Các bác có bí quyết gì thu tape hay chỉ cho anh em cùng học hỏi với chứ em thử thu thấy sao mà chất lwongj kém quá! Hay tại đầu tape của em quá còi???
Vào tuổi tiền mãn rồi nên suy luận có phần kém so với............trước Tết :mrgreen: . Chất âm của LG là chất HG pass nên đết cần bắt chước bố con thèng nào nhóe :lol:
Vâng , mình anh 1 chợ , sướng chưa ... về bổ túc thêm ngại ngữ đi chứ đóng pass tùm lum dư thế ló nại bẩu đồ tàu ...
Sao mà mình thấy mình tài thế, há há...Bẩu hội chứng tiền mãn 1 phát là bộc lộ liền, đếu ai đi soi chữ T vs chữ S rồi tự sướng thía cả :mrgreen:
Dear bác Các đầu cassette thời kỳ Vinyl dik thông dụng và thượng thời ( cỡ 1982 ) thừờng có mạch thu khá tốt ,Tôi ví dụ đơn giản , radiocasstte SANYO U4SF , mạch thu dùng micro tinh thể , loa rất còi .Nhưng thu NHẠC VIỆT ( Phối đơngiản ) từ FM Radio ra cho chất lượng tiếng đến ngỡ ngàng : To , rõ , đĩnh đạc , chả kém gì SONY TC-K555ES II , 3head (cùng nguồn thu FM).Một số Deck t/kỳ này có mạch thu theo tiêu chí đơn giản : Nguồn tín hiệu từ các Sound Media khác yếu rất yếu, nên xư lý rất kỹ từng đoạn tần số , nhất là mạch Dolby A,B,C .Các đầu deck về sau , kỷ CD , tín hiệu thời kỳ này quá tốt sau giải mã hay đièu chế FM của Lazer Dik , cho nên họ quan niệm , nguồn tín hiệu lúc này chủ yếu phụ thuộc vào DAC trong CD ,DVD đang đô hộ trên thị trường . . . , nên các mạch thu bị cắt xén rất nhiều .Bác nào đang chơi VICTOR , SONY , KENWOOD . . . thu thử từ CD ra ,máy nào có Bias menual ,REC EQ, chịu khó can chỉnh tý hay dùng thạo chức năng Calibration ,VỚI ĐIỀU KIỆN CÁC LINH KIỆN MẠCH NÀY CÒN CHUẨN, thu xong cứ tấm tắc khen anh Nhật làm khéo , hiện đại . . . Nhưng đến khi thu từ LP hay R2R ra trên chúng , các nhược điểm chết người của mạch thu , nhẹ dải cao , chìm dải thấp , đầy ẶC dải trung or dải cao rõ đến căng ra , sang sảng như thủy tinh vỡ . . . mới bộc lộ ra , khi đó chán và thất vọng ghê . Điều đáng ngạc nhhien ở chỗ, các Deck này liên tục lên giá vì hình thức đẹp , các tính năng nhiều và ngừoi bán thì luôn nói thu phát rất tốt , thậm chí tuyệt vời , nhung kỳ thực , họ chỉ test trên CD và họ đâu cần đến tính năng này vì phần lớn người chơi là PLAY cơ mà Nếu ai đó hiểu về mạch , dám bỏ qua quan niệm Nhật = Nhất , can thiệp vào trong Deck mạnh tay , may ra mới thu hay được .Một lợi ích rất đơn giản : BỘ Cardtrige Shure tốt , chưa nói nổi tiếng ,giá cẩc ngất vì giá trị âm thanh nó mang lại, cứ cho cả Shipp , về VN cỡ 150 USD loại khá , tiền 3 số nếu cao cấp , các điac LP hay cỡ 300K -500K / cái .Nếu làm tốt 01 deck , thu ra R2R và Cassette khôgn thấy thay đổi khi bấm Source và Tape .Cất đám LP đi , lại bảo cả toàn kim .Như thế , theo thiển ý tôi lọi vì đàu từ còn lâu với mòn nếu nghe đều đặn và không có nguy cơ " gãy " đầu từ , nhưng nguy cơ "gãy" cardtrige thì luôn có mỗi lần ta cho LP chạy
lâu lắm mới lên topic đọc bài của bác Bacuc hay và giải thích tường tận thật . thanks bác đã chia sẽ .
Cảm ơn bác đọc bài Làm như vậy , LP sẽ rất mới , chục năm sau thu lại vẫn tốt .Tôi toàn làm thế .Vợ nhiều khi thắc mắc , thế mua LP làm gì , để đồ chơi vào cho nó quay quay để vui mắt . . . dỗ con . Viết thế này , cho cô ấy đọc luôn
Dear bác Mai. Để thâu tốt hơn cái KA3ES này thì đã có KA5ES và KA7ES rồi bác, chức năng thâu cũng giống hệt nhau nhưng chất lượng thâu tốt hơn. Bây giờ em lại ghét mấy cái công cụ thâu rồi, rườm rà quá. Cám ơn bác đã nhắc, em vẫn dành cho dây tín hiệu tốt nhất em có để thâu, cố gắng hết sức để chất lượng âm thanh thâu tốt nhất. Tuần rồi dọn dẹp, đếm lại thấy có được kha khá băng cassette thâu từ R2R qua, cũng vui vui.
Em có biết cái boombox Sanyo này, thỉnh thoảng vẫn còn thấy máy 2nd bán ở góc ngà 4 đường NKKN với HTK. Em nghĩ 555ESII là 1 đầu thâu không tồi đâu ạh! Bác Mai có thể nói rõ cách thức thâu FM trên cái 555ESII như thế nào được không, vì sao lại không hơn cái boombox Sanyo kia. Suy nghĩ và quan điểm của em lại khác. Thời kỳ cassette ra đời, nó được ủng hộ vì nó được coi như là 1 máy R2R thu nhỏ, tiện ích, dễ sử dụng và dễ bảo quản. Chính vì điều này mà lúc đó cuốn băng cassette được gọi là "compact cassette". Thực sự lúc đó đa số các hãng sản xuất băng đĩa thường bao giờ phát hành cũng phát hành song song các định dạng (LP và cassette tape và cả R2R) cho cùng 1 chương trình. Nên ở giai đoạn này băng cassette trắng (blank-băng trắng) hầu như dùng rất ít. Đặc biết ở Nhật, ở Mỹ và vài nước châu Âu, kỹ thật phát sóng và chất lượng âm thanh của chương trình FM rất hay, nguồn nhạc phong phú và cập nhật nên họ hay dùng cassette để thâu lại. Còn nói máy cassette ra đời thời kỳ cd chủ yếu thâu từ cd qua nên thâu từ LP không hay thì em nghĩ nên nhìn nhận lại, thực tế băng cassette các hãng phát hành (anh em ta hay gọi là băng gốc) đầy rẫy ở các nước phát triển, họ mua về nhiều khi không có thời gian để nghe nữa là, có chăng dùng cassette thâu từ cd qua chỉ ở giai đoạn chuyển giao giữa cassette và cd mà thôi, và ở những nước nghèo hơn, kém phát triển thì giai đoạn chuyển giao này dài hơn, lâu hơn. Thì liệu mục đích chính của các hãng sx đầu deck có dùng tiêu chí là cassette sẽ thâu từ cd qua hay không? Riêng em thấy thì nếu cùng đẳng cấp, của cùng 1 hãng thì đa số các máy đời mới sau này thâu tốt hơn những máy đời cổ. Nếu mod cả 2 thì máy đời mới càng vượt xa hơn. Bác có thể cho biết cái đầu nào mà thâu từ LP và R2R tệ đến như vậy, trong đời em chưa gặp bao giờ! Em rất khoái câu này của bác, thực tế nó như vậy nhưng còn rất nhiều bác chơi cassette vẫn không tin vào điều này. Phần Source này ẹ lắm bác, nếu bác nghe so sánh tín hiệu qua Source này và tín đi thẳng (vào amply) của nguồn phát nào đấy thì mới thấy rõ. Nên nếu nói so sánh Source/Tape khi thâu mà tương đương nhau thì chắc chắn băng thâu vẫn chưa ok ạh, nếu theo tỉ lệ 8/10 thì may ra băng thâu mới thắng nổi nguồn phát!
Bác để ý tôi viết loại nhạc test để vi dụ : Nhưng thu NHẠC VIỆT ( Phối đơngiản ) từ FM Radio ra cho chất lượng tiếng đến ngỡ ngàng : To , rõ , đĩnh đạc , chả kém gì SONY TC-K555ES II , 3head (cùng nguồn thu FM). SONY333ES .222ESG ,555ESX , K3ES , VĨCTOR 711 , A&D7100 , PIONEER 818 ,TOÀN MÁY 3 HEAD , THU THUA XA PIONEER CT-F1000 , (1979-1981) . THU TỪ R2R , TÔI PHẢI NÓI THÊM , CÁC CT CŨ RẤT YẾU , CỰC KỲ DỄ GẶP NẾU THU TRÊN MÁY 2 HEAD ỨNG VỚI CẤU TRÊN ĐÃ DẪN . A&D6100 CASSETTE DECK LÀ MỘT NGOẠI LỆ THU RẤT TỐT .PIONEER CT-F1250 THU RẤT BÌNH THƯỜNG DÙ KẾT CẤU CỰC KỲ ĐẦY ĐỦ .SORRY BÁC NÀO ĐÃ CHO THỬ CON NÀY NHÉ .TẤT NHIÊN TÔI NÓI RẰNG ĐA PHẦN CHỨ KHÔG BAO HÀM MỌI MÁY ĐÂU NHÉ .CHUYỆN NÀY NGAY TỪ ĐẦU , NOT BẤY GIỜ RADIOCASSETTE CÀNG VỀ SAU NÀY , THU KHÔNG BẰNG TRƯỚC ĐÂY ĐÂU .THỰC TẾ ĐÓ BÁC .TÔI CÓ BIẾT 01 BÁC CHUYÊN SƯU TẬP RADIOCASSETTE , CHỨNG KIẾM RỒI . : CHO NÊN MỚI CÓ TỪ "DÁM" PHẢI SO SÁNH NHƯ THẾ VÌ TRƯỚC SOURCE LÀ MỘT PHẦN KHUYẾCH ĐẠI THU , CHUYỂN SANG TAPE CŨNG CÓ KHUYẾHC ĐẠI PLB , CÙNG BOARD MÁY VÀ ĐÃ ĐƯỢC CÂN CHỈNH CÙNG MỨC HIỂN THỊ CỦA ĐÈN VU LÀM CƠ SỞ SO SÁNH .CHO QUA AMPLY , CẢ 2 VẪN QUA PRE CỦA AMPLY CÓ GÌ KHÁC ĐÂU , KHÁC LÀ CẢM NHẬN BẰNG TAI TỪ SPEAKER . HOẶC TIỆN HƠN QUA PHONE CỦA DECK LÀ GẦN NHẤT .NẾU THEO BÁC NHƯ VẬY KHÔNG ỔN , SAO CÁC MÁY 3 HEAD TỪ R2R ĐẾN CASSETTE DECK ĐỀU LÀM VẬY .SAI LẦM QUI MÔ THẾ GIỚI NÀY KÉO DÀI VÀI CHỤC NĂM NAY RỒI Ư ? THƯƠNG CÁC KỸ SƯ CÁC HÃNG QUÁ
Các bác có nhớ cái băng này không? Ngày xưa nhà em có cái đài cassette, hay chạy băng này, em vừa đánh về một ít ngắm cho vui, tìm lại kỷ niệm xưa :mrgreen:
Đây là cuốn Normal cuối cùng em chơi năm 1991 , lên 88 Hàng Bài thu Modeltalking .Từ đó em chỉ chơi Type2 và 4 thôi .E vẫn giữu 02 cuốn này làm kỷ niệm
Chắc cũng bình thường vì giá so với mấy loại kia mềm hơn nhiều, nhưng thỉnh thoảng bỏ ra 1 cuốn, ngắm ngắm bóc tem cũng sướng :mrgreen:
UR tem đỏ có 2 loại : đỏ có in Made in Japan và loại kia không có ghi xuất sứ .Loại có in MIJ thu cũng xì hơn UR xanh như bác Onlytime post Nhưng thu xem là ổn trên máy A , lật qua lại S/T tháy KHÔNG CẦN TẬP TRUNG , THẤY KHÔNG PHÂN BIỆT ĐƯỢC , nhưng phụ thuộc người nghe nữa vì . . . nguồn tín hiệu gốc có ở chô người nghe hiện thời đâu , dôi khi họ bảo chỗ kia không ổn ,ta cũng khó nói ra phết bác ạ .Ljai còn có anh em nghe trên amplu DIY nữa , nó lwoij dải này hoặc lợi dải kia . . . Thôi bác ạ , ta vừa lòng với cái ta có thôi .Xịn ra hàng bài thấy >100K băng metal đó bác
Khôpng bằng RADIOSHARK 2 hand ở chỗ Minh phố Hếu đâu bác ạ .E test rồi .Đồ Mỹ nhìn bẩn bẩn mà thu hay phết .Được cái tem phiếu giấy tờ bên trong viết bút mực lên sướngtay
Em chỉ muốn hỏi cách thức bác thâu FM vào cái 555ESII như thế nào mà bác khẳng địng cái boombox Sanyo kia thâu FM không thua? Đó là em nói ngắn gọn cho mọi người dễ hiểu thôi vì tất cả các định dạng này đều xuất phát từ 2R2 mà ra. Cartridges này ra đời và chỉ tồn tại trong vài năm, sau này tiếp tục ra loại Small Catrigdes nhưng vẫn không tồn tại lâu được. Cassette và Radio, cả 2 cái này ngày xưa tồn tại song song, và có những model tích hợp. Gần giữa những năm '60, ở miến Nam đã có máy cassette rồi bác, không phải ai cũng sở hữu được vì giá nó đắt hơn xe Honda Dame Đỏ quân đội (đời YA) gần 1 lượng vàng! Còn riêng Casette Deck thì máy nào cũng để nằm được, cái khác nhau của những máy đời cổ là đa số vừa để đứng vừa để nằm được, còn những máy đời sau này chỉ để nằm được thôi. Năm 1993, hành trang làm sv của em là 1 bộ dàn, đầy đủ cả CDp và Cassette Deck, amply và loa. Còn cái Radio casette Sony bác đề cập có phải là CFS-710, 715? Em biết vì thấy nhà bạn bè có xài chứ không quan tâm đến mấy dòng này. Lúc đó dù không nghe nhạc bằng Radiocassette nhưng em có tìm hiểu một số máy hàng nội địa Nhật về, có 2 hiệu mà máy gấu nhất là Sony và Panasonic, những máy này âm thanh vượt rất xa những máy hàng nguyên thùng mới tinh lúc đó. Thời kỳ Lp thoái trào, R2R thoái trào, cassette chuẩn bị thoái trào, cd đang lên ngôi thì chuyện ghi quảng cáo "ideal for cd recording" trên băng là chuyện bình thường thôi bác. Bác quan niệm nguồn phát có S/N cao (như cd) thì thu hay, em e rằng bác chưa trải nghiệm hết. Với 1 máy thâu hay thì bất kể nguồn thâu nào máy cũng thâu cho ra âm thanh hay, em vẫn thường xuyên thâu cassette từ R2R qua, âm thanh rất tuyệt. Em có biết những dạng băng bác mua về, em cũng gặp và test rồi, đa số băng này thâu từ LP và R2R qua, có cả từ FM radio nữa. Nhưng nói thật với bác đa số trình độ thâu và âm thanh của mấy cuốn băng này thấp lắm bác, em thấy mới chỉ ở abc thôi, không hiểu sao bác lại khen hay? Câu bên trên bác bảo máy Deck chỉ thâu hay khi máy ra đời "1982-1986", ví dụ của bác lại khen máy ra đời 1979 (Pioneer CT-1000). Bác so sánh như vậy thì khập khiễng quá, 1 máy gấu (Pi CT-1000) của 1 hãng đi so với mấy model cỏ của 1 hãng khác (Sony 222, 333, ka3, A&D 71000), rồi rút ra kết luận, như vậy có đúng và thuyết phục không??? Đang bàn về Deck, bác lại kết luận "RADIOCASSETTE CÀNG VỀ SAU NÀY , THU KHÔNG BẰNG TRƯỚC ĐÂY ĐÂU" ??? Bác tự mâu thuẫn rồi, chính bác đã nói: "Nếu ai đó hiểu về mạch , dám bỏ qua quan niệm Nhật = Nhất , can thiệp vào trong Deck mạnh tay , may ra mới thu hay được". Vậy vì sao bác mod? có phải bác thay đổi thiết kế mạch, thay thế linh kiện. Thay thế linh kiện thì dễ hiểu rồi, nhưng còn mạch, bác sửa gì? vì sao bác sửa? không lẽ kỹ sư các hãng làm chưa tốt??? Còn chuyện công tắc Tape/Soure trong máy R2R và máy Cassette nó là phát minh thuận tiện cho việc thâu băng, nhưng để thể hiện đúng và tốt âm thanh qua công tắc này lại là chuyện hoàn toàn khác, không phải các hãng họ không làm được điều đó, mà là chi phí như thế nào? giá thành sản phẩm như thế nào? Nếu bác có điều kiện trải nghiệm nhiều hơn thì bác sẽ hiểu điều hôm nay em nói. Bác không hiểu câu em nói ở bài trước: sau khi thâu xong bác cùng cắm tín hiệu của phần nguồn phát và của băng bác vừa thâu vào cùng 1 amply, bác mở song song cả 2 nguồn nhạc này, bác chuyển Selector qua lại để nghe so sánh, bác sẽ nhận ra âm thanh băng của bác đã thâu có bằng nguồn phát hay không, rất đơn giản và chính xác. Zorro. P/S: bác không viết in và bôi đỏ cả bài viết, tránh vi phạm nôi quy.