Bàn về Cộng hưởng Vent

Discussion in 'Loa' started by buiducbac, 27/3/13.

  1. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Hi các cao thủ.

    Trong việc DIY loa một trong những khó khăn nhất anh em thường gặp là tính toán cộng hưởng thùng Vb từ đó quyết định đến đường kính và chiều dài Vend sao cho tối ưu nhất.
    Nếu chỉ thuần túy tìm Vb theo các thông số của Driver Bass thì đã có các phần mềm hỗ trợ tính toán khá chính xác nên em không bàn đền việc này.

    Vấn đề em muốn hỏi các cao thủ:
    Hôm vừa rồi em có nghịch cây dàn Ghi ta của ông con, gẩy lần lượt 6 dây từ trên xuống dưới thấy cả 6 dây đều được thùng đàn cộng hưởng mặc dù tần số phát ra của 6 dây là khác nhau.
    Em nghĩ đến việc làm thùng loa sẽ sử dụng nhiều hơn 1 ống vent để cộng hưởng các tần số khác nhau. Cụ thể với các driver bass dưới 7in đoạn sau 50hZ bắt đầu suy giảm dốc đứng. Với cách thông thường chỉ có 1 ống vent thì chỉ có thể cộng hưởng được 1 tần số chọn trước. Như hình vẽ:

    Đường mầu đỏ là tần số cộng hưởng thùng tại 32hz.
    Bây giờ em làm 2 ống vent: ống thứ nhất cho cộng hưởng tại 32 hZ; Ống thứ 2 cho cộng hưởng tại 38hZ. Như vậy sẽ đẩy được đường SPL lên.

    Các bác xem làm như vậy có được?
    Thanks
     

    Attached Files:

    Tags:
  2. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Bác làm 2 ống vent thì nó tương đương với 1 ống vent mới, và cũng chỉ có một tần số cộng hưởng tương ứng với ống vent đó thôi. Trừ khi bác làm 2 thùng riêng biệt..
     
  3. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Có bác chỉ giáo thì tốt quá.

    Em vẫn băn khoăn, Cái thùng đàn ghi ta thể tích không đổi, lỗ thông hơi không đổi vậy sao nó cộng hưởng được ít nhất 6 tần số khác nhau của 6 dây. Cái thùng loa sao không thể làm cộng hưởng được nhiều hơn 1 loại tần số?

    Việc sử dụng 2 ống vent cộng hưởng 1 tần số em đã thử và phần mềm cũng tính được như vậy.

    Bác có thể giải thích rõ hơn tại sao 1 thùng loa không thể cộng hưởng được tại 2 tần số lựa chọn?

    Thanks bác
     
  4. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Thể tích thùng đàn chỉ là một yếu tố nhỏ trongấci sự liên quan của thùng đàn thôi cụ Bùi ạ. Cái ảnh hưởng nhiều hơn là kết cấu(nếu cụ để ý sẽ thấy mặt sau thùng đàn không phẳng). Chính cái sự không phẳng đấy tạo ra khoảng cách thanh đổi giữa các vị trí khác nhau từ mặt trước tới mặt sau => cộng hưởng về khoảng cách phản xạ. Thêm nữa thân đàn cũng cong, thắt, mở liên tục => cũng làm nhiệm vụ cộng hưởng về thể tích giữa các vùng...
     
  5. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    117
    Location:
    Bang KenKen
    Giải thích như cụ Cảm cũng không đúng
    Cái thùng đàn và cái ống vent nó làm việc 2 nguyên tắc khác nhau Giáo Sư ơi. Cái này đã có lần em nói bên tổ rồi.
     
  6. thinhgia

    thinhgia Advanced Member

    Joined:
    18/1/08
    Messages:
    5.002
    Likes Received:
    528
    Location:
    Còn Lâu Mới Khoái Nhá
    Bác ín cái Fullrange drivers vô thì như vậy là mấy loại tần số nhẩy ? :lol:
    còn multi driver system thì bác sài cái gì thì làm cái đo thôi chớ , mắc mớ chi mà lại muốn 2 in 1 là sao ? :D
     
  7. HaChu

    HaChu Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    3.407
    Likes Received:
    77
    Location:
    Bia Bà - Văn khê - Hà Đông
    Theo quan điểm của em thì chẳng có gì phức tạp cả, cũng như cái thùng loa, gọi là cộng hưởng ở tần số f nào đó, thực tế thì như các cụ đã biết là các tần số quoanh quoanh f cũng được cộng hưởng theo ít nhiều, tại f là cực đại.
    Cái đàn cũng thế thôi, dây đàn mình gẩy nghe tình tang tính tang như vậy thực tế em cho là giải tần cúa nó rất hẹp ( cái này nghe bằng tai nhìn bằng mắt thôi ) em nghĩ là cả cái dây nhỏ nhất khi dao động cũng chẳng thể nào phát ra được tần số 6khz, thậm chí là 5khz.
    kết hợp 2 cái trên thì em cho là . . chẳng có gì đặc biệt, nó vẫn cộng hưởng hình chóp bình thường + dải tần hẹp thế thôi. Bản thân các cụ khi làm loa cho dù cắt mid xuống tận 200hz đi chăng nữa thì cái khoang mid có cần thể tích mấy đâu.
     
  8. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Em đang nói cái thùng đàn chứ có nói ống vent đâu chủ tịch :lol:
     
  9. quanghao

    quanghao Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    7.598
    Likes Received:
    321
    Location:
    Thành Công
    Anh nói cái thùng đàn ghi ta , em nhớ hồi năm 1996 sinh viên trường Nhạc họa TW năm thứ 2.

    ở đó thùng đàn cũ có nhiều, các bạn cho em 2 cái, em ra chợ làm 2 cái loa vừa lỗ đàn, làm được đôi thùng , chơi = con TDA cho có 18 W/ 1 kênh.

    vậ mà cả ký túc đến phòng em nghe và ông nào cũng khen hay, xong tụ tập bắt em làm bộ Ka ra tự chế, hát hò mất 1 thời gian!

    thú thật âm trầm thùng đàn mang lại nghe vui vui thế nào ấy, nghe cụ nhắc thùng đàn em lại ước được đi học nhạc họa! :D

    he cụ bui dạo này nghiên cứu ác phết!
     
  10. HaChu

    HaChu Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    3.407
    Likes Received:
    77
    Location:
    Bia Bà - Văn khê - Hà Đông
    Cộng hưởng tuốt, có điều là ít hay nhiều và cái nào là được cực đại thôi.
     
  11. HaChu

    HaChu Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    3.407
    Likes Received:
    77
    Location:
    Bia Bà - Văn khê - Hà Đông
    Lão có căn đấy :lol:
     
  12. HDhunter

    HDhunter Advanced Member

    Joined:
    13/1/10
    Messages:
    3.186
    Likes Received:
    21
    Location:
    Gầm cầu Long Biên
    Thùng loa theo e nó cũng cộng hưởng ở cả 1 khoảng tần số chứ cụ, quan trọng cộng hưởng ở mức độ nào thôi. Các tần số càng cao thì có vẻ cộng hưởng càng ít với vật liệu mdf thì phải.
     
  13. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    117
    Location:
    Bang KenKen
    Các cụ kẹo lạc hết cả roài :lol:
    Vấn đề ở đây giáo sư Bùi đang nói đến cái lỗ cơ mờ. Gỗ với lạt với thùng bọng kiểu dáng thì ăn nhập gì chỗ này ợ :D
     
  14. HDhunter

    HDhunter Advanced Member

    Joined:
    13/1/10
    Messages:
    3.186
    Likes Received:
    21
    Location:
    Gầm cầu Long Biên
    Cái dải tần làm việc các nhạc cụ thì đây, các âm chính hết cơm cũng chỉ đến 4k thôi. Các hài bậc hai của nó thì mới lên cao hơn.
     

    Attached Files:

  15. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    117
    Location:
    Bang KenKen
    Em tay Tởm có khác, ẩn giựt một thời gian hóa ra đi tu nghiệp :lol:
     
  16. nghenhinhs1

    nghenhinhs1 Advanced Member

    Joined:
    26/2/10
    Messages:
    3.576
    Likes Received:
    22
    Vấn đề nằm ở chỗ cái lỗ và cái thùng của đàn guitare có cách thức hoạt động khác hẳn cái lỗ và cái thùng của loa bác ạ, mặc dù đều có lỗ :mrgreen: .
    Cái thùng của đàn guitare là một thành phần cấu tạo nên âm thanh của đàn, tức là nó cộng hưởng và khuếch đại âm thanh của các dây đàn liên thông qua cái lỗ. Còn loa thì cái thùng là nơi giam giữ và triệt tiêu các sóng âm thanh phía sau màng (có phase ngược với âm thanh phía trước màng), nếu để 2 sóng này ảnh hưởng đến nhau sẽ tạo ra hiện tượng đoản mạch âm thanh. Vỏ thùng loa làm bằng vật liệu có tỷ trọng càng cao càng tốt vì về lý thuyết thùng loa không được phép rung động tạo ra cộng hưởng không mong muốn (đàn thì ngược lại). Còn về cái lỗ vent thì vì muốn nâng cao hiệu xuất ở tần số thấp nên người ta trích xuất một phần âm thanh phía sau màng loa đưa qua lỗ ấy để hòa nhập với âm thanh đằng trước với điều kiện phải cùng phase ở tần số mong muốn (cái lỗ của đàn guitare là nơi để âm thanh từ dây đàn đi vào kích thích tấm mặt và tấm đáy cùng rung động để tạo ra tiếng to và hay hơn)
     
  17. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Theo em hiểu thì thùng đàn và thùng loa reflex đều hoạt động theo nguyên tắc của hộp cộng hưởng Helmholtz, và ứng dụng của chúng cho loa thùng và đàn giống nhau về tác dụng tăng cường âm trầm. Hộp cộng hưởng Helmholtz và công thức tính tần số cộng hưởng các bác có thể đọc các tài liệu. Thùng đàn acoustic dây kim loại thông thường được thiết kế cộng hưởng ở trên dưới 55Hz, đàn classic dây nylon ở khoảng 92Hz-98Hz. Đấy là nghe nói thế, bác nào có đàn guitar thử ước chừng thể tích thùng, kích thước lỗ rồi đưa vào công thức hoặc phầm mềm tính thử xem sao.
    Cơ chế truyền âm hay khuếch đại âm của đàn thì theo 2 cách đồng thời:
    1. Mặt đàn: mặt đàn rung theo dây đàn, em hiểu thô thiển là nếu mình vung cái quạt mo thì nhiều gió hơn, mát hơn là vung một sợi dây. Cách này ở loa thùng là kiêng triệt để, nếu không thì cái củ loa vứt đi cho rồi.
    2. Hộp cộng hưởng: như đã giải thích theo kiểu chém gió ở trên. Và rõ ràng là cách này tác dụng ở khoảng tần số thấp. Em thấy như cái violin chỉ chơi ở dải tần số cao, đâu có lỗ nào đâu. Bác nào có đàn guitar thử bịt kín cái lỗ lại, chơi những nốt ở dây B hay E xem có bị tiếng bé đi không. :roll:
     
  18. ttanh

    ttanh Advanced Member

    Joined:
    10/12/05
    Messages:
    3.460
    Likes Received:
    42
    Location:
    hanoi
    Bắt giò cụ ClassA, Violin có lỗ chứ cụ, hai cái lỗ như chữ S đấy thôi.
    Mà lâu lâu mới thấy cụ chém gió ác liệt nhể, hay ịt ó trưa nay nó phát tác ạ? :lol:
     
  19. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Tại cái lỗ đấy nó vừa bé, vừa điệu nên không tính cụ ạ !
     
  20. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.676
    Likes Received:
    724
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Em thấy cái thùng đàn ghi ta thường có cái eo vòng 2 nhỏ giữa hai vòng 1 và vòng 3 to nhỏ khác nhau rõ rệt, chứ chả thấy ai làm vòng 1 và 3 bằng nhau cả.
    Còn nói vụ cộng hưởng thông thường đã là cộng hưởng thì hình chuông rồi. Nhưng vẫn có thể cộng hưởng tại vài tần số do cấu trúc vật đó xét kiểu đơn lẻ.
     
  21. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Cụ ttanh bắt đúng quả giò thủ rồi. Do trưa nay suýt bị nhà hàng nó xốc nách bắt vào ăn mà thành ra thế :) . Từ trước nay nhìn từ xa, cứ tưởng đó là mấy cái họa tiết hình con giun có từ thời xưa :) . Em dò hỏi thì thấy bảo thùng đàn và hai cái khe đó tạo nên cộng hưởng ở tần số của nốt D. Dưới đây là đường cong cộng hưởng từ cây Stradivarius 1713 do khoai tây đo được. Trông kinh nhỉ 8)
     

    Attached Files:

  22. HaChu

    HaChu Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    3.407
    Likes Received:
    77
    Location:
    Bia Bà - Văn khê - Hà Đông
    Có lão ClassA vào chém topic nó kỹ thuật hẳn lên nhể he he, mời các cụ tiếp :mrgreen:
     
  23. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.676
    Likes Received:
    724
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Như vậy cái thùng tạo ra được mấy loại cộng hưởng và ở những tần số khác nhau.
    Em thấy có lẽ những vật cấu tạo đơn giản và đối xứng(Kiểu cái thùng hình tròn hay cầu) thường chỉ cộng hưởng ở 1 tần số, như trống chẳng hạn phát có 1 nốt nên đa số hình dạng đơn giản.
    Các nhạc cụ nhiều nốt hay có thùng cấu tạo hình dạng phức tạp hoặc có 1 lỗ hay nhiều lỗ không đối xứng so với thùng.
    Thế thì cụ Bùi hoàn toàn có thể dùng nhiều ống cho 1 cái thùng loa (Hay cấu tạo thùng loa phức tạp để tạo nhiều tần số cộng hưởng), nhưng có lẽ khi tính toán có khó hơn. Không thể tính cộng hưởng tại từng ống riêng biệt mà nó phải nằm trong tổng thể sự ảnh hưởng của các ống với nhau.
     
  24. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội

    Qua các bác trao đổi, phân tích, đánh giá, nhiều vấn đề ngày một sáng tỏ.

    1. Cấu tạo thùng đàn ghi ta: có lẽ bí quyết cộng hưởng với nhiều tần số nằm ở những đường cong gợi cảm ôm trọn cái lỗ được khoét có tính toán sâu xa.
    2. Về nguyên lý cộng hưởng của thùng đàn với thùng loa phần nhiều các bác đánh giá gần như nhau, cùng một công thức, một hình thức tạo ra biên độ giao động lớn nhất của tần số.
    3. Về dải tần là việc: có thể tính đước dải tần của Đàn ghi ta. Nốt La chuẩn được quy ước quốc tế ứng với thanh La = 440hZ, bằng đúng với nốt La của dây son bấm phím 2. Từ đây có thể tính được nốt trầm hơn cách 1 quãng 8 là nốt Là = 220hz (bằng đúng dây La buông) từ dây La buông đến dây Mì buông (dây lớn nhất của đàn) cách nhau 1/2 quáng 8. Vậy nốt sâu nhất của đàn là 165hZ. Cách tính tương tự như trên sẽ được nốt cao nhất của đàn là 1320hZ.
    Như vậy với cây ghi ta 6 dây phổ thông dải tần làm việc từ 165hZ-1320hZ. Thấp hơn nhiều so với bảng nhạc cụ anh HD đưa ra. Có thể ở trên là tổng hợp của các loại ghi ta lớn nhỏ vì có loại đến 12 dây.
    Đối với loa dải tần làm việc yêu cầu có vẻ như cao hơn. VD loa bass yêu cầu 40hz-400hZ; Loa toàn dải 50hZ - 18khZ vvv
    4. Đối với kiểu dáng: các nhạc cụ phần lớn có kiểu dáng mềm mại, những đường cong mỹ thuật tuyệt đối không có ma trận và lót bông, bên trong.
    Với thùng loa: chủ yếu hình chữ nhật một số bác chơi Ma trận chữ thập, chữ T ... được lót nỷ, nhồi bông ...

    Từ nhưng quan sát trên giữa thùng loa và thùng đàn có 1 điểm chung là cộng hưởng âm thanh. Nhưng nhiều điểm riêng.
    Vậy có thể vận dụng ưu điểm gì của thùng đàn cho thùng loa?
    Nếu chỉ có kiểu dáng và những đường cong thì em có thể làm 1 cái thùng loa tương tự cái thùng đàn, giống kiểu anh Hạc đã chơi cách đây nhiều năm :lol:
     
  25. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Bàn thêm một chút về dải tần làm việc của Loa.


    Theo hình trên thực chất ta chỉ quan tâm đến Driver Bass và Mid/Bass là những loa cần phải có hỗ trợ cộng hưởng đoạn từ 100hZ xuống đến 28hZ. Tần số trên đoạn này không ngại lắm vì bản thân Driver đã đủ khả năng đảm nhiệm. Như vậy đã khoang vùng làm việc cần cộng hưởng.
    Cái đàn ghi ta nó làm việc tại khoảng rộng hơn mà vẫn đảm bảo chức năng cộng hưởng. Trong khi thùng loa chỉ cần đoạn từ 28hz-60hZ được nâng lên là ổn rồi.
    Nếu đúng Kiểu dáng quyết định cộng hưởng thì em sẽ làm cái thùng loa như sau:



    Hình dáng bên ngoài tùy chọn, bên trong mô phỏng đúng như thùng đàn. Làm 2 cái vent có kích thước khác nhau.
    Nhưng như bác TAT nói thì chưa biết tính toán thế nào để khi 2 ống này kết hợp với nhau sẽ có tần số cộng hưởng mong muốn.
    Khoai phết :lol:
     

    Attached Files:

Share This Page

Loading...