E thấy cụ @quocdat có lý mà bác. Việc tách sự phân biệt coi hệ thống cũng là 1 loại nhạc cụ digital tuy thấy khái niệm lạ lần đầu nghe thấy nhưng e suy ngẫm cũng đúng. Còn quan trọng vẫn là chất lượng cao cấp hay thấp cấp (clip cụ ấy về 3 cây violin giá khác nhau-cái này hình như e có xem gameshow trên VTV cũng có phần nghe đoán nhưng rất tiếc mấy ổng chơi show mặc dù ca sĩ, nhạc sỹ mà đoán chật lấc thế mới biết không phải ai cũng như ai). Cụ ấy có tai thực tốt, mà như vậy đâu có .... sưởng bác nhỉ!
Lan man ngoài chủ đề topic chút, Khi nghe câu “nước trong không có cá” mình cũng ngớ người. Lúc nâng cấp nguồn cho con DAC, mấy anh bạn mình nghe lại con DAC nâng cấp có người khen có người bảo băn khoăn nghe mỏng hơn cũ. Cá nhân mình thì nhận ra DAC sau nâng cấp đỡ ồn hơn, chính xác hơn (ít méo), mềm mại hơn (cái này khó thống nhất, cảm xúc luôn mang tính cá nhân). Thôi thì tạp âm hay hài âm cũng vào lỗ tai cả, thiết bị nào hợp tai ta ta cứ chơi, cây guitar nào thấy hợp giọng hát của mình hơn để dành tiền ta sắm, không sắm dc thì để đó làm mơ ước
Yes Sir. Chơi bằng tai của mình. Người thích trong người thích đục đục. Người kêu AR bánh bò huyền thoại hay quá, người kêu nghe nhạc vàng chứ bỏ nhạc khác vô thì dở quá. Nhiều người khen opt Tango hay đáo để vì tình cảm trầm ấm quá, có nhiều người bảo nghe kém độ động quá các kiểu Vậy mới có cái lên diễn đàn trao đổi qua lại, gặp được nhiều người vui. Chứ chỉ có 1 cái đúng thì cuộc đời chán chết! Chúc các cụ ngày vui vẻ ạ.
Cả đời tìm "chân thực", mà đời làm gì có đâu bác nhỉ! Cứ vừa tai là OK, mà tai thì tăng "đô" theo tiền và theo thời gian. Nói vậy nhưng gần các bác lão làng với ht lớn, ta cũng học được cách "nghe".
ông chơi dàn 5triệu cũng chân thực,dàn 50T cũng chân thực,dàn 500T cũng chân thực,5 tỷ cũng chân thực...v.v.....biết đâu là bến là bờ.Cái thời chơi cassette,tape,LP thì bắt đầu nghe nói...nghe quảng cáo...nghe giới thiệu về công nghệ số,mã hóa 010101.....sẽ cho bản thu chính xác trung thực gấp 10,gấp 100....rồi giờ lại nghe analogue mới là analogue,còn digital không phải là analogue......
Về lý thuyết thì dễ. Khoa học, vật lý cả. Nó không sai được về mặt diễn đạt bằng khái niệm. Cảm nhận của đôi tai, sự ghi nhớ của đôi tai với âm trung thực mới là cái khó.! Phần đa chỉ nghe sự khác biệt giữa thiết bị với nhau cho ra chất âm khác nhau. Nó hợp tai hơn thì xem đó là trung thực. Thôi kệ! Miễn phê là được. Âm nhạc là nghệ thuật, cảm nhận được nó hay là “bay” với nó thôi. Ví dụ 1 cây đàn guitar tầm giá 1000usd. Chất âm nó cũng đã thay đổi rất khác nhau giữa bộ dây xịn, và bộ dây tầm trung. Chưa nói đến dây đó mới toanh gắn lên đàn dù có xịn mấy cung bị chói gắt. Tiếng nó trung thực đấy nhưng là trung thực của sự chói gắt, nên cần rô đa chơi vài chục giờ tiếng mới uyển chuyển, nhạc tính và tự nhiên. Chơi được 1 thời gian, dây cũ lại tiếng bị đùi ngay.... Thế mới biết không cần thiết phải so sánh sự khác biệt về giá quá lớn của 2 nhạc cụ mới thấy sự khác biệt về chất âm. Cảm xúc người chơi quyết định chất âm. Hôm nay chơi bài này có thể hay, mai có thể không hay. Mới có chuyện cũng bài ấy, ban nhạc ấy thâu nhưng album này hay, album khác lại không hay bằng. Phòng thu xử lý trang âm, thiết bị thu. Nhạc cụ dùng để thu, nhạc công, ca sĩ (nghệ sĩ)..... hàng vạn yếu tố quyết định tới chất âm. Nên hãy cứ nghe cả live, và trên bộ dàn home audio của mình để set up!
Sự cảm nhận của dân nghe nhạc bình dân và dân audio cũng khác. Trước kia ca sĩ hát là phải giấu hơi thở, k để người ta nghe tiếng hít hơi lấy hơi, sợ nó ồn làm giảm chất lượng âm thanh. Cũng vì thế mà lọc đi hết hài âm. Từ khi chơi audio, dân audiophile mới nghe nhiều hơn các album đẳng cấp của thế giới, cách tiếp cận nó khác, nó siêu thực hơn. Mang chất âm đến tai người nghe sao cho thật nhất nên việc tăng gain nghe hơi thở cho rõ hơn để tạo thêm cảm xúc, cảm giác độ phân dải nó tăng, nó phê. Nghe ra cả tiếng nước bọt trong họng luôn. Mà đời thật nghe bên ngoài làm bố thế nào nghe đc nếu không tăng gain max của micro.... ngoài khía cạnh chất lượng phòng thu, nhạc cụ, nghệ sĩ, thì phần còn lại cái chất âm quyết định cuối cùng cho ra LP, CD.... là do người mastering hết. Nếu người ấy am tường về kĩ thuật, mà có đôi tai nghe nhạc tốt thì sản phẩm ra sẽ rất nhạc tính và đẹp.... Cái tĩnh của chất âm mà hầu hết mọi người ngộ nhận là sự tĩnh lược hài âm. Hầu hết phòng thâu Việt Nam dùng mút trứng gà hút sạch hài âm. Nên bài nào chơi đệm guitar dây nylon thì nghe hay lắm, bản thân cây đàn guitar dây nylon tiếng đầy nhưng lại ít hài âm cây guitar acoustic nên dễ chấp nhận cái tiếng cụt hài của cây guitar classic hơn. Còn chơi guitar acoustic thì ôi thôi rồi. Rất hiếm có được một bản thâu tại Việt Nam cho được chất âm tự nhiên của cây guitar acoustic. Các CDs Stockfish là 1 ví dụ điển hinh cho việc can thiệp quá đáng để cho ra chất âm của hãng Stockfish dành chuyên cho audiophile.
Chuẩn quá bác. Nhưng rồi vẫn có điểm chung là ht càng mắc tiền càng hay và càng nhiều người công nhận nó dù gu nghe có sai khác nhau chút chút. Mà e cũng thấy ht bác nhiều ae thèm muốn mà bác vẫn nâng cấp đó thôi. Vui chút.
Bác nào ở nông thôn mà biết đàn thì thử đàn vào lúc 2-3h sáng đi ạ! Độ tĩnh ở vùng nông thôn lúc 2-3h sáng gần như hoàn hảo để nghe nhạc, theo em đo thì khoảng 20-23 dB. Mà thực ra người đàn lại không phân biệt âm thanh rõ như người nghe vì người đàn phải tập trung vào việc đánh cho đúng bản nhạc.
Quan điểm phần lớn người chơi audio bảo rằng người chơi không nghe rõ bằng người nghe vì bận chơi cho đúng bản nhạc là hoàn toàn sai lầm. Đang nói về người chơi đàn như là 1 nghệ sĩ, chứ không phải là người chỉ biết đàn. Lên bậc nghệ sĩ rồi thì tai nghe của họ cực tốt với nhạc cụ họ chơi, chỉ việc lên dây chưa chuẩn xíu thôi đax không tài nào chơi được. Thứ 2: để trình diễn một bài cho nó hoàn hảo, người nghệ sĩ tập cả trăm lần trứo khi biểu diễn live, còn để thâu thì họ còn tập kĩ hơn nữa. Nên để đánh cho đúng thôi, sợ sai thì sản phẩm đưa ra thì các bác biết rồi đấy Thứ 3: từng nốt luyến láy, từng câu chạy nó nằm trong máu người chơi ròii. Nên phần đa nghệ sĩ bậc thầy hay hút, hít này kia để phiêu. Còn sự tĩnh mịch ở đồng quê thì dành cho dân nhậu. Kiểu này mình chơi hoài, phê lắm nhưng lấy gì thâu lại đây. Những xúc cảm ấy là 1 thoáng qua đi. Chơi trực tiếp cho người nghe nó khác. Giống như lời nói gió bay. Nó rất hay, nhưng lỡ có 1 fault nhẹ thì cũng k bị lưu lại. Còn thâu thì áp lực vô cùng khó nhai lắm, vì nó giống như giấy trắng mực đen ấy. Cứ xem các CDs của Studio Class A thiết bị, nhạc cụ, nhạc công xịn luôn cả đấy...
Ca sĩ trong phòng thu đều phải đeo Headphone để nghe giọng mình để hát, để phiêu. Nhạc công đều có gắn tai phone để nghe đc tiếng đàn mình cho rõ để phiêu.... mà bảo người nghe nghe mới thính hơn. Khó hiểu quá. Mình thưởng thức món của người ta nhai rồi, mình nhai lại lại bảo mình mới biết thưởng thức. Mà khổ phần đa lại ngộ nhận mới đau chứ!
Mấy ae chơi nhà nhau mở cùng album, a bạn e thốt lên: ca sĩ này sáng hát 1 kiểu, chiều 1 kiểu, tối 1 kiểu (vì sáng, chiều, tối) đi nghe vài nhà. Nhà nào cũng “ổn” so với gu, tất nhiên mức độ thích khác nhau. Vui là vậy.
Nghe cả tiếng côn trùng, ếch nhái cho thêm sinh động về không gian, sân khấu. Studio Class A cũng nhờ vậy mà mang được 1 phần này vào màn dạo đầu của bài The House of The Rising Sun’
Bác Sunny Lau là 1 Producer với hệ thống thiết bị thâu bậc nhất VN rồi bác, Sunny Nguyên chỉ là người đam mê âm nhạc bình dân thôi bác. Hjhj
Vấn đề chính là luyện tai nghe để nâng cấp đồ hay để nghe nhạc???Nếu để nghe nhạc thì rất đơn giản chỉ cần cái máy MP3 là bạn có thể nghe nhạc được rồi và khi có điều kiện họ sẽ nâng cấp nhưng sự nâng cấp chắc chắn phù hợp với túi tiền và gu nhạc của họ. Mình cũng gặp nhiều audiophile dở khóc dở cười với bộ dàn không hề rẻ tiền của họ khi đi tìm sự trung thực,có bộ dàn đắt tiền nhưng nghe chẳng thấy tí nhạc nào cả,có người thì nâng cấp mãi nhưng chẳng nghe được nhạc vì còn đang nâng cấp......