AUDIOPHILE VÀ ...TRIẾT GIA

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by overturecafe, 8/3/13.

  1. overturecafe

    overturecafe Advanced Members

    Joined:
    2/8/11
    Messages:
    149
    Likes Received:
    2
    Location:
    109 Trần Quốc Toản Q3 TPHCM
    Cám ơn bác Tailang đã chia sẻ, đọc bài của các bác em thấy như đang coi phim "hành động" hơn là thưởng thức âm nhạc, nào là: bơi, núp, nhanh nhất, an toàn nhất, đảm bảo sống còn, và cuối cùng là the end với chiêu Điếc của bác 509! :shock: Nhưng mà, dù em ủng hộ cái tô màu xanh thì em vẫn chưa "gà đen" với cái tô màu đỏ. Em thấy "vùng biển đen" cũng chỉ là một mặt trong muôn mặt thú vị của thế giới audio thôi. Cái chính là nếu cộng đồng audiophile đủ lớn và mạnh với thông tin minh bạch thì khó có "vòi bạch tuộc" nào chui vào nhà mình được bác nhểy. Sáng nay đọc báo Tuổi trẻ thấy trên FB có hànng ngàn người đang tập hợp chiến đấu để vạch trần sự thật về vụ sữa dê Danlait, có nhiều bác chắc cũng đang run đê..., (xem trang khác lại hơi nghĩ ngợi vì thấy có bác gì Tổng biên tập báo Tuổi trẻ và Đời sống, tiến sỹ báo chí hẳn hoi, chả biết cớ gì đang bị cho về vườn với quyết định bằng...mồm!). Lại nhức đầu rồi, phắn thôi.
     
  2. LQMH

    LQMH Advanced Member

    Joined:
    24/10/12
    Messages:
    1.521
    Likes Received:
    308
    Có một thế giới "Audiophile thần thánh" ở Việt Nam?!

    !__ST__!

    Tôi không phải là một người nhiều chuyện hay thích gây sự. Đơn giản, rõ ràng và thẳng thắn là những phần tử nằm trong tập hợp các phương châm sống yêu thích của tôi.

    Tôi không muốn làm phức tạp hóa cái đề tài audiophile đầy dao rợ và máu me của ngày hôm kia. Tuy nhiên, nó vẫn hàng ngày, hàng giờ khiến tôi phải tự dằn vặt mình trong hàng tá những câu hỏi.

    Có lẽ thay vì tự bóp cổ, tôi sẽ liều chết để tiếp tục nói ra một vài quan điểm quái đản. Ít nhất thì tôi cũng được thanh thản, được chia sẻ và trên hết - là được giác ngộ về thế giới âm thanh huyền diệu.

    Audiophile hay musicphile

    Thật tai hại, hình như có rất nhiều người đã nhầm lẫn giữa hai định nghĩa quái quỉ này. Chúng quá gần gũi nhau và nhiều khi còn tồn tại không thể tách rời nhau.

    Có lẽ không cần giải thích nhiều, Audiophile là audio + phile, hay những người đam mê âm thanh đến cuồng nhiệt. Còn Musicphile, đơn giản là music + phile, những người đam mê âm nhạc đến cuồng nhiệt.

    Các bạn có biết phile ở đây có nghĩa là gì không?
    Phile hay phi, philia , philic là những hậu tố phổ biến, được sử dụng nhằm miêu tả lực hấp dẫn, tình yêu hay nỗi ám ảnh đặc biệt đối với một thứ gì đó. Hậu tố này này bắt nguồn từ philia (φιλία) - 1 trong 4 từ của tiếng Hi Lạp cổ dùng để nói về tình yêu (3 từ còn lại là eros, storge và agape).

    Đó, tôi đã nói rồi nhé. Audiophile là một từ nói về những người đam mê âm thanh đến cuồng nhiệt. Tương tự như thế, chúng ta có musicphile, videophile, cinephile, technophile, rượu-phile, thịt chó-phile, mắm tôm-phile hay bất cứ thứ gì mà bạn có thể phile.

    Ok?

    Hầu hết những người chơi âm thanh hiện nay đều cho rằng, audiophile là những người có hiểu biết sâu sắc về công nghệ âm thanh lẫn âm nhạc. Họ phải là người biết đâu là nốt la, nốt đô, nốt sol... hay bất cứ thứ gì “nốt, nốt” theo kiểu nhạc lý đó trong bài hát. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với quan điểm này.

    Thật vậy, audiophile đối với tôi, chỉ là những người đam mê âm thanh đến cuồng nhiệt, không nhất thiết phải hiểu biết sâu sắc về công nghệ âm thanh lẫn âm nhạc.

    Có một thế giới “audiophile thần thánh” ở Việt Nam-

    Sự thật kinh hoàng nhất mà tôi thấy đã tồn tại rất lâu trên các cộng đồng công nghệ nghe nhìn ở Việt Nam, đó là hầu như không có ai dám đứng lên để tự nhận mình là một audiophile. Còn những người tội nghiệp dám đứng lên, họ sẽ nhận được những câu hỏi dò xét, những cái nhìn đầy nghi ngờ và đôi khi là cả ánh mắt khinh bỉ.

    Tại sao vậy?

    Sự thật là audiophile đang được thần thánh hóa. Nó giống như một đám người ngồi xung quanh chậu nước trong vắt mà không ai dám thò tay vào. Họ sợ đôi tay của mình không đủ sạch, và sợ đôi tay của người khác cũng không đủ sạch.

    Kết quả là chậu nước vẫn trong vắt và trở nên vô dụng với một đám người xung quanh đang nghiêng mình soi bóng ở trong đó.

    Hay nói cách khác, chúng ta đang thần thánh hóa audiophile.

    Có những người hiểu biết sâu rộng về âm thanh, có những người chỉ biết vừa đủ, có những người biết chút chút, và tất cả đều chung niềm đam mê công nghệ âm thanh đến cuồng nhiệt. Tất cả đều là audiophile.

    Chắc chắn nhiều người sẽ cười vào mũi khi ai đó nói rằng: ồ, tôi đang nghe nhạc trên loa Soundmax, thỉnh thoảng có đi nghe ké ở nhà bạn bè, tôi yêu công nghệ âm thanh và tôi là một audiophile.

    Một kỹ sư làm việc cho hãng loa danh tiếng, anh ta học vật lý và có hiểu biết sâu rộng về công nghệ âm thanh. Nhưng anh ta không thích âm thanh mà chỉ thích xem phim vào mỗi buổi tối sau một ngày làm việc vất vả. Anh ta không phải là audiophile - (mặc dù nhiều người sẽ nói CÓ).

    Một ca sĩ có hiểu biết về nhạc lý một cách sâu rộng, cô ta hát hay, đàn giỏi, thích âm nhạc nhưng đối với cô, những chiếc loa và ampli là thứ vô nghĩa. Cô ta không phải là audiophile.

    Và nếu cô ca sĩ này lấy anh chàng kỹ sư kia làm chồng, tất nhiên họ cũng sẽ không làm nên một gia đình audiophile với những sở thích độc lập đó.

    Ngược lại, một sinh viên mới ra trường, túi mốc meo, sở hữu loa Nam Môn để nghe nhạc, nhưng lại biết phân biệt đâu là MP3, đâu là lossless trên hệ thống nghe nhạc của người quen, và hơn hết là cậu ta yêu thích công nghệ âm thanh đến cuồng nhiệt. Cậu sinh viên này... đang thất nghiệp và là một tay audiophile thứ thiệt.

    Vậy mà - thật xấu hổ - tôi thấy hầu hết những người xung quanh, không ai dám đứng lên nhận mình là một audiophile, trong khi họ đam mê âm thanh đến cuồng nhiệt và thường xuyên nâng cấp các thiết bị của mình. Đối với họ, có lẽ chỉ những nghệ nhân làm loa, hay những tên tuổi lớn trong lĩnh vực âm thanh mới là những audiophile thực thụ.

    Nên nhớ, khoảng cách giữa nghệ nhân làm loa với thợ làm loa, giữa một tên tuổi lớn với một nhân viên kinh doanh là rất nhỏ. Đâu phải ai làm ra chiếc loa, đâu phải có hàng đống loa đài khủng cũng biết quý trọng chúng đâu. Phải không?

    Bản chất của audiphile là đam mê, không phải là hiểu biết.

    Kiến thức chỉ là công cụ để chúng ta đi xa hơn mọi người, nhưng cho dù bạn đi đến đâu nữa, nếu thiếu đam mê, linh hồn của bạn cũng sẽ biến mất.

    Đó mới là điều thực sự quan trọng.

    Làm sao để tôi trở thành một audiophile giỏi !

    Audiophile, cũng giống như những cộng đồng khác, sẽ có người giỏi và người chưa thực sự giỏi. Có nhiều cách để bạn trở thành một audiophile giỏi. Có thể là bằng đôi tai, có thể là bằng khối óc, và cũng có thể là cả hai.


    Một nghệ nhân làm loa đang ở độ tuổi 70, mắt mờ và đôi tai không còn thính. Nhưng với khối óc và bàn tay khéo léo, họ vẫn có thể làm ra những chiếc loa có thể tái tạo lại âm thanh chính xác đến kỳ lạ.

    Bằng cách gì ư?

    Bằng cách sử dụng đôi tai... người khác kết hợp với khối óc tuyệt diệu của mình. Đơn giản vậy thôi!

    Trong thực tế, tìm hiểu và trải nghiệm các công nghệ là con đường ngắn nhất để cải thiện bản thân. Tuy nhiên, nếu công việc không cho phép, bạn có thể học cách lắng nghe. Hoặc tốt nhất là cả hai."

    Nhiều người cho rằng việc rèn luyện cách lắng nghe sẽ khiến cho người nghe không còn chú trọng đến cảm xúc. - Tôi không đồng ý với quan điểm này.

    Một audiophile mua một chiếc loa khủng, để làm gì chứ?

    Tất nhiên là để phục vụ nhu cầu thưởng thức âm thanh lẫn âm nhạc của mình rồi. (Nếu chỉ có nhu cầu âm nhạc thì loa nào mà chả được?!)

    Âm thanh và âm nhạc giống như là lý trí và cảm xúc.

    “Một cặp loa hay” là lý trí, còn “một bài hát hay” lại là cảm xúc!

    Bạn là một audiophile và cũng là một musicphile, bạn sẽ cần đến lý trí và cảm xúc.

    Để trở thành một audiophile không có gì là quá khó, nhưng để trở thành một audiophile giỏi lại là chuyện khác.

    Cảm xúc và lý trí thì ai cũng có rồi. Nhưng bạn sẽ cần phải rèn luyện và “nâng cấp” chúng thường xuyên và không ngừng.

    Bạn nói rằng việc rèn luyện cách lắng nghe sẽ khiến cho người nghe mất đi cảm xúc. Thế nhưng bạn đã bao giờ làm điều đó chưa?

    Nên nhớ, audiophile chỉ là một loại đam mê, một loại thú vui, nhưng nó cần sự nghiêm túc cao độ trong việc thưởng thức lẫn đánh giá. Một khi thành công, cảm giác ““giác ngộ”” sẽ đến một cách tự nhiên và tuyệt vời.
     

Share This Page

Loading...