AUDIOPHILE VÀ ...TRIẾT GIA

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by overturecafe, 8/3/13.

  1. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2
    Bác già này đánh giá rất phiến diện khi gắn sự phát triển của Âm nhạc chỉ với Bộ dàn, Internet và Tiền.

    Cái này đâu có phải là Âm nhạc dở hơn, mà có khi là người bị "dở " hơn.
     
  2. LQMH

    LQMH Advanced Member

    Joined:
    24/10/12
    Messages:
    1.521
    Likes Received:
    308
    Chém gioá mà phải xin phép nhà chức trách thì :( thôi vác đồ nghề đền Đề Khúc chém cho phê. . . nhưng cũng kẹt vụ. . . "nói khẽ" :lol:
     
  3. overturecafe

    overturecafe Advanced Members

    Joined:
    2/8/11
    Messages:
    149
    Likes Received:
    2
    Location:
    109 Trần Quốc Toản Q3 TPHCM
    Vậy mời bác khivang phát pháo trước đi cho anh em "loi" theo nhểy? chẳng hạn về cái sự Hay và Phê của một bộ dàn, một đĩa nhạc, bài hát… í. Vì đến giờ này thì vẫn chưa có triết gia nào “túm” vấn đề này lại cả. Em là Overture xin phép Overview ngược dòng mấy nét chính trong "trận địa pháo" trong mấy ngày qua như sau:

    Bác Muoimeo:
    Khi em viết "HAY LÀ THUỘC TÍNH CỦA BẢN NHẠC / BỘ DÀN" không có nghĩa là từ HAY ở đây được xác định như 1 thuộc tính tuyệt đối cho mọi đối tượng là bản nhạc hay bộ dàn, hoặc như 1 khái niệm tuyệt đối cho mọi người. Trong giới hạn của ngôn ngữ và trong từng văn cảnh cụ thể, chúng ta chỉ có thể minh họa 1 vấn đề 1 cách tương đối. Ở câu này, bác cần xác định HAY là 1 thuộc tính mang tính tương đối, là kết quả của mối tương quan giữa CẢM XÚC NGƯỜI NGHE và BỘ DÀN (ở đây đều là 2 chủ thể độc lập chứ không phải là mối tương quan chủ thể-khách thể bác nhé). HAY là tính chất của 1 danh từ, hoặc đôi khi được dùng như 1 trạng từ để bổ sung cho động từ chứ không phải để mô tả 1 trạng thái của cảm xúc hoặc tinh thần. Vd bác có thể nói "Bản nhạc này hay" hoặc "anh này chơi (...) hay" chứ không thể trả lời câu hỏi "Hôm nay bác thấy người thế nào" bằng câu "Hôm nay tôi thấy người tôi hay" được. - "em thấy HAY quá" ở đây có nghĩa là bác đang cảm thụ được cái HAY của 1 sự vật hay hiện tượng nào đó (vd của bản nhạc chẳng hạn), chứ không phải từ HAY ở đây được dùng để mô tả trạng thái tinh thần của cảm xúc trong bác. Chính vì thế, từ PHÊ được dùng để thay thế cho nội động từ CẢM THỤ được em dẫn giải ở trên. Ở trong câu "Tại em thấy PHÊ" thì từ PHÊ được dùng như 1 tính từ vị ngữ, câu này có thể rút gọn thành "Tại em PHÊ" - khi đó PHÊ đã chuyển sang thành nội động từ. Nhưng dù trong trường hợp nào thì nó cũng được dùng để mô tả trạng thái cảm xúc hoặc tinh thần chứ không được dùng để mô tả tính chất của bản nhạc. Thực ra, mối liên quan giữa HAY và PHÊ ở đây là thế này: HAY là cái tính chất gốc của sự vật hoặc hiện tượng để dẫn dụ cảm xúc của bác đi tới cái ngọn là trạng thái PHÊ ở trong người bác.

    Để dẫn đến ý kiến của bác Muoimeo như trên là do em "rại rột" có đưa ra vấn đề này ra: Với audiophile thì HAY = PHÊ là gì? Giữa một Bản nhạc và Một bộ dàn thì chữ HAY = PHÊ giống hay khác nhau? Cao nhân nào có ý kiến ít bị anh em "pháo" nhất thì sẽ được một chuyến ngao du Đà Lạt trong tháng tư (bác LQMH có hứa vậy). Tất nhiên cái đẳng thức Hay = Phê là từ cái giả thiết cũng do em bày ra như vầy:
    Tiên đề Audio: Hay là Phê, trong đó Phê là một dạng bệnh lý tâm thần, thường biểu hiện ở trạng thái đắm chìm, mặt xxx xxx, và mất kiểm soát tạm thời, sẵn lòng dâng hiến tài sản cho người khác, quên cả gia đình, bạn bè và người thân; trạng thái này có thể kéo dài nhiều ngày hoặc ngắn hạn theo từng cá nhân trong môi trường sống cụ thể.
    Giả thiết: Dàn âm thanh (gọi là A) của chúng ta hiện tại thực chất phải được xem là một loại nhạc cụ hoặc một giọng ca (C), bởi chức năng chính của nó là phát ra âm thanh (Tc) theo những quy luật về cung bậc, lớp lang, giai điệu làm say đắm lòng người, không cần giống y chang âm thanh từ thực tế (Tt). Vậy nếu có nhiều A thì sẽ có nhiều C và nhiều Tc, không phụ thuộc vào Tt.
    Chứng minh: Khi đánh giá A, không thể nói Tc của A dưới giác độ C là “không thực”, vì bản chất của Tc là từ C tức là A chứ không phải từ thực tế nên Tc không thể là Tt. Một nhạc công dùng Violin giả tiếng chim hót líu lo có thể khiến ta phê dù biết đó không phải là tiếng chim thiệt, vậy tiếng Violin từ dàn âm thanh có thể khiến ta phê mà không nhất thiết phải giống tiếng Violin thiệt. Kết luận: Tc khác Tt với mọi C và A.
    Hệ quả: 1. Nhạc Live (Tt) khác với nhạc Playback (Tc), không thể lấy nhạc Live làm tham chiếu để set-up bộ dàn phát Play-back;
    2. Có thể chế tạo và set-up bộ dàn phát play-back hay hơn cả nhạc Live vì phê hơn (vì Hay = Phê) 3. Đáng giá một bộ dàn hay hay dở thì phải so với bộ dàn nào đó cụ thể, không so với âm thanh từ thực tế hoặc từ sách vở. Vì Tc phải so với Tc chứ không thể so với Tt hay Tsv...4. Yếu tố giá cả và tính thanh khoản luôn tác động lớn vào cái sự phê của bộ dàn. Bộ dàn hay với nhiều người luôn có giá cao vì dễ bán, bộ dàn giá cao chưa chắc hay với nhiều người thì khó bán (thử mua bộ dàn mới tinh, nghe xong vài bữa ói lại cho shop thì biết cảnh này ngay).


    Bác Tailang lia ngay loạt AK47:
    Thấy các bác trao đổi hay hay.Em xin được kể một câu chuyện góp vui về chuyện HAY = PHÊ giống hay khác nhau? chuyện xảy ra tại một buổi thi tuyển chọn cầm thủ giỏi nhất để tham dự giải quốc tế về môn vĩ cầm của nước thường được gọi là cái nôi của âm nhạc bác học. vòng chung kết chỉ còn lại hai ứng viên. Sau khi sinh viên A hoàn tất tác phẩm Paganini Caprice No. 24 cả hội đồng giám khảo đều hài lòng về phần trình diễn. Ngược lại với thí sinh A thí sinh B trình diễn Thais (Massenet,Jules) cả hội đồng giám khảo cũng hài lòng về phần trình diễn này.Nhưng với giai điệu mượt mà,chậm rãi, sâu lắng của Thais (Massenet,Jules) thì không thể so sánh được với kỹ thuật tuyệt đỉnh của Paganini Caprice No.24. Hội đồng giám khảo đã quyết định chọn thí sinh B sau khi hội ý. vì thí sinh này đã làm cho cả hội đồng giám khảo có được cảm xúc mạnh mẽ qua tiếng đàn của Anh ta. Từ câu chuyện trên cá nhân em thấy HAY và PHÊ khác nhau các bác a. HAY thì rất nhiều kiểu, nhiều góc độ và nhiều bộ dàn có thể đạt được điều này. PHÊ thì rất ít vì người nghe phải đón nhận được cảm xúc mạnh mẽkhi nó trình diễn"

    Lão dodo quăng lựu đạn:
    Ngẫm ra thiên hạ thiệt mênh mông, thời nay người ta hay dựa vào Chuẩn mực có sẵn để phân xử đúng sai - cứ hễ có minh chứng phù hợp với các Chuẩn mực đã thiết lập là được xem là ĐÚNG, trái với nó là SAI. Giả sử có một vụ kiện mà bên thắng là người vô tình chạy xe đụng một em bé nhỏ... Thử hỏi người ấy có thấy PHÊ không khi được xử thắng, cho dù anh ta được xem là lái xe ĐÚNG với quy định về tốc độ, làn đường, có bằng lái,vv... trong khi em bé ngây ngô đã SAI vì chạy ra chơi không đúng chỗ? Vì có thể chỉ riêng mình anh lái xe mới trăn trở mải với những chi tiết không thể quy định và phải xét đến trong Chuẩn mực như: phải chi lúc đó mình chú ý đường hơn thay vì mải nhét CD vào nghe nhạc thì có khi phanh kịp, phải chi mình đừng mải nghĩ về cuộc đấu giá cặp 300B đang bid căng thẳng, phải chi lúc đó mình hi sinh ngoặc tay lái cho xe đâm vào dải phân cách dù có nguy hiểm nhưng em bé đó có khi không sao? Các bộ luật...ha...ha...ha... có thể phân xử ai đó thắng/thua trong một vụ tranh tụng về tiền bạc, nhân thân, danh dự thường ngày dưới con mắt người đời, nhưng có thể, và sẽ không bao giờ có khả năng phân xử trong cái sự PHÊ hay KHÔNG PHÊ, cho dù đối với kẻ thắng cuộc. Vậy theo em, cả trong audio, cái ĐÚNG là dành cho thiên hạ, còn cái PHÊ = HAY là cho riêng mình (...)

    Các bác khác cũng ném đá túi bụi: Seamen, 509, Thinhgia, Phonoaudio, LQMH, khixuatabe… em nhớ không hết được, khiến cho chuyến đi lên vùng cao nguyên lạnh giá do bác LQMH khởi xướng trở thành chuyến xe bão táp về vùng quê lửa khói, nhất là bác nghenhinhs1 quăng trái lựu mìn chà bá lửa về cái vụ “tứ khoái”, thêm bác khixuatabe phun dầu như vòi rồng: “Đọc xong thấy bác Muoimeo đúng là ...hay thiệt, còn lão Overture thì...hiểm quá. Có hai bác này thì bàn tiệc rõ là vui như tết nhể!” vì cố ý quote thêm cái đoạn em viết hơi sơ ý rồi nhân đấy lợi dụng đâm lén sau lưng chiến sỹ: “Thế đấy bác nghenhinhs1, bác ấy đã làm rõ các khái niệm HAY LÀ THUỘC TÍNH CỦA ĐỒ VẬT, còn PHÊ LÀ THUỘC TÍNH CẢM XÚC CON NGƯỜI, đấy bác ấy nói chính xác thế thì bẩu dở sao được, bác Muoimeo ấy ĐÚNG LÀ HAY!”

    Đấy, còn đau thương hơn khi bác LQMH còn la lên oang oang: Qua 5 trang, em thấy câu em nói ban đâu có tí giá ". . . thường phán những lời trừu tượng. . . mơ hồ, khó hiểu. . . và có sở thích xé toạc vấn đề rồi tìm cách vá víu. . .," Em tự sướng tí...

    Đấy, bác tài cao đức rộng giúp anh em dọn dẹp bớt chiến trường, nếu thu xếp được thời gian thì lên chuyến xe Đà lạt về miền lửa khói với anh em luôn thể :lol:
     
  4. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Thực ra các mod có muốn khoanh vùng đâu, chẳng qua là bị sức ép từ nơi cao xa hơn. Lơ mơ bị rút giấy phép thông công hoặc ló thả con "sinh tử phù" ra thì ae miềng hết chỗ chơi :wink: :mrgreen:
     
  5. LQMH

    LQMH Advanced Member

    Joined:
    24/10/12
    Messages:
    1.521
    Likes Received:
    308
    :lol:
    Các bác khác cũng ném đá túi bụi: Seamen, 509, Phonoaudio, LQMH, khixuatabe… em nhớ không hết được, khiến cho chuyến đi lên vùng cao nguyên lạnh giá do bác LQMH khởi xướng trở thành chuyến xe bão táp về vùng quê lửa khói, nhất là bác nghenhinhs1 quăng trái lựu mìn chà bá lửa về cái vụ “tứ khoái”, thêm bác khixuatabe phun dầu như vòi rồng: “Đọc xong thấy bác Muoimeo đúng là ...hay thiệt, còn lão Overture thì...hiểm quá. Có hai bác này thì bàn tiệc rõ là vui như tết nhể!” vì cố ý quote thêm cái đoạn em viết hơi sơ ý rồi nhân đấy lợi dụng đâm lén sau lưng chiến sỹ: “Thế đấy bác nghenhinhs1, bác ấy đã làm rõ các khái niệm HAY LÀ THUỘC TÍNH CỦA ĐỒ VẬT, còn PHÊ LÀ THUỘC TÍNH CẢM XÚC CON NGƯỜI, đấy bác ấy nói chính xác thế thì bẩu dở sao được, bác Muoimeo ấy ĐÚNG LÀ HAY!”

    Đấy, còn đau thương hơn khi bác LQMH còn la lên oang oang: Qua 5 trang, em thấy câu em nói ban đâu có tí giá ". . . thường phán những lời trừu tượng. . . mơ hồ, khó hiểu. . . và có sở thích xé toạc vấn đề rồi tìm cách vá víu. . .," Em tự sướng tí...

    Đấy, bác tài cao đức rộng giúp anh em dọn dẹp bớt chiến trường, nếu thu xếp được thời gian thì lên chuyến xe Đà lạt về miền lửa khói với anh em luôn thể :lol:[/quote]

    Em phản ảnh hiện thực khách quan mà bác chếm iêm thế thì. . . :lol: Thôi, em sẽ "nói khẽ" như các bảng A4 bác treo ở cột nhà nhế :lol:
     
  6. audio509

    audio509 Advanced Member

    Joined:
    27/5/09
    Messages:
    647
    Likes Received:
    31
    Híc .. ! Oan cho cho em quá ... Em có Chém nhát nào đâu ! Em chỉ khua đi khua lại nhè nhẹ thui mà ! :(
     
  7. overturecafe

    overturecafe Advanced Members

    Joined:
    2/8/11
    Messages:
    149
    Likes Received:
    2
    Location:
    109 Trần Quốc Toản Q3 TPHCM
    Bác khixuatabe nhẹ tay cho, thiệt đó... thiên hạ kẻ ngó xuống người dòm vào khó lắm, nghiêm túc là bác đừng có lấy "Overture Cafe" chém như thế nữa nhé, không nên đâu. Chào bác.

    [Hai câu chuyện đầu là đủ thú vị lắm rồi bác]
     
  8. audio509

    audio509 Advanced Member

    Joined:
    27/5/09
    Messages:
    647
    Likes Received:
    31
    Híc ! Có người lấy dầu Cù - là quệt vào mũi em ... !
     
  9. overturecafe

    overturecafe Advanced Members

    Joined:
    2/8/11
    Messages:
    149
    Likes Received:
    2
    Location:
    109 Trần Quốc Toản Q3 TPHCM
    Lời triết gia tiên sanh 509 còn nguyên đấy, tiên sanh không chém mà cứ lấy kiếm khua vào trong là là... em lấy lọ Cù - là của tiên sanh đấy nhé. Mấy hôm nay sao trời oi thế bác nhể? Hay tiên sinh "quạt" mấy phát cho mát mẻ tí chốn giang hồ...
     
  10. audio509

    audio509 Advanced Member

    Joined:
    27/5/09
    Messages:
    647
    Likes Received:
    31
    Híc ! Bi chừ lại có người đưa cho em cục Đá rồi bẩu '' Ủy Ban Phường có Các Cụ đang Họp ... Mi cầm Đá chọi vô Phòng Họp đi ... Duui lắm "
     
  11. overturecafe

    overturecafe Advanced Members

    Joined:
    2/8/11
    Messages:
    149
    Likes Received:
    2
    Location:
    109 Trần Quốc Toản Q3 TPHCM
    Cám ơn bác, duui lắm, mát lắm, nghe cái giọng bác là em vui quá chừng chừng :D
     
  12. audio509

    audio509 Advanced Member

    Joined:
    27/5/09
    Messages:
    647
    Likes Received:
    31
    He ! He ! Em PHÊ quá trời lun .... : :p
     
  13. overturecafe

    overturecafe Advanced Members

    Joined:
    2/8/11
    Messages:
    149
    Likes Received:
    2
    Location:
    109 Trần Quốc Toản Q3 TPHCM
    Chào một ngày mới, thanh bình, nhân ái trong cộng đồng Audiophile!

    Em thấy bác LQMH nói có lý đấy chứ bác Muoimeo, ẩn sâu trong thâm ý của bác ấy thì "phê" và "pháo" là thuộc tính của con người chăng? vì thường chỉ cần có "đối tượng mới" là ta bay vào ngấu nghiến để tìm cái "phê" rồi sau đó thì ..."pháo"? Thậm chí có bác "pháo" để tìm "phê". Chả nghe dân gian thường bẩu "cà phê cà pháo" đấy à! Vậy đâu là "cái thớt" trong cái việc lòi ra "nhạc dở" như bác audiophile già nói? Giờ em xin phát pháo trước đây vài khía cạnh sau:
    1. Về kỹ thuật:
    Nhiều bộ dàn có thể tái hiện chính xác, trung thực bản ghi âm (nhiều người gọi đó là Hay) thì lại trở thành ác mộng của những bản thu dở (bao hàm cả chất lượng ghi âm và nội dung ghi), đại khái được nhận diện như là tiếng choe chóe, chói gắt, khô, mỏng / đục, mềm, mờ, thiếu uy lực, bó hẹp...nói chung là nghe không vào!!! ngược lại, nhiều bộ dàn không có thể tái hiện chính xác, trung thực bản ghi âm (nhiều người gọi đó là Dở) thì lại trở thành ác mộng của những bản thu hay (bao hàm cả chất lượng ghi âm và nội dung ghi), được nhận diện kiểu như là không tái hiện được sân khấu âm nhạc, giọng ca bị sai, nghe hát bè thì "hình như có 1 thằng đi đ..."... nói chung là nghe cũng không vào. Như vậy: bản nhạc hay (dở) + phát trên bộ dàn hay = nghe hay (dở), thì giả thiết ngược lại liệu có đúng: bản nhạc hay (dở) + phát trên bộ dàn dở = nghe dở (hay)? Chẳng hạn, nhiều hãng âm thanh danh tiếng thế giới cung cấp những bộ dàn có độ chính xác và trung thực cao, nhưng phần lớn khi mở nhạc Việt thì nghe chả vào, trong khi mở trên những bộ dàn cũ xưa, tiếng méo xẹo thì lại nghe hay hơn! Vậy có đúng không khi một Audiophile lao vào tìm cách set-up (thấy cũng chỉ là đổi qua đổi lại, kê tới kê lui mấy thứ, thậm chí "dán cao"?) để nghe hay hơn (thực chất là dễ vào hơn) với giá bằng cả một gia tài? Phương diện cá nhân thì OK, nhưng điều đó sẽ chẳng bao giờ giúp chúng ta có được những bản nhạc hay, thực tế là vậy! Bác Audiophile giá ấy sống cả gần một đời đủ để lo lắng cho nền âm nhạc VN và TG: lẫn lộn giữa cứu cánh và mục tiêu.
    2. Về cuộc sống:
    Internet là đại diện rõ ràng nhất của quyền lực của thông tin trong việc "nén" thời gian - không gian rồi gói lại trong một cái Iphone bé tí! Khi có Internet, tel... thì khó mà có được cái cảm xúc bâng khuâng "gửi gió cho mây ngàn bay", hay nghịch cảnh tàn độc "và tin dữ đi mau rồi tin cưới theo sau"... cho cả người viết nhạc lẫn người nghe! Nhanh quá, trong khi phần lớn người Việt mình và không ít người trên TG còn đang trong cái đà của quay của bánh xe thong dong, mơ mộng, khắc khoải thì "thông tin" ập đến như cơn sóng thần, ngợp! Cuộc đua công nghệ của ta đang mới chỉ diễn ra về hình thức thì sao gánh/chuyển tải nổi nội dung tâm hồn của một dân tộc? Em có thể khẳng định, từ khi có internet, số lượng người sáng tác + bản nhạc phát hành tăng khủng khiếp trong chiều kích ngược lại đối với những bản nhạc hay! Phần lớn anh em audiophile đang nghe nhạc được sáng tác từ độ năm 1997 trở lại đây hay là trở về trước? Câu trả lời quá trung thực và rõ ràng khi ai cũng biết khoảng thời gian đấy Internet bắt đầu đi vào đời sống người dân. CS Mỹ Linh còn "chat" được với Mozart nữa là...
    3. Về mặt thương mãi:
    Khỏi bàn nhiều các bác nhểy. Các bác cứ lên mục Khiếu nại là biết ngay, mà không chỉ xảy ra trong cộng đồng vnav thân yêu này đâu, em thấy nhiều trang khác cũng thế, tiền nó mà xục đến đâu thì như Thomas Friedman tổng kết "...như đoàn mãnh thú, giết sạch, nuốt chửng tất cả, rồi cuốn đi như cơn lốc..." Trong giới audiophile liệu có thoát khỏi xu hướng chung của thế kỳ XX và đầu thế kỷ XXI này? Em chả tin nếu bác nào bẩu không, nếu bác ấy không có mua bán gì. Nhưng mà, em từng có lần nghe trên cũng trên vnav các bác đã từng bàn mãi về câu nói đại khái là để sống được thì ai cũng phải bán cái gì đó, em thì cho rằng: đã trong nền kinh tế thị trường (theo...) thì chả ai cho không ai gì cả! Điều này chi phối cảm giác của phần lớn chúng ta khi chơi audio, hai mệnh đề này luôn song hành: thứ này nghe phê không & có bị rớt giá không? Thế nên, mới nhớ lại cái thời cả đám dân đen xúm lại nghe một bản giao hưởng, bài tình ca... trên radio rọt rẹt mà phê lòi, sao giờ cứ trăn trở mãi...

    Em mời các bác thinhgia, quajgiaf, tailang, 509, LQMH... tiếp ạ

    [Tút tút....Đây là thực tế, không phải diễn tập :lol: ]
     
  14. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2
    1 & 3. Bác đang nói về sự NGHE đấy chứ, có phải nói về âm nhạc đâu.
    2. Âm nhạc nó phản ảnh cái bối cảnh xã hội đang bao quanh nó, gồm nhiều yếu tố chứ đâu thể gắn nó với riêng Internet. Nói tới sự thay đổi của âm nhạc là nói đến xã hội thay đổi (em dùng từ thay đổi, chứ không nói hay-dở đi ). Chẳng lẽ em lại kết luận " Từ ngày đĩa CD bắt đầu thịnh hành, nhạc Rock dở hẳn đi " ?
     
  15. LQMH

    LQMH Advanced Member

    Joined:
    24/10/12
    Messages:
    1.521
    Likes Received:
    308
    Chơi audio cũng gần như uống riệu. . . phải phê và. . . pháo :lol:
    Uống riệu tây, riệu ta gì cũng phê tất, mà đã phê thì . . . ai cũng muốn pháo, chứ "uống riệu mà không say nào hay..."
    Em cũng có nghe vài cuộc "pháo" của rân chơi audio và dư âm của nó. Nếu các hiền triết cùng trường phái thì dư âm rất đẹp, nếu khác trường phái thì dư âm là . . . các bên bảo nhau . . . bên ấy thuộc binh chủng . . .
     
  16. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2
    Em cũng không rõ bác là người thích "pháo"hay không, nhưng về việc "châm" thì bác cũng đang nhiệt tình lắm! :lol:
     
  17. LQMH

    LQMH Advanced Member

    Joined:
    24/10/12
    Messages:
    1.521
    Likes Received:
    308
    Ậy! sao bác nói em thế! em phản ảnh hiện thực khách quan thôi mà :lol:
    Thôi, em xì tốp, không "phản ảnh" nữa :eek:
     
  18. LQMH

    LQMH Advanced Member

    Joined:
    24/10/12
    Messages:
    1.521
    Likes Received:
    308
    Các Hiền triết nhập định hết rồi hay sao mà thế gian yên bình thế này :lol:
     
  19. thanhchi

    thanhchi Advanced Member

    Joined:
    25/8/06
    Messages:
    6.471
    Likes Received:
    73
    Location:
    HCM
    Khi không gian yên bình là trong lòng dậy sóng. :mrgreen: :lol: :lol:
     
  20. overturecafe

    overturecafe Advanced Members

    Joined:
    2/8/11
    Messages:
    149
    Likes Received:
    2
    Location:
    109 Trần Quốc Toản Q3 TPHCM
    Audiophile “điêu long”
    Mấy bữa vác tù hàng tổng xa nhà, rảnh rỗi đọc lại cuốn sách về hai triết gia là Aristote và Lưu Hiệp, bàn về thơ ca, để rồi tự dưng liên tưởng ngay đến cái sự thưởng thức audio, nên vội viết mấy dòng để topic thêm xôm tụ, cứ tạm gọi là vẽ vời (nên tựa bài lấy chữ "điêu long" cho gần với tác phẩm "văn tâm điêu long" vậy thôi).

    Các bác yêu quý, việc set-up, thưởng thức và chia sẻ về sự “Hay” của bộ dàn nó cứ ám ảnh anh em chơi audio trong nhiều năm nay, nhưng để nắm bắt được thì khó quá, nó cứ như làn khói mỏng trườn khỏi tay người đam mê lúc tưởng như đã nắm chặt được. Nên vẫn biết việc gán ghép giữa chuyện thưởng thức thi ca (ngày xưa) với việc chơi audio (hiện giờ) là rất khó, nhưng biết đâu lại vớ được điều gì gợi ý thật hay? Cho nên em cứ viết đại thế này, còn sơ khai lắm, nhờ các cao nhân chỉ giáo thêm.

    1.Tại sao ai cũng muốn chơi:
    Chơi thì đa dạng lắm, chơi xe, chơi đồ cổ, chơi xxx, … nhưng ở đây chỉ đề cập đến chơi audio thôi. Ai cũng thích chơi, không phân biệt giàu nghèo, học vấn, gia cảnh miễn không thiếu một thứ (thường là không thiếu): đam mê audio. Tại sao?
    Aristote cho rằng: “sự mô phỏng vốn sẵn có ở con người từ thuở nhỏ và con người khác giống vật chính là ở chỗ họ có tài mô phỏng, nhờ có sự mô phỏng đó mà họ thu nhận được những kiến thức đầu tiên" và "những sản phẩm của sự mô phỏng mang lại thích thú cho con người". Thực chất, bỏ qua sự “mô phỏng” của nhạc sỹ về thế giới tự nhiên thì sự “mô phỏng” – hay “tái hiện” với audiophile có lẽ là thứ mang lại cảm xúc nhiều nhất và dễ thực hiện nhất với nhiều người vì sự thích thú được mang lại từ nhiều giác độ: được chơi, thêm nhiều hiểu biết, truyền đạt cho người khác - một hình ảnh khá gần gũi của một audiophile hiện tại của chúng ta.
    Tuy nhiên, vấn đề tự nảy sinh đến giờ vẫn chưa thể có câu trả lời trọn vẹn, là tại sao cách thức và quan điểm chơi của các audiophile dễ bị phân hóa để sinh ra nhiều “trường phái” cãi nhau chí chóe? Hãy mượn ý của Aristote: "khi tái hiện lại sự vật, hiện tượng khách quan "họ có thể tìm hiểu và suy luận rằng đây chính là [một cái gì đó] đơn nhất, và bằng trí tưởng tượng, họ hư cấu nên một hình tượng nghệ thuật hoàn toàn mới lạ hoặc tái tạo lại một hiện thực mà người tiếp nhận chưa từng nhìn thấy. Từ đấy, khi tiếp xúc với tác phẩm thì người tiếp nhận sẽ thưởng thức về mặt nghệ thuật xây dựng hình tượng”. Như vậy, bản thân từng audiophile bằng trải nghiệm của riêng mình đã set-up cho mình bộ dàn ưng ý nhất với cảm giác thích thú thật sự cùng với những kiến thức mà họ đạt được sẽ lập tức có nhu cầu truyền đạt cho người khác. Khi ấy, họ sẽ một mặt rất khó chấp nhận bộ dàn khác nhưng mặt khác họ có thể tự “sáng tác” một bộ dàn với thứ chất âm tuyệt đối “trong tưởng tượng” của họ. Điều này có gì là không tốt?

    2. Bản chất của chữ “Hay”?
    Từ xa xưa, Lưu Hiệp đại nhân đã nói đến cái “Đẹp” của vạn vật: "Từ khi trời (cái sắc thắm xanh) đất (cái sắc vàng) từ chỗ còn hỗn độn đã tách ra làm hai cái thể vuông (đất) và cái thể tròn (trời), thì [đã xuất hiện] hai viên ngọc [là] mặt trăng, mặt trời, nhằm nêu lên cái vẻ xán lạn của trời, [cùng] cái cảnh gấm vóc của núi sông để phơi bày cái cảnh tượng uy nghi của đất”. Mọi vật đều có cái vẻ đẹp riêng (tức Văn) bằng những hình thể cụ thể, sắc nét và lộ rõ, không phụ thuộc vào ý muốn con người, không do con người tạo nên nhưng con người lại là "nơi chung đúc cái linh thiêng của thiên tính (tính linh). Chỉ có con người là "tham dự được vào [sự biến hoá] của trời đất". Con người cùng trời, đất hợp thành ba yếu tố "tam tài", người là "tinh hoa" của "kim, mộc, thủy, hoả, thổ", để hội tụ những gì tinh hoa, tinh túy, cao đẹp và linh thiêng nhất của trời đất vạn vật, trở thành trung tâm của vụ trụ, hấp thụ các yếu tố đã được tinh luyện của vũ trụ. Hãy đọc: " …gió thổi qua rừng, âm hưởng vang lên, điệu như tiếng đàn, tiếng sáo. Suối chảy trên đá, nghe có nhạc điệu, như tiếng chuông tiếng khánh hoà nhau. Đủ biết cái hình xuất hiện thì cái Đẹp nảy sinh; thanh âm đã phát ra thì cái nhạc lộ rõ. Ôi! Những vật vô tri vô giác kia mà còn đẹp rực rỡ như thế, [ con người là] cái vật có tinh thần (tâm) lẽ nào chẳng có Văn hay sao?".
    Như vậy với cái tâm cảm thức, giao hòa với vạn vật, con người hướng đến cái đẹp của vạn vật, đến với cái thứ “âm thanh phát ra là nhạc đã lộ rõ”! Nhưng vạn vật đâu có giống nhau, nên cái nó phát ra cũng không cùng nhịp điệu, cung bậc, có cái tiếng phát ra nỉ non ai oán, có cái trầm hùng vang dội, lại có khi sát khí tang thương, hay dịu ngọt sâu lắng... luận theo ngũ hành thì tùy tạng người mà sự thích thú lựa đường hòa nhịp. Vậy nên có câu “biết anh chơi với ai thì biết anh là ai” thì giờ có thể nói “anh chơi bộ dàn nào thì biết anh là ai” được chăng?

    3. Phong cách audiophile Japan:
    Nét đặc thù của nghệ sỹ Nhật là ít chú tâm vào tầm quan trọng của những điều "mắt thấy tai nghe" mà nhấn mạnh vào “tình cảm con người”. Điều đó liệu có ảnh hưởng đến cái chất audio đến từ Nhật?
    (còn tiếp....)
     
  21. nghenhinhs1

    nghenhinhs1 Advanced Member

    Joined:
    26/2/10
    Messages:
    3.576
    Likes Received:
    22
    Bác overturecafe có ý kiến sao về độ tự sướng của dân Việt ngày nay. Hôm nay em vừa đọc một loạt ý kiến về phở HN trên FB, toàn những hàng nổi tiếng nhưng đều bị coi như s.h.i.t (không hiểu các bạn đó nghĩ gì khi so sánh món mình ăn vào mồm với thứ đó),. Còn về chơi âm thanh thì đã mất đâu rồi tính khiêm tốn cầu thị học hỏi, toàn những người chê là chê, nhiều lão làng bị dè bỉu, hãng càng nổi tiếng càng bị chê nhiều, bộ dàn triệu đô cũng bị ném đá dữ dội, mà em để ý những người hay chê bai đó đa số là ít tuổi, cả tuổi đời lần tuổi chơi...
    Phải chăng khi có điều kiện kinht tế chút ít là người ta đánh mất đi sự khiêm tốn, quên mất mục tiêu ban đầu của mình là gì khi tìm đến với âm nhạc? Phải chăng khi chê bai ném đá nhiều như thế họ mong muốn sự tôn trọng và nể phục từ cộng đồng ? :wink:
    ............................................................
     
  22. LQMH

    LQMH Advanced Member

    Joined:
    24/10/12
    Messages:
    1.521
    Likes Received:
    308
    Bác cho em cái link ném đá bộ dàn triệu đô nhé, mấy bộ này nhìn cũng sướng mắt, klhỏi cần nghe.
     
  23. overturecafe

    overturecafe Advanced Members

    Joined:
    2/8/11
    Messages:
    149
    Likes Received:
    2
    Location:
    109 Trần Quốc Toản Q3 TPHCM
    Em chào bác nghenhinhs1, mấy cái chiệng bác đưa ra nó to quá, cá nhân em sợ sẽ không giải quyết được dù bác có...làm tờ trình nhểy (?!). Em thấy rằng bác cứ từ từ, độ sướng của bác sẽ cao hơn mấy "chiên da" pháo nói trên, ai đời lại đi pháo cả phở, hay thật. Bác ạ, cho dù Phở hay "Phở" thì nó vưỡn được tạo hóa ban cho cái đặc trưng chết người là ai cũng phải thèm, kể cả khi bảo nó dơ, dở, xấu xí hay gì gì đi nữa. Em sống ở SG hơn 30 năm, vậy mà ra HN chỉ thèm ăn mỗi phở bởi vì các tính chất mềm mại (bánh phở), mỡ màng (nước dùng), mơn mởn (rau, thịt), đầy mộng mị (hương vị)... thậm chí khi phải chờ đến mòn mỏi dù chỗ ngồi không được mát mẻ, ăn xong thì toát cả mồ hôi, không còn mệt mỏi! Đấy, trước giờ em thích ăn mì quảng vì nó dân giã, thân tình, có thể ăn đến no cành hông; nhưng em bái phục các bác HN nấu phở, cái hương vị ấy, cái chất ngọt ngào ấy nó sâu lắng lạ lùng bác ạ. Chứ còn cái kiểu ăn phở trong phòng lạnh, tống vào bát một đống rau giá, salad, tương màu nhộn nhạo... thì em bỏ chạy thoai! Còn vụ pháo audio thì vốn là "một phần tất yếu của cuộc sống" luôn roài bác ạ, bác lăn tăn làm giề.
    Như trong bài Audio-điêu-long, bản chất con người là ham muốn "mô phỏng" và "thích thú" với sự ấy. Tuy nhiên, nói một cách nghiêm túc, theo xxx ý của em thì sự việc ấy sẽ rất khác nhau được phân chia trong hai nhóm người: Nhóm 1 - lao động miệt mài, sáng tạo, dù nhiều hay ít tiền thì sự mô phỏng sẽ trước hết vì mình cái đã, nên sự thích thú (sướng) cũng sẽ vì bản thân, quyết không mua vui cho thiên hạ! Còn Nhóm 2 - lười / ít lao động mà vẫn đông tiền (Mác gọi là tha hóa :( ) hoặc chả có đồng nào nhưng họ vẫn là những con người muốn "mô phỏng" và "thích thú" với sự ấy, tuy nhiên sự mô phỏng ấy hoặc là bắt chướt đơn thuần (hay gọi là bấy đàn) hoặc là tự đưa ra một "ảo ảnh hư cấu" mà người khác và cả họ cũng chưa từng chứng kiến, thậm chí nâng lên tầm bí hiểm để ... thương mại hóa (dễ có tiền) hoặc dễ thu hút sự quan tâm của người khác; mà cái gì dễ thì "easy come easy go" - thành ra nếu bác nhìn kỹ thì rất tội nghiệp cho những người Nhóm 2 - họ không bao giờ sướng cả, kiếm tiền lung tung, mua sắm tung lung, ăn lung tung, nghe nhạc lung tung, phát ngôn lung tung, nói theo chữ Xuân Diệu dùng là "nước bọt văng vãi ngàn năm"... để rồi cuối ngày nằm gác tay lên trán mà lòng không yên, tâm bần thần trống rỗng, thân nóng ran, hồn lạnh lẽo vì nguyên khí tổn hao!
    Chúc bác một ngày lao động vui vẻ, hạnh phúc và...sướng nhé :lol: !

    [ps: tối thứ 4 hàng tuần bác rỗi cứ ghé oveturecafe em đãi bác một chầu Power of the orchestra hoành tráng, nghĩ ngợi gì cho mệt bác ạ]
     
  24. LQMH

    LQMH Advanced Member

    Joined:
    24/10/12
    Messages:
    1.521
    Likes Received:
    308
    Mới sáng sớm bác nói hay quá! em chấm bác điểm A để bác sướng hết cả ngày nhé :)
     
  25. nghenhinhs1

    nghenhinhs1 Advanced Member

    Joined:
    26/2/10
    Messages:
    3.576
    Likes Received:
    22
    Cám ơn bác overturecafe đã "hưởng ứng". Đúng như bác nói em cũng thấy tội nghiệp cho những người thuộc nhóm 2. Bề ngoài thì nổ như thế nhưng thật ra bên trong họ thiếu hẳn kiến thức và bản lĩnh, có lẽ vì thế mà họ phải nổ. Nhưng cũng chính những người này mới là "con gà béo" để các lái buôn (cả Ta lẫn Tây) làm thịt dễ dàng. Chỉ phiền một nỗi là vì cách chơi đáng tội nghiệp của họ mà giá rổ có phần bị thổi bóng làm ảnh hưởng đến những người chơi khác...
    Bao giờ bác mở thêm đại lý cafe ở HN em nhất định sẽ đến ủng hộ bác :)
    @LQMH : Họ cũng ý thức được điều sai quấy nên toàn dùng chiêu "lời nói gió bay" chứ không dám chém có "bằng chứng" đâu. Nếu bác ở HN hôm nào mời bác ra quán cafe cùng họ, em sẽ gợi chuyện và bác tha hồ thưởng lãm :lol:
     

Share This Page

Loading...