E cũng xin mạo muội giơ tay chút,audiophiile theo e hiểu là chỉ cần dịch nghĩa mê âm thanh đã là đủ. Bất cứ ai đam mê âm thanh và loay hoay quanh cái việc nghe đều là audiophile.Còn bác bethoven có là au...phile kg thì e nghĩ nghề bác ấy là đem audio đem rán fi- lê lên để sáng tác thì đúng hơn Đúng là audiophile kg phân biệt đẳng cấp thật-những người sùng âm thanh thì chả cần ai phong, họ tự nghiễm nhiên là audiophile chứ kg phải phấn đấu trở thành... Cho nên e nghĩ người lắm tiền mà thích nghe nhạc thì cũng là audiophile thôi ,vì kiểu gì theo thời gian trình bác ấy sẽ được nâng cao nhờ việc ...tỏ ra khiêm tốn học hỏi bạn bè Nhưng thường là nghe nhiều lời khuyên mà làm theo thì.. ít lắm
Tại sao cứ "cố", "phải" để được gọi là gì đó các bác nhỉ? riêng em chỉ cần được nghe giai điệu mình thích, cảm được bài nhạc mình nghe, thích thú với những chi tiết leng keng ẩn khuất đâu đó trong bài nhạc là em thấy hạnh phúc lắm rồi các bác ạ
- Theo em nghĩ audiophile hay hi-end là các thuật ngữ không được định nghĩa cụ thể mà phải hiểu theo cách trừu tượng, đó là cảnh giới luôn luôn thay đổi theo không gian, thời gian và có cả yếu tố tâm linh đó là nhận thức của con người. - Vì vậy không nên đi tìm 1 chuẩn mực cho một từ không được định nghĩa rõ ràng vì nó sẽ luôn thay đổi các bác ạ. - Tuy nhiên mục đích của nó ai cũng có thể hiểu được là đi tìm giới hạn của cái hay, cái đẹp của âm nhạc. lấy ví dụ 1 nhà khoa học thiên văn đã tìm ra giới hạn của vũ trụ rồi lại tự đặt ra câu hỏi cho mình : "liệu cái gì bao quanh phía ngoài giới hạn ấy?..."
Từ Audiophile được dân châu Á dùng nhiều nhất, béo cho mấy ông Tầu bán linh kiện Diy với hàng chữ in đậm: Audiophile capacitor Audiophile grade tube Audiophile enthusiastic transformer Audiophile psychic patches... ....Và mấy cha nội chăn gà có dịp ăn theo
Em xin mạn đàm về Topic này : Em xin mẫu số chung thôi nhé : Audiophile- Anh là ai ? 1-Anh là người có dàn âm thanh chẳng giống ai ??/!!! - Dàn loa thường to hoặc nhỏ nhưng ít khi nào phù hợp với thẩm mỹ của phòng . - Người không am hiểu nhạc (nhất là mấy sì tin) hỏi : Dàn anh chắc hát karaoke hay ??? dập chắc bể phòng ..... Bó tay ! 2-Những anh ở bừa bộn nhất thế gian: - Vì cứ lo thử chất âm mới, thay đổi phối ghép ......nên lười dọn. 3-Không hài lòng với dàn của mình : - Cứ cắm rút xả rồi cắm, lâu lâu mượn bạn được món gì lại thử .....cái khoảng này tương đương với khoảng 2 (Bừa bộn ) 4-Những gì Audiophile thích nhất : - Nhiều tiền :::::;....... để thay đổi mà khỏi cần lăn tăn suy nghĩ . :lol: 5-Audiophile ghét nhất : - Đang nghe nhạc mà bị đứa khác làm phiền ( Cho dù đó là vợ ....con) 6-Đi xa nhà Audiophile nhớ gì : - Nhớ dàn nhạc hơn nhớ vợ con 7-Một ngày của Audiophile: - Không được nghe nhạc như con nghiện thiếu thuốc. 8-Audiophile: những tay nói dối cự phách : - Không bao giờ nói thật với vợ món hàng mình mua, và giá trị thật của dàn nhạc của mình . :lol: :lol: :lol: Đôi chút về Audiophile, các Bác chém tiếp nhé!!!!!
Mục 7: nhiều audiophile (nhiều lắm) một ngày không được ôm bàn phím mới như con nghiện thiếu thuốc, chứ cả tháng không nghe nhạc cũng chẳng làm sao. Mục 9: chưa nghe, thậm chí chưa nhìn tận mắt một sản phẩm nhưng chém về chất âm của nó như đã sở hữu tận 10 năm.
- Mấy tay hàng xóm nhà em thấy em hì hục ráp cái tube cứ ngày nào trông thấy mặt em cũng hỏi ráp xong chưa, tối anh sang hát thử xem có hay không nhé :mrgreen:
Ô-đi-phi hỡi anh là ai? Có phải người hai mắt hai tai Ngày thì ngơ ngẩn đi nghe nhạc Đêm về dây dẫn quấn lên vai Ô-đi--phi hỡi anh là ai? Phải người nghe một đoán thành hai Tét mù anh bảo là loa Mỹ Mở màn trời hỡi anh đoán sai Ô-đi-phi hỡi anh là ai? Có phải anh thích đấu bi-wire Hứng lên anh bán cao hơn shop Lại bảo em còn thiệt mấy chai :lol:
revoxaudio viết : "Mình có một hội các bác Audiophile chơi với nhau . Gần như ngày nào cũng tụ tập cafe - trà đá - thuốc lào . Đặc điểm của các bác audiophile này là rất thích mua hàng cổ , hiếm ... Và có một đặc điểm rất chung là chỉ mua hàng lỗi , hỏng , vỡ , thiếu nút ( Giá đồng nát ) sau đó các bác audiophile đem về phục chế , sửa chữa , lai tạp ... đại loại lấy một câu từ rất chuyên nghiệp là DIY . Sau đó ngồi nghe tụ tập với nhau thưởng thức thành quả , thi đấu với nhau . Và đích cuối cùng là khi có khách nào nghe ưng cái bụng là bán liền . Điểm chung của hội audiophile này là đồng quan điểm bộ dàn 10 Tr hay hơn bộ dàn 50 Tr . Em tiếp xúc nhiều vì thế quan điểm AUDIOPHILE là vậy ...." hay đội Audiophile này có cách chơi riêng! chơi là phải sướng và thích các bác ạ, bản thân em có thú chơi như các bác là âm nhạc và đồ âm thanh ngoài ra em còn thú chơi Chim nữa
Re: Adiophile- Anh là ai ? Dọc cái này của bác bùn cười quá...Audiophile là thuật ngữ để gọi những người mê âm thanh nổi...có nghĩa là âm thanh Hi-Fi ..em chả nhớ năm nào có âm thanh Hi-Fi nhưng thời Beatles thì toàn thu Mono...Với lại nghe nhạc acoustic còn phân biệt được nhạc cụ nó kia..chứ nhạc rock nhạc pop...nhạc điện tử...cả họ nhà em cũng chẳng nghe được đâu là Organ đâu là Ghita và tai người thì không đo được dải tần..đo phải có máy ...mà máy đo có khi còn sai lòi
Tình cờ đọc được bài này thấy rất hay post lên cho ae coi "Tôi là không phải là một người nhiều chuyện hay thích gây sự. Đơn giản, rõ ràng và thẳng thắn là những phần tử nằm trong tập hợp các phương châm sống yêu thích của tôi. Tôi không muốn làm phức tạp hóa cái đề tài audiophile đầy dao rợ và máu me của ngày hôm kia. Tuy nhiên, nó vẫn hàng ngày, hàng giờ khiến tôi phải tự dằn vặt mình trong hàng tá những câu hỏi. Có lẽ thay vì tự bóp cổ, tôi sẽ liều chết để tiếp tục nói ra một vài quan điểm quái đản. Ít nhất thì tôi cũng được thanh thản, được chia sẻ và trên hết - là được giác ngộ về thế giới âm thanh huyền diệu. Audiophile hay musicphile Thật tai hại, hình như có rất nhiều người đã nhầm lẫn giữa hai định nghĩa quái quỉ này. Chúng quá gần gũi nhau và nhiều khi còn tồn tại không thể tách rời nhau. Có lẽ không cần giải thích nhiều, Audiophile là audio + phile, hay những người đam mê âm thanh đến cuồng nhiệt. Còn Musicphile, đơn giản là music + phile, những người đam mê âm nhạc đến cuồng nhiệt. Các bạn có biết phile ở đây có nghĩa là gì không? Phile hay phi, philia , philic là những hậu tố phổ biến, được sử dụng nhằm miêu tả lực hấp dẫn, tình yêu hay nỗi ám ảnh đặc biệt đối với một thứ gì đó. Hậu tố này này bắt nguồn từ philia (φιλία) - 1 trong 4 từ của tiếng Hi Lạp cổ dùng để nói về tình yêu (3 từ còn lại là eros, storge và agape). Đó, tôi đã nói rồi nhé. Audiophile là một từ nói về những người đam mê âm thanh đến cuồng nhiệt. Tương tự như thế, chúng ta có musicphile, videophile, cinephile, technophile, rượu-phile, thịt chó-phile, mắm tôm-phile hay bất cứ thứ gì mà bạn có thể phile. Ok? Hầu hết những người chơi âm thanh hiện nay đều cho rằng, audiophile là những người có hiểu biết sâu sắc về công nghệ âm thanh lẫn âm nhạc. Họ phải là người biết đâu là nốt la, nốt đô, nốt sol... hay bất cứ thứ gì “nốt, nốt” theo kiểu nhạc lý đó trong bài hát. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với quan điểm này. Thật vậy, audiophile đối với tôi, chỉ là những người đam mê âm thanh đến cuồng nhiệt, không nhất thiết phải hiểu biết sâu sắc về công nghệ âm thanh lẫn âm nhạc. Có một thế giới “audiophile thần thánh” ở Việt Nam Sự thật kinh hoàng nhất mà tôi thấy đã tồn tại rất lâu trên các cộng đồng công nghệ nghe nhìn ở Việt Nam, đó là hầu như không có ai dám đứng lên để tự nhận mình là một audiophile. Còn những người tội nghiệp dám đứng lên, họ sẽ nhận được những câu hỏi dò xét, những cái nhìn đầy nghi ngờ và đôi khi là cả ánh mắt khinh bỉ. Tại sao vậy? Sự thật là audiophile đang được thần thánh hóa. Nó giống như một đám người ngồi xung quanh chậu nước trong vắt mà không ai dám thò tay vào. Họ sợ đôi tay của mình không đủ sạch, và sợ đôi tay của người khác cũng không đủ sạch. Kết quả là chậu nước vẫn trong vắt và trở nên vô dụng với một đám người xung quanh đang nghiêng mình soi bóng ở trong đó. Hay nói cách khác, chúng ta đang thần thánh hóa audiophile. Theo quan điểm của tôi, box âm thanh của HDvietnam có thể được gọi là một cộng đồng audiophile có quy mô nhỏ. Ở đó có những người hiểu biết sâu rộng về âm thanh, có những người chỉ biết vừa đủ, có những người biết chút chút, và tất cả đều chung niềm đam mê công nghệ âm thanh đến cuồng nhiệt. Tất cả đều là audiophile. Chắc chắn nhiều người sẽ cười vào mũi khi ai đó nói rằng: ồ, tôi đang nghe nhạc trên loa Soundmax, thỉnh thoảng có đi nghe ké ở nhà bạn bè, tôi yêu công nghệ âm thanh và tôi là một audiophile. Một kỹ sư làm việc cho hãng loa danh tiếng, anh ta học vật lý và có hiểu biết sâu rộng về công nghệ âm thanh. Nhưng anh ta không thích âm thanh mà chỉ thích xem phim vào mỗi buổi tối sau một ngày làm việc vất vả. Anh ta không phải là audiophile (mặc dù nhiều người sẽ nói CÓ). Một ca sĩ có hiểu biết về nhạc lý một cách sâu rộng, cô ta hát hay, đàn giỏi, thích âm nhạc nhưng đối với cô, những chiếc loa và ampli là thứ vô nghĩa. Cô ta không phải là audiophile. Và nếu cô ca sĩ này lấy anh chàng kỹ sư kia làm chồng, tất nhiên họ cũng sẽ không làm nên một gia đình audiophile với những sở thích độc lập đó. Ngược lại, một sinh viên mới ra trường, túi mốc meo, sở hữu loa Nam Môn để nghe nhạc, nhưng lại biết phân biệt đâu là MP3, đâu là lossless trên hệ thống nghe nhạc của người quen, và hơn hết là cậu ta yêu thích công nghệ âm thanh đến cuồng nhiệt. Cậu sinh viên này... đang thất nghiệp và là một tay audiophile thứ thiệt. Vậy mà - thật xấu hổ - tôi thấy hầu hết những người xung quanh, không ai dám đứng lên nhận mình là một audiophile, trong khi họ đam mê âm thanh đến cuồng nhiệt và thường xuyên nâng cấp các thiết bị của mình. Đối với họ, có lẽ chỉ những nghệ nhân làm loa, hay những tên tuổi lớn trong lĩnh vực âm thanh mới là những audiophile thực thụ. Nên nhớ, khoảng cách giữa nghệ nhân làm loa với thợ làm loa, giữa một tên tuổi lớn với một nhân viên kinh doanh là rất nhỏ. Đâu phải ai làm ra chiếc loa, đâu phải có hàng đống loa đài khủng cũng biết quý trọng chúng đâu. Phải không? Bản chất của audiphile là đam mê, không phải là hiểu biết. Kiến thức chỉ là công cụ để chúng ta đi xa hơn mọi người, nhưng cho dù bạn đi đến đâu nữa, nếu thiếu đam mê, linh hồn của bạn cũng sẽ biến mất. Đó mới là điều thực sự quan trọng. Làm sao để tôi trở thành một audiophile giỏi Audiophile, cũng giống như những cộng đồng khác, sẽ có người giỏi và người chưa thực sự giỏi. Có nhiều cách để bạn trở thành một audiophile giỏi. Có thể là bằng đôi tai, có thể là bằng khối óc, và cũng có thể là cả hai. Một nghệ nhân làm loa đang ở độ tuổi 70, mắt mờ và đôi tai không còn thính. Nhưng với khối óc và bàn tay khéo léo, họ vẫn có thể làm ra những chiếc loa có thể tái tạo lại âm thanh chính xác đến kỳ lạ. Bằng cách gì ư? Bằng cách sử dụng đôi tai... người khác kết hợp với khối óc tuyệt diệu của mình. Đơn giản vậy thôi! Trong thực tế, tìm hiểu và trải nghiệm các công nghệ là con đường ngắn nhất để cải thiện bản thân. Tuy nhiên, nếu công việc không cho phép, bạn có thể học cách lắng nghe. Hoặc tốt nhất là cả hai. Nhiều người cho rằng việc rèn luyện cách lắng nghe sẽ khiến cho người nghe không còn chú trọng đến cảm xúc. Tôi không đồng ý với quan điểm này. Một audiophile mua một chiếc loa khủng, để làm gì chứ? Tất nhiên là để phục vụ nhu cầu thưởng thức âm thanh lẫn âm nhạc của mình rồi. (Nếu chỉ có nhu cầu âm nhạc thì loa nào mà chả được?!) Âm thanh và âm nhạc giống như là lý trí và cảm xúc. “Một cặp loa hay” là lý trí, còn “một bài hát hay” lại là cảm xúc Bạn là một audiophile và cũng là một musicphile, bạn sẽ cần đến lý trí và cảm xúc. Để trở thành một audiophile không có gì là quá khó, nhưng để trở thành một audiophile giỏi lại là chuyện khác. Cảm xúc và lý trí thì ai cũng có rồi. Nhưng bạn sẽ cần phải rèn luyện và “nâng cấp” chúng thường xuyên và không ngừng. Bạn nói rằng việc rèn luyện cách lắng nghe sẽ khiến cho người nghe mất đi cảm xúc. Thế nhưng bạn đã bao giờ làm điều đó chưa? Nên nhớ, audiophile chỉ là một loại đam mê, một loại thú vui, nhưng nó cần sự nghiêm túc cao độ trong việc thưởng thức lẫn đánh giá. Một khi thành công, cảm giác giác ngộ sẽ đến một cách tự nhiên và tuyệt vời. Kết luận Tôi khoái nông dân và trồng rau. Do đó tôi sẽ phải kết luận theo kiểu của tôi, nếu không - chắc tôi lại tự bóp cổ minh hoặc bóp cổ bạn đến chết mất. Bạn có thể là kỹ sư nông nghiệp, bạn có thể là nông dân và bạn có thể chỉ là nhân viên văn phòng với một vườn rau nhỏ xíu trước cửa nhà. Dù ở vị trí nào, thì không ai ó quyền cấm bạn trở thành thành viên của hội nông dân, bởi bạn là người mê trồng rau. Cũng giống như vậy, chả có gì phải xấu hổ khi nói rằng bạn đang nghe loa Soundmax và bạn là audiophile cả. Tại sao bạn không đá bóng giỏi mà vẫn dám nhận mình là fan bóng đá, trong khi không đủ can đảm để là điều đó với âm thanh. Tôi chỉ là fan của công nghệ âm thanh, do đó tôi không phải là thần thánh. Tôi là một audiophile. Điều quan trọng nhất không phải là danh vọng, mà là đôi tai, khối óc và trái tim của chính tôi." Em trích nguyên bản từ nguồn: http://vozforums.com/showthread.php?t=3192997
Theo quan điểm của riêng e thì đam mê audio thì rất tốt nhưng ko nên lạm dụng audio quá thành tẩu thì khổ, có bác từ ngày mua đồ về phối ghép tới giờ đã được nghe bản nhạc nào ra hồn đâu, e toàn thấy bác ấy ngồi tec thử, cắm rút là chính, hình như bị tẩu rùi thì phải. Khổ rùi
Quite: Henry Rollins là một audiophile, ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, DJ nổi tiếng người Mỹ. Ông sinh năm 1961 ở Washington trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc và được tiếp xúc với nghệ thuật âm thanh từ rất sớm. Dưới đây là câu chuyện được đăng tải trên trang Stereophile về cuộc đời và những triết lý sống của một audiophile theo quan điểm của Henry Rollins. Henry Rollins cùng một phần bộ sưu tập của mình. Ảnh: artistdirect. "Thật may mắn cho tôi khi được lớn lên trong một môi trường nơi mọi người thưởng thức âm nhạc thuộc mọi thể loại. Tôi sống với mẹ trong một căn hộ nhỏ ở Washington DC, trong những năm 1960 - 1970, và trong suốt quãng thời gian đó, âm nhạc là phương thức giải trí được ưa chuộng nhất. Có Chopin, Wagner, Beethoven, Coltrane, Miles, Sonny Rollins, Streisand, Baez, Dylan, Miriam Makeba và thậm chí cả Doors, Hendrix, và Janis Joplin... Chúng tôi đến một cửa hàng âm thanh gần Dupont Circle thường xuyên. Tôi không rõ bằng cách nào mẹ tôi biết về những bản thu mới, nhưng bà luôn có một thứ âm nhạc mới mẻ nào đó để nghe. Riêng tôi có một máy phát nhạc trong phòng, nghe mọi thứ từ những bản nhạc cho trẻ em đến Strauss, từ the Beatles đến Isaac Hayes... Trong nhiều năm, tôi không bao giờ để chất lượng âm thanh vướng bận đến đôi tai của mình. Chỉ cần được nghe nhạc và nghe rõ đã là quá đủ. Có lẽ vì cách đây đã quá lâu, vào thời điểm tôi còn trẻ, đang làm một công việc với mức lương tối thiểu, và rõ ràng âm thanh hi-end không phải là mục tiêu hàng đầu. Ngày ấy, tôi mua những bản thu với tiền thưởng mà tôi nhận được. Thời đó, việc có được một bản nhạc đôi khi vô cùng khó khăn. Tuy vậy, tôi không bao giờ hối tiếc vì việc đó. Nhiều bản thu ngày ấy tôi mua với giá chỉ vài đôla, nhưng giờ đây có mặt trên Ebay và nhiều trang mạng khác với mức giá không tưởng. Đến những năm 80 của thế kỷ trước, tôi có một hệ thống stereo đơn giản và rẻ tiền. Đó thực sự là quãng thời gian đáng nhớ với tôi. Dù phần lớn các bộ phận được lấy từ mỗi nơi một ít, có thể chúng không hợp nhau, nhưng một lần nữa, chỉ cần được nghe nhạc, tôi đã cảm thấy ổn rồi. Việc này bắt đầu thay đổi khi tôi bỏ nhiều thời gian hơn trong studio nơi tôi làm việc và nghe nhạc từ đôi loa Altec Lansing lớn. Tôi bắt đầu nghĩ sẽ tuyệt vời thế nào nếu có một thứ như thế này trong phòng mình. Ngày ấy, tôi thậm chí còn chưa có phòng, nhưng mơ mộng về một môi trường nghe nhạc hoàn hảo vẫn luôn trong khắc khoải trong tôi. Năm 1991, tôi quen Dan, một nhà xuất bản nhỏ ở đây. Tôi nói với anh rằng ban nhạc của chúng tôi có một ít vốn và đã đến lúc để bắt đầu. Từ đây, tôi có một hệ thống hi-fi khá tốt, không hẳn tuyệt hảo, nhưng nó cùng tôi làm việc và thưởng thức âm nhạc trong nhiều năm. Đó là một đôi Tannoy 12 inch với sub 18 inch, một pre-ampli Carver và một bộ phân tần Rane. Có thể nhiều người sẽ cười, nhưng lúc đó tôi không phải là một audiophile. Với tôi, như thế đã tốt hơn tôi hằng mong đợi rất nhiều. Không ít lần tôi 'chết lặng' khi phát hiện ra số tiền mình có thể trả cho một sợi dây dẫn. Đó là lúc tôi chỉ còn vài xu trong túi, có một người mặt cắt không còn giọt máu, lộ rõ vẻ 'không thể nào tin được' và hỏi lại 'anh có thể nhắc lại, anh đã mua thứ này hết bao nhiêu không?', khi hỏi giá sợi dây to đen như một con rắn lớn tôi đang cầm trên tay. Vâng, rất nhiều lần như thế. Đến nay tôi có đến năm dàn âm thanh trong nhà mình, hệ thống tôi dành nhiều thời gian để nghe và thích nhất có lẽ còn khá "nghiệp dư" với những người đọc bài viết này: loa Wilson Audio Sophia 3s, ampli và pre-ampli McIntosh, đầu đĩa than Rega Planar 3 và đầu CD Rega Valve Isis. Cuối năm 2012, hệ thống này sẽ được chuyển đến một phòng khác, tại tôi và vài đồng nghiệp tiếp tục nâng cấp, thử nghiệm. Tại sao tôi lại bỏ nhiều thời gian và tiền của để mong muốn đạt được chất lượng âm thanh tuyệt hảo? Với tôi vấn đề này rất đơn giản: cuộc sống quá ngắn ngủi và âm nhạc là thành tựu vĩ đại của con người. Khi âm thanh hay được ngân lên, mọi chi phí bỏ ra đều rất xứng đáng. Nghe nhạc có lẽ là nguồn cảm xúc hạnh phúc dồi dào nhất mà tôi được biết, và đã trải nghiệm điều này từ lúc còn là một cậu bé. Tôi sống trong một ngôi nhà chất đầy những bản thu, áp phích, tờ rơi, lịch diễn, tranh ảnh của suốt 30 năm qua. Tất cả album và nghệ sĩ đều được xem như thành viên thân thiết của gia đình. Dù thường xuyên phải đi xa, châu Phi, Trung Đông, Trung Á, Đông Nam Á, châu Âu... khi đi taxi về nhà, tôi luôn có kế hoạch sẽ nghe gì ngay tối hôm đó. Nhiều người nghe nhạc luôn mang theo sự đánh giá và đôi lúc là phê bình, chê trách. Khi nghe một bản nhạc thật tuyệt vời, họ tự hỏi, không rõ giá của hệ thống âm thanh đang phát là bao nhiêu. Với tôi, họ ưa thích phần máy móc, phương tiện hơn là âm nhạc thực sự. Và xin đừng để tôi thấy sự hoài nghi đó. Khi nghĩ về những gì các nghệ sĩ đã hi sinh, những xu hướng nào họ đang đi ngược lại, những đêm thao thức, sự chê cười, trách móc mà họ nhận được, chỉ bởi vì họ có một tài năng đáng ngạc nhiên và mong muốn chia sẻ với thế giới. Điều nhỏ nhặt nhất bạn có thể làm được cho các nghệ sĩ ngoài việc mua bản thu gốc là tỏ ra tôn trọng nhất có thể khi nghe âm nhạc phát ra từ bất kỳ dàn âm thanh nào. Khả năng cảm thụ âm nhạc là một chủ đề nhạt nhẽo, vô vị. Tôi không bao giờ phí thời gian cố gắng đưa ai đó lên một trình độ nghe nhạc mới. Một người không thể biết người khác đang thiếu thứ gì, mà chỉ bản thân người đó hiểu. May mắn thay, người quản lý và tôi đều là audiophile và cả hai đều "nghiện" sưu tầm các bản thu. Chúng tôi đi khắp thế giới và dành vô số thời gian bàn luận về các chủ đề âm nhạc khác nhau. Mọi người có thể hình dung, hoặc có định kiến về niềm đam mê của audiophile và cả người chơi âm thanh nói chung, tôi không quan tâm đến họ. Bởi lẽ tôi là một audiophile. Unquoted Nhan 0918615612