Chủ đề này chỉ dành riêng cho bộ phân tần của loa nên không đề cập đến những yếu tố bên ngoài như: phòng ốc, vị trí đặt loa, tiêu tán âm, "dây nhợ", thùng loa ... đều có ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống âm thanh của người nghe. Thời gian gần đây khi đi xem CES thì thấy nhiều hãng loa "đắt tiền" đều xử dụng các driver của Accuton, Eton... đều mang lại kết quả cao. Nên em quyết định chọn vài củ Eton để làm phân tần: 1) Low Frequency: Eton 12-680/62 2) Mid Frequency: Eton 7-200/A8/32 Hex 3) High Frequency: Eton 28HD1 Bước đầu tiên là đi tìm đáp tần củ mấy củ loa trên (Madisound), sau đó em bỏ vào chung một cái graph để đi tìm điểm cắt (và so sánh với các hảng loa đang xài). Đi tìm điểm cắt phân tần của loa origin sau này khó hơn ngày trước rất nhiều. Ngày trước hầu hết các hãng loa đều gởi loa đến các tạp chí âm thanh để cho họ đo đạc và "ca" cho sản phẩm của họ, nhưng có nhiều hãng loa bị "hố" khi số đo ra không giống ai (Kharma là một). Nhưng vì được trả tiền quảng cáo nên tạp chí phải "thổi" lên một cách ngượng ngùng. Nếu có được số đo của trở kháng thì mình biết ngay là họ cắt ở tần số nào liền: Chổ nào nhảy lung tung nhất là điểm cắt của cặp loa đó. Nhừng vì mình muốn làm DIY nên cứ chọn tần số mình thích rồi dời tới lui theo ý của thằng bạn có đôi lổ tai "hi end". Đây là cái graph của cả 3 drivers:
Bộ phân tần 3 đường tiếng căn bản với điểm cắt được chọn ở khoảng 250 Hz & 3KHz. Điểm cắt thấp có thể dùng từ 200Hz cho tớ 700Hz, còn điểm cao thì từ 2.5KHz cho tới 4KHz vì những khu vực này các driver đều rất phẳng (<+/-2dB). Linh kiện được sắp đặt theo đúng cách để tạo ra trở kháng phẳng ở 8 Ohms.
Đây là đáp tần của loa khi dùng bộ phân tần bên trên. Vì sự khác biệt về độ nhạy của từng củ loa nên đáp tần chưa được hoàn chỉnh.
Vì độ nhạy của cả hai củ bass & treb cao hơn củ Mid nên hai mạch chiết áp (hai con trở hình chử L lật ngược) được gắn vào riêng biệt cho củ bass (3dB) & treb (2.2 dB) để làm cân bằng độ nhạy cho toàn dải.
Để em mở hàng nha. Em định nếu có dịp gặp bác ở Cali thì em hỏi, tại vì em hỏi nhiều người nhưng chưa ai giải đáp cho em được, thấy bác có cái cà nông chắc bác tìm được câu trả lời. Em có thắc mằc là, thí dụ như em có 2 cái driver 4ohm, nếu em cắt ở 1850hz theo công thức của 1st order Solen, thì củng cái tụ và cuộn cảm đó nếu tính theo 1st oder Butterworth, thì em cắt bass ở khoảng 500hz và treble ở khoảng 3250hz, vậy thì công thức nào đúng, vậy thực sự em đang cắt ở tần số nào. Cám ơn Bác.
Phải cái này không bác? Bác làm ơn chỉ em cách gắn thứ hai để cắt ở 500Hz và 3250Hz. Em không biết phải để linh kiện ở chổ nào cho ra mấy cái điểm cắt Butterworth hết! :shock:
Sắp đặt linh kiện một hồi, gắn tới gắn lui thì em tìm ra được "cái ý" của bác Mozart rồi. Khi tách rời ra từng mạch một thì "điểm 3dB" của cuộn cảm nằm tại khoảng 3300Hz, còn "điểm 3dB" của cái tụ thì nằm ở khoảng 990Hz (chứ không phải 500Hz). Điểm cắt nằm ở ngay ở điểm giao thoa giửa hai mạch Lowpass / Highpass và điểm này thường có số đo là "3dB". Nếu dùng "3dB" để diễn tả điểm cắt và lập luận như "cái ý" của bác Mozart là lập luận của "nửa sự thật" hay là lập luận "thiếu điều kiện đủ" của "cần và đủ". Đây là cái mạch diễn tả 'cái ý" của bác Mozart:
Điểm cắt của mạch tạo ra đáp tần bên trên vẫn nằm ở vùng 1800Hz chứ không dọn đi đâu xa hết. Và để có mạch trên thì mỗi linh kiên đứng riêng trên mỗi mạch khác nhau chứ không gắn vào nhau như mạch Solen bên trên. Đây là hai cái mạch riêng rẽ để tạo nên đáp tần bên trên. Dùng mạch này thì phải đánh Bi-amp thì mới hát được. Điều quan trọng nhất là điểm cắt vẫn ở khoảng 1800Hz.
Vậy theo như cái cà nông của bác tính, thì thực sự em đang cắt ở khoảng 990 hay 1850 và 1850 hay 3300? cái này chỉ là một thí dụ thôi, còn những 2nd order, và 3rd order khác nhau nữa. Em có hỏi thằng bạn học bây giờ làm chủ một hãng loa lớn, nó bảo em thắc mắc lảm chi, cứ 1st, 2nd, hay 3rd mà phang vào, cho tới khi nghe hay là được, nó bảo làm được một cặp loa hay 25% là nhờ may mắn???
Nhưng nếu em gắn vào nhau như mạch Solen, và tính theo công thức của Butterworth thì cũng ở khoảng 1850hz, lại cho ra 2 giá trị tụ và cảm khác với công thức ban đầu của Solen??
Bác đang gắn như thế nào? Gắn kiểu nào (chung một mạch hay tách rời thành hai mạch như trên) thì điểm cắt vẫn nằm ở khu vực 1800Hz. Nhưng gắn kiểu tách rời từng mạch riêng rẽ thì khu vực 1800Hz âm thanh sẽ hát "TO" hơn gắn chung một mạch. Hầu hết các tay làm audio thường không phải là dân điện nên phần croosover họ yếu lắm. Em đi CES đã từng gặp nhiều tay chủ hãng loa tuyên bố những câu rất ngớ ngẩn khi bị em hỏi. Thường thì các hảng loa châu Âu họ "để ý" tới crossover nhiều hơn mấy tay làm loa ở Mỹ. Lúc sau này có nhiều program làm crossover dựa theo thông số của loa (thí dụ như LEA/LinearX) được mấy hãng loa mua về dùng (châu Âu dùng nhiều nhất), nhưng mấy cái program này chuyên làm mạch trở nên rất rườm rà vì cứ thấy thiếu cái gì hay là muốn chỉnh thêm chút ít thì nó cứ phang linh kiện vào. Có mạch design từ LEAP. em tháo 1/3 linh kiện không cần thiết trong mạch mà mạch vẫn hoạt động y chang.
Theo E để tìm điểm cắt này là không khó nếu cùng với điều kiện của bác bên đó thì E nghĩ cách bác làm vậy sẽ rất vất vả và hên xui,tốn nhiều thời gian và " dễ rơi vào trạng thái mơ hồ " Nếu bác có kích thước thùng,driver model...Tạm hiểu là clone đi Hoặc giả bác có cặp loa chính hãng thì ý em là tháo Crossover ra rồi cho nó test bằng Active Crossover (Pioneer D-23 chẳng hạn ) Khi đó bác dễ tìm điểm cắt và lúc đó với khả năng chuyên môn bác có thì Em nghĩ có thể bác làm sẽ còn ngon hơn mấy tay tóc xoăn nữa là khác.
Viết vậy cho vui, chứ khi mình chọn drivers để làm thì chọn điểm cắt không phải là vấn đề. Bài viết này có nhiều mục đích khác nhau. Còn mấy bác tóa xoắn thì bác khỏi phải lo, em đã từng làm cho họ tức phát khóc nhưng sau đó lại công nhận những thứ em vạch ra. Có lần em tháo mạch của lão "Zilch" (đã mất) bên JBL forum và chỉ ra những điểm sai làm bác ấy mắng em bằng "English", nhưng sau đó bác Zilch lại pm riêng, xin lỗi và làm hòa. Ngay cả lão Giskard cũng từng giận điên lên vì em chứng minh cái "charge coupled" crossover của Greg Timber chỉ là snake oil và lý do chính khi dùng nó, nhưng bây giờ lão ấy là người cung cấp cho em những đồ chơi JBL không tìm ra được ở ngoài thị trường. Còn tay Delgado của hãng Klipsch thì sau lần đụng độ với em và Al Kaplenberger cách đây vài năm thì không còn post mạch crossover của bất kỳ product mới nào lên trên mạng nửa. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều tay đáng phục lắm. Em đã và đang giúp rất nhiều bác tóc xoắn lẫn tóc đen trong công việc làm crossover không lệ phí này trong nhiều năm rồi chưa có một ai complaint cả (hay là vì họ quá lich sự chăng )
Nó khác nhau vì sư hoạt động của mạch Butterworth khác mạch Solen. Trở kháng của Butterworth thì phẳng lì ở 4 ohms, còn Solen thì nhảy lên 6 Ohms ở điểm cắt.
Theo em chủ hãng lo không cần bắt buột phải rành toàn bộ mọi chi tiết, hoạt động điện tử phân tần của một cái loa Mọi thứ dó có lính hay đồng nghiệp trong hãng rành và lo rồi Trừ một vài hãng nhỏ do dân chơi đam mê âm thanh tạo ra tự nghiên cứu lấy tự làm lấy do đó sp của họ mang tính may mắn hên xui như ở vnav mình cũng có :lol: đó
Sau khi được bàn tay Phù thuỷ của Anh sờ vào thì tất cả các Drivers đều được điều trị đúng liều bởi nhạc trưởng do Anh tạo ra nên no comments và no complaint vì cũng không biết comments và complaint ở chỗ nào được nữa Các phần mềm như X-Over Pro cũng chỉ cho kết quả để tham khảo tương đối sau khi em lấy cả bộ Cross của James B. Lansing để so sánh với Mr. Cauyem's Cross, X-over pro Cross và kết quả cuối cùng là bộ Cross mà em bị phê phán rất nhiều là "thiết kế chả giống ai". Nhưng nó vượt trội cả James B. Lansing và X-over Pro kia Và cũng chính vì Patent Pending nên em bị chỉ trích rất tồi tệ nhưng mọi chuyện đối với em giống như gió thổi Anh ạ Kính anh,
nhân dịp này em cũng xin cám ơn cậu yếm đả giúp em và bác Luận thiết kế phần mền crossover . Cách đây 1 năm bác Luận và em có làm cặp loa 2 ways và mang đến nhà cậu yếm nghe thử , thì em nó hót như là vịt. Cậu yếm bảo em thôi mang crossover cũa cậu yếm thay vào và nghe thử coi có khá hơn ko , thật vậy khi thay vào thì loa nó hót như chim Hoàng Oanh ko còn như Vịt nữa
Cậu Yêm ơi, em đang làm cặp loa dùm thằng cháu ở San Jose, em đã đổi nhiều lần rồi mà chưa được như ý nay sẳn dịp bác mở topic này em xin bác cố vấn, chừng nào làm xong gửi qua bên đó em bảo thằng cháu mời bác và bác Vô Tư tới nghe thử. căp loa này em xái : 1 tweeter, 4 ohm. http://www.madisoundspeakerstore.com/ri ... lack-plug/ với lại 2 mid-bass 8ohm, gắn song song thành 4 ohm. http://www.madisoundspeakerstore.com/sc ... fer-8-ohm/ Hiện giờ em đang làm 2 ways. em cũng đã thử 2.5 way nhưng cứ lăn tăn về impedance của nó, lúc làm 2.5 ways em cắt cái mid-bass ở dưới vào khoảng 500hz còn cái ờ trên vào khoảng 2650hz, Xin bác cho em ý kiến của bác về 2 cái xover này. Xin cám ơn trước. Em cũng đồng ý với bác là nhiều khi em đọc trên Sterophile thấy nó đo nhiều cặp loa danh tiếng, nhìn cái graph của nó vẽ ra mà cứ tự hỏi, không biết nó xxx hay mình xxx, hay có điếu gì ngoắc nghéo mà mình chưa đủ trình độ để hiểu.
Như vậy em có thể kết luân rằng cả 2 mạch đều cắt ở 1850hz, nhưng cho ra âm thanh khác nhau vì trở kháng khác nhau?
Bác Cauyem cho Em hỏi là nếu gắn L-pad cho loa Bass để giảm 3dB thì công suất tiêu tán trên biến trở này tương đương củ loa Bass, giải pháp như vậy có khả thi không vì cs max của củ Eton 12-680 tới 500W . .
em chưa từng thấy ai gắn Lpad cho loa bass bao giờ cả. hay là bác muốn thử ? biết đâu gắn thêm mấy con điện trở làm thay đổi damping factor... làm cho âm thanh nghe... giống âm thanh đèn... hên xui à nha. :mrgreen:
Mình xxx là cái chắc! :lol: Vì mình ngưỡng mộ cái giá cao ngất trời và vì cái "hiệu" của nó. Bác dùng toàn là driver ngon cho bộ bookshelf này. Em sẽ pm riêng cho bác.