Em thấy chủ đề này hay quá, xin được tách thành topic riêng. Mời mọi người cùng thảo luận. TranMan --- Bác so sánh như vậy làm gì, đây là 2 trường phái và 2 cách giải quyết vấn đề khác hẳn nhau : CDM đặt vấn đề tuân thủ thời gian thực (Real time) tín hiệu điện lên hàng đầu, một hệ thống điều khiển cự kỳ hiệu quả bằng góc quét Radial động cơ đẩy trên đệm từ cực êm và nhạy cùng một hệ bạc bi trơn tru tại 2 đầu ( dân chơi gọi là mắt dẻ quạt )cho phép mắt đọc laser bám cực sát các số liệu ghi trên mặt đĩa với sự lêch trượt thời gian thực là cực nhỏ; tụi tư bản già zơ này là bậc thầy về cơ khí nên việc chống rung đã được giải quyết từ trước, Còn VRDS đặt vấn đề ổn định bộ cơ, chống rung, nhiễu lên hàng đầu, phần điện không có đột biến khác so với các bộ cơ thông dụng khác. Đây là ruột gan bộ CDM1:
Bác ThuyLT nhận xét vài dòng về cơ CDM4 pro đi và so sánh giữa 2 bộ cơ này một chút, chả là con LHH800 của em đang chạy cơ CDM4 . Cảm ơn bác trước nhé./.
Ái chà, lại sắp xảy ra chiến tranh rồi đây! Cơ CDM các dòng dẻ quạt từ CDM0-CDM4 cũng được coi là gấu, nhưng nếu nói cơ VRDS không có gì đặc biệt thì cũng không ổn lắm. Nếu đặt bộ cơ VRDS-Neo cạnh CDM 1 thì em tin rằng tới 90% dân chơi sẽ chọn VRDS-Neo. Cơ CDM nổi tiếng không hẳn vì chất lượng mà đúng hơn là nó nổi tiếng vì độ phổ dụng. Hãng Philips thành lập hẳn một nhà máy để sản xuất cơ CDM và cung cấp cho phần lớn các hãng sản xuất CD player trên thế giới. Nhưng nếu so sánh về đẳng cấp thì các loại cơ CDM loại tốt của Philips vẫn thua so với cơ chống rung VRDS (được sử dụng trong các loại đầu TEAC, Esoteric, Wadia) và cơ belt của CEC. Một số hãng khác của Nhật cũng có các sản phẩm cơ rất tốt và được ưa chuộng hơn so với CDM. VD như cơ chống rung kết cấu treo Platter của Pioneer, hay như các bộ cơ hợp kim bề thế như một cỗ xe tăng dùng trong các đầu CD cao cấp của Sony. Hãng Technic cũng có một số bộ cơ rất tốt. Tất nhiên bộ cơ tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là một phần của thiết kế. Minh chứng cho điều này là việc gần đây một số hãng Hi-end dùng các bộ cơ CD ROM cực kỳ rẻ tiền để chế tạo nên các thiết bị đọc cao cấp và có chất lượng âm thanh rất tốt. Lan man một chút, trở lại với cặp đôi của bác Lamdoi, đây đúng là bộ sản phẩm mơ ước, đặc biệt là bộ cơ. Wadia là một trong những hãng mà em sùng bái nhất. Hãng này tập trung phát triển các sản phẩm vào chiều sâu chứ không "lan man" như nhiều hãng khác. DAC 1 của AR cũng là sản phẩm bán chạy và được review rất tốt. Với giá đó thì quá hợp lý cho cả bộ. Chúc mừng bác Lamdoi! Vài dòng góp vui cùng các bác
---- Cơ từ được coi là " gấu" của Sony thì không có gì phải nói rùi, nó chỉ là kịch bản học đòi mà thôi. Em thi vẫn coi VRDS là kịch bản công nghệ phục vụ kinh doanh thôi, Anh Nhật là bậc thầy trong lĩnh vực này, các Audiophile cứ gọi là mê tít. Trong làng có CD Transport Nhật bổn có cái anh NAKAMICHI cũng được coi là gấu tuy nhiên anh này lại chỉ lóe sáng lên phát rồi thôi :cry: nên AE ít có điều kiện gặp gỡ. Anh Rê trắng có thể nói kỹ thêm về lợi hại của bộ cơ VRDS, CEC được không ??? @ Châuaudio : Em đang âm thầm dùng CDM4 đây, con của Bác Pro - metalic thì gấu trong làng CDM4 đó, con của em CDM4 composite nghe kèm miếng đá chặn :lol: đã ổn lắm rùi.
Em không rõ lắm về sự lợi hại của 2 loại cơ CDM và VRDS, Bạch chị phân tích thêm tí đê. Em đang xài Wadia23 nhưng không biết có phải cái này dùng cơ VRDS không Bạch chị nhỉ? Vì em thấy nó đọc đĩa ngược, chẳng hiểu sao nữa. P/S: lâu lắm rồi mới thấy cụ trưởng thôn không... hic hic
Wadia 23 nếu em nhớ không nhầm thì dùng cơ VRDS. Tối nay rỗi rãi em sẽ tìm lại mấy tài liệu về cơ VRDS-Neo để post lên hầu các bác. Chắc phải tách thành chủ đề riêng "bàn về các loại cơ CD" thì anh em mới thảo luận thấu đáo được.
--- Wadia 23 hay vì cái XO Clock + giải mã AD1865N úp thìa :lol: đó ( 1 con AD1865 đã làm ngứa ngáy hàng triệu bàn tay DIYer rùi trong đó có em :lol: ) không phải tại bộ cơ thửa chống rung đến từ đó pioneer đâu. Không tin Pác B52PIG cứ về vạch ra xem là thấy ngay :lol: . @ Anh Rê trắng xem giùm AE cơ VRDS và CEC đó đi, nói thật em mới chỉ xem thôi chưa đọc lý thuyết.
Bác ThuyLT đánh giá về cơ transport hay quá, Bác cho vài ý kiến về các dòng cơ Sanyo cho Em mở mắt với, như mấy dòng sau loại nào tốt và so sánh với các cơ philip hay VRDS,VRDS-neo...các loại sau Em đang cần biết thông tin!! Sanyo SF-P1 Sanyo SF-P101N Sanyo SF-90 Thank !
Em thấy các loại đầu cdp philips đời dưới con số 1000 cái nào cũng dùng cơ CDM dùng mắt rẻ quạt , tuy nhiên giá cứ dước 2M vnd một chú tại thị trường ta nhiều kinh khủng mà có ai chơi mấy đâu ? lại còn cả giải mã TDA1541 đi kèm nữa chớ , toàn nổi tiếng vậy sao lại giá rẻ thế các bác ? hay là em tai trâu , em đồng ý với bộ giàn tổng chi phí dưới 10M thì dùng loại đầu CD này quá đỉnh ! Còn cơ CEC ( sanyo ) thực ra là mua lại bản quyền hệ thống cơ chạy belt của Burmetster
Cơ CDM9 ở trong CDP Arcam 5plus thì thế nào bác ThuyLT ơi, con CDP của em đang quay đĩa mà em bê lên lắc qua lắc lại cũng vẫn hát như thường, chắc là nó cũng tốt nhỉ!
lắc qua lắc lại thì nhằm nhò gì bác wang nó xuống đất xem, nếu mà nó vẫn hát ok thì con của bác là nhất đẳng thiên hạ rồi
Xin hầu chuyện tiếp cùng các bác về bộ cơ VRDS-Neo VRDS, viết tắt của cụm từ Vibration-Free Rigid Disc Clamping System, là tên gọi một loại cơ của Esoteric, một chi nhánh chuyên về các thiết bị cao cấp của tập đoàn TEAC/TASCAM. Bộ cơ VRDS-Neo được Esoteric cho ra lò để đáp ứng yêu cầu chế tạo các đầu đọc SACD, vốn đòi hỏi tốc độ quay cao hơn từ 4-5 lần so với tốc độ quay của đĩa CD thông thường. Vì thế VRDS-Neo hội tụ những kỹ thuật và vật liệu chế tạo khá đặc biệt. Đầu tiên, nói về kết cấu của bộ phận quay đĩa, nếu như trong các bộ cơ thông thường, đĩa CD được gắn trực tếp vào một trục quay thì bộ cơ VRDS-Neo có cơ cấu mâm quay (giống như trong các turnable). Mâm quay này làm bằng đuya-ra, một vật liệu có kết cấu rắn chắc, đảm bảo sự ổn định trong quá trình vận hành. Hệ thống mâm này được điều khiển bởi một motor ba pha với nam châm neodym (loại nam châm có từ tính rất mạnh). Trục quay được gắn với giá đỡ bằng hệ thống 2 vòng bi được làm bằng vật liệu siêu bền, vừa đảm bảo tốc độ quay cao, đồng thời có tác dụng chống rung cho motor. Giá đỡ của hệ thống trên được làm bằng thép dày tới 2cm, cực kỳ chắc chắn, có tác dụng triệt tiêu rung chấn. Kết cấu mâm quay như trên có nhiều ưu điểm. Đĩa CD bị ép giữa 2 bề mặt cứng nên hoạt động ổn định. Tối ưu hơn, bộ cơ này còn có khả năng tự điều tốc khi nhận tín hiệu feedback từ mạch servo.
Ưu điểm thứ 2 là bộ phận pick up nhận tín hiệu Nếu như trong các bộ cơ thông thường, mắt đọc dịch chuyển theo một trục thẳng hoặc dịch chuyển theo đường cong (như trong các loại cơ CDM swing arm - dẻ quạt của Philips) thì ở bộ cơ VRDS-Neo, bộ phận mắt đọc có thể dịch chuyển theo cả 3 phương, nhờ vào hệ thống trục ngang lẫn trục dọc như ở hình dưới. Bộ phận pickup cũng được đặt trên một mâm đỡ được làm bằng nhôm chắc chắn chứ không phải được treo lơ lửng như ở nhiều bộ cơ khác.
Chúng ta đều biết rằng hiện tượng jitter không những phát sinh trong quá trình truyền dẫn tín hiệu mà cả trong quá trình đọc tín hiệu từ đĩa. Thậm chí đây chính là quá trình phát sinh hiện tượng jitter nhiều nhất. Với kết cấu chắc chắn của bộ cơ, của bộ phận pick up và cơ cấu chống rung tốt như trong các thiết bị turnable đắt tiền thì có thể giảm thiểu hiện tượng jitter ở bộ cơ VRDS-Neo. Hình dưới đây là so sánh kích thước của bộ cơ VRDS-Neo và một bộ cơ của Philips (trông bộ cơ Philips thật tội nghiệp)
Tuy nhiên giá thành của bộ cơ VRDS-Neo cũng là giá trên trời, rẻ nhất cũng cỡ 3000 USD. Còn một loại Neo đặc biệt được TEAC chào bán với giá khoảng 6000 USD và chỉ nhận đơn hàng từ 50 chiếc trở lên! Rẻ hơn loại VRDS-Neo là loại VSOP, cũng là loại cơ đời mới rất tốt của Esoteric. Với giá thành đó thì phần lớn anh em chúng ta chỉ dám "kính nhi viễn chi" và tạm bằng lòng với việc săn lùng các loại CDM hợp kim cổ của Philips
Lấy bộ cơ gấu của Esoteric đấu với bộ cơ chuột của Philips. Chị Bạch này tẩu rồi. Sao không lấy cơ Philips CD PRO 2 đấu với VRDS-NEO của Esoteric nhỉ
Tấm hình trên liệu có dùng kỹ xảo gì không sao em thấy cái chiều sâu nó không giống nhau. :?: :?: :?:
Các bác thử dùng máy mà test xem thằng nào ngon hơn VRDS vs CDM0/CDM1. Cách test là dùng scope để xem eye pattern ngay ở chỗ tín hiệu RF ra từ transport ấy. Thằng nào eye pattern nét và đẹp hơn thì là ngon hơn. Còn từ sau chỗ tín hiệu RF ra lại phụ thuộc vào mạch decoder + clock ...
Các Bác muốn biết CD DAC dùng loại gì tham khảo thêm ở đây !!! http://www.vasiltech.nm.ru/files/cd-pla ... port.htm#C