, mau hết pin. Bền nhất có lẽ là Kodak DC 20 gì đó, máy số đầu tiên thì phải, to nặng lắm, độ phân giải em không nhớ khoảng 2 hoặc 3.0. Cài này bạn em dùng từ năm 1996 đến nay vẫn chạy tốt nhưng ăn pin tiểu dạng Duracell chỉ được 20 kiểu là hết sạch, con sóc, con thỏ hơn 10 kiểu, đợi hồi pin 5 phút được thêm 3 kiểu nữa. Pin sạc cũng vậy, lúc cần chụp nhiều là potay.com. Thắng bạn em đang định chế hộp accu của mezt 6V nhưng giá lại max. Hihihih... thằng này là phóng viên nên nó chẳng thèm đổi, giả nghèo, giả khổ... với lại in ảnh báo chỉ không cần chi tiết mà cần chất lượnh, góc nhìn. Cái vụ PMU 18 vừa rồi nó "cá kiếm" được kha khá từ tiền ảnh chụp Bùi Tiến Dũng từ lúc triệu tập, rồi nhà Dũng, Dũng bị bắt...
Các bác bàn chuyện máy ảnh rôm rả nhỉ. Em thầy rằng hiện tại là thời của công nghệ số. Nói cho cùng dù sau này có phát minh ra công nghệ mới hơn thì chắc chắn nó sẽ ưu việt hơn một khi đã tồn tại và phát triển được. Không dưng mà Canon hiện nay đang đứng đầu thế giới về dòng máy Digital SLR. Em chỉ là dân bán chuyên, dù hành nghề khá thường xuyên nhưng cũng chỉ dám tự nhận vậy. Phim em đã dùng rất nhiều đời (35mm) nếu so với máy số hiện tại ( EOS 1D) về ảnh quả thật là số ăn đứt luôn mấy dòng phim cổ hủ. Theo thiển ý của em thì nếu so sánh hãy so cùng hạng máy với nhau: ví dụ bác mang máy DSLR với tiêu chuẩn CCD hoặc CMOS chưa có cái nào lớn hơn phim 35mm đi so với phim to cỡ 4x5, 6x7... thì quả là khập khiễng. Các bác thử so với những "back" số cho máy phim to với độ phân giải vài chục MP xem???? Còn khả năng bắt độ chênh sáng như các bác gọi là dynamic range gì gi đó thì chỉ đơn thuần là thông số của nhà sản xuất mà thôi. Chụp ảnh mà chênh 5 stops như bác Khot nói thì có mà vứt đi. Bác thử chụp máy phim to mà chênh "5 khẩu" xem???? Họa chăng bác không biết chụp ảnh bởi em từng đi tạm gọi là "sáng tác" với bác Việt Thanh, người vừa đoạt giải ảnh báo chí châu Á thì thấy rằng mình chụp chênh 1 khẩu đã bị chửi là xxx. Câu hay nhất theo em là hãy xách máy ra đường, về có ảnh hay post lên cho anh em xem. Ngồi bàn chuyện dăm ba cái thông số kỹ thuật máy có vẻ không thực tế lắm trong nhiếp ảnh. Tiện em cũng gửi luôn cái ảnh em chụpbắng số mà em thích để các bác xem.
Ảnh ông già người Nùng Xin mời các bác bình phẩm Máy: Canon EOS 1D Ốngkính: Canon EF 15mm f:2.8 fisheye
Bài của bác viết rất hay và thực tế Dzê em thích lăm ! Tuy nhiên thời nay trong nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng mà không nghĩ đến kỹ thuật nói chung và thông số kỹ thuật của thiết bị máy móc nói riêng thì chúng ta đã mất đi 1 cánh tay đó bác. Dzê em quan niệm " nếu một người có khả năng sáng tạo nghệ thuật cao nếu có máy tốt hơn về kỹ thuật (tất nhiên là phải hiểu và phát huy hết tính năng kỹ thuật của nó ) cho ra sản phẩm nghệ thuật đẹp hơn người kia có cùng khả năng sáng tạo nghệ thuật nhưng không có máy móc kỹ thuật tốt bằng. Nghệ thuật là tương đối vì mỗi người mỗi ý nhưng kỹ thuật là gần như tuyệt đối vì máy móc đo đạt lập đi lập lại đàng hoàng. Tấm ảnh của bác rất đẹp nhưng cùng bức ảnh đó thay vì chụp máy 1D mà chụp máy con cóc bỏ túi thì chắc nó sẽ không đẹp như vậy bác nhỉ Dzê đã từng tiếp kiến 1 sư phụ nhiếp ảnh tầm cỡ của VN lớn hơn chúng ta 2, 3 thế hệ vào thời gian trước khi lâm chung khi nhìn những máy móc thời nay cũng phải tuyên bố 1 câu :" ước gì chúng tôi có máy móc tối tân như ngày nay thì thời chúng tôi còn ra những tấm ảnh đẹp hơn nhiều....Giới trẻ ngày nay nhờ khả năng tiến bộ của nhân loại cộng với sức bật và sáng tạo của giới trẻ cộng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật cho ra những bức ảnh đẹp hơn thời xưa rất nhiều...." Vài dòng chia xẻ không có ý gì khác. Chúc các bác vui vẻ Thân Dzê
Re: Ảnh ông già người Nùng Màu bị đục bác ah, thiếu tương phản, ko rõ chủ ý.... Bình thật lòng, có gì ko phải bác bỏ quá cho.
Nghe bác nói pro thật nhưng bình ảnh có lẽ bác mang về photoworld.com có vẻ hợp hơn vì ở đây nhiếp ảnh chỉ là sub thôi, anh em chắc không đánh giá chính xác được. Chúc bác có những tấm ảnh đẹp hơn nhé.
Bác ngdangkhoa chụp ánh sáng chiều lọt qua mái nhà nghèo hay trong nhà có ánh đèn vậy. Nói khí không phải xem ảnh em chẳng hiểu ngụ ý, chủ đề thật, hay là bác chỉ muốn chứng minh về kỹ thuật xử lý của máy ảnh Digital trong điều kiện ánh sáng khó khăn. Cũng khó bình, nhưng trên cơ sở lời chú thích ảnh em thấy, người trong ảnh lầm lũi quá, thiếu sức sống. Giàu hay nghèo thì bữa cơm chiều bao giờ cũng là cảnh ấm cúng sung túc bên bếp lửa. Hay ngụ ý của bác là ánh sáng cuối cùng trong ngày lọt qua khe mái nhà rọi xuống cuộc sống của ông già yếu nhưng đã bị trượt như biểu trung của đời ông già kém may mắn, suốt đời không ngẩng mặt lên được. Kết cục là chiều tàn, thời gian nghỉ ngơi thì ông ấy vẫn phải lầm lũi nấu cơm cho vợ con đang đi lên nương... Đó là thiển ý của em bác thông cảm nhá, khi chụp bác chọn góc hợp lý hơn. lược bớt chi tiết thừa, đừng tham hiệu ứng lạ trên ảnh nếu không hợp lý. Giá như bác nhờ ông già đó ngồi ra chỗ ánh sáng thì hay hơn mặc dù đó là sự dàn xếp. Chúc bác vui, vững tay máy
Hihihihi... thưa các bác, em vẫn chấm điểm cho dòng máy phim cao hơn Digital. Bác thử chụp cũng một ống kính trên em canon 1D và 1N cùng để chế độ manual xem nhá, film cho hình có chiều sâu hơn, không gian tự nhiên hơn ảnh số. Các bác cứ chụp ra rồi đưa đi hỏi mọi người xem chọn ảnh nào, ảnh nào "nhìn" hay hơn... Em cũng thấy hai cái này giống như đĩa than và CD ấy mà, CD tiện dụng hơn nhiều, bảo quản dễ, dễ nghe hơn... đĩa than rườm rà nhưng chất âm mộc mạc, tự nhiên, ấm áp hơn. Bác thử so sánh xem, rexvox B22 biểu chưng cho analog đem so với cơ đĩa than + tết ngon tầm giá 700 USD (Revox B22 tầm >1000) cũng chơi đĩa phố biến là ghita classic (cả CD và than) thì đĩa than hạ gục CD về màn trình diễn sống động và thật hơn, mộc mạc hơn....
Hihi sao bác lại đem máy 1D với hơn 5 năm kỹ thuật xưa mà tại sao lại không đem 1Ds Mark II hôm nay đi so sánh nhể? Thân Dzê
Bác này lại lấy giá tương đương để so sánh. Bác kia lại lấy cùng seri và năm SX ra để so sánh. Kết luận: Mọi so sánh đều là...khập khiễng!!! Quá khập khiễng!!!
Hi hi ai biểu các bác mở ra đề tài "hình analog và digital" làm chi để ra đến nông nỗi này Nếu so sánh kỹ thuật nào hơn thì phải so sánh 2 kỹ thuật đang hiện có bất luận tiền bạc chứ nhỉ. Ngày xưa 1 cái máy 1D lên đến 5000USD nhưng ngày nay cái máy 1000USD đã chụp đẹp hơn 1D ngày xưa rồi. Nếu so sánh mà kể luôn giá tiền thì e rằng cái máy đục lủng 1 lỗ nhỏ trong hộp kín (pin hole camera) với 1 miếng phim trắng đen ở trong là chụp đựợc tấm hình có lẽ sẽ không có máy nào rẻ hơn. Như thế kết luận máy phim chụp đẹp hơn máy kỹ thuật số !!! "Xe đạp nhanh hơn xe hơi !!! " Xe đạp giá 20USD nên chỉ được lấy xe hơi 20USD so sánh thôi nhé các bác. Chấp các bác lấy xe hơi cùng đời luôn nhưng không được quá 20USD. Dzê em xin hết...Dzê em chốn đây Thân Dzê
heheehehehe.... em chào các bác! Có bác nói "mọi sự so sánh đều là khập khiễng" điều này hoàn toàn biện chứng :shock: Tuy nhiên, không thể không so sánh. Em chỉ nghĩ, mỗi dòng máy Film là Digital đều có cuộc sống riêng, nên cũng khó nói đâu là hay dở. Cái nào cũng có ưu khuyết riêng, ưu điểm nổi bật của máy số là nhanh, chi phí thấp, tiện dụng; còn phim kỹ thuật chế tạo đơn giản hơn, lành tính, ảnh đẹp (ở đây em không bàn đến phóng to nhỏ nhá). Em thấy, không riêng gì VN mà cả nước ngoài, đặc biệt là anh Japan, những nghệ sĩ vẫn thường sử dụng máy phim, mơ ước chung là mua được máy Leica M hoặc R, Contax G... nó được sánh như những chiếc Roll roice vương giả, xa xỉ và tuyệt vời. Có những người sử dụng trọn đời Leica M, ống normal mà đếch thèm để í đến kỹ thuật số đang phát triển như vũ bão (từ nồi cơm điện, máy ảnh, thậm chí cả nhà vệ sinh kỹ thuật số kiểm tra sức khỏe trên cơ sở phân tích chất thải.... )mà họ vẫn cho ra những bức ảnh hớp hồn, ám ảnh, làm hoài vọng biết bao người chiêm ngưỡng. Thêm nữa, theo chủ quan của em, ảnh số hiện chưa chính muồi đâu còn film đã chín muồn. Tạm ví như một ông già 60 (tạm thê) và một đứa trẻ 15 tuổi... cũng với sư phát triển của kỹ thuật điển tử (CCD) và hóa học (Film) em tin kết quả vẫn còn là ẩn số chưa ngã ngũ. Hihihihihih... nhưng quan điểm của em công bằng đánh giá, hiện tại ảnh film so với ảnh digital độ thuần khiết cao hơn, nghệ thuật hơn.... :!: Chào các bá nhá, em làm việc đây :lol:
Bác Dze định chạy đâu, đứng lại (để em cám ơn :lol: ) Đúng là khi nhìn thấy Topic này mở ra em đã nhủ lại lắm chuyện đây vì em đã gặp chủ đề này ở nhiều site ảnh và cuộc chiến cứ bèo dạt mây trôi… Nhưng thực ra không thể nói là không thú vị, topic này giúp cho em và chắc cũng nhiều người khác có thêm những kiến thức mới (và cũng có những người coi là vô bổ nhưng chắc chỉ là số ít). Thực ra em chẳng đứng ở bên nào cả và quan điểm của em cũng là không nên đứng ở cố định một bên, qua chủ đề nên khai thác những kiến thức của mọi người mà áp dụng cho công việc hoặc sở thích của mình để có sự lựa chọn thích hợp. Theo nguyên tắc khoa học khi so sánh bất cứ vấn đề gì cũng phải quy về cùng một đơn vị chứ đừng như em ngày còn mặc quần hở ch… suốt ngày cãi nhau với bọn bạn là gió nhỏ hơn hay nước nhỏ hơn??? Đơn vị ở đây là rất nhiều yếu tố: đầu tư máy phục vụ mục đích gì, mức đầu tư bao nhiêu, nền tảng kiến thức – trình độ hiện tại đang có, cơ sở kỹ thuật nơi đang sinh sống, xu hướng công nghệ tương lai. v.v… đại khái là tối đa nhu cầu và tối thiểu chi phí trong một giai đoạn thời gian nhất định. Đó chính là mục đích nên tìm kiếm khi đọc chủ đề này. Hình như ở phần trên có người nhắc tới việc bác Hoàng Thế Nhiệm giờ đã đang cầm máy số nên em định post một tấm hình của anh Nhiệm chụp phong cảnh Sapa (từ nguyên gốc tấm phim slide qua phần hậu kỳ (anh Nhiệm tự làm) thực hiện trên computer của em (năm 2001) cho đến lúc thành phẩm thương mại) để các bác có thể thấy tại sao anh Nhiệm cũng phải có thêm chiếc máy số, nhưng chưa hỏi tác giả (dù rằng chắc không vấn đề gì) nên em không post nữa. Các bác cũng lưu ý là em nói : “… anh Nhiệm có thêm chiếc máy số” nhé, lâu không gặp nhưng em khẳng định anh Nhiệm không bao giờ bỏ mấy chiếc máy phim Cám ơn bác Dze, bác NhatNam và các bác khác đã cung cấp những thông tin bổ ích :lol:
Dzê em đã từng chụp 3 loại máy này và đã bán đi hết Leica chỉ giữ Contax và Contax G. Nhưng sau này cũng không đụng đến nó nữa vì nó chụp không có gì đẹp hơn máy digital D2X và D1s Mark II chưa muốn nói là thua. Đây là chưa kể về sự bất tiện nữa. Body Leica R hầu hết là của Minolta làm. Ống kính zoom của Leica R có nhiều ống kính của Minolta và Contax. Ống kính tele Leica APO Telyt nổi tiếng thế giới một số đời là lấy thiết kế 100% của Olympus. Leica R chụp có rất nhièu ống kính chụp không nét hơn Canon với ống kính L vòng đỏ đây chưa muốn nói về sự tiện lợi của Canon so với Leica .... Ý em đây là máy 35mm film nếu các bác có Nikon, Canon, Contax, Leica, Minolta, Pentax với ống kính tốt nhất của mỗi hãng thì sự chênh lệch không khác gì nhiều lắm. Mỗi hãng đều có ống kính tốt hơn và dở hơn hãng kia. Leica M và Contax G thì thật sự có sự nổi bật hơn 1 chút vì do kết cấu chế tạo máy do ống ngắm rời nên dàn cơ êm ít bị rung hơn. Ngoài ra những ống kính có tiêu cự nhỏ hơn 50mm (18mm, 21mm, 25mm..) thì máy Leica M và Contax G do ưu điểm vì ống kính chế tạo đơn giản nên cho hình nét và tương phản cao hơn. Tuy nhiên nếu ống kính có tiêu cự trên 50mm thì Leica M và Contax G bắt đầu giảm ưu thế và bắt đầu có nhược điểm hơn so với máy ngắm qua ống kính . Theo Dzê em chơi nhiếp ảnh lẫn phim xi nê thì đối với phim khổ 35mm: * Nét tuyệt đối : Film. Nét tuyệt đối là chụp hay quay phim dương bản và phóng lên màng ảnh rộng ví dụ như xi nê. Hoặc chụp phim trắng đen rồi dùng kính loop xem phim qua hộp sáng. Trong trường hợp này phim không bị giới hạn bởi độ nét của giấy ảnh mà chỉ có ánh sáng qua film rồi rọi lên màng ảnh hay vào kính loop vô mắt. Tuy nhiên nét tuyệt đối này muốn có được là phải chụp ống kính rời thật tốt với chân máy thật nặng không bị rung. Còn chụp cầm tay hay chụp ống kính zoom thì gần như không phát huy cái nét tuyệt đối này. * Chụp và in ảnh ra giấy ảnh: Digital Digital không có hạt như phim và độ nét của digital tuy nét tuyệt đối không cao như phim nhưng do giấy ảnh hạn chế về độ nét nên nét tuyệt đối của film không phát huy được mà hạt của phim lại hiện lên giấy ảnh rất rõ làm ảnh in ra không rõ hơn gì digital mà còn thua nữa là khác. Đồng thời phim phóng càng lớn màu sắc càng nhợt nhạt trong khi digital phóng lớn ra chỉ không nét thôi nhưng màu sắc vẫn đẹp như phóng nhỏ Dân chơi Leica M và Contax G (chiếm khoảng 10% dân chơi ảnh nhà nghề ) thì 99% là chụp ống kính rời (hiếm có sự lựa chọn zoom) và chụp ngoại cảnh tuy nhiên cũng hiếm khi chụp có chân máy. Số này thích chơi phim dương bản và phóng lên tường Phần đông những nhiếp ảnh gia còn lại (khoảng 80%) thì chụp ống kính zoom và phần đông là cầm tay cùng lắm là chân 1 giò. Số này chụp phim âm bản khá nhiều và đều rọi ảnh ra giấy. Dân này chụp hình nhà báo hay phóng sự thể thao hay chân dung nghiệp dư thì chẳng bao giờ để ý đến nét tuyệt đối. Vậy thì sác xuất bao nhiêu chúng ta thấy được ưu điểm của nét tuyệt đối của phim ngoài đi coi rạp xi nê màng ảnh rộng dùng phim nhựa? MỜi các bác tiếp.... Thân Dzê
Hic hic. Bác Dzê kiến thức quá hay! Bác so sánh thế này thì em mới phục này! hì hì... Cứ gợi ra thật nhiều vấn đề cho bác tâm sự thêm. Âm thanh analog và digital thì có âm thanh phát ra cho chúng ta so sánh. Còn ảnh analog và digital cũng chỉ nên so sánh khi chúng cho ra sản phẩm là những bức ảnh đã được tráng rửa. Chứ các bác so sánh giữa film và các file ảnh kỹ thuật số thì chưa chuẩn đâu. Những ảnh nhỏ thì giữa số và film cũng ko khác nhau nhiều, phần lớn là do người chụp và người rửa ảnh. Còn những ảnh size to khéo số lại hơn phim mất.
Em thấy bác Dzê thật là tinh tường đấy, ở VN hiếm ai được kinh qua các đời máy như bác, dòng nào bác cũng dùng qua từ Hát-si, đến Leica... Như bác nói, máy của Leica ống kính chỉ hay khi chính O-xca Ba-nắc làm thôi nhỉ. Bác ơi, dòng leica M có mấy đời, R thì em chỉ biết R7 lâu lâu rồi từ một ông bác đi Đức mang về nhưng ống kính mốc nhanh lắm. Contax G bác dùng đời nào, lúc nào có ý định bán ới em tiếng nhé... loại này có 3 ống kinh đi kèm thì phải, wide, normal, tele... duy nhất kiểu máy này có hãng contax làm được, hoặc nếu làm được thì chỉ có một ống kính. Với khung ngắm riêng không qua lăng kính. Ưu điểm là máy gọn nhẹ, bấm êm, nhược là thường sai lệch so với khung ngắm nếu có nhiều ống kính đi. Thêm nữa, hihihihi.... bác cho em hỏi, hiệu ứng cho ảnh do điều chỉnh tốc độ, khẩu độ, thay đổi phim có độ nhạy khác nay, sử dụng ống kính... (kinh nghệm của các bác già) của máy số có thực hiện được như máy phim không bác? Kính bác, em bắt đầu chất vấn bác!
to TaiUong Nghe bác nói pro thật nhưng bình ảnh có lẽ bác mang về photoworld.com có vẻ hợp hơn vì ở đây nhiếp ảnh chỉ là sub thôi, anh em chắc không đánh giá chính xác được. Chúc bác có những tấm ảnh đẹp hơn nhé.[/quote] Ủa sao bác biết em ở bên đó nhỉ, hay là bác cũng ở đó mà em không hay???
sory bác ngdangkhoa nhá, có phải bác có máy canon 1D max chụp thể thao không ko, em nhớ gặp bác ở đâu rồi thì phải?
Máy Leica ống kính của Osca Barnack làm chỉ thật sự nổi tiếng khi bắt đầu thập kỷ 50 trở đi. Trước đó máy từ thập kỷ 30 đến 50 thì ống kính Contax Zeiss đẹp hơn nhưng máy Leica co thân máy nhiều người thích hơn nên nổi tiếng và có giá trị về mặt sưu tầm hơn. Máy khung ngằm rời thì Leica M ống kính đời mới nhất nét hơn ống kính Cotnax G khi mở khẩu tối đa. KHi đóng 2 khẩu lại thì ngang nhau đôi khi Contax G có thể nét hơn đặc biệt là ống kính chuẩn 50mm. Tuy nhiên ống kính Contax G màu sắc ấm và sặc sỡ hơn Leica M 1 chút mà lại rẻ đến 1/3 lần. Leica M mày hơi lanh. Cái này thì mỗi người mỗi ý. Nếu muốn rẻ tiền thì chơi máy Contax G Ống kính Leica M so với Contax G Dzê em tạm xếp như sau: 1) Tiêu cự 16mm: Contax G Hologon 16mm/8.0 (đương kim vô địch thế giới về nét và tương phản so với tất cả máy phim 35mm) 2) Tiêu cự 21mm: Cotnax G Biogon 21mm/2.8 (đương kim vô địch thế giới về nét và tương phản so với tất cả máy phim 35mm) 3) Tiêu cự 28mm: Leica M Aspherical và Contax G Biogon ngang nhau(đương kim vô địch thế giới về nét và tương phản so với tất cả máy phim 35mm) 4) Tiêu cự 35mm: Leica M Summicron Aspherical (có lẽ đương kim vô địch thế giới về nét và tương phản so với tất cả máy phim 35mm) 5) Tiêu cự 50mm: Leica M Summicron và Contax G Planar nghang nhau (có lẽ đương kim vô địch thế giới về nét và tương phản so với tất cả máy phim 35mm) 6) Tiêu cự 90mm: Leica M APO Summicron (có lẽ đương kim vô địch thế giới về nét và tương phản so với tất cả máy phim 35mm) Trong Audio HIFI: "Leica M = Bán dẫn. Contax G = Tube" Họ Leica R thì bây giờ có Leica R9. Leica R từ R6 trở đi là của Leica và Minolta thiết kế và Minolta sx theo đơn đặt hàng của Leica. Em không nhớ chính xác thời gian thì vài chục năm nay Leica Osca Barnack là dưới quyền của hãng Leitz. Leica R có 2 ống kính mà ai cũng mơ đó là 90mm APO Summicron (thiết kế giống Leica) và 100mm APO Makro Elmarit. Là đương kim vô địch thế giới về ống kính chân dung (APO Summicron 90mm) và makro (100mm). Ngoài ra còn vài ống kính Tele APO rất nổi tiếng còn hơn Canon L và Nikon nữa. Tuy nhiên họ R này lại không mạnh về ống kính zoom vì Leica có lẽ không mạnh về thiết kế ống kính zoom. Họ ống kính Wide của cúa Leica R tuy cũng rất tốt nhưng không mạnh bằng Contax SLR. Mai mốt tiếp nhe các bác mỏi tay roài... Thân Dzê
Chào bác Dzê! Người nắm lý thuyết, đời sống của các dòng máy ảnh số 1 VN là bác đấy. Em thấy dòng Leica khung ngắm telemet nổi tiếng đi vào huyền thoai là có cơ sở. Nói về kỹ thuật là vậy nhưng đó là niềm vinh dự cho những ai được sở hữu nó đấy, mấy dòng Hát-si... mặc dù gấu hơn nhiều những không nổi đình nổi đám lắm mà chỉ dân trong nghề biết thôi. Contax được đánh giá cao về chất lượng vỏ máy hơn Leica, bác đấy dùng toàn là titan, cao su đặc biệt chống va đập... để chế tác. Nhưng mang về ta không có tủ bảo quản thì sớm muộn vài ba năm là có chân chim trong ống kính ngay, đặc biệt là dòng có af càng sớm bị. Chứ những dòng Nhật bọc kỹ hơn bị mốc muộn hơn. Còn về quang học chính xác bác Đức vẫn là số 1, ngay cả hóa chất tráng phủ ống kính cũng giống như Thụy sĩ về đồng hồ vậy hihihihih.... chưa chắc đồng hồ thụy sĩ đời mới đã chạy chính xác hơn đồng hồ Japan. Đức em thấy có một vài hãng máy sx 35mm cũng tuyệt với đấy chứ, Rollei (mặc dù đây là sản phẩm phụ), Zenit chẳng hạn. Theo bác, Cannon - Leica, Pentax - contax có mối qua hệ gì không? Ngày nay, có những thiết bị trắc đạc của Leica chỉ có vài thấu kính mà trị giá lên cả tỷ bạc, còn canon chỉ tầm 1/2, gấu lắm cũng chỉ 3/4. Em vừa thấy máy Nikon F4 qua sử dụng, thân tốt giá chỉ có 2,5 triệu. Không biết trên thị trường có bán "lưng" số lắp cho em này không nhỉ, giống như ngày xưa DSC - 20 lắp cho F-801 ấy?
Canon và Leica thời thập kỷ 30 có quan hệ với nhau và tạm nói là Leica là thầy của Canon thời đó nên Canon có máy ảnh rất giống Leica vào thời đó Tương tự Nikon và Contax thời thập kỷ 30 có quan hệ với nhau nhưng lại kkhông quan hệ thầy trò mà lại trao đổi vì Nikon thời đó chế tạo ống kính kkha' tốt là lò sx dụng cụ quang học cho quốc phòng Nhật. Tất nhiên Nikon cũng ccó máy ảnh tương tự như Contax. Contax và Pentax cũng đã có quan hệ rất sớm. Máy Pentax là của hãng Asahi Optics. CHữ Pentax = Pentaprism of Contax. Hãng Asahi lấy thiết kế lăng kính Pentaprism trên ống ngắm nguyên là của Zeiss Contax. thập kỷ 70-80 trong lúc Pentax đang nổi tiếng lẫy lừng với chất liệu tráng kính Pentax SMC (Super Multi Coated) tráng được nhiều lớp ; hãng Contax gần như tiêu vì thân máy không cạnh tranh được với Nikon F. Thật ra máy Contax Contarex và ống kính ăn đứt gần như bất cứ máy SLR nào vào thời đó nhưng vì quá mắc không cạnh tranh được với Nikon F nên định liên doanh với Pentax để Pentax sx thân máy rồi liên doanh để chế tạo lớp tráng ống kính nhiều lớp và Zeiss sẽ cung cấp ống kính cho Pentax. Cuối cùng Pentax không chịu vì bản thân Pentax là hãng sx ống kính thì đâu chịu dùng ống kính hãng khác nên hợp đồng không thành. Sau khi hợp đồng với Pentax không thành thì Zeiss cuối cùng đã liên doanh được với hãng Yashica là một hãng Nhật khá nổi tiếng về máy ảnh lúc đó đẻ thiết kế thân máy còn Zeiss sẽ cung cấp ống kính. Trong quá trình liên doanh ngắn với Pentax thì Zeiss đã thiết kế ra được pp tráng ống kính nhiều lớp nổi tiếng thế giới sau này là Zeiss T*. Sau này Contax là liên doanh Zeiss và Yashica và sau này Yashica thuộc hãng Kyocera nổi tiếng về làm chất liệu sứ cho công nghiệp. Cách đây vài năm Kyocera tuyên bố không làm máy ảnh nữa nên đóng cửa luôn Contax. Bây giờ Contax chỉ còn tên trên lịch sử. Ông thiết kế người Nhật cho Contax G là một người rất thù Leica. Khi ông được nhận nhiệm vụ bắt đầu thiết kế Contax G thì ông đã tuyên bố ông muốn làm 1 máy ảnh hơn Leica M và muốn thấy nhiều người xài Contax G thay vì Leica M. Thực ra các bác muốn chơi máy phim 35mm mà chất lượng gần như đỉnh với những ống kính của hệ thống này đang có thì có lẽ Contax G (G1 hoặc G2) và vài ống kính của nó là được coi là rẻ nhất. Thân Dzê
Bác Dzê ơi, cửa (màn) chập của leica nó làm bằng gì hả bác, sao bấm nó êm thế? Ah, bác chỉ giúp em chỗ bán kính lọc Kokin (lâu quá em không nhớ chính xác tên) tại SG với, tháng sau vào công tác em mua một bộ, thanh bác!