Ảnh digital hay analog

Discussion in 'Hỏi đáp, kinh nghiệm' started by nhat_nam80, 11/7/06.

  1. hieuneo

    hieuneo New Member

    Joined:
    31/3/09
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    Tiếc là em biết đến diễn đàn này quá muộn. Hôm nay, do vừa đi múc được 1 em FM2n nên lục lọi tìm cách scan, vô tình vào được diễn đàn này. Thực sự thích thú với các ý kiến tranh luận và khâm phục sự hiểu biết về lịch sử, kỹ thuật của bác Dzê. Kiến thức của bác cho thấy sự đam mê hiếm có đối với các loại máy ảnh... Cảm ơn bác và các thành viên khác rất nhiều về những kiến thức bổ ích trogn lĩnh vực này....
     
  2. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    em ngã mũ bái cụ Dze... kính phục
     
  3. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Ảnh Digital đến giờ phút này hầu hết em chỉ phàn nàn 2 vấn đề: 1 vấn đề thường dễ xảy ra và 1 vấn đề hiếm khi xảy ra vì phụ thuộc vào màu sắc xung quanh. Sở dĩ em nói hầu hết là bởi vì còn một công nghệ máy digital nữa mà em chưa có cơ hội kiểm chứng kỹ lưỡng. Theo em cả 2 vấn đề đều do vấn đề kỹ thuật của công nghệ ảnh digital hiện nay mà phim không gặp 2 vấn đề này. Đương nhiên là phim có những vấn đề nan giải khác mà digital không bị.

    - Vấn đề 1: sự uyển chuyển màu sắc khi chụp chân dung thật cận ảnh chỉ lấy lông mi, mắt và mũi ... sẽ thấy màu sắc chuyển từ lông mi đến da mặt luôn có vấn đề màu sắc không thực và đôi khi sự uyển chuyển rất kỳ quặt. Cà, Sô, Ni, Pen, Ô ... đều chung số phận cho dù là hàng khủng D3X hay 1DSIII. Những máy thuộc hàng khủng của Phase One hay Leaf vẫn bị nhưng có ít hơn. Còn phim thì nô bóp lầm. Đây cũng là lý do có nhiều người vẫn còn thích chụp phim khi chụp chân dung cận ảnh chưa kể màu sắc dịu của phim âm bản khi thể hiện màu da người ...

    - Vấn đề 2: Trong 1 khung cảnh có nhiều màu sắc khác nhau trên cùng 1 mặt phẳng lấy nét thì ảnh công nghệ digital có màu này nét hơn màu kia mặc dù sự khác nhau rất ít. Trường hợp này ít khi xảy ra khi chụp thực tế ngoài đời thường trừ khi chụp macro 1 số hoa quả nào đó; và vấn đề này xảy ra đôi khi cho ta thấy ảnh digital hơi thiếu chiều sâu 3 chiều so với chụp phim. Đương nhiên những máy khủng của Phase one hay Leaf tuy vẫn bị nhưng thực mức độ ít hơn các máy DSLR Cà, Ni, Sô ...

    Đương nhiên cả 2 vấn đề trên chỉ nhìn thật kỹ, có cơ hội so sánh ... thì mới thấy sự khác biệt chứ 1 người bình thường khi nhìn vô 1 bức ảnh nào đó mà chưa bao giờ biết được sự khác biệt thì cũng khó mà biết hoặc để ý để thấy được sự khác nhau hay coi nó là vấn đề ...
     
  4. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    cụ Dze nói chí phải. màu sắc ít trung thực, chiều sâu không rõ vẫn là đặc tính cố hữu của Digital.

    vấn đề tại sao bây giờ người ta còn thích chụp film ? theo em thì có 1 số lý do :

    - bàn về kỹ thuật, chất lượng ảnh. với 1 tầm tiền vài trăm usd ta có thể mua 1 cái body FM2n, khoảng 200, 1 cái lens Nikon 50mm/1.8, khoảng 100 để chụp phong cảnh và chân dung, chụp với film thường 25k/ cuộn. ảnh sẽ chất lượng hơn nhiều so với những dòng entry level của các hãng từ Sony, Canon, Nikon, Olympus... nếu so sánh với dòng Point and shot thì chất lượng ảnh sẽ hơn rất rất nhiều.

    tuy nhiên so sánh như vậy có phần khập khiễng. nếu ta so sánh 2 dòng đỉnh cao nhất của Cơ và Digital thì sao ? trước đây vài năm, cơ thắng thế. hiện tại có vẽ digtal đã ngang bằng cơ. tương lai không xa với tiến bộ khoa học kỹ thuật em tin rằng digital sẽ thắng. nhưng ????? giá tiền bao nhiêu chi ra để có thể mua được cái máy chụp đẹp hơn máy cơ ???? 30 hay 40 ngàn đô Mỹ cho cái máy 40-50 chục Mega bít xeo

    - cái thú LỌ MỌ. bàn về sự chơi, cái này mới là quan trọng. ai đó nói rằng " hạnh phúc không phải là cái đích, là cái kết quả đạt được ngay. hạnh phúc chính là quá trình đi đến cái đích "

    người chơi máy phim nghĩ như thế. em chụp 1 tấm ảnh digital, em xem ngay. ảnh đẹp, em vui. nhưng sẽ không vui bằng chính tay em mang ra tiệm tráng, rửa và xem từng tấm hình. niềm vui này sẽ gấp đôi nếu em tự tráng và tự rửa trong phòng tối. tấm hình hiện ra từ từ, từ từ trước mắt.

    chơi máy phim có vẻ phiền phức, rườm rà ?

    đúng vậy. nhưng đó là " con đường dẫn đến đích" các bác ạ.

    chụp digtal, để tự động, bấm máy rất nhanh, chẳng cần suy nghĩ nhiều, cứ bấm, rồi xóa sau vậy. có khi 1 buổi đi săn ảnh, chụp cả ngàn tấm. còn phim, nhiều lắm là 2 cuộn tức 72 ảnh cho 1 lần săn.

    chụp phim thì khác. ta nâng niu từng pose ảnh. ta ngắm nghía, chọn góc, chọn bố cục. focus bằng tay, canh sáng...ê,...chưa được nha, nhìn không ổn lắm. thôi ngưng. làm lại nhá...., lại canh chỉnh, canh chỉnh... đến khi được 1 góc chụp thật tốt. cảm giác bấm máy, cái màn trập mở và đóng cái kịch làm ta thích thế nào ấy. sau đó hồi hộp, không biết tấm ảnh ra sao nhỉ, dư hay thiếu sáng đây, focus ngay điểm mình muốn ko đó. cẩn thận lấy bút ra ghi lại các thông số để rút kinh nghiệm lần sau... ta chờ đợi chụp hết cuộn phim, ta chờ từng tấm hình ra đời giống như chờ từng đứa con tinh thần vậy... cảm giác thật thú vị :D :D

    suy cho cùng cái sự chơi ở đời phục vụ cho " cái cảm giác " của mình thôi các bác ạ. nghe nhạc, chụp hình, hội họa... cũng rứa.

    - lý do thứ 3 là gần đây công nghệ film scanner ra đời, kỹ thuật scan tiến bộ tốt. ta có thể tao ra bức scan 30-40 Mega bít xeo với máy scan tầm 200-400 usd. vì vậy không cần rửa phim, sẽ giảm tốn tiền, ảnh tốt, dung lượng cao, lưu trữ ảnh vào đĩa rồi share cho anh em, bạn vè. thậm chí có thể sửa đôi chút :(

    ai thích công nghệ, thích mì ăn liền thì digital. ai thích lọ mọ, thích tìm cảm giác thì analogue thôi ạ.
     
  5. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Em chỉ đồng ý trong vài trường hợp đặc biệt thôi chứ trên 90% là digital bằng hoặc hơn film trong mọi trường hợp. Nếu chúng ta nói film có màu sắc trung thực thì phải xét lại vì rõ ràng mỗi loại phim mỗi hãng có màu sắc rất khác nhau. Phim dương bản cho màu tương phản cũng cao hơn phim màu âm bản, phim ASA thấp có giải màu thường rộng hơn phim ASA cao ... Trong khi digital người ta có thể xác định bước màu và sự trung thực bằng định lượng và chất hẳn hoi.
    Còn vấn đề chiều sâu thì hầu như chúng ta đã quen vùng ảnh rõ của khổ phim 35mm hay full frame với DSLR. Trong khi hầu hết máy digital con cóc hay DSLR anh em ta đều có cỡ sensor CCD hay CMOS nhỏ hơn khổ phim 35mm nên vùng ảnh rõ cũng rộng hơn cho cùng 1 góc nhìn ok vì sensor càng nhỏ ok tiêu cự càng ngắn cho cùng 1 góc nhìn nên làm ta cảm thấy vậy; nhưng đây chỉ nói về ảnh chân dung hay cận ảnh chứ người chụp phong cảnh cần vùng ảnh rõ rất nhiều thì lúc này máy có sensor nhỏ lại có ưu điểm. Người VN chúng ta thích chụp chân dung nhiều hơn chụp phong cảnh nên cách nhìn ảnh cũng có khác người dân Âu Mỹ nên truyện ta khen chiều sâu ảnh A so với ảnh B chỉ là sở thích nhiều hơn nên chỉ mang tính tương đối ...
    Ảnh digital không phải cứ chụp xoẹt xoẹt ào ào vì khi cầm những máy digital khủng cỡ Phase one hay Leaf cá nhân em và nhiều dân chụp khác chụp có bố cục kỹ lượng hẳn hoi vì đơn giản những máy này chụp không thể nhanh như những máy DSLR phổ thông được vì những máy này chỉ chụp được thường chỉ 1.2 tấm/giây, nặng hơn nên phải cầm chắc máy hoặc dùng chân máy để đỡ rung, hiển thị LCD không đẹp, to và rõ như những máy DSLR phổ thông hiện nay vì đơn giản là hiển thị LCD của nó làm ra mục đích là để cho biết thông tin hơn là chất lượng hình; đã vậy những máy khủng này toàn chụp RAW chưa xử lý ra JPEG nên không thể hiển thị hình ảnh như những máy DSLR phổ thông ... Do đó khi chụp những máy khủng digital này cũng cho sự mày mò, xử lý RAW bằng PC tương tự như tráng phim, rồi cũng retouch, rồi cũng in ảnh thật to để ngắm sản phẩm nghệ thuật ... và cảm giác của nó cũng chẳng khác gì chụp phim rồi tráng rọi ...
    Cũng nhưng vụ Analog vs Digital hầu hết người ta nếu có chê Analog hầu hết là không hoặc chưa công tâm nghiên cứu đến nơi đến trốn của 2 công nghệ để thấy được ưu khuyết và nhiều người cả Pro lẫn Amateur mỗi ngày chuyển qua digital là ít nhiều là câu trả lời công nghệ nào mang tính ưu việt về kỹ thuật cũng như nghệ thuật .... :wink:
     
  6. ttanh

    ttanh Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    3.460
    Likes Received:
    42
    Location:
    hanoi
    Re:

    em thắc mắc chỗ này, pixel của máy digital thì cũng là hạt chứ bác, hạt to là đằng khác.
    em đọc ở đâu đó thấy có nói 1 bản film 35mm loại top-quality, nếu đếm các hạt trên film thì tương đương khoảng 20M pixel
    riêng em thì nghĩ, mắt người tai người đều thu nhận tín hiệu "analog", mọi sự "digital" đều chỉ cố gắng tái hiện cái "analog" đó mà thôi. Cho nên em cố gắng để có nhiều chữ "A" nhất, ví dụ như em thích chơi Medium-format, tráng phim ở lab rồi mang về drum scanner, thế là được AAD rồi (AAA thì em không dám chơi ạ), chứ mà cứ DDD thì em dừng ở mấy con Canon G9, G10 là ...hết phim .
     
  7. ttanh

    ttanh Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    3.460
    Likes Received:
    42
    Location:
    hanoi
    hoàn toàn đồng ý với bác, em ghét nhất cái kiểu chụp như trên
     
  8. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Re: Re:

    Bác ạ hạt của phim và pixel là 2 cái hoàn toàn khác nhau.
    - Pixel là điểm ảnh là cái tạo ra bức ảnh. Mặc dù pixel vẫn có thể tạo ra tạp nhiễu (ồn noise) nhưng 1 pixel là gần như làm ra hơn 90% điểm ảnh. Hơn nữa pixel được phân bố có quy cũ và có tính nhất định do hãng sx đề ra.
    - Hạt phim là thành phần phụ/tạp chất dư ra sau khi đã làm công việc tạo ra ảnh. Hạt phim là tinh thể bạc vì thế cần rất nhiều hạt bạc tạo ra ảnh nhưng nó không thể hoàn toàn 90% tạo ra ảnh như pixel nên dư lại tạp nhiễu (hạt phim) rất nhiều. Hạt phim không có sự phân bố nhất định mà là ngẫu nhiên.

    Ngoài ra do kỹ thuật ảnh digital hiện nay thì bộ vi xử lý còn có thêm nhiệm vụ kết hợp/gom/lem pixel lại với nhau nên biên giới "hạt" pixel cũng không còn mà lại ít bị mất đi chi tiết của ảnh đơn giản là vì sự bố trí pixel mang tính nhất định nên xử lý từng đơn vị pixel là khả thi; trong khi với hạt phim nếu làm công đoạn này thì sau khi hết thấy hạt thì dễ mất toi luon chi tiết vì hạt phim phân bố ngẫu nhiên không có thứ tự hay quy cũ nhất định nên không thể xử lý từng hạt phim lại được.

    Chuỗi Fourier đã định nghĩa " bất cứ 1 hàm số liên tục nào có chu kỳ nhất định đều có thể diễn tả được bằng 1 tổng Sigma của hàm số Sine và Cosine" Những hàm số Sine và Cosine là nhưng đơn vị lẻ tương tự như từng pixel hay mã hóa Digital sau khi cộng trên 1 tổng Sigma lại với nhau theo phương thức toán học nào sẽ diễn tả được 1 hàm số liên tục và hàm số liên tục này chính là cái Analog. Analog hay Digital chỉ là nói đến việc dùng kỹ thuật nào thôi chứ bản thân ảnh hay phim kỹ thuật Analog hay ngay cả âm thanh dùng kỹ thuật Analog cũng là sự kết hợp từng phần tử nhỏ ví dụ như hạt bạc trong phim hay trong giấy ảnh; hoặc những hạt sắt từ trong băng từ hoặc những rãnh nhỏ tạo sự rung động kim trong đĩa than ... mà chính những phần tử nhỏ như hạt bạc, hạt sắt hay rãnh nhỏ 1 mình không đem lại hình ảnh hoặc âm thanh mà phải là sự kết hợp lại; kỹ thuật digital cũng thế thôi là sự kết hợp những phần tử nhỏ pixel hoặc tín hiệu 01 digital để kết hợp lại thành rồi qua 1 khâu giải mã để ra lại cái Analog. Người ta dùng tín hiệu Morse hay Semaphore để mã hóa lúc truyền tin thì có khác gì kỹ thuật digital dùng mã hóa để mang tín hiệu Analog không? Ai bảo Morse hay Semaphore không chính xác hay không đúng khi truyền tin? Đây là chưa kể khi đã mã hóa rồi sẽ cho phép người ta xử lý dễ dàng, nhanh, chính xác và hiệu quả hơn.
     
  9. long1971

    long1971 Advanced Member

    Joined:
    10/12/08
    Messages:
    50
    Likes Received:
    0
    bác Dê thật là uyên bác , nhưng thú thực là văn phong của Bác đối với em cũng vẫn còn khó hiểu và trừu tượng lắm, he he.( do trình độ hạn hẹp ạ)
     
  10. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Em không biết nhưng mà chụp phim rồi scan ra so với chụp digital nhìn phát là biết liền cái nào digital cái nào analog-digital. Hichic! Em chẳng biết cái nào hơn cái nào nhưng mà nhìn ảnh analog vẫn có cái gì đó hay hay. Còn hay thế nào và tại sao thì em chịu không biết tại trình độ có hạn.
     
  11. ttanh

    ttanh Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    3.460
    Likes Received:
    42
    Location:
    hanoi
    Re: Re:

    đồng ý với bác về các nhận xét về hạt, đúng là các hạt clorua bạc có kích thước, mật độ, tạp chất không đều nhau, nhưng với film chất lượng cao sai số cũng khá nhỏ thôi, và đôi khi lộn xộn thế mới hay bác ạ :D
    à mà cái Morse code không gọi là mã hóa digital được ạ, gọi là 1 sự quy ước thì đúng hơn, ví dụ ... --- ... thì đọc là S O S, chứ ngày xưa mà cụ Morse cụ ấy đặt tên là cái khác thì cũng không ai cấp cứu được đâu
    cái đoạn màu xanh bác nói sai rồi ạ, phải sửa như sau: kỹ thuật digital cũng thế thôi là sự kết hợp những phần tử nhỏ pixel hoặc tín hiệu 01 digital để kết hợp lại thành rồi qua 1 khâu giải mã để ra lại cái gần giống với Analog ban đầu, càng gần càng tốt
     
  12. 208

    208 Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    6.273
    Likes Received:
    15
    Location:
    Sài Gòn-Việt Nam-Trái Đất
    Cái này chưa chắc, hỏi thử những người chuyên đi săn bằng máy phim năm xưa thì sẽ rõ, thường thì họ đốt từ 10 đến 15 cuộn phim mới chọn ra được ảnh đẹp, phim nhiều đến nỗi bao đựng phim họ phải mua sẵn một cuộn lớn để dùng dần! Tức nhất là tới lúc có khoảnh khắc đẹp nhất thì hết ...phim! :wink:
     
  13. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Re: Re:

    Trong kỹ thuật Digital thì tín hiệu số vừa có khi mang mang tính mã hóa có quy ước như Morse code vừa có khi là phần tử nhỏ để kết hợp trở thành tín hiệu Analog sau khi đã giải mã. Nếu nói digital không mang tính mã hóa có quy ước như Morse code thì làm sao với chỉ có 01 mà người ta có thể biết được tên tuổi khác nhau của người A hoặc B trong nhà băng ...

    Trên lý thuyết về mặt toán học thì tiến lại cái Analog thì dùng kỹ thuật hay phương pháp Digital hay Analog đều cho sự chính xác như nhau. Trên thực tế do giới hạn của con người, vật chất ... thì không có cái nào mang lại sự chính xác hoàn toàn cả mà chỉ là gần đúng.

    Nếu nói tín hiệu 01 digital để kết hợp lại thành rồi qua 1 khâu giải mã để ra lại cái "gấn giống Analog" ban đầu thì chỉ đúng trên ngôn từ hơn là trên thực tế vì kỹ thuật digital hiện nay "sự mã hóa Analog (coi đây là cái Analog mà bác nói) thành digital, thâu giữ, ADC playback ..." thì công nghệ digital cho gần đúng cái Analog ban đầu như bác nói thì 1 trong những bằng chứng là âm thanh Hi Def ngày nay cho méo hài, độ ồn thấp từ 10-100 lần dùng công nghệ Analog. Còn công nghệ Analog "với cái Analog ban đầu, chứa vô băng từ hay đĩa than, playback Analog ..." sự sai lệch so với cái Analog ban đầu ví dụ như méo, nhiễu ồn tạp âm ... còn cao hơn 10 - 100 lần khi cùng so sánh với công nghệ Digital. Cũng bằng chứng thực tế là bây giờ nhiều thiết bị đo cho ứng dụng Analog như Scope, Spectrum Analyzer, Vector Network Analyzer ... đã từ từ chuyển qua dùng công nghệ Digital hay nói cách khác là "dùng thiết bị đo với công nghệ Digital để đo hay thẩm chất thiết bị ứng dụng cho Analog" ---> Nếu công nghệ digital không mang lại sự chính xác hơn cái cần đo ở đây là cái Analog thì người ta chuyển nqua công nghệ digital để làm chi ? Mà nếu nói vì họ chuyển qua công nghệ digital cho dễ xử dụng hay rẻ thì càng không đúng vì tham số kỹ thuật máy đo tín hiệu Analog dùng công nghệ Digital hiện nay rất mắc tiền và chính xác hơn những thiết bị đo tương tự thời dùng công nghệ Analog.
     
  14. ttanh

    ttanh Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    3.460
    Likes Received:
    42
    Location:
    hanoi
    Re: Re:

    em không nói tín hiệu digital không tính mã hóa có quy ước, em bảo là tín hiệu Morse thì không thể được coi là tín hiệu mã hoá digital
    mà thôi, bác nhiều chữ quá em tranh luận không lại được :D
    với lại dù thế nào thì em cũng vẫn chơi cả hai loại, kể cả với audio cũng thế. Chả tội gì đi đặt vấn đề là cái nào hơn cái nào, để rồi suốt ngày cứ lăn tăn ấm ức mệt lắm.
    à mà nãy giờ em mới để ý đến cái chữ ký của bác, đúng thật :mrgreen:
     
  15. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Nhiều lúc chúng ta hay nói digital là mục đích đem lại "gần tới cái Analog" cho dù trong nhiếp ảnh hay trong audio hay cho ứng dụng Analog nói chung.

    Tuy nhiên trong ngôn từ là như vậy nhưng định nghĩa "thế nào là gần tới cái Analog" thì em chưa thấy bài viết hay có ai giải thích rõ ràng. Đơn giản là khi nói tới Analog hay kỹ thuật Analog là thuộc phạm trù KHKT thì sẽ phải có định nghĩa hẳn hoi và đều có định lượng và chất rõ ràng. Người khen Analog thì thường bẩu "digital chỉ có thể gần như Analog chứ không thể được như Analog" nhưng thế nào là gần như Analog? Lấy định lượng và chất như thể nào để có thể diễn tả sự gần giống nhau (thể hiện bằng dấu gần bằng, khác nhau bao nhiêu % ...) hay sự giống nhau tuyệt đối hay sự trung thực (thể hiện bằng con dấu bằng, sai số 0% hoặc giống nhau 100% ...). Cả 2 công nghệ Analog hay Digital ngày nay chẳng có cái nào cho sự giống tuyệt đối cả vì đều có sai số chứ không thể giống nhau 100%. Vì thế mới có những đại lượng méo hài, sai/méo pha ...Nếu sai hay méo cho dù dùng công nghệ Analog thì cũng không thể gọi là "giống Analog" được.

    1- Hạt bạc là phần tử tạo ra sự nhạy sáng hoặc/và nhạy màu để thâu ánh sáng hình ảnh. Nhiều phân tử bạc tạo ra những điểm ảnh để tạo ra bức ảnh.
    2- Pixel là tế bào quan điện là cũng là phần tử nhạy sáng nhạy màu để thâu sáng hình ảnh. Nhiều pixel tạo ra những điểm ảnh tạo ra bức ảnh.

    Trong cả 2 trường hợp trên hạt bạc và pixel, tuy dùng 2 kỹ thuật khác nhau, nhưng đều đảm nhiệm chung 1 chức năng. Và nếu xét kỹ thêm thì ngay chính cái pixel, là 1 cảm quang, hoạt động theo hiệu ứng Analog (cường độ sáng thay đổi liên tục tạo ra 1 điện thế ngõ ra liên tục) chứ không phải là hoạt động theo hiệu ứng digital là chỉ cho giá trị 0 (0Vdc) hoặc 1 (3.3Vdc hoặc 5Vdc). Người ta vẫn phải đổi tín hiệu Analog sang Digital (ADC) từ ngõ ra ở các pixel này, sau đó xử lý, ... rồi cuối cùng cũng chuyển nó qua Analog là màng hình Monitor, hoặc vòi phun mực hoặc tia sáng laser LED của máy in ... Các thiết bị này người đời thược gọi là "đồ Digital" như "máy ảnh Digital", "máy hát Digital" nhưng nó không phải hoàn toàn là Digital từ A->Z như người ta nghĩ mà là nó là sự kết hợp hài hòa của 2 công nghệ với nhau để cho 1 sản phẩm tốt nhất mà có thể có được do sự kết hợp cả 2 công nghệ.

    Nếu nó ai bẩu "Digital chỉ gần bằng Analog hoặc không được như Analog" thì nếu người đó trả lời được câu hỏi em đã nên lên ở bài viết trước là: "Nếu kỹ thuật digital không đem lại cái gì đó gọi là Analog hay không chính xác như Analog cho ứng dụng Analog thì tại sao máy đo hiện đại ngày nay từ từ được chuyển qua dùng kỹ thuật Digital để thẩm định chất lượng của thiết bị ứng dụng cho Analog?" Những thiết bị cho ứng dụng Analog ở đây là máy nghe nhạc, TV, ... Chỉ cần làm 1 bài toán xác xuất về sai số là đã thấy nếu kỹ thuật đã được ứng dụng làm máy đo thể thẩm định chất lượng Analog (hay là cái gì đó gọi là Analog) thì kỹ thuật Digital tối thiểu phải chính xác bằng kỹ thuật Analog thì mới thẩm định được giá trị (cả lượng và chất về kỹ thuật) của Analog. Đơn giản là anh không chính xác bằng người ta thì anh không thể đo hay thẩm định được chất lượng hay giá trị của người ta!

    Liên hệ tới Audio thì báo Xì tê gê ô phai, là một bài báo nhiều dân Hí Ènd Audio ca ngợi và làm kim chỉ nam, đang dùng thiết bị đo rất xịn dùng kỹ thuật Digital để thẩm định chất lượng rất nhiều thiết bị phục vụ Audio (là 1 ứng dụng của Analog) cho dù thiết bị Audio đó dùng kỹ thuật Digital nay Analog :wink:
     
  16. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Bác Hưa Linh Toám phán thật chính xác!

    Nếu chỉ nói người chụp đì gí tô là tự động, bấm máy nhanh, chẳng cần suy nghĩ ... thì chưa chắc đúng. Đơn giản là thời chụp phim các hãng làm máy ảnh phim cũng bỏ vô nhiều chức năng tự động, cũng làm cái motodrive để tăng tốc khả năng lên phim để chụp cho nhanh xoạch xoạch, và các dân pờ rồ cũng mang cả lố phim đi chụp ... Nếu không có cầu thì các hãng làm những thứ này để cung cho ai ?

    Đương nhiên công nghệ phát triển thì truyện thừa hưởng ưu điểm công nghệ không thể cấm người ta được. Thời anh có xe đạp thì ráng sao cong lưng cố đạp chạy cho nhanh hết khả năng của anh. Thời tôi có xe hơi thì đương nhiên không thể bắt tôi chạy vận tốc xe đạp giống như anh thời trước được. Máy ảnh đì gí tồ cho tôi nhiều chức năng hơn thì tôi tận dụng nó thế thôi. Anh không thích hay không có khả năng đó khi xưa thì là truyện của anh chứ tại sao anh chê chúng tôi kém hay dở ?

    Khi xưa thời máy phim chỉ có những người rất ham thích say mê nhiếp ảnh hoặc những người hành nghề chụp ảnh dạo để kiếm cơm, hay dân chụp phóng sự, hay là những người chơi ảnh nghệ thuật pờ rồ ... thì mới dám bỏ 1 số tiền (khá lớn so với thu nhập của dân ta thời đó) mới mua và chơi máy ảnh. Và đương nhiên thời đó giá thành phim, rọi phim cũng không rẻ so với thu nhập ... Những người này đương nhiên vì ham thích hay nghề nghiệp nên truyện xử dụng máy ảnh đương nhiên thuộc hạng rành nghề hoặc tay nghề đã nâng cao qua đam mê lẫn trường lớp ... thì truyện ta thấy tiến trình thao tác họ chụp với suy nghĩ bố cục kỹ lưỡng, hoặc số lượng rất ít (vì máy và phim mắc quá mà) ... cộng thêm yếu tố phải rọi ảnh ra mới xem được ảnh ... nên ráng chụp thật ít phim để rọi ra được 1 tấm đẹp cũng là truyện dễ hiểu.

    Thời này thu nhập dân ta đã khá, nhà nhà hay cá nhân cũng có khả năng mua 1 cái máy ảnh digital, những người này chỉ vì thích có cái máy ảnh chụp cho dzui cũng có, dân nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp cũng có, đã vậy cũng không phải tốn tiền mua phim, xem hình không nhất thiết phải rọi ra ảnh tiết kiệm được bộn tiền ... thì truyện thấy người cầm máy digital chụp xả láng xoạc xoạch cũng là truyện dễ hiểu. Mỗi người có yêu cầu riêng tư hay sở thích cũng như mỗi thời có khác nhau!

    Dân chụp nhà nghề thời chụp phim nếu đã thuộc trường phái chụp có suy nghĩ bố cục kỹ lưỡng thì khi cầm máy digital cũng suy nghĩ bố cục kỹ lưỡng trước khi chụp như thường chứ không phải là bạ đâu chụp đấy đâu các cụ ạ. Đương nhiên công nghệ cho họ nhiều sự tiện lợi hơn thì họ tận dụng nó thì cũng chẳng có gì sai trái hoặc kém cỏi.

    Với máy phim thì đã tồn tại mấy chục năm nên kỹ thuật cũng đã bão hòa và sự tham khảo hay thẩm định tính năng cũng như chất lượng của máy phim với chúng ta hôm nay dù gì cũng dễ dàng. Trong khi máy digital mỗi ngày mỗi phát triển nên việc đánh giá chất lượng thật của nó với chúng ta hôm nay quả thật không dễ dàng tị nào. Nó đòi hòi rất nhiều thời gian, kiến thức chuyên môn cũng như tài chánh (là 1 trong vài yếu tố quan trọng nhất) ... để mà hiểu chất lượng thật của nó. Nếu chỉ đem chất lượng máy phim đã tồn tại và biết đã mấy chục năm mà so với máy digital kiểu máy con cóc bỏ túi hay ngay cả máy Nikon D3X hoặc Canon 1Ds III (cả 2 cái Nikon và Canon này tuy là hàng khủng nhất hiện nay của 2 hãng này nhưng cho chất lượng ảnh cũng thuộc loại xoàng xoàng so với công nghệ ảnh digital hiện nay đang cho) ... thì có hơi phiến diện. Là nhà phê bình đôi khi phải có sự tham khảo hay hiểu biết kiến thức lẫn tiếp xúc chuyên môn một cách tường tận mới có cách nhìn và sự phê bình chính xác được.

    Chúng là những người tiêu dùng hoặc cưỡi ngựa xem hoa thì truyện thưởng thức cũng như khen chê hay phê bình công nghệ này tốt hơn công nghệ kia hoặc sản phẩm này tốt hơn sản phẩm kia ... là truyện thường tình và có phán như thế nào cũng được vì là suy nghĩ tự do cá nhân nên không có gì là sai hoặc phải cả. Tuy nhiên với những người làm kỹ thuật hay thiết kế sản phẩm kỹ thuật thì họ cần biết và hiểu cái nào tốt hơn cái nào và tốt hoặc kém hơn ở điểm nào. Những câu đại loại như "...kỹ thuật nào cũng đại khái giống kỹ thuật nào và cái nào xài cũng được suy nghĩ chi cho mệt ... " hoặc đại loại như "...tôi cảm thấy cái này đẹp hơn nhưng không hiểu tại sao hoặc để giải thích tại sao ..." đều là những câu nói cho dzui chứ không có ý nghĩa gì trong thiết kế kỹ thuật ...
     

Share This Page

Loading...