Lắp 805 SE đi bà con ơi! Vừa rẻ, vừa dễ làm, lại vừa có núm :mrgreen: Buồn ngủ gặp chiếu manh, anh bạn Xì tin vớ được một mớ FU5 (tương đương 805), thế là có cái để chơi. Đèn 805 này cũng không xa lạ với nhiều anh em trên diễn đàn. Cuộc thi Sumo nào cũng có 805. Đây là loại bóng transmitting, có nhiều điểm giống với 838, 808, 810, 811 và cả chàng Sumo bự 833. Vì thế nên hy vọng topic này sẽ có nhiều cao thủ tham gia bàn luận. Tra các loại datasheet thì không có nhiều thông tin vì bóng này vốn được dùng cho amply RF chứ không phải AF, khai thác chủ yếu ở class B và class C. Tuy nhiên cũng còn đường đặc tuyến là sử dụng được để tính toán. Đèn nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Xem ra 805 nhiều nhược điểm hơn là ưu điểm. Chính vì thế cho đến nay bóng này ít được khai thác. Chỉ có hãng WAVAC và một số hãng của TQ, HK khai thác loại bóng này. 1. Ưu điểm: - Công suất tiêu tán lớn; khai thác ở A2 cho ra trên 20W ngon ơ - Muy lớn, dễ kéo - Sử dụng chất liệu thoriate tungsten (nhiều anh thích nghe chất âm của Tungsten) - Quan trọng là rẻ 2. Nhược điểm: - Nội trở lớn - Lưới yêu cầu dòng lái lớn - Bias dương - Trở kháng lưới thấp nếu bias dương - Trở kháng lưới dễ thay đổi - Độ hỗ dẫn dễ thay đổi Chính vì thế mới đầu tưởng như 805 dễ lắp, nhưng để lắp cho hay là tương đối khó.
Đầu tiên là chọn mạch lái 805 là đèn lưới dòng, bias dương và trở kháng lưới thấp nên hầu như chỉ có 2 cách thiết kế mạch lái: 1. Dùng biến thế nối tầng kiểu như WAVAC 2. Dùng mạch cathode follower để hạ trở kháng ra của tầng lái Sau đây là một số hình minh họa
H1 là nối tầng bằng biến thế kiểu WAVAC. Chơi nối tầng biến thế thì sang nhưng chưa chắc đã hiệu quả với 805 (cái này là em phán bậy :mrgreen. Vì đèn này khi hoạt động ở vùng lưới dương thì trở kháng lưới của nó là tương đối nhỏ, cỡ trên dưới 1k. Vậy cuộn thứ cấp phải có trở kháng nhỏ hơn 1k. Nếu làm tỉ lệ 1:1 thì đèn lái phải có trở kháng thấp kiểu như 6C33C. Còn nếu dùng các loại đèn CS khác như 6L6, 300B thì phải dùng biến thế step down. Cái biến thế này cũng phải là dạng đặc biệt, loại đảo pha như kiểu WAVAC sử dụng. Nếu mua thì rất tốn tiền. Còn nếu đặt thì phải nhờ chuyên gia tính toán và thi công cẩn thận mới hiệu quả, như em sắp nhờ bác Kiên Xồm đây :wink: Một cách nối tầng nữa bằng biến thế là ở cathode của đèn lái như H2.
H3 là mạch dynamic coupling. Nối tầng trực tiếp từ cathode của đèn lái sang lưới của đèn CS. Đây là cách thông dụng nhất. Đèn lái phải chọn loại công suất và có bias trùng với bias của đèn CS. VD: nếu tính toán cho 805 hoạt động ở bias lưới xấp xỉ + 20V thì có thể chọn các loại đèn lái như 6V6, KT66, EL37... Vì là mạch cathode follower nên chọn được loại đèn lái có hỗ dẫn càng cao càng tốt. Lúc này trở kháng của lưới chính là tải ở cathode của đèn lái. Vì thế nên gọi là dynamic coupling
H4 là mạch source follower, dùng linh kiện bán dẫn (Mosfet công suất N -Chanel), lấy tín hiệu ra từ chân source của mosfet. Bias mosfet ở điện áp dương tương đương với điện áp lưới của đèn CS. Cách này về lý thuyết là vượt trội so với các cách trên. Nhưng cũng có nhược điểm là tìm được linh kiện có thông số phù hợp ở VN khó hơn là tìm đường lên giời Thôi em đi ngủ đã, mai tiếp. Mời các bác cao thủ đã từng lắp 805, 808, 833,... tiết lộ cho một số kinh nghiệm. Em biết trên diễn đàn ta có nhiều cao thủ về transmitting tubes. Thậm chí có bác có thể được xếp vào hàng top ten của thế giới vì đã từng lắp những loại đèn khủng như 833, 250TH
Không ạ, ít ra bác phải cho xem cái đèn này nó đẹp ra răng chứ, đẹp bằng KR gì gì đó hông? Ví dụ 1 ví dụ 2 Chassis đẹp hông??? :mrgreen: (câu hỏi cuối cùng trong ngày của em) Ví dụ đẹp như thế này
Hình như cái loại 805 đời mới không có núm (anh Ba) thiết kế lại có cấu trúc khác với bóng đời cũ, nghe hay hơn, giá cao hơn, em nhớ không rõ là lưới hoạt động ở điện áp âm phải không Bạch đại ca?
Chắc là bác đang nói đến loại 805A của Full Music và Shuquang? Anh Ba có cải tiến bóng 805, nối anode với phần chân đế thay cho nối với núm và thêm hậu tố A (for audio) cho thêm phần hi-end chăng? :mrgreen: Em không biết cải tiến thế nào nhưng phần nhiều có thể là quảng cáo. Anh Ba có thể cải tiến về kết cấu bên trong nhưng chưa chắc đã cải tiến được vật liệu cho dù anh Ba hiện đang là nơi sản xuất bản cực Tungsten. Em cũng chưa tìm được datasheet nào của Shuguang để xem thông số của 805A. Trên datasheet của bóng NOS thì bác thấy vẫn có thể chọn lưới âm, nhưng áp sẽ rất cao, tải lớn và dòng lại nhỏ. VD: với Ug = -20V thì có thể chọn điểm làm việc Vp=1500V, Ia=22mA, Rl = 15k để cho ra CS cỡ 6,5W. Em cho rằng chính cái lưới dương mới là sự hấp dẫn. Chứ nếu lưới âm thì thà chọn 845, 211, GM70, 813 mà làm cho phổ thông
Mạch này dùng đèn 437a của Western Electric làm tầng đầu, nhưng lại chọn 6L6GC làm đèn lái (có vẻ không cân xứng về đẳng cấp?). Do cathode đèn 805 được nối với một cuộn hồi tiếp (cathode feedback) nên ông Shisido chọn OPT có trở kháng hơi thấp (3,5k). Clone mạch này không khó về linh kiện. 437A có thể thay bằng 6C45P. Nhưng cái khó ở chỗ là phải làm thế nào để quấn được cặp IT đảo pha. Không rõ ông Shisido có dùng step down hay không? Nếu tỉ lệ 1:1 thì dòng DC qua cuộn sơ cấp (anode đèn lái) và dòng DC qua cuộn thứ cấp (lưới đèn CS) là ngược chiều nhau nên có thể IT không cần airgap. Còn nếu dùng stepdown thì dòng DC ngược chiều của cuộn thứ cấp chỉ triệt tiêu một phần dòng DC qua cuộn thứ cấp nên vẫn phải set airgap nhưng không lớn như airgap của biến thế thông thường.
Chị BachDuong ơi Tôi thấy ở đây http://www.jogis-roehrenbude.de/Leserbr ... -Story.htm Họ cũng nói về cái mạch này nhưng họ viết bằng ngoại ngữ tôi không đọc được. Chị hoặc có Bác nào đọc được nói lại cho anh em học với Xin cảm ơn
Chị Bạch cho em hỏi 1 câu thôi nhé: -Chất âm của 805 có gần giống với loại đèn nào không ạ? -Có đặc tính gì đặc biệt cho 3 giải âm thanh không? -Về mặt âm học, những điểm mạnh và điểm yếu của đèn 805 là gì? -Có thể phát huy tối đa điểm mạnh và hạn chế tối thiểu điểm yếu thông qua quá trình DIY hoặc quá trình phối ghép phải như thế nào? -Có bao nhiêu loại/phiên bản 805 & được sản xuất ở những nước nào? Thông thường loại 805 nào được coi là ngon - bổ - rẻ? -Chi phí để dựng 1 em 805SE khoảng bao nhiêu ạ? -Có ai dùng 805 làm rề không ạ? Nếu có thì làm thế nào ạ? Phù, mệt quá, em hỏi thế thôi!
Tuyên bố hỏi 1 câu mà nặn ra nhiều câu thế? Mấy câu trên thì em ngọng vì chưa lắp. Phải hỏi các bác dự SUMO lần trước Nếu đoán thì giống chất âm của... WAVAC HE-805, Antique Sound Lab 805... :mrgreen: Điểm mạnh của đèn này là công suất Điểm yếu lớn nhất của 805 là nội trở cao, khi lắp SE không hồi tiếp thì damping factor có thể hơi thấp nên kéo loa hơi ì ạch. Dùng hồi tiếp bằng nhiều cách có thể tăng damping. Nhiều loại lắm. SX nhiều nhất là Mỹ đế quốc vì sử dụng trong các trạm phát sóng. Đắt là mấy cái bóng nàng Style khoe ở trên. Rẻ nhất là FU5 hàng NOS của anh Ba. Nhưng nói chung 805 rẻ hơn 845, 211 nhiều. Vô cùng. Nếu tự làm thì rẻ. Thuê thì đắt, tương đương công lắp 845. Theo em thì làm cũng được nhưng không nên Phù, mệt quá, trả lời lâu hơn hỏi
Hi hi, em cảm ơn chị đã giải đáp thắc mắc ngớ ngẩn của em. Dưng mà em vẫn còn hơi hơi théc méc :lol: Em thấy người ta vẫn lắp rề 845 chơi đấy thây, chắc chắn phải hay người ta mới làm, mà cái này nom cũng... giông giống 845, why not? Mí cả trong các loại xuất âm của hãng có loại nào dùng được không ạ? Hay với đặc tính của 805SE phải tự quấn để cho match hả chị?
Í í , chị Bạch nói rõ hộ em chỗ đo đỏ được kô ợ - với tỉ lệ 1:1 để DC sơ cấp vs thứ cấp tự triệt tiêu thì dòng lưới đèn CS = dòng tĩnh anode đèn lái = 27,5mA :?:
em cũng tìm được 1 cái mạch trong 1 quyển sách của Tầu ạ, em quét cái mạch lên để các bác xem, tham khảo