Không ai trong chúng ta phủ nhận JBL hay Altec là những dòng loa tốt. Có điều, điều đấy không đồng nghĩa với việc các dòng loa ấy không thay đổi chất lượng theo thời gian. Thế nên, nếu mua mà thấy còn tốt, chơi còn hay và thỏa mãn với tiêu chí đặt ra của mình là tốt rồi. Không nên quá nặng nề việc thùng hãng hay thùng DIY làm gì bác ạ. Chuyện xu thế loa cũ ngày càng lên giá thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Chúng đều là những loại không còn được sản xuất nữa nên số lượng sẽ ngày càng giảm đi. Trong khi đấy, số lượng người chơi ngày càng tăng lên thì thiết nghĩ quy luật "Cung-Cầu" sẽ phát huy thế mạnh của mình thôi. Một điểm cũng cần lưu ý là Altec hay JBL trước đây đều hỗ trợ cho người tự đóng thùng loa. Vì thế, nếu các bác tìm các tài liệu cũ của cả 2 hãng này thì sẽ thấy họ có rất nhiều tài liệu hướng dẫn chi tiết cách đóng thùng loa, cách lắp đặt, sửa chữa thùng loa. Tất nhiên không phải họ không hiểu vấn đề là nên để họ bán loa trong thùng của họ để đảm bảo là được cân chỉnh, lắp đặt đúng cách mới không làm mất danh tiếng của hãng (hay thậm chí bán loa nguyên thùng sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với bán riêng củ loa)! Thế nên bản thân họ chắc cũng hiểu được cái nhu cầu của người muốn tự lắp loa, muốn tự đóng thùng! Thực tế cho thấy sự nổi tiếng của các hãng loa này ngoài việc thuộc về các dòng loa nguyên bộ của hãng thì cũng đồng thời nhờ vào sự thành công của các loa của cộng đồng DIY trên thế giới! Tiếc là hiện nay không còn mấy hãng loa chịu hỗ trợ cho người DIY (cả JBL cũng đã chấm dứt việc hỗ trợ này)! Ngay cả hãng JBL vốn rất chú trọng trong việc mở rộng dải tần hoạt động của các thùng loa họ cung cấp qua việc dùng từ 3-4 đường tiếng trong 1 thùng, thiết kế phân tần rất cầu kỳ nhưng phần lớn các thùng loa họ bán ra trên thị trường cũng chỉ có đáp tần đạt tốt đến khoảng 40Hz (dù cho có là thùng 4343, 4333 hay to như 4350 dùng đến 2 củ 15" là 2231/2235H ở phần bass). Nếu các bác đọc tài liệu của JBL về các thùng loa sub B380 (dùng 1 củ 2235H) và B460 (dùng 1 củ 2245H) sẽ thấy họ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cái quãng tám cuối cùng (the last octave) từ 25Hz-50Hz. B380 và B460 được làm ra để đáp ứng cho cái "the last octave" ấy và đều là các loa sub được thiết kế cho mục đích nghe nhạc chứ không đơn thuần là bổ sung hiệu ứng rung, rền như các sub dùng trong các dàn xem phim. Do vậy dù có dùng loa gì, bất kể là loa hãng hay loa DIY thì thiết nghĩ cũng cần phải hiểu nó không phải là hoàn hảo! Điều quan trọng là người sử dụng cần phải hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng loại để có cách chơi cho phù hợp! Viết thế này trong Altec FC có lẽ hơi lan man quá nhưng em nhận thấy cũng cần lưu ý một số điểm như trên để chúng ta có cái nhìn khách quan hơn! Em sẽ không làm loãng chủ đề này nữa.
Hai bác cãi nhau làm gì: Một bác là: DIY (deteriorate it yourself) và một bác là PnS (play and sell) tư duy khác nhau quá mà... Xin lỗi em đùa tý... hai bác bỏ quá cho em...
Em cũng góp ý và tranh luận tý thôi mà "đúng trong trường hợp nào đó thôi", bác Cai có thể chưa đọc kỹ đề bài ??
Trong Topic JBL em cũng đã nói vài dòng về giá trị sử dụng và giá trị sưu tầm hay còn gọi là giá trị mang tính lịch sử của một hãng nào đấy. Hai bài viết liền nhau của bác Chip đã nói một cách khá công tâm về nhiều khía cạnh của một cặp loa, một bên là giá trị sử dụng và bên kia là giá trị sưu tầm, đối với giá trị sử dụng nó tùy thuộc vào hiện trạng của một cặp loa, một vài nhận xét của người chơi " thùng Origin/nguyên bản của Altec hay JBL hay hơn thùng được sản xuất tại Nhật vì có nhiều mẫu thùng loa của Altec, JBL, Tannoy được gia công tại Nhật bởi TEAC, Sansui hay các cặp thùng được đóng bởi nhiều cửa hàng ở khu Akihabara Tokyo v.v hoặc thùng đóng tại Việt Nam". Nếu so sánh như thế quả thực là không công tâm vì vật liệu làm thùng loa sẽ lão hóa và xuống cấp theo thời gian thì một cặp thùng sản xuất vào những năm 1960s sẽ cho chất âm khác hẳn so với một cặp thùng mới sản xuất những năm 2000 cho dù cùng chủng loại vật liệu, chất liệu công nghệ và quy trình gia công như nhau, nếu muốn so sánh chính xác thì phải so sánh các cặp loa cùng chủng loại, cùng thời điểm sản xuất và tình trạng giống nhau hoàn toàn như vậy mới chính xác. Altec Lansing FC thì lẽ đương nhiên là đang nói đến Altec bác ạ. Sở hữu đồ cũ hay đồ mới nó tùy thuộc vào ý thích, khả năng tài chính, mặt khác những ai yêu đồ Vintage thì lẽ đương nhiên là nó đã cũ và không còn được sản xuất > chính vì vậy mà giá của những món này càng ngày càng cao do cung vượt quá cầu. Trong Topic này bác Caithang có nói một câu rất tâm đắc Thân,
Đang định Diy thùng mà bí về gỗ quá, gặp được cao thủ đóng loa và hiểu về gỗ đây rồi. Bác làm ơn nói rõ hơn về sự lão hóa của gỗ làm thùng loa được không ạ? Sự lão hóa ở châu Âu và Mỹ có khác ở Việt Nam không? Trong một số tính chất của gỗ người đóng loa hay quan tâm như, cơ, lý, hóa tính và tính chất âm học của gỗ thì cái nào lão hóa nhanh nhất ạ? Rất mong bác giúp sớm để tôi chọn gỗ. Chân thành cảm ơn.
Bác nói thế này thì chết em "Đang định Diy thùng mà bí về gỗ quá, gặp được cao thủ đóng loa và hiểu về gỗ đây rồi" Kiến thức về gỗ bác biết quá rõ và còn siêu đẳng hơn em nhiều cấp bác xem ai viết đây nhé Sợ bác quên em gửi cái Link cũ để bác xem lại viewtopic.php?p=271060 Thân,
Cảm ơn bác đã nhắc, tôi quên thật. Sự việc không hoàn toàn như bác tưởng đâu. Số là tôi có tay bạn ngày xưa học khoa chế biến gỗ nói qua tôi mới lõm bõm chứ thực ra kiến thức của tôi cũng chỉ là anh phụ mộc thôi. Hắn ra nước ngoài rồi nên bác thấy tôi có viết gì về gỗ lạt nữa đâu. Tôi nhớ hắn có nói: gỗ tấm bản rộng ( từ chỉ chung cho các loại gỗ ép nhân tạo) để lâu cũng không sợ mối mọt, cong vênh vì mối mọt chén phải keo trong gỗ là bị ngộ độc thực phẩm ngay, gỗ dán thì người ta đã xoay các lá ( tâm đã bóc mỏng) 90 độ và gỗ okal hoặc MDF thì được xay thành dăm hoặc nghiền thành sợi nhỏ nên chúng co ngót rất đều, khó cong vênh. Có điều, nước ta khí hậu nóng ẩm mà keo chịu nước rất đắt nên gỗ nhân tạo làm thùng loa sau vài chục năm thường bị ngậm nước, trương nở, thậm chí bong lở. Tính chất âm học của gỗ tự nhiên thì càng về sau càng tăng lên. Gỗ nhân tạo không thể khác nếu không hư hỏng. Ngày xưa người ta xẻ gỗ hộp từ đời ông rồi đến đời cháu mới đem ra làm mặt đàn, (cỡ 50 năm). Đối với loa thì tính chất âm học của gỗ không quá quan trọng như đàn vì loa chỉ tái tạo, hơn nữa, thùng chủ yếu giải quyết tiếng trầm. Thùng loa Altec cũng như các thùng loa khác, sau vài chục năm nếu không bị hư hỏng về cơ học thì âm thanh không thể xấu đi đến mức tai người cảm nhận thấy, mà âm thanh của loa chỉ xấu do tụ tị, gân nhện lão hóa (mỏi) hoặc nam châm thoát từ... Cá nhân tôi rất ủng hộ DIY, kể cả sản xuất trong nước rồi bán vì giá thành rẻ hơn nhiều lại thỏa mãn cho sự mày mò sáng tạo. Khi còn có thể, tôi cũng hay làm lấy đồ dùng trong sinh hoạt cho mình. Đồ DIY như ta tự cắt may, đồ đặt sản xuất trong nước theo từng phòng nghe, gou nghe... như ra hiệu cắt may đo theo số đo của mình, có thể vừa rẻ vừa đẹp. Có điều, hãy tìm cho mình thợ may giỏi, tránh bác thợ may già "một đòn chết bảy" nào đó từng đập chết hết các hãng loa. Xin lỗi các Fan của Altec vì đường đột vào đây bô lô ba la. Tôi trả lại topic cho các bác đây. Chúc các bác vui với dòng loa yêu quý của mình.
Để em lan man tiếp ý kiến bác TuanCD luôn vì cái vụ gỗ nhân tạo này trước em cũng có làm một thời gian. 1. Đầu tiên là ví dụ tính chất âm học của gỗ làm đàn bác lấy làm ví dụ: gỗ tự nhiên có nhiều chủng loại khác nhau. phần lớn sẽ bị hỏng theo thời gian nếu không được xử lý gì. Tuy vậy cũng có những loại đặc biệt mà khi cắt xong, để ra ngoài môi trường gặp không khí ẩm thì lại có độ bền tăng lên. Thậm chí có loại còn phải đem ngâm nước rồi đem lên phơi sấy thì mới tốt. Gỗ làm thùng đàn mà bác nói có lẽ cũng thuộc vào số ít những loại đặc biệt. 2. Keo dùng trong chế biến gỗ nhân tạo: Các công nghệ chế biến gỗ nhân tạo truyền thống đều dùng hệ keo Urea Formaldehyde. Loại keo này có gốc nhựa thuộc họ kỵ nước nên ở môi trường có độ ẩm cao sẽ bị mất dần tính chất kết dính. Bản thân keo này không thì mối mọt vẫn chén tốt chứ không như chúng ta có tí fóc môn trong bánh phở là đã giãy nảy lên! Mối mọt chỉ ngán các loại hóa chất chống mối mọt được phun tẩm vào gỗ trong quá trình chế biến gỗ nhân tạo ấy mà thôi. 3. Tính chất âm học của các loại gỗ nhân tạo khác nhau khá nhiều. Đi từ gỗ tự nhiên - Gỗ dán (Plywood) - ván dăm (Okal) - ván sợi ép (MDF) thì tỉ trọng ván sẽ tăng dần (tỉ lệ mô xốp tự nhiên của gỗ giảm dần) đồng thời lượng keo dùng cũng tăng dần. Càng đi về phía MDF thì tính chất của ván càng đi gần về tính chất của nhựa mà mất dần tính chất của gỗ. 4. Các loại thùng ngày xưa thường hay dùng Plywood và mấy loại này cũng không tránh khỏi cái đặc tính cố hữu ấy là sợ ẩm! Chúc các bác một tuần mới vui vẻ.
bác Chíp bữa rày viết nhiều dữ hen. chắc có hỷ sự hả ? Ván ép- Plywood cũng nhiều loại lắm, từ 1 hai chăm một tấm đến cả triệu. em để ý thấy ván ép đóng loa các hãng dùng là loại rất đặc, nặng nên rất cứng. đây là 1 đặc tính tốt để làm thùng loa. 1 chi tiết khác là các hãng công bố kích thước ngoài của thùng loa. trong khi đó cái ta quan tâm là kích thước trong và độ dầy ván khác nhau ở các mặt thùng loa. chỉ biết được điều này khi ta tháo thùng thôi các bác ạ. đây cũng là 1 trong các bí chiêu của hãng và ta khó mà làm y chang được. :lol: một số hãng làm loa giá trên trời cóc thèm dùng ván ép để đóng loa, mà thay vào đó là vật liệu cứng hơn như Mica, Compsite như Wilson chằng hạn.... và có vẻ cho tiếng bass chắc hơn ? :wink:
Mình đồng ý với bác PC-Chip về điểm này! Ván ép có nhiều loại lắm, có loại dùng trong đóng thuyền! Theo mình được biết thì Tannoy Autograph sử dụng loại ván ép này đấy.
Vâng chính xác là ván ép (plywood) có rất nhiều loại trong đó cả cả loại dùng để đóng thuyền hay làm cầu cảng như bác nói. Loại này thường được gọi chung là marrine plywood. Các loại này sẽ sử dụng keo dán ít bị ảnh hưởng của nước thuộc họ phenol formaldehyde. Có điều giá thành cho loại ván ép thường cao hơn loại thông thường khá nhiều. Em không biết Autograph có sử dụng loại ván marrine plywood này không! Trước đây có dạo em cũng tìm hiểu về các loại Tannoy và thường thấy chỉ có dân DIY thế giới là hay dùng marrine plywood để đóng thùng Tannoy thôi chứ hãng thì không thấy họ đề cập.
Xin lỗi các Fan nhé, tôi lặn để dành chỗ cho các bác. Tôi đã chủ động lặn đi rồi mà bác không đọc chỗ bôi đậm sao? Tự biết nói thật về gỗ có thể ảnh hưởng đến công việc của người khác nên tôi xóa hết rồi đấy. Có lẽ tôi với 1 số bác không nên nói chuyện với nhau. Gút lại thế này: -Khi loa cũ bị hỏng thùng, có thể đóng mới và cũng có thể xử lý lại cho kín và thay lớp ván lạng ở ngoài vừa tiết kiệm và nghe không ảnh hưởng nhiều. Altec hay loa gì cũng vậy. -Loa mới nhập ở Mỹ về như của bác Sanh Trang chẳng hạn, cho dù có tuổi vài chục năm nhưng do khí hậu của họ tốt nên với một số đôi không thể nói: tính chất âm học của thùng loa bị lão hóa.
Hê hê, đây là Topic chuyên về Altec bác ơi . Nếu bàn rộng hơn thì bác cùng với chúng em qua Topic chuyên về gỗ ta bàn cho nó đúng chỗ :wink: @ vintdio - pc_chip: Cái Marine Fly Wood ấy thực ra là ván ép dùng làm vách ngăn trên tàu hoặc thuyền chứ làm sao dùng để đóng thuyền được các bác ơi :wink: Thân,
gỗ đóng tàu là gỗ thịt. bí quyết không thấm nước cho gỗ nằm ở 1 loại dầu, hình như là dầu trai thì phải. các bác thấy khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận người ta lấy thúng làm thuyền.
Em sợ nhất mỗi khi thấy bác TuanCD này khen ai! :wink: @Bác sỹ: bác đừng nói đến đoạn dầu chai hay trai này nữa vì không thì em lại nhảy luôn sang nói cả sơn chống hà lẫn bảo vệ ăn mòn bằng anode nữa thì có mà nói cả ngày! hihi.... Thôi em không nói nữa đâu!
Em hỏi tên gỗ gõ đỏ với gụ mà cao thủ chả giả nhời, thôi thì tiện thể em hỏi luôn nữa : sao số lớp gỗ dán luôn là lẻ thế ạ ?
Lại cho em hỏi: thường loa cổ hay nói đến nhất là thay gân (viền, nhún) mà em ít thấy nói đến cân chỉnh lại nhện. Nhện Altec cổ có gì đặc biệt k và nếu phải thay thì nên thay loại nào ?
Tôi đã tránh nói những gì không liên quan nhiều đến topic nên định trả lời lão Cai ở quán cà phê chứ không có ý coi thường lão đâu. Tiện tay vừa xóa post khá dài nên trả lời lão thế này: Nước ta có tới vài trăm chủng loại gỗ khác nhau, mỗi vùng miền lại có tên gọi riêng. 2 bác thợ mộc 2 vùng có thể cãi nhau cả ngày vì tên gọi 1 loại gỗ. Ở vùng Con Cuông họ gọi gụ là gõ đỏ, cái này tôi không khẳng định vì tôi cũng không biết nhiều về gỗ ở Việt nam. Năm 1989 tôi có mua 2 chiếu gỗ 220x85x11 cm gỗ gõ đỏ, ra bắc thì thợ họ khẳng định là gụ. Số lớp của gỗ dán luôn là lẻ vì khi chịu lực xé thì ở giữa là yếu nhất nên người ta tránh lớp keo vì keo thông thường chịu lực kém hơn gỗ thịt. Mai tôi sẽ xóa nốt post này để trả chỗ cho các Fan.
Theo tôi được biết thì số lớp dán lẻ chỉ liên quan đến hình thức mặt ngoài của tấm gỗ, vì mỗi lớp gỗ được dán vuông góc với lớp kế bên nên số lớp gỗ dán luôn lẻ bác à.
Do vừa va phải mấy loại gỗ này khi làm nhà nên em hóng hớt tý; gỗ gụ thì có màu nâu sẫm, ít hoa văn; gõ đỏ thì có màu đỏ nhạt hoặc thẫm, đôi khi nâu vàng, và hay có vằn vện màu đen, có nhiều hoa văn hơn.
Qua Topic này các bác Thanh VNS và PC (đều ở Sài Gòn cả )cho em hỏi về DIY Loa ..Bản thân em chưa dùng qua đồ DIY nào cả ..Các bác cho em hỏi một số thắc mắc như sau về DIY loa Altec cho phù hợp với Topic: 1.Củ loa Altec dùng cho thùng đóng của các bác là loại gì? củ loa mới nguyên chiếc hay rã thùng(do thùng gin hỏng ? hoặc nghe không hay bỏ đi )....? 2.Các bác đã dùng nguyên vật liệu gì để đóng thùng? Mẫu mã thế nào? (Các bác cho ảnh minh họa nhé) .Căn cứ vào đâu để đóng hay là sáng tạo của các bác ? Làm thế nào tiếng trầm xuống đến 20Hz? Tiếng đó nghe thế nào? Độ "tin cậy" của quảng cáo này? Tại sao các bác cho là thùng các bác ấy đóng bass hay hơn thùng gin? Các bác ấy có test với thùng gin chưa? Đã nghe loa Altec thùng gin chưa?. -Nếu thùng loa hãng không hay các bác tái tạo làm gì? -Ngoài cái thùng tự tạo tất cả bộ phận còn lại dùng cái gì? -Củ loa? Mới hay củ?Gin hay mod lại? 3. Crossover DIY theo chuẩn gì? Có tương thích không? -Người không biết DIY (nghĩa là không có trình độ kỷ thuật về loa đài) có nên chơi thùng đóng theo các bác không? Tại sao? Có gì bảo đảm từ mấy bác đóng thùng ? Tất cả các thắc mắc nếu trên nếu có xác nhận của bản hãng hoặc tổ chức khoa học kỹ thuật có uy tín càng tốt.. Rất mong sự quan tâm của các Bác và hồi âm sớm nhất để mở mang tầm nhìn về DIY của em cũng như các bác Audio phía bắc ..Trân trọng cảm ơn