Thì test mù cho biết thôi chứ cái cảm tính trong audio nó là quá rõ ràng rồi. Em lúc đầu cũng bị cảm tính chi phối xong rồi test mù thì thấy vậy. Lắp ssd vào cho âm thanh hay hơn hay sạch hơn vậy thế bác? Em hỏi thật. Vì bác đâu có test A/B hoặc nghe SSD vs HDD trên cùng 1 hệ thống và ở cùng một thời điểm đâu. Tất cả chỉ là cảm tính. Em cũng đo noise nền từ DAC (nối qua usb hoặc PCI) thì thấy noise khi dùng SSD và HDD chẳng khác gì nhau cả. Em thực ko hiểu nó hơn chỗ nào, chắc đắt hơn thì đương nhiên hay hơn.
Test A/B chẳng bao giờ chính xác.Mình có thói quen test rất cẩn thận,khi muốn test giữa A và B mình sẽ nghe A một thời gian(thời gian này ngắn dài tùy theo nhưng ít nhất là 3 ngày,đôi khi cả tháng)sau đó sẽ nghe B một thời gian để cảm nhận rồi lại đổi lại,có khi đổi lại rất nhiều lần trước khi quyết định và khi quyết định thì mình cảm nhận được rất rõ ràng từng thiếbị.
@mtbc cho mình hỏi cách đọc, ghi dữ liệu HD, SSD khác nhau như vậy chất lượng dữ liệu có khác? Thanks!
dữ liệu là không thay đổi ạ, thuật toán sửa lỗi bảo đảm tín hiệu ---> dữ liệu dù truyền theo INternet hay HDD, SSD thì vẫn là cái file đó. Cái khác nhau duy nhất là những cái nhiễu được khuyến mãi trong dây dẫn giữa các cách truyền dẫn khác nhau thôi.
Đấy đấy. Chính là bác nghe mòn tai rồi bị cảm tính, ngộ nhận là ssd hay hơn hdd đấy còn test A/B đồng thời, song song ở một thời điểm thì bác ko nhận ra nổi. Đưa lên máy đo cũng ko nhận ra được luôn. Em ko phủ nhận là SSD chạy nhanh hơn, bền bỉ và ổn định hơn HDD nhưng về âm thanh thì 2 loại này chẳng hơn gì nhau cả. Chơi SSD thì đắt nhưng được cái bền còn HDD rẻ nhưng phải back up sao lưu thường xuyên để tránh mất dữ liễu thôi.
SSD nhanh hơn là có nhưng không bền bằng HDD đâu bác. Còn nhiễu thì e nghĩ có khác đấy (nghĩ vì e căn cứ vào KT đọc dữ liệu theo cấu tạo: 1 bên dùng thuật toán, 1 bên dùng cơ khí, khi file nó nằm dải rác thì cơ khí sẽ gây ồn ào nhiều hơn) chứ e chưa đủ trình play nhạc số.
Các bạn cho hỏi thêm: Có nhà sản xuất ổ lưu trữ nào công bố số liệu về noise do 2 loại linh kiện này gây ra không? Thanks!
Hay hơn hay không thì không dám nói vì nó tùy cách cấu hình. Còn SSD và HHD cho âm thanh khác nhau thì chắc chắn có. Giữa các HDD âm thanh cũng khác nhau, giữa các SSD âm thanh cũng khác nhau. Còn bác tin vào máy đo thì em chịu. Em chỉ tin vào tai mình, và em lưu ý rất kỹ để loại trừ các yếu tố ảnh hưởng đến cảm tính.
Tôi đã và đang chuyển đổi từ Vinyl sang Hires 192K/32bit và lưu trên cả SSD và HDD, ý kiến của bác hơi ngược đoạn tôi Hightligh: SDD rất nhanh, có thể nói là cực nhanh trg truy xuất Data nhưng nó dễ hỏng hơn và hỏng khg thể khôi phục được trg khi HDD loại 7200rpm loại tốt lưu trữ như nhau nhưng khi hỏng ( Bad sector ) có thể khôi phục đc và ở Lê Thanh Nghị ( Hà nội ) có 1 nhóm luôn đi mua HDD loại lớn hỏng về khôi phục và nhận khôi phục dữ liệu mất của HDD. Nếu nhạc Hires lưu và đọc từ HDD ( Khuyến cáo loại 7200rpm ) thi thoảng hay bị hiện tượng nếu mở nhiều ứng dụng quá, đôi lúc dòng Data khg kịp xứ lý làm âm thanh thị ngưng 1 chốc nhát, cùng bản nhạc, cùng số lần thử nghiệm trên SSD hiện tg này hầu như khg bị ( Dòng 192K/32 bit có tốc độ lên hơn 6.1Megabit/ giây ) Lưu nên lưu trên HDD và nghe thì cả 2 nhưng nếu 1 PC làm nhiều tác vụ cùng lúc thì nghe nhạc tranh thủ trên nó nên Copy vào SSD nghe sẽ ít gặp như trên đã trình bày. Còn dòng số liệu 0011.... nó khg ảnh hưởng bởi tiếng ồn do việc quay của motor trg HDD vì động tác quay motor này khg sinh ra dữ liệu 00111 ở khâu độc tín hiệu số.
Cái Avartar của bác hay quá đi mất, nom mãi chả thấy chán. Cứ chơi cả 2 loại đi bác ạ, mỗi cái chúng có 1 ưu nhược, còn nghe thì do " gu ", 1 cách nói " theo tai " như bác diễn đạt.
Dạ mình đang nói về audio mà bác @Ngoc2 Còn bit byte CRC truyền dẫn toàn vẹn dữ liệu nó chẳng ăn nhậu gì vào đây cả. Mấy cái bằng CSE với PCCW của em mang vô lĩnh vực audio cũng bị vứt gần hết á
Đúng rồi tớ hỏi về audio mà, Y tớ hỏi 2 cách lưu trữ nay độ noise, jitter có khác nhau? Không hỏi bit (tớ o biết bit là gì đâu) Mình cũng nghĩ khác nhau. Nhưng mình không tin vào tai của mình nên mới hỏi nhiều (tại trâu mà). Chỉ bằng tai theo chủ quan của tớ câu chuyện trao đổi này khó có hồi kết.
Cái Bad Sector khôi phục được hay ko thì hên xui bác ơi, ko phải lúc nào cũng lôi lại được 100% dữ liệu gốc đâu. Khôi phục xong thì HDD cũng chẳng dùng lại được. HDD nó chết kiểu ko chết hẳn mà "thoi thóp", bị bad vài phân vùng nhưng vẫn dùng được. Bền thì em vẫn thấy SSD bền hơn. Em dùng thấy SDD chạy nhanh, ổn định hơn nhưng đã hỏng là vứt đi. Còn đồ điện tử thì kiểu gì chẳng có tuổi thọ, có điều chạy mấy cái ứng dụng như server/nas chạy 24/7 thì vẫn phải chơi bài back up thôi. Em vẫn nói là SSD ít nhiễu hơn HDD là chắc chắn vì SSD ko có bộ phận chuyển động nhưng vấn đề là nhiễu nó bao nhiêu và ảnh hưởng thế nào đến âm thanh thì em đo noise nền ở DAC/ soundcard thì chẳng khác gì nhau. Nếu máy đo cỡ uV ko thấy khác biệt thì em ko nghĩ là tai các bác nhận ra được
Đương nhiên thì định dạng khác nhau, tiền khác nhau thì tiếng cũng khác nhau rồi nhưng vấn đề là sự khác biệt đấy có lớn đến mức bác nhận ra được hay ko thôi. Nếu bác tự tin phân biệt được thì cứ chơi bài test mù như em nêu trên thôi, gọi thêm vài người bạn test chơi cho vui. Chỉ để kiểm chứng vài vấn đề thôi mà sao nhiều bác cứ nghĩ là em khiêu khích với đấu đá thế nhỉ Đôi khi cái máy đo nó chỉ là cái định lượng, cái cơ sở để em nghịch ngợm nghiên cứu thôi. Em vẫn tin vào test mù. Làm audiophile chứ đừng làm audiophool là đc
Cái gì chẳng sinh ra noise bác ơi, CPU, RAM, chip nhớ,... Vấn đề là những thằng quay càng nhanh càng mạnh thì noise càng nhiều. Bác ko thấy các bác chơi audio phải làm PC fanless để tránh vụ quay của quạt đó à Cái noise do "quay đều" nó là dễ thấy nhất dễ cảm nhận được nhất nên nhiều bác mới ưu tiên SSD hơn HDD đó thôi.
Cẩn thận lưu trên HDD bản gốc bác Vugia99 ạ. Dân sao lưu nhạc phim chuyên một chút phải làm kiểu này, có cơ may hơn khi sự cố. SSD nhanh nhưng khg nên phụ thuộc nó, mất là mất hết.
Lưu trên HDD vẫn bị mất dữ liệu bác ạ! Gọi là hiện tượng bit rot ⇒ phải định kỳ chép qua chép lại giữa 2 đĩa. Sau vài năm phải thay đĩa cũ bằng đĩa HDD mới nữa. Đùa thôi. Nhưng lưu trữ dữ liệu là vấn đề rất nhức đầu các bác ạ!
Filter cho đỡ noise là tốt. Nhưng filter mà mất đi hài âm, sự tự nhiên của âm nhạc là phản tác dụng. Nghe nhạc ta cần sự phối hợp hài hoà giữa thông số kĩ thuật và đôi tai cảm nhạc. Khi các bác chơi nhạc cụ và nghe được nhạc cụ ấy nó chả có tĩnh như hầu hết mọi ngươif đang kì vọng đâu, ngay cả hát qua micro..... chỉ có nhạc cụ digital mới cho cái tĩnh hết hồn đó được, nhạc cụ mộc thì cần giữ cái hài âm, tự nhiên đó. Tuy âm nhạc luôn bị viện cớ bởi sự cảm nhận, gu nghe.... nó vẫn phải tuân thủ tính tự nhiên của nó. Cách tốt nhất là nghe live để test, đi nghe những bộ dàn khủng để mường tượng ra cái chất âm ma mị mà cái dàn cùi bắp ở nhà của mình không có được......không có đích đến, cứ thả hồn vào nhạc là sẽ phối ghép chất nhất trong tầm túi của mình!
Cái này có lẽ bác có nhầm lẫn. Khi ta build dàn nhạc theo hướng hiend tức là build dàn cho độ tĩnh cao đến rất cao, lúc này nó yêu cầu khắc khe đến bản ghi (CD, đĩa than...), do vậy bản ghi tốt thì mới có độ tĩnh để mà bộ dàn thể hiện được. Mà bản ghi đó là ghi âm từ các dụng cụ mộc không phải nhạc cụ digital đâu. Nó yêu cầu phòng ghi âm phải tốt, thiết bị ghi âm phải tốt, kỹ sư thâu âm phải giỏi, ngay cả nhạc công cũng hiểu biết chút đỉnh về thâu âm để tránh gây ra nhiễu khi play bản nhạc. Có đủ các yếu tố đó thì bản ghi mới có độ tĩnh đủ tốt để thể hiện trên dàn hiend. Bác muốn nghe nhạc cụ thật mà tĩnh thì đầu tiên cái nhạc cụ phải tốt, kế tiếp không gian nghe phải phù hợp (phòng có xử lý âm thanh tốt), phòng nghe cách âm tốt và bản thanh trong phòng không có thiết bị tạo nhiễu nền (máy lạnh, quạt, ho, gãi, nói chuyện rầm rì...), cuối cùng là khoảng cách từ bác đến nhạc cụ phải đủ (không gần, không xa mà phải vừa đủ). Nếu có được những điều kiện trên bác sẽ cảm nhận rõ độ rõ nét (full body), độ liền lạc (coherence), độ động cao (âm thanh tốc độ cao, âm thanh tràn ngập phòng) và cái độ tĩnh tự thân nó sẽ hiện diện trong không gian đấy. Nhạc cụ xịn (chất lượng cao) thì hài âm (timbre), độ rõ nét (full body), độ cân bằng dải (tone), độ dày của nốt nhạc (meat) nó đều tốt hơn nhạc cụ thường, âm thanh của nhạc cụ xịn rõ nét hơn nên là tĩnh hơn nhạc cụ thường. Bác không thể nghe nhạc cụ thường ngày các bác hay chơi mà bảo rằng nó không thể tĩnh được. Nhạc cụ digital có độ tĩnh cao nhưng cũng chưa hẳn là cao, cũng chưa hẳn rất cao vì 3 lý do sau đây: - Bản thân âm thanh của nhạc cụ digital phần lớn được thu âm từ các nhạc cụ thật (thường hay gọi là sound font) nên độ tĩnh của nhạc cụ digital lại phụ thuộc vào chất lượng của sound font. - Bản thân sound font là tín hiệu digital nó cũng phải qua DAC rồi qua mạch khuếch đại rồi tới ouput + dây dẫn vào thiết bị phát chính hoặc thiết bị ghi âm ⇒ mấy cái thứ này có tốt thì mới tĩnh được. - Toàn bộ nhạc cụ digital là thiết bị audio ⇒ nhiễu nguồn điện AC vẫn ảnh hưởng đến chất lượng phát ra ⇒ tĩnh hay không phụ thuộc vào chất lượng nguồn điện AC.
Tránh lưu nhạc trên HDD GẮN TRONG máy tính phát nhạc thôi. Còn giả dụ cùng 1 bài hát chứa trên cùng 1 NAS có SSD và HDD, bác nào nghe được sự khác biệt giữa 2 loại ổ thì là thần cmnr.
Vụ này thì em chưa biết Còn HDD em vẫn đang dùng. Đêm nghe thanh tịnh tiếng ổ cứng chạy rẹt rẹt nghe rõ lắm Western Red êm hơn Hitachi, 2.5" Seagate êm hơn 3.5" Red nhưng vẫn nghe tiếng kêu rẹt rẹt. Cái noise này không cần đo bằng điện luôn. Trước em dùng SSD (hồi giá còn 500GB là 5tr5), nhưng giờ nhiều nhạc quá đâm ra quay lại HDD. Còn bây giờ em định up lên lên tài khoản GDrive xong đem cái ổ cứng đi cất.
Ssd trong thùng máy và HĐD trong Nas thì em nghe khác biệt được. Hai SSD trong 1 thùng máy em cũng nghe khác biệt được. Hai HDD khác nhau trong cùng 1 NAS em cũng nghe khác biệt được Hai HDD khác nhau trong cùng 1 thùng máy PC em cũng nghe khác biệt được Thế mới khổ bác ạ. Có khác biệt nhưng không phải là night & day nên không thấy rõ được. Còn SSD và HDD trong cùng 1 NAS thì em chưa thử.
Hjhj! Em chơi nhạc cụ mỗi ngày cụ ah. Cũng chơi tí audio và nhạc cụ + amp cũng đầu tư ti tí. Còn nghe live các lounge cũng kha khá.