Em thì em chỉ biết rằng có một số dàn máy đời cao 2000-2003) người ta vẫn SX có tape deck? Tại sao họ vẫn SX tape deck vào thời điểm đó trong khi đang có CD và MD rồi nhỉ?!
Tức là nó thu không kém một con máy được cải tiến khá nhiều với nhạc dơn giản cho dù được thiết kế lâu rồi . Cái "phối đơn giản " là vậy đó bác . Nó gây ngạc nhiên vì mạch thu làm rất kỹ . Đậm 1 : Không thể tải nghiệm như bác được . Ý tôi muốn nói là : Các băng hay in " Ideal for CD and other digital sources " có nguyên nhân sâu xa của nó : Các nguồn âm thanh số khi mới chuyển sang thường được chuyển dổi trong điều kiện lý tưởng , tỷ số S/N rất cao , dải tần rất rộng .CÒN MỌI NGUỒN ÂM THANH ANALO TA TỰ BIÊN SOẠN trong điều kiện người tiêu dùng thường có ồn cao hơn . Đậm 2 : Phần lớn các máy dời cao trong thời CD do nguồn số đang đô hộ trên thị trường đều rất tốt , các hãng làm kỹ phần thu làm gì nữa ? Bác có tháy các máy cassette thời CD rất nhều tính năng CD có : AMS , repeat A-B , tự động detect tape , Auto_index , autoreturn , AutoBias , Auto Equi , AutoLevel . . . các IC digital bổ trợ rát nhiều , về nguyên tắc kinh doanh , họ cắt đi phần RECORDING dược xử lý kỹ là đương nhiên .Tại sao phải làm tốt khi nguồn tín hiệu thu đã rát tốt rồi ? ĐẤY LÀ CÁI TÔI MUỐN NÓI , CHỨ KHÔNG ÁM CHỈ CÁC MÁY CASSETTE THỜI CD THU TỒI .Các Deck 3 head về sau này , phầnthu đa số chỉ gồm 03 IC khuyếch đjai 4258 ,555 . . . . thậm chí 02 IC ( Khôgn nói phần khuyếch đại Dolby , ít người dùng ) , rất đơn giản .Có thể tôi trải nghiệm ít máy nên hạn hẹp .Tuy nhiên bác download các mạch máy về , cái nào board RECORD có khoảng 6 mảng khuyếch đại , có những mảng chỉ khuyếch đại 6-8 lần , tức là rất bé , tức là cân chỉnh cả Bass và dải treble ,nó chính là máy được kết cấu kỹ để thu từ các nguồn yếu như LP .Không cần nghĩ , mảng phát các máy này cực kỳ cầu kỳ .Những con này , can thiệp vào thay thể , nâng cấp cân chỉnh , thu từ LP hay R2R rất tốt .Cái tốt ở đây , cần phải nói rõ là : TỔT KHI THU XONG NGHE 'HAY ' KHÔNG CHỈ TRÊN NÓ , CÙNG MẠCH EQ CÙNG MỨC LEVEL mà còn " TỐT HAY" trên cả máy khác , không cùng cân chỉnh EQ , LVL và do 2 cá thể khác nhau thiết kế . Các máy thời CD , dùng vài IC còi như trên trong REC , không đưiọc như vậy , tính toán lại , chèn thêm mạch vào , dùng toàn linh kiện tốt , kết quả chả kém gì .Điều đó , chứng tỏ THỜI CD HỌ BỚT ĐI ĐỂ ĐẦU TƯ CHO CÁC TÍNH NĂNG KHÁC , TA CAN THIỆP BÙ LẠI TRÊN CƠ SỞ HỌ ĐÃ LÀM MÁY THỜI XƯA , ổn , vậy là đúng . Cái khen " hay " ở đây trong bối cảnh thu thử nhạc đơn giản và tai tôi kém . . . bác , chức năng thu nghèo nàn so với một deck có cả Bias adj , RL level . . . . gây ngạc nhiên chứ không phải là tiêu chí .Nhất là một cái Radiocassette còi . Mốc thời gian đó tôi muốn diễn đạt là LP đang thịnh hành , vậy một máy hay 1979 sau ba năm so với 1982-1986 được công nhận là thu tốt , gấu , nó chẳng nói lên rằng khi nguồn tín hiệu còn yéu và không đều , máy sẽ thiết kế phần thu khá tốt sao ? Bác xem schematic con này mà xem .Các máy nào có CÁCH thiết kế vậy cho PLK và REC , thu sẽ ổn cho LP và các R2R TAPE không ở dạng gốc Chưa hiểu khái niệm cỏ của bác là thế nào trong khi các máy này đều 3 head , Dual capstan , Bias Adj đầy đủ cả .Manual các máy này thưong ca ngợi đặc biệt chất lượng linh kiện, nhất là tụ nối tầng , NP và đơợc sơn màu khác hẳn đi để đánh dấu đăng cấp thiết kế ở thừi điểm ra đời ? NẾU KHÁI NIỆM CỦA BÁC KHÔNG LÀ KHÁI NIỆM CHUNG, , e rằng tôi và bác quan niệm khác nhau về mốc kỹ thuật , không có điểm chung , rất khó nói TỨC LÀ RADIOCASSETTE CŨNG CHUNG NGUYÊN LÝ NÀY .Có bác sở hữu mấy chục cassetteradio cổ chí kim , tình trạng tốt , tốt , nghe "hay" , tôi không tiện nêu tên , bác cần cho gửi số ĐT , qua dó test cũng vậy . Tôi đã nói là họ cắt bớt đi phần mạch thu , khi tôi bù lại các thu này theo các máy được t/k kỹ, máy tốt lên .Rất rõ ở bài trên .Do vậy không có gì tự mẫu thuẫn cả .Bác đọc lại mà xem .Và bác cũng đồng ý với cái mod này cơ mà .Ô thê ta cùng sai à ? Mà tôi nói là họ bớt, tôi thêm "lại cái họ bớt đấy " :lol: Chả khác gì Source / Tape trong chức năng Monitor , mà lại đơn giản hơn , ngay trên máy và chính xác hơn vì nguồn phát , theo cách bác nêu , lúc này có mạch khuyếch đại của nguồn phát ( R2R ) or mạch phonoboxx cho LP , không có công cụ cơ bản để đo đạc . Amply trong trường hợp này thì ít cái có VU hiển thị , chỉ kiểm tra bằng tai , trong khi chuyển qua S/Tape , có VU để chỉ thị mức đã chỉnh mức Offset trên cùng board máy đã tiền đặt để chung mức 0 :lol: Còn xét cho cùng , cá cụ dạy : "Tam sao thất bản" , đã Sao là phải Sai đi , chỉ cần có một mốc chung nào đó thôi .Cảm nhận là vô biên , có ai dó không ưng ai rồi , nghe or thấy 1 sản phẩm của người không ưng , nhiều khi thấy ổn ổn , vẫn chê là chuyện thường . Đơn giản nhất , bác nghe LP , thấy hay , bác khác nghe CD thấy to , sạch sẽ , bảo LP ồn , bác thuyết phục được không ? :lol:
Bác nhìn lại 10 năm trước thế khó đây . Năm 1996 -2006 , ở nhiều gia đình , có được giàn máy 5 thớt vẫn là điều không quá nhiều .Hơn nữa , ở VN mình , đa phần dùng hàng 2hand làm gì có năm sản xuất ghi ở vỏ máy .E co biết vụ này , xuống chợ Sắt , có bộ giàn dòi cao vãn có cassette thực và thực tế các cassette part này nhẹ phòm phọp , nghe tiếng tối sầm là hàng từ Malayxia , tiếng thiên sáng là hàngTojo 2 hand , khá nhất là của hãng KENWOOD PIONEER . Quá trình đi xuống của dòng cassette là quá trình dần dần .Ở Viẹt nam mình , nó trượt rất nhanh vào năm 2004 , chỉ trong vài ba tháng , chợ Sắt hết hoàn toàn đầu băng VCR và kể từ đó CD cầm tay , CDP Trung quốc tràn ngập .Cỡ 2007 trở lại đây , máy CDP được xem là cao cấp như SONY 555 , 777 , tục gọi là dòng mắt " càng cua " mới được anh em mua nhiều .Kể từ đó , cassette tape mơi bị ế ẩm đó bác . Em còn nhớ , ngày 22/02/1998 , ca sỹ Quang Linh mua cái MD đầu tiên trong lô hàng mới nhập ở 2 bà trưng , em mua cái nữa của Ken , nghe "hay" dễ sợ .Đến giờ này , mót số anh en đầu 8X ở CQ , nhìn đĩa MD vãn nói chưa gặp bao giờ .Chuẩn MD nàu cũng rụng rất nhanh sau khi các Ipod ra đời .Ơ hà nội , em biết 2 tay buôn lỗi lạc còn hơn 300 MD Nhật xịn , chô nào trên đĩa cũng có Made in Jap , không đểu giả như dòng Golden MD vàng vàng hiện nay đâu .Giò chỉ bán cho mấy casy chuyên hát nhép , bằng dòng MD hiend gọn nhẹ .Tất cả những cái này , do giao thời đăt dỏ , nên cassette tape vẫn có đất sống lay lắt cho đến khi chinh anh em mình làm nó lên giá .E nhớ một câu trong kinh Thánh : " Loài người là loài duy nhất trên dời này , tự gài bãy , đặt mồi và tự mình ngồi vào cái bẫy đó ... " .Không biết có đúng không các bác ? ( E không ý xấu , các bác có đạo đừng trách em nhé )
Bác nói đúng và nói chuẩn, em là thằng đang tự chui vào cái bẫy ấy đây... Biết mà vẫn cứ chui vào mới khổ thân không... :mrgreen:
Đọc lướt các ý của bác thấy có nhiều cái đúng nhưng đúng nhất là dòng cuối này....... Vịt ngan là vậy :lol:
Tôi cố không như vậy , bác ạ .Và luôn cố không như vậy .Người ta đã có cái đúng , mình cố tình phủ nhận vì ích kỷ , sau này chắc chắn sẽ có người làm vậy với mình Ngoài lề : Tiếc cái bác không nhận xử lý hộ cái VCR .Đồ VCR của Nhật những năm cuối 1990 có thể xem hội tụ rất nhièu công nghệ đỉnh , nhất là cơ khí chính xác .Hay bác thử giúp 1 lần thôi .Cái máy Misubishi , mở ra vẫn đẹp quá bác ạ
Cái VCR của bác cần xử lý vấn đề gì, bác có thể nêu lên để ae bắt bệnh hộ. Những năm cuối '90 em có vọc thứ này rất nhiều, nhất là dòng HI-FI. @ Không biết post trong này có bị loãng chủ đề không, nếu bác thực sự cần có thể pm cho em cũng được
Nhìn mơi lắm thơm phức , cả mấy con , , nhưng cắm điện chả thấy phản ứng gì bác ạ . Bác cho địa chỉ , đẻ tôi mang qua được không ? Sorry các bác khác
Thấy bác khẳng định như vậy, em cứ tưởng bác đã thâu trên cả 2 máy là Sony 555ESII và Sanyo boombox rồi nghe so sánh. Khẳng định theo cảm tính thì không chính xác được, cá nhân em khi thâu để so sánh giữa 2 máy với nhau, em phải thâu cùng 1 chủ đề nhạc, cùng 1 nguồn phát, cùng sợi dây tín hiệu, cùng 1 loại băng, ... Bài viết trước bác đã khẳng định rồi còn gi: Bác có thể nêu cụ thể những máy deck nào có các tính năng như trên. Riêng về ic control, công nghệ điều khiển phát triển, hiển nhiên nó sẽ được áp dụng để phục vụ tiện ích, đó là xu thế, chứ nó không thể thay đổi cả 1 quan niệm chất lượng sản phẩm, không thể vì nó mà giảm chất lượng sản phẩm đi. Những máy đời cổ, lúc opam chưa thịnh hành, các mạch khuếch đại phải xài linh kiện rời, cuối những năm 70, opam tràn ngập, hầu như tất cả các mạch khuếch đại đều dùng nó. Bác xem schematic của opam thì sẽ thấy nó là 1 board mạch cũng rất phức tạp! Còn chuyện nghe băng đã thâu trên máy khác thì nó lại khác, một phần hay hay không là do chất lượng của máy phát nữa, với máy phát hay thì nó sẽ hay, còn máy phát dở thì nó dở, chứ không thể nói băng thâu hay thì phát trên các máy khác đều hay được, như vậy chả khác nào tất các máy phát nghe như nhau!!! Bác có thể định nghĩa khái niệm nguồn tín hiệu LP yếu và không đều giùm em với (trên hệ quy chiếu là nguồn âm vào cho cassette để thâu nhé bác) Bác đánh giá đầu deck căn cứ vào bộ cơ và các tính năng thì không sai, nhưng chưa chính xác đâu bác. Trong seri sản phẩm dòng 222 và 333 của Sony là dòng cấp thấp bác ạh, em gọi là cỏ vì dựa vào chính các model cao hơn của Sony là 555. Trong khi bác sử dụng Pioneer CT-1000 là model đầu bảng để so sánh, thì liệu có công bằng? Chuyện các hãng ca ngợi chất lượng linh kiện trong sản phẩm của họ là chuyện quá bình thường bác ạh, đó là marketing. Một ví dụ điển hình: trong cả 3 máy cùng dòng của Sony là KA3ES, KA5ES và KA7ES. Nếu bác chỉ có mỗi KA3ES, mở máy ra xem và đọc manual của hãng, bác cứ ngỡ rằng linh kiện bên trong là rất tốt, nhưng khi bác có tiếp KA5ES, cũng lặp lại như KA3ES, bác sẽ thấy là linh kiện trong KA5ES tốt hơn KA3ES và cứ ngỡ rằng đã tốt lắm rồi, nhưng khi bác có KA7ES, thì bác sẽ thấy được chất lượng linh kiện tốt hơn cả 2 máy kia, lúc đó mới ngộ ra rằng lâu nay mình nghĩ chưa đúng! Có dịp, bác so sánh KA3ES với cái KA7ES thử xem, cả 2 cùng là 3 head, dual capstan, dolby B, C, S, Rec EQ, Rec Bias, nhưng âm thanh khác nhau hoàn toàn bác. Không thuyết phục bác ạh, không thể lấy Radiocassette ra áp đặt cho cassette Deck, trong khi cassette deck cao cấp hơn radiocassette! Ở đây đang bàn là Cassette Deck, nên em không cần phải đi đâu để hỏi hay test, vì mấy chục cái đầu Deck của em đã là 1 đáp số rõ ràng lắm rồi. Bác chưa hiểu, em phản biện bác đấy chứ, lý do ở đây nè: Không biết bác đã nghe test theo kiểu của em chưa mà bác khẳng định nghe không khác tape/source? Nếu bác đã nghe mà không nhận ra thì em chịu, còn nếu vì lý do gì mà bác không test thì đó là cách chơi và quan điểm của bác. Tại sao cứ cần phải có hiển thị??? em thì hiểu rằng bác so sánh âm thanh nguồn và âm thanh của băng thâu chỉ dựa vào 1 yếu tố là mức tín hiệu hiển thị!? Đã chơi và nghiện món này thì không nên bảo thủ, duy ý chí, nó sẽ là bước cản lớn trong thú chơi. Xét cho cùng thì mỗi người mỗi cuộc sống, mỗi văn hóa, mỗi trải nghiệm, mỗi cảm thụ khác nhau, nên không thể giống nhau hoàn toàn được. P/S: Em không hiểu sao bác lại bảo LP là ồn? Zorro.
Canh tranh bác . Thêm tính năng trong mắt người dùng là them tiền , bác cứ xem amchj các máy mới là thấy liền , mạch bị cắt giảm nhiều lắm IC là 1 thành tựu lớn , nhờ đó nó làm gọn nhẹ mạch đi và tăng tính năng .Nói 1 bỏad IC casette phức tạp là theo quan điểm của bác , chả sách nào nói vậy đâu .Quan điểm riêng tôi không bàn ,bác cứ bảo lưu .Phức tạp và đủ các cân chỉnh cho các dải tần là khác nhau .PHẢI TÍNH HỆ SỐ KĐ CỦA TỪNG OPAM ĐỂ THẤY NÓ ĐƯỢC XỬ LÝ THẾ NÀO BÁC Ạ, MÁY CÓ 02 OPAM CHO KĐ GHI KHÓ MÀ HAY KHI GHI TÍN HIỆU YẾU ĐƯỢC Bác cũng chưa đưa ra cái chuẩn để chứng minh cách danh giá đầu Deck của bác ,Ta buộc vào dựa vào hãng thôi , tin ai giờ ? Bác đã thay đổi : Cấp thấp so với cái cấp cao hơn, VÀ NÓ VẪN TRÊN CỞ SỞ CỦA HÃNG MARKETING , đúng không nào ? Cỏ , dân gian hay dùng để chỉ máy 2head bác ạ , Phải lất 1 cái làm mẫu để theo , nếu không thành đẽo cày giữa đường bác ạ ? Bác đã khám cả mấy chục đầu chưa ? Làm vài cái là đủ rồi . MỞ ra , thấy vài cái IC trên mạch , không thể HAY HƠN VƯỢT TRỘI ĐƯỢC . Sao bác không hỏi là " Sao họ cứ thiết kế hiển thị trong các Deck ? " .Chắc là TẠI HIển thị + Tai nghe để đánh giá không tốt bằng CHỈ ĐÁNH GIÁ BẰNG TAI NGHE như cách của bác Ô thế chả phải cả 2 đang cố bảo thủ VÌ KHÔNG CÓ TRỌNG TÀI ĐÓ THÔI Bác đọc kỹ lại cái ví dụ tôi viết về LP , bản thân tôi chỉ lấy tiêu chí LP để xử lý phần thu và chỉ thu từ LP .R2R tape có cái nào xác định đúng Anal ròi để mà nghe , trừ khi đồ mượn ,không thể chê LP được đúng không ? Bác đọc kỹ mà xem đúng không nhé Nếu là chuyện quán điểm , bác cứ bảo lưu , chả ai cho điểm ta đâu .Tôi chắc chắn máy máy bác nêu , thu LP sẽ kém CD nhiều . Vì LP quá phụ thuọc vào Cân chỉnh , setup , Stylus , Cardtrige .Ở time này , sở hữu 1 CDP tốt không khó với ta , sở hữu 1 Cardtrige , 1 mâm , cần và TRÌNH ĐỘ SETUP LP là ít và ít hơn rất nhiều bác ạ
Ô thế chả phải cả 2 đang cố bảo thủ VÌ KHÔNG CÓ TRỌNG TÀI ĐÓ THÔI Bác đọc kỹ lại cái ví dụ tôi viết về LP , bản thân tôi chỉ lấy tiêu chí LP để xử lý phần thu và chỉ thu từ LP .R2R tape có cái nào xác định đúng Anal ròi để mà nghe , trừ khi đồ mượn ,không thể chê LP được đúng không ? Bác đọc kỹ mà xem đúng không nhé Nếu là chuyện quán điểm , bác cứ bảo lưu , chả ai cho điểm ta đâu .Tôi chắc chắn máy máy bác nêu , thu LP sẽ kém CD nhiều . Vì LP quá phụ thuọc vào Cân chỉnh , setup , Stylus , Cardtrige .Ở time này , sở hữu 1 CDP tốt không khó với ta , sở hữu 1 Cardtrige , 1 mâm , cần và TRÌNH ĐỘ SETUP LP là ít và ít hơn rất nhiều bác ạ[/quote] vậy em xin nhận làm trọng tài cho . em chỉ biết so băng hoặc cd thâu lại , đúng sai ,hay hơn hoặc dở của gốc thôi .
Bác làm ơn đọc kỹ giùm, em nói là mạch của con opam chứ không phải mạch của cassette! Đương nhiên thiết kế mạch khuếch đại thì phải tính đến hệ số rồi, mỗi hãng nó có tính toán riêng. Bác cho biết máy nào có hơn 2 con opam trong mạch thâu mà thâu hay giùm em với? Em ví dụ cụ thể nhé: máy Sony 777 xài 2 con opam trong phần thâu, Sony KA3ES xài 3 opam, bác thâu thử rồi so sánh xem nhé! Các bài trước, bác chê KA3ES thâu thậm tệ, như vậy thì âm thanh của thâu nó hay có phụ thuộc vào số lượng opam hay phụ thuộc vào các yếu tố khác nhiều hơn??? Trở lại chuyện "TÍN HIỆU YẾU", nó yếu là yếu ở đầu vào mạch khuếch đại hay đầu ra của mạch khuếch đại hở bác??? Em đã đưa ra rồi chứ bác, cái đánh giá này nó tương đối chứ không như cân đường hay cân thịt mà bảo phải chuẩn. Nó dựa trên chất lượng linh kiện, thiết kế, âm thanh và giá thành xuất xưởng của sản phẩm trong series của cùng hãng. Giả sử nếu có ai đó tặng bác, cho bác chọn 1 trong 2 giữa Sony 222 và 555, hoặc giữa KA3ES với KA7ES, bác sẽ chọn cái nào? Cái bác chọn không phải chứng minh rằng trong thâm tâm bác biết rằng cái 555 hơn cài 222, hoặc cái KA7ES hơn cái KA3ES, nó hơn ở những điểm nào thì bác cũng rõ rồi. Chuyện em đưa ra ví dụ để thấy 1 điều là cái ta biết là hữu hạn mà thôi. Dĩ nhiên là rồi chứ, em có dám phát biểu cảm tính đâu ạh. Khái niệm nhiều opam hay hơn ít opam là không có căn cứ đâu ạh. Bác có thể tìm đầu có trên 2 opam (ít nhất 3 opam), em lấy cái đầu chỉ 1 opam, ta cùng thâu 1 chương trình rồi giao lưu thử xem sao đi bác. Thế không lẽ chưa bao giờ bác đặt câu hỏi ngược lại? vì sao đại đa số các đầu CDP, cái Turntable người ta không làm đồng hồ hay led hiển thị? Bác chơi Turntable, mỗi lần thay cần, thay kim hay headshell, bác nghe thử âm thanh, bác có cần hiển thị hay không? vì không có hiển thị thì bác nghe nó có khác nhau hay không? Bác nghe so sánh các cdp với nhau, các amply với nhau, các loa với nhau, bác có cần phải có hiển thị tín hiệu hay không? hay bác chỉ nghe bằng tai rồi đánh giá??? Bác không hiểu vì sao R2R và Deck phải có hiển thị tín hiệu thì em hơi bất ngờ. Mục đích chính của nó là để kiểm soát mức tín hiệu thâu là chủ yếu! Chẳng cần trọng tài đâu ạh, tự trong mỗi chúng ta hiểu là đủ rồi bác. Chuyện tranh luận trên diễn đàn cốt là để chia sẻ cái kiến thức và kinh nghiệm trong thú chơi, ai đó nghĩ rằng để có điểm trong mắt người khác chứ em thì tuyệt đối không đâu ạh. Em có câu hỏi nhỏ hơi tò mò: hiện bác đang thâu LP qua bằng đầu cassette nào ạh? Và âm thanh phono box của bác so với phono box khác? Zorro.
Đậm 1 : Mạch OPAM chỉ có mình bác nói phức tạp .Đã là OPAM chuẩn 8 chân , nằm hay ngồi ,4,8 cáp áp nuôi , 1,7 OUT ,2.3 5.6 In cho 2 vế . Ví dụ đơn giản AKAI 635D dùng nhiều linh kiện rời , PLAY REC 2 chiều , board máy rất to , cùng chức năng AKAI GX707 nhỏ gọn hơn rất nhiều , cung chức năng . Khác nhau chính là ở cách tính HSKD trong trường hợp cụ thể và nó quyết định chất lượng thu : Tham hệ số khuyếch đại hay cần chát lượng khuyếch đại .Các bộ khuyếch đại ít IC chỉ là 1 cách nói gọn ,Như bài trước tôi đề cập , nhiều mảng KD và có mảng khuyếch đại rất bé , chỉ để chính sửa dải tần .,Vài con IC không thể có chức năng như vậy thu LP yếu tiếng không tốt là binhg thường Tín hiệu LP , tín hiệu ngay sau đầu từ đọc và micro yếu là chuyện xưa nay đã thành khái niệm chung , tôi và bác không thể định nghĩa hay cải chính : do yếu nên S/N không cao , chỉ tham hệ số khuyếch đại , độ ồn LP sẽ cao hơn và càng để REC level cao , tổng thể bản nhạc nghe lớn nhưng sẽ bị yếu các chi tiết .ĐẤY LÀ VẤN ĐỀ NGUYÊN LÝ .Khuyếch đại LP trong đk gia đình để thu BỚT ỒN ở Blank tape và vẫn bảo đảm cường độ tiếng , không đơn giản . Qua việc bác nói : "Máy đã thu tốt thì thu nguồn nào cũng tốt " , ". . . tại sao bảo LP ồn . . . ." ," . . . dọn nhà tháy vài r2R tape thu sang nghe hay phết . . . " chứng tỏ bác ÍT thu từ LP , nguồn thu của bác chủ yếu từ CD vì : 1.Thu từ CD S/N rất cao , do đó tín hiệu băng rất tốt , blank tape khó nhận thấy ồn 2.Bác " . . . dọn nhà , thấy mấy cuốn băng R2R " , bác thu sang Cassette tape chỉ mang tính thí nghiệm , băng R2R gốc hay rất ít , mà có rồi để mà nghe trực tiếp , thu và sẽ tồi đi .Mà nguồn băng R2R gốc tốt trên thị trường làmgì có , ai ship về nguyên trạng thì làm thôi và các CT không như ý .Không như ý , thu làm gì , phí băng và phí công 3.LP lúc có tín hiệu , phân biệt ồn do tiếng kim cọ đĩa , do ù đặc thù của bộ khuyếch đại LP ( kiểu gì cũng có , ít hay nhiều thôi ) bị chìm đi lúc có Audio, lúc blanktpe nghe rất rõ nếu "muốn thu cho bằng mức CD to và rõ " . Do vậy ,lúc Blank tape , tiếng xột xoẹt của kim cọ lên đĩa cực rõ , hiển thị LED càng rõ ,hiển thị kim thì ít nếu là đĩa không xước, ghi nếu REC VOL để khoảng 13h , nhất là đĩa cũ , rõ mồn một Người hay thu LP thừa hiểu khi nói "LP ồn hơn" là vào thời khắc nào .Cũng có thể bác có nguồn toàn LP tốt nên không nhận ra .Thị trường LP toàn đĩa tồn và 2 hand2 , nilon bảo quản in dấu trên mặt LP là chuyện thường . Chọn cái nào ĐỂ ĐƯỢC LẤY nếu nó đạt như ví dụ đươi đây , nếu có Bụt hay Tiên hay Mẹ đỡ đầu cassette và nó vẫn hoạt động , bác ạ :lol: TẤT CẢ BÁC VẪN DỰA VÀO THUYẾT MINH CỦA HÃNG TRONG MANUAL SERVICE , giống như tôi nói lần trước về họ nói kết cấu , chất lưiợng linh kiện sơn khác màu ( AD 7100 chụp rất nhiều ảnh về dây quấn đầu từ , tụ MICA nối tầng , tụ NP . . . ) mà bác gọi là marketing .Vậy đây là bác đánh giá máy tôi nêu là cỏ nhé :lol: . Lất vi dụ về chất lưựong bộ khuyếch đại cỏ TC-K222ESA : 1.Tháo 02 tụ 4.7 sát đầu từ thu của 222 2.Lấy từ Out put bộ khuyếch đại VICTỎ 711, qua vài đáu nối kỹ thuật , tốn khoảng 5000 VND , đưa thẳng vào đầu từ thu của 222 đã nói 3.Tín hiệu thu của 222 được điều khiển bởi Vol REc của 711 quanh 0-1dB của 222 tape monitor, chất lựong thu hay hơn rất nhiều so với bộ khuyếch thu của chính 222ESA cùng mức , cùng CT thu từ CD hau LP 4.Thử tưiưng tự với máy DENON 810 qua 222 , tiếng thu rất khá . Vậy máy 222 nhiều chức năg phụ trợ , chất lươịng máy không suy giảm , do phần thu làm dơn giản , nếu dùng phần thu máy khác cho chạy , TỐT HƠN :lol: Đúng nếu tách ra cỉ còn 1 hay 3 OPMA như bác viết thì không ai tin đâu , phải đặt vào bối cảnh các mạnh chỉnh sửa đi kèm như tôi đã viết và phải hiểu trong OPAM đó đang định chỉnh qữang tàn số nào .Các mạch đó thường không có trong các máy cassette thời CD , nó có thể là Tranz hay IC , thấy rất dễ trên mạch .Gọn như 555ESX , thấy ngay cso hay không việc gì phải tranh luận Bác đưa ra một số khái niệm quá khác với lý thuyết thực tế : 1.Mạch IC phức tạp : Một con IC là tổ hợp rất nhiều Tran nối trực tiếp , HSKD có thể đạt được 1000 lần , nếu làm băng Tran cả mảng to lắm . Làm IC , anh em thợ trẻ , chả cần nhiều kinh nghiệm làm dễ , board máy cũ nhiều bóng lẻ , chỉ thợ già dặn mới làm được .Một Tranz đạt sao được mà diện tích chiếm gần tương đương , đặt chế độ cho Tran làm việc , phức tạp lắm , nhất là muốn nối trực tiếp ( DC coupled ) như IC .Thật tình , bác là người đầu tiên tôi thấy nói các IC OPAM cho mạch khuyếch đại là phức tạp (Trừ người không biết gì về điện đóm) 2.Ai làm hiển thị co Turtable khi kim ra 0.5mV - 5mV , và không có bộ khuyếch đại đi kèm ? Hiển thị, đánh giá số lượng , tai nghe đánh giá " chất lượng " là điều cần và đủ chứ .Thiếu VU chả sao , nhưng Deck có sẵn tại sao ta không tận dùng .Thu "TO" thì dễ , cái gì theo sau TO lại là chuyện khác .Mà làm VU cho đàuTurtable thì là khái của bác , không có bộ khuyếch đại , chả ai đi làm VU .Nếu hiểu cho chính xác , VU là công cụ cân , đo , khi thay Headshell , thay cardtrige , thay cần , việc chỉnh Tracking forced = đối trọng , overhang , sử dụng cân để đo áp lực tỳ của kim . . . chúng chính là 1 dạng hiển thị để CÂN CHỈNH rồi 3. CD , LD , DVD MP3 ... đựoc số hóa tối đa , bảo đảm chất lưong , độ cân bằng, cách ly 2 kênh , mức ra S/N cao khủng bố , không một nguồn nào có thể đạt được trứoc đó 102-105dB ( R2R 65-70dB , cassette 55-60dB . . . ) , làm VU có sao đâu , nhưng làm làm gì nữa khi đã đủ và đã được bảo đảm rồi .Cái này là một trong các yếu tố làm nên chất lượng sản phẩm số ngay từ khâu chế tạo , là 1 giá trị không cần bàn ngầm định tự nhiên của sản phẩm số .Nói như bác , ngược sách vở chỉ ra , tôi chịu 4. Loa và ampl là khâu khi tín hiệu đã lớn hoàn toàn rồi , thông qua VU của Amply ( Rất nhièu amp cổ của VICTOR , KEN, HIATCHI,SUNSUI vẫn có ) càng tốt ,và tai nghe là chủ yếu .Đây thuộc về CƠ BẢN : Kiểm soát tín hiệunhỏ lúc ban đầu , khi đã ra đến loa , công cụ kiểm tra đo kiểm phải là thính giác , chả phải loa là công cụ Hiển thị kiểm tra cuối cùng ? Theo bác , cần có 1 thiết bị kiểm tra thiết bị đo bàng một thiết bị đo nữa ? Bác hỏi thế , tôi chỉ biết nói lại những cái từ sách nói lại , tôi nghĩ ra làm sao được ? TẠI SAO NGƯỜI TA PHẢI CHẾ CÁC DÒNG LOA GỌI LÀ MONITOR SPEAKER ? .Theo chữ " nếu " của bác , lại chế ra dòng LED hay VU để kiểm duyệt dòng loa Monitor này nữa ? Đậm 1 : Nếu đủ rồi thì ta tự hiểu Đậm 2 : Tôi đã viết ". . . Ý kiên riêng , không chung về cơ bản , ta cứ bảo lưu , có ai thửong, phạt đâu đâu " , đúng không nào ? Nếu thực sự ngại " . . . điểm giả . . . " thì nên dừng khi không có điểm CƠ BẢN là chung .Không ai cấm thiên hạ "đánh giá" , không ai đi hỏi lại sách vở những điều coi là kinh điển ,là điều phải thế được, bác . Và chuyện thiên hạ bàn đó là chuyện ngày nào chả diễn ra, đâu phải có chuyện này , mới có , phải không nào ?
Bác chẳng cần đưa ra vị trí và chức năng các chân của opam làm gì, ai cũng biết cả, đưa vào chẳng ý nghĩa gì mà làm loãng chủ đề thêm! Còn chuyện bác đưa ra sự khác nhau giữa mạch khuếch đại của 2 máy Akai kia mà bác cũng chẳng đưa đến 1 kết luận gì thì cũng vô nghĩa, loãng chủ đề. Máy Akai là GX-77 chứ không phải GX-707 bác nhé! Còn 707 là của Pioneer, tên của nó là RT-707! Khái niệm tín hiệu yếu là chỉ tín hiệu ngay tại vị trí bộ phận tạo ra tín hiệu là Head của R2R, Cassette và Catridge của Turntable, vậy tín hiệu trong CDP sau giải mã có phải là tín hiệu yếu không bác? nếu sau giải mã mà không có chuyển đổi và khuếch đại thì tín hiệu đó đưa vào trong amply có sử dụng được hay không? Như vậy tất cả những tín hiệu này đều được khuyếch đại đến chuẩn phổ thông để nghe được trên các thiết bị khuếch đại là amply, thì lúc đó có gọi R2R và LP là tín hiệu yếu so với CD??? Xét về S/N thì đến giờ này, MM và MC đã đạt đến 90dB và 80dB rồi, trong khi R2R và Cassette chỉ đạt đến 58-65dB, theo phát biểu của bác thì hiển nhiên R2R là tín hiệu yếu nhất, đúng không??? Vậy là suy ra thâu Cassette từ R2R qua là khó hay nhất, chứ không phải là LP??? Bác nói: "do yếu nên S/N không cao , chỉ tham hệ số khuyếch đại , độ ồn LP sẽ cao hơn và càng để REC level cao , tổng thể bản nhạc nghe lớn nhưng sẽ bị yếu các chi tiết", đó là suy luận của riêng bác, nó chẳng đúng với thực tế đâu ạh. Chuyện thâu băng cassette âm thanh có chi tiết hay không lại là chuyện khác, vì sao trong các topic về thâu băng, em vẫn khuyên mọi người nên thâu lớn nhất có thể, vì khi đó playback, tỉ số S/N của bản thân cuốn băng và của máy là cao nhất, không phải là tốt hay sao??? Bác nói thâu lớn sẽ mất chi tiết thì sai hoàn toàn, bác thử thu vào cassette với âm lượng thấp thử xem, cỡ -5dB, bác nghe lại chắc là hay và nhiều chi tiết hơn??? Bác lại càng sai lầm nữa! - Em vẫn khẳng định máy thâu tốt thì thâu từ nguồn nào vào cũng đều tốt. Còn chuyện bác thâu từ LP qua không tốt thì bác nên xem lại cái phono box của bác, nó là nguyên nhân làm bác ngộ nhận lâu nay! - Bác chính là người bảo "LP ồn" em chỉ trích dẫn lại vả hỏi bác??? - Bác tự suy diễn rồi áp đặt cái suy diễn không có cơ sở của bác lên người khác, em "đầu hàng" với bác. Nói về thâu từ LP qua cassette bằng đầu Deck, em đã làm từ cách đây đúng 25 năm, em biết chắc chắn 1 điều là lúc đó bác chưa hề thâu từ LP qua như vậy, vì lúc đó bác chỉ xài Radiocassette. Số lượng băng em thâu từ LP qua, em dám khẳng định với bác rằng: số lượng băng thâu từ LP của bác có nhân 5 lần thì vẫn không bằng số lượng của em đâu ạh! Băng em thâu từ R2R qua là chuyện em làm hằng ngày bác, cho cả em và giùm cho các ae chơi cassette. Em nói là dọn dẹp nhà, đếm lại có vài chục cuốn... là cách nói khiêm tốn bác ạh, em không muốn khoe mẽ khi nói rằng mình có hơn trăm cuốn thâu từ R2R qua! Bác thật ngộ: bác thâu Lp qua cassette để nghe, vì sợ hư đĩa, hư kim, trong khi người khác thâu từ R2R qua casette để nghe, bác bảo là "phí băng và phí công". 1 Lp bình thường giá chỉ 1/5-1/8 của cuốn Magne gốc, Lp có hư thì mua Lp khác, lúc nào cũng có và dễ dàng (trừ những Lp thật đặt biệt), còn R2R tape quý và hiếm, nếu có hư thì tìm mua khó khăn hơn Lp rất nhiều. Chuyện kim thì còn hằng hà sa số hơn nữa, bác có thể mua bất kì 1 cái kim MM hay MC nào thì chỉ cần 1 cú điện thọai hay 1 cái click chuột, nhưng để mua 1 đầu từ zin, đúng của máy R2R để thay thế thì xin lỗi bác, có khi chả bao giờ mua được. Vậy thì so sánh giữa thâu từ LP và từ R2R qua cassette, cái nào nên làm hơn??? Dòng xanh dậm: Cái bác không biết thì không có nghĩa là người khác cũng không biết. Cái bác không có thì không nghĩa là người khác cũng không có. Bác thâu tồi đi chứ em thì không, mà nếu bác thâu tồi đi thì lâu nay bác thâu LP qua Cassette để làm gì? Như vậy bác đã tâm phục khẩu phục khi em nói 222 và KA3ES là "Cỏ". Nói thật với bác, em chọn máy chẳng cần phải dựa vào manual của hãng, vì em chơi món này từ lâu, lúc chẳng có internet, máy lại là 2nd, tìm đâu ra Manual của hãng. Đó là kiến thức và kinh nghiệm chơi. Còn bác mới chơi sau này, lúc internet phát triển và chỉ vài năm trở lại đây Manual của cassette mới có trên mạng, bác mới căn cứ vào nó. Vậy là 1 lần nữa, bác đã tâm phục khẩu phục là Sony 222 là cỏ. Hoan hô. Khổ với bác! Đang bàn ở đây là opam trong 1 tổ hợp mạch khuếch đại hoàn chỉnh của 1 máy, so sánh loại dùng ít (1) opam và loại dùng nhiều (3) opam, mà bác lại đi phán là tách riêng opam ra!!! Sony 555ESX chỉ có 1 opam trong phần thâu và bác xem đó là 1 điển hình trong lại 1 opam. Vậy bác có loại nào xài hơn 2 opam (3) và không ở thời kỳ CD, thì em với bác cùng thâu thử, em sẽ thâu trên con Sony 555ESX này, em với bác cùng test băng trên 1 máy khác nghe so sánh xem thử, lúc đó bác phát biểu cũng chưa muộn đâu ạh. Em có đưa ra khái niệm nào đâu mà bác bảo khác với lý thuyết thực tế??? Em chỉ hỏi bác là tại sao các hãng họ không làm hiển thị tín hiệu cho CDP, Turntable??? Họ làm được không, chắc chắn là được, qua đơn giản, nhưng vì sao họ không làm? Vì nó không có ý nghĩa nhiều khi các nguồn này chỉ phát (play). Điều dó chứng tỏ rằng các thiết bị thâu mới cần có hiển thị tín hiệu. Trời ạh!!! Sao bác rành lứa tuổi công nhân lắp ráp của các hãng điện tử quá vậy? bác căn cứ vào đâu mà bảo rằng các mạch dùng Ic thì do thợ trẻ ít kinh nghiệm làm? các mạch dùng tranistor do thợ già làm??? Bác ạh, các dây chuyền lắp ráp điện tử ngày xưa thì người công nhân chỉ biết là cắm linh kiện vào board mạch mà thôi, mỗi người một vài công đoạn, sau đó board mạch được chạy qua bể nhúng chì để hàn chân linh kiện vào board mạch. Còn chuyện chọn thiết kế mạch dùng opam hay transistor rời là do các kỹ sư họ đưa ra bác ạh. Chả có gì liên quan đến thợ già hay thợ trẻ ở đây đâu! Chuyện sử dụng tranistor rời hay opam trong mạch, đó là do xu hướng của thời đại. Chính bác cũng đã khẳng định đặt chế độ làm việc cho transistor là phức tạp, vậy 1 con opam không phải là 1 tổ hợp mạch gồm các transistor, diod, trở hay sao? Như vậy mạch bên trong của opam không phức tạp hay sao? Bác mâu thuẫn quá! Nói như bác thì các R2R và Cassette ở tại hãng họ đã cân chỉnh tối ưu các thông số như: Tape Speed, Wow và Flutter, Pinch Roller Presure, Tape Tension, các Tilt, Azimuth, Height, Tangercy của các Head, ... thì việc gì họ phải làm thêm hiển thị tín hiệu làm gì??? Điều này có phải chứng minh rằng hiển thị trong R2R và Cassette mục đích chính để thâu không bác??? Điều bác nói chả liên quan gì đến chuyện có làm hiển thị hay không làm hiển thị tín hiệu. Nguồn số còn có các máy như CDP Recorder, DAT (Digital Audio Tape) , theo như lý luận của bác, nó là nguồn digital, tỉ số S/N cao thì cần gì phải làm hiển thị??? Vậy tại sao tất cả những máy này đều có hiển thị tín hiệu??? Vậy hãng nó làm sai theo cái lý luận của bác àh??? Chốt lại, cái hiển thị tín hiệu này cốt là để dùng chính cho phần thâu. Chuyện hiển thị trong amply thì tại sao có máy làm, có máy không làm??? Có phải vì nó không thể hiện gì đến chất lượng âm thanh hay không? Vì sao em với bác tranh luận về hiển thị trong các thiết bị nguồn âm, có phải xuất phát từ nguyên nhân Tape/Source trong máy cassette 3 head khi thâu? Em khẳng định chất lượng băng thâu so với nguồn âm khi so sánh qua công tắc Tape/Source là không chính xác, phải nghe trực tiếp nguồn phát và cả băng mới thâu vào cùng amply thì mới chính xác, bác phản đối vì nghe như vậy nguồn phát của bác (LP) không có hiển thị, nghe sẽ không chính xác. Em chứng minh với bác rằng tác dụng chính của công cụ hiển thị là cho phần thâu (về lượng), như vậy khi phát thì công cụ hiển thị không còn ý nghĩa nhiều, nhất là khi nghe so sánh chất lượng âm thanh giữa 2 nguồn phát! Em tóm tắc các khẳng định những vấn đề đã tranh luận với bác: - Thời nào cũng có máy Cassette Deck thâu tốt, chứ không phải máy thời cổ thâu hay hơn máy thời cd. - Máy có 1 opam hay nhiều opam không khẳng định chất lượng âm thanh thâu của máy, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. - Máy thâu tất cả các nguồn âm khác như CD, R2R, Cassette mà tốt thì thâu LP cũng tốt, nếu thu Lp không tốt, xem lại mạch phono (trong Pre) hay phono box. - Băng thâu nếu so sánh trong Tape/Source để đánh giá chất lượng âm thanh thì tương đối thôi, chứ không hoàn toàn chính xác, vì mạch source này làm rất ẹ, tín hiệu kém đi nhiều. Nếu muốn chính xác thì băng thâu xong sẽ được phát lại song song cùng với nguồn phát khi nguồn phát được cắm trực tiếp vào cùng amply, nghe bằng cách chuyển selector qua lại giữa 2 nguồn phát. - Mục đích chính của đồng hồ hiển thị là dùng để kiểm soát và cân chỉnh lượng tín hiệu khi thâu, cho nên tất cả các thiết bị thâu đều phải có công cụ này, kể cả nguồn thu là digital, nó không liên quan gì đến tỉ số S/N. Em chấm dứt tranh luận với bác tại đây./. Chúc bác vui vẻ với analog.
- Cái này bác viết trong một số hãn hữu Cardtride , không phải giá trị phổ thông của Cardtrid . Bác nếu giúp vài tên tuổi được xem là phổ thông đi . - Bác lại sai vê nguyên tắc cơ bản : Khi thu càng vặn Volume lớn ( Độ khuyếch đại lớn ) , dải tần càng hẹp lại , cụ thể tôi nêu Volume 13h . Đấy là chuyện bác phải gặp nếu bác thu từ LP ra Tôi cố viết để bác tự bật ra cái ý này , cái sai lầm chết người của bác về tín hiệu nhỏ là đây : 1.Sau giải mã DAC của CD , phần lớn là NGUỒN DÒNG : -PCM 56 , PCM 64 : Có khả năng cung cáp Iout = 1mA -PCM58 và TDA1541 : Có khả năng cung cáp Iout = 2mA Đây là các giá trị phổ dụng 2. Với Cardtrige , mức ra MM 4-6 mV , MC cỡ 0.5-1 mV BẰNG ĐỊNH LUẬT ÔM CƠ BẢN , bao giờ Cardtrige mới cung cấp được Iout = 1mA , trong khi kháng ra của nso hàng chục KOMH ? I cardtrige , tức dòng vào bộ khuyếch đại chỉ cỡ Micron A , thưa bác . Với I và U như vậy , Nguồn tín hiệu của LP , R2R và Cassette Head bị coi là nguồn tín hiệu yếu , các sách về KTĐT cũ thường có cả 1 chương RIÊNG cho phần , bác ạ Sai làm chết ngừoi và THIẾU CƠ BẢN CỦA BÁC TIẾP THEO là đây , tôi đã lờ đi khi bác hỏi "Phono box đang dùng là gì " , để bác tự bật ra câu này : 1. LP có S/N 64-70 dB , đấy là thực tế hiển nhiên của hàng ta hay dùng , và do ĐẶC TRƯNG THIẾT BỊ , tiếng cọ kim lên bề mặt đĩa bao giờ cũng tồn tại .Bộ khuyếch đại phono box của bác tốt thế nào nó vẫn làm to cả tín hiệu hữu ích của Cardtrige đọc được và tiếng ồn đặc trưng do NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CẢM ỨNG CƠ ĐIỆN tạo nên . Bác có thể tham gia các diễn đàn nước ngoài hoặc đọc các Catalog của Phono box , không có hãng nào dám khẳng định loại trừ được tiếng ồn này . Các CD nổi tiếng : " Classical Colection Vol1 , 2" , " Golden Guitar " của The Venture . . . , trong đk của Studio , khi đoạn Blankdik , vẫn thấy rõ tiếng ồn này của việc chuyển đổi từ LP gốc 2.Việc LP có ồn hay không so với CD hay các định dạng "đĩa" khác , đã gây tranh cãi nhièu , việc bác không đồng ý với tôi Ở THỜI KHẮC LP BỘC LỘ NHƯỢC ĐIỂM ( Blank) là việc không lớn .Có đièu, ở t/ điểm này tôi giải thích bằng lương . 3. Tôi và bác đều đưa ra các nhận xét trong khi chơi , chúng ta không thể và chả là gì trong giang hồ để áp đặt .Ngoài ra , việc ta thu 1 cassette , dù ta có thể làm thật kỹ , thật nhiệt tình , và người dùng nó không có cảm nhận được giống mình là việc bình thường , VÌ ĐÓ LÀ CẢM NHẬN .Bác hẳn đã gặp chuện này rồi . Bác có thâm niên , thật đáng khâm phục . Radiocassette cũng thu được từ các nguồn , kể cả đọc LP bằng cửa Phono của Amply , qua ngõ Monitor của Amply ghi tốt lắm bác ạ ( So với thời điểm đó thôi bác ạ ) Việc bác nêu nhiều hành trang Audio thế , thật là 1 địa chỉ tốt để anh em tham khảo .Tôi không phủ nhân hay cho phép mình chê bai ai thu tù r2R sang cassette tape , tuy nhiên nếu cá nhân đó có cả R2R gốc rồi , mà lại thu sang cassette để nghê thì hơi là , cũng là nguyên lý đầu từ vững chãi , gnhe r2R tape gốc thích hơn chứ ? CÁi LP có cartride nhạy cảm bé bỏng , mới đáng lo chứ ? Máy dòng này nghe quen quen , . Đậm : Bác phải đặt vào câu tôi viết : " . . . nếu khôgn phải R2R gốc . . . " Bác tự nhận là đó là giá trị của bác đặt ra nhé : Thử nghiệm tôi viết để nói rằng : Các máy đời mới như 222 làm bị cắt xén phần thu , nếu dùng mạch của máy khác , trên HEAD REC (ĐẦU TỪ THU ĐÓ ) , cải biên đi , nó tu tốt hơn , chứng tỏ , máy bị cắt xén phần thu , nên nó thu tồi đi , tôi có kết luận chúng là " CỎ " hay "CÂY " hay "HOA LÁ " gì đâu ? :roll: Nói cho chính xác , chúng ta có Internet và tả cưu và so sánh , tất cả các thôgn tin bác gọi là marketing đó được bác diễn đạt lại sau khi tham khảo thảo thôi : Bác làm sao tự đánh giá chất lượng linh kiện của hãng được , nếu không có thôgn tin cơ bản , cùng lắm là " máy này hay hơn hay dở hơn máy kia thôi " , phải không nào ? Kiến thức thì tôi "không dám lạm bàn" , phạm trù tự đánh giá về kiến thức , tôi e rộng quá : Đừng ngược với các đều cơ bản kinh điển trong sách vớ là cái tôi luôn tuân thủ .Chúng ta là thế hệ mà các sáng tạo và phát minh đã quá nhiều Thí nghiệm trên chứng tỏ là điều tôi viết là đúng : Máy 222 thời CD đã bị cắt xén mạh thu , vẫn dùng ĐẦU TỪ THU và Phát của nó , dùng mạch khuyếch đại THU KỸ HƠN , nó thu tốt hơn , ĐÂY LÀ Ý XUYÊN SUỐT từ khi tôi viết bài , bác ạ .Bác cần thật bình tĩnh để nhìn lại cái bác đã viết , tôi chỉ láy lại ý này : - KHÔNG AI ĐI LÀM VU CHO TURTABLE làm gì bác ạ - Không ai đi ĐO hay làm KIM VU để kiểm tra loa - Không ai nói mạch IC OPAM phức tạp như bác nói - Không ai nghĩ đến việc làmVU cho CD DVD vì thữ tế là vậy Đậm : ( Bác kiểm chứng qua ngà LengAudio vẫn cõ vài con Đức ) - Các amply TECHNIC loại mặt nhôm trắng nhiều đời có LED hiển thị bác ạ - Các Amply gắn liền Radio của Tây Đức , nhiều đời gắn kim VU bác ạ Bác đọc lại ví dụ trên tôi đã chỉ ra nhé 1 Bác sai rồi : Ngaytrong topic này cũng có bác than phiền khi thu máy 3head , chuyển S/ Tape thấy Tape không HIỂN THỊ NHƯ SOURCE . 2.Bác rất ít thu LP nên mới kết luận ĐẬM : - Nếu đầi kim bẩn , rất hay xảy ra , nguồn Sourrce LP cho âm tồi đi , nếu ta đang để Monitor ơ cửa tape ( Phần lớn các máy 3Head automonitor , sau khi bấm REC và PLAY để thu đều về Tape ) , việc đầu tiên phải kiêm tra đầu từ Phát có bẩn không ? vì LED hay VU cho tape sẽ yếu đi - Nếu từ thu bẩn , do đang để ở tape , sẽ nhận ra ngay do LED đáng PHÁT yếu đi Tôi ĐÃ nhấn mạnh ý này ngay từ bài đầu về chuyện này Bác phải đặt vào cả đoạn tôi viết : "Hiểu được các mạch phụ trợ định chỉnh sửa cái gì , phải tính được . . . " , câu này của bác mới có ý nghĩa Bác đã sai vì hiểu không đúng về Phono box như tôi phân tích ỏ trên Ở đây , các nhà thiết kế đã thiết kế Source và Tape , ta dùng luôn , chả khác gì bác đấu qua amly 2 nguồn tách biệt .Phương án dùng S/T có sẵn tận dụng luôn cả LED or VU để kiểm tra "lượng" của Tape và S có khác nhau hơn . Tùy bác chọn thôi .Tôi đã nói rồi , ". . . bác cứ bảo lưu " , đừng đi ngược những cái căn bản là ổn Cáy Minidik HIend cầm tay các ca sỹ hay chơi " nhép " không có hệ LED , dù là số digital bác ạ .Các máy minidik SONY cầm tay có đường quang vào (OPTICAL IN ) ĐỂ THU đều không có LED hay VU vì môi trường SỐ ( CD - MD hay CD - CD ) , tất cả mọi tham số từ Level , S/N đã được qui chuẩn , sự sao lưu trong số là 1-1 NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN , không có sự thay dổi về chất lượng ( Hoặc USER không thẻ nhận ra ) . Bác đọc về lý thuyết DIGITAL có nói .Tôi không tiện lạm bàn sâu ở đây . Tôi thế nào cũng được , bác ạ . Khi giữ được sự thanh thản khi tranh luận , sẽ không có câu biểu hiện quá khích hay lặp lại thái độ biểu cảm của ai đó , không giống mình trước đây , chỉ là sự thuyết phục bằng những lý thuyết cơ bản hay thái độ trầm tĩnh, từng trải , không khoe khoang sự phú quý nào đó trong quá khứ . Sự luyến tiếc 1 quá khứ gian khó và đam mê sẽ giá trị hơn nhiều cho SỰ CHƠI , bác ạ .Tôi nhớ hình như có bác đã viết khen bài viết của bác "điềm đạm"
Bác bacuc ơi cho em hỏi chút là em có đọc câu bác viết " sự sao lưu số sang số là 1-1" và theo lý l Thuyết trong trường e học cũng đúng là thế, nhưng không hiểu sao em có 1 cd gốc cho vào copy ra thành 2 cd khác thì khi nghe lại 2cd copy thì ko đc như bản gốc và bản thân 2 cd đó nghe cũng khác nhau. Mọi thông số khi copy em ko thay đổi mà chỉ thay đổi 2 loại phôi thôi. Bác giải thích giúp em, Note: khi copy em dùng phần mềm nero7.(copy disc)
Chào bác Đầu tiên , tai bác chỉ thính sau tai cố nhạc sỹ Bộ trưởng Trần Hoàn : Giữa Mạc tư khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh ( Ở khoảng cách rất dài và không gian rất rộng ) :lol: Đọc bài viết của bác tôi thấy sự " bực bội " năm 2005 của tôi như sống lại khi sao lưu CD trong điều kiện gia đình .Đợt đó , phải nhờ mấy anh em ở Hải phòng nhiều Không ai trả lời thấu đáo câu hỏi của bác . Trước khi nói các trải nghiệm của mình , tôi ước ao bác hay đọc kinh thánh hay lần hạt tràng để tập cho " tâm " nhẹ nhõm , hỷ xả . . . " , vì bác đã có ấn tượng trong đầu rằng Sao là phải Sai Bác làm thí nghiệm sau trên máy tính bác đã sao lưu : 1. Chọn một bức ảnh ưu thích hay nhìn , giả sử đặt tên bức ảnh đó là "Tienoitayeumilam" 2.Copy ảnh này sang một Ổ cứng ( Logic : C or D ) khác , cùng trên Ổ cứng vật lý của máy 3.Đặt lại tên cho bức ảnh đó , giả sử là "Tienoitayeumilam_dowa" 4.Bác cùng mở hai ảnh này bằng cùng một trình duyệt , không bao giờ thấy khác nhau .Điều này chứng tỏ câu : là đúng đắn Trở lại chuyện sao lưu Copy CD . Tôi chỉ chia sẻ những gì mình đã qua : 1.Năm 2005 , tôi muốn sao lại 1 số CD Hải ngoại , chưa có được lúc đó .Tin vào chân lý Digital ngắn gọn "sao lưu 1-1 ", tôi mượn CD "Tình Bơ Vơ " của Tuấn Vũ Thanh Tuyền của bác ở Hải phòng , lên cơ quan nhờ sao . Về nghe và so sánh KHI MỞ NHỎ VỀ ĐÊM YÊN TĨNH , giàng ơi , nó có khác nhau thực . Cảm giác đó ám ảnh tôi rất lâu .Dù đã trả đĩa , sau đó tôi lại nhờ bác đó sao lại trên Cây (CPU ) máy khác và mượn lại CD gốc .Cây máy này là một con Server chuyên dụng 2Hand của Mỹ , màn hình DELL (CRT) về kèm còn lưu ảnh do trạng thái HIỂN THỊ LIÊN TỤC 1 ẢNH QUÁ LÂU , ý là đồ xịn từ bên kia 2.Về mở và so sánh lại , tôi hoàn toàn vừa ý dù phôi lúc đó maxell , thường thôi 3.Sau này , khi chơi lại cassette , cùng một đoạn , chủ ý theo dõi , qua đèn LED của cassette deck , tôi không thấy sự biến đọng nào lớn ( Trước khi làm điều này , tôi đưa dĩa CD Test của MARANTZ vào để chắc chắc thời điểm đó , cùng một REC LEVEL , các bộ khuyếch THU của cassete deck làm việc tạm xem là chuẩn ) Nếu có điều gì để nói với bác , không biết bác có vừa ý không thì đó chính là những điều sau : 1.Trong thiết bị Digital , dao động chủ CLOCK ( Xung nhịp ) là quan trọng lắm .Các máy Home , Xung nhịp khó mà chuẩn như điều kiện nhà sản xuất đã Print và Injection ( tôi dùng dúng thuật ngữ để bác tra google ) thông tin lên CD một cách công nghiệp một cách đồng bộ , nhịp nhàng ( Kể cả vòng quay của motor ), do đo tạo nên sự chính xác trong chuõi ADC và DAC và khắc thông tin 2. Khi sao trên 1 Server chuyên dụng , CLOCK này đúng và đủ và chính xác , nên ta có bản Sao tốt 3.Tôi có 01 CD Đức 1986 của "Albano và Romia Power " và 1 bản Sao công nghiệp của Trung Quốc 1995 , tục gọi "" mặt trắng " , bảo đảm với bác không thấy sự khác biệt 4.Sự sai về xung nhịp khiến các Flame đọc không nhịp nhàng , nên phổ Audio sau lúc DAC chồng lên nhau và có phần triệt tiêu nhau , nên âm thanh kém hơn Bác xem bản "Falldown" nói về Hitller , D9 và bản "in vội" , khác nhau chỉ là chỗ , Audio D9 là AC3 ( 6 kênh thực ) , bản in vội Audio là stereo , hình ảnh chả khác nhau gì cả .Tương tự , phim D9 và bản lồng tiếng Việt PĐ, chỉ khác nhau về tiếng , hình ảnh như nhau . Hiện tượng này bác bác vẫn gặp kể cả sau này do thiết bị chúng ta , còn kỹ thuật Digital cơ bản khôgn biến đọng nhiều trong dân sự , giống như ,Stylus của LP , BỊ DỪNG KHÔNG cải tiến gì thêm kể từ những năm 1982 - 1984 đến nay , mức ra của kim MC và MM chỉ ở mức 0.5 -5mV , S/N khoảng 65dB và đồ ồn nền là vĩnh viễn tồn tại .Nâng lên 1 dB với Analog MM và Manegtize Tape khó như tìm ra 1 nguyên tố mới vậy ( Phải có 1 Mendelev nữa rồi :lol: ) .Bác nhìn băng CrO2 Maxell hay SONY , người ta gắng giảm tạp âm nên xuống 1 dB đã quảng cáo ầm lên ở bìa sau rồi đó .Phải chung sống với tất cả chuyện này nếu muốn sao lưu ở đk gia đình thôi .Hy vọng kỹ thuật sau này cho phép máy Home và máy Pro không khác nhau và máy phonoboxx có "não" để tách được tiếng ồn kim của LP ra khỏi tín hiệu Audio đã lẫn lộn , chắc lúc đó sao lưu sẽ dễ dàng hơn bác ạ (jocking ) Thành thực xin lỗi các bác khác do 2 chúng tôi lạc đề chút . Bác có SONY TC-K777 không , tôi mượn thu thử cái , rồi trả .Hôm nay vừa trả 1 bác LP mựon từ 2011 , thu có 3 lần ,cất bảo quản kỹ , bác ý cũng công nhận
Em đã bảo không tranh luận với bác nữa, nhưng đọc xong thấy bất ổn quá nên đành thất hứa vậy. Bác ạh, ai lại đi hỏi S/N của Catridge bao giờ :lol: Cái mình đang bàn ở đây là bộ khuếch đại cho MM và MC ạh. Vậy em có cần nêu 1 số cartrigde phổ thông nữa không bác? Lúc thì bác nói thâu tín hiệu lớn thì mất chi tiết, lúc thì dải tần hẹp lại, vậy chính xác là sẽ bị gì vậy bác??? Bác có thể chứng minh theo sách vở của bác được không? Em nhắc lại: S/N của tín hiệu trước khi vào volume input của cassette nó là 1 hằng số, và hệ số khuếch đại (gain) phần thâu của máy cassette cũng là thông số không đổi, bác nhầm lẫn quá lớn giữa lượng tín hiệu đưa vào (volume) độ khuếch đại của mạch (gain) . Em viết từ "chuyển đổi" to tổ bố thế kia mà! Không biết bác có cố tình nhấn mạnh thiếu nội dung bài viết của em hay không? nếu thế thì không fair rồi bác ạh. Còn nếu bác trích dẫn thiếu thì bác lại quá vội vàng mừng rỡ, và quá hấp tấp khi phán xét rồi. Bác ạh, cái bác gọi là ồn có phải tiếng stylux trượt trên rãnh đĩa??? Cái âm nhạc bác nghe được từ LP cũng chính là nhờ tiếng âm thanh này, có phải rãnh đĩa là những hố gập ghềnh để kim đi vào và tạo ra từ trường, từ đó tạo ra điện áp không? như vậy có phải âm thanh bác nghe được chính là tiếng cọ kim này không, lúc đó âm thanh bác nghe được là âm nhạc hay là tiếng cọ kim??? Nếu cứ khẳng định khoảng trống trong các bài nhạc khi nghe LP là ồn, và áp đặt cho toàn bộ LP là sai hoàn toàn bác ạh. Cái phono box bác xài có S/N chỉ 64-70dB là quá thấp bác ạh, đó là hàng của bác dùng chứ không phải tất cả anh em chơi LP đều như thế! Từ những năm cuối 1970, hãng nó đã làm ra các mạch phono cho MM đến hơn 90dB rồi, những máy tốt thời bây giờ có những máy đã lên đến 95dB rồi bác! Gửi bác cái link bác tham khảo thêm nhé! http://audio-heritage.jp/TECHNICS/amp/su-a4.html http://audio-heritage.jp/TECHNICS/amp/su-a2.html http://audio-database.com/SANSUI/amp/c- ... age-e.html .................................... Các điều bác nói trên có là chân thành? Nói thực với bác, em chẳng muốn đem kể những thứ mình có trên này, đâm ra khoe khoang, bất đắc dĩ để chứng minh điều bác nói là sai nên em mới kể. Em đâu có điên đến nổi không phân biệt cái nào hơn cái nào? vì sao em thâu từ R2R qua casette để nghe. Nếu có dịp bác nghe được 1 cuốn cassette của em thâu, bác sẽ hiểu. Không lẽ bác bác nghĩ em "ngây ngô" đến độ không biết chọn những chương trình hay chất lượng của R2R để thâu qua cassette hay sao??? Kinh nghiệm và kiến thức là quan trong bác ạh. Em nói các điều trên để chứng minh cho bác 1 điều là bác dựa vào Manual của hãng ca ngợi về cái KA3ES và cái 222ESA, và bác khẳng định nó không "cỏ", và bác còn đem 2 máy này ra làm đại diện cho các máy thời cd, và chê là thâu LP rất tệ, điều đó là hoàn toàn sai. Các máy: Sony 222ESA ra đời 1991, A&D ra đời 1990, Denon DRS-810 ra đời 1991. Theo như định nghĩa của bác thì cả 3 máy này đều ra đời trong thời kỳ cd, và bác khẳng định mạch thâu bị "cắt xén" nên thâu dở, vậy tại sao cái mạch của 7100 và của 810 thâu hay hơn của Sony 222ESA? Vậy cái định nghĩa cassette thời kỳ cd thâu (LP) không hay chính bác đưa ra và bây giờ cũng chính bác vô tình phủ nhận điều bác đã nói. Vậy là bác đồng ý với em điều này, lý do họ không làm là vì điều em bôi đậm (màu nâu) bên trên. Em trích lại bài viết của bác, 2 câu này mâu thuẫn nhau, vậy sẽ có 1 câu đúng, 1 câu sai. Bác có thể làm ơn cho bết câu nào đúng và câu nào sai với! Em chỉ nhắc lại: 1 opam là 1 mạch khuếch đại gồm có nhiều transistor, trở, tụ, diod. Nếu bác nói "đặt chế cộ làm việc cho trasistor làm việc phức tạp" và đồng thời khẳng định mạch của opam không phức tạp thì em thực sự "đầu hàng" với bác! Bác đưa ra dẫn chứng này lại mâu thuẫn với chính bác đã nói: tín hiệu lớn không cần hiển thị. Và em đã viết thế này: "hiển thị trong amply thì có máy làm, có máy không làm" Trời ạh!!! Cái bác dẫn chứng để chứng minh không phải đang trong trường hợp thâu băng hay sao??? Như vậy mà bác lại khẳng định điều em nói là sai àh??? mà bác vô tình lại chứng minh điều em nói là đúng??? Còn mục 1 bác viết chẳng liên quan gì có hiển thị hay không có hiển thị, mà là cái hiển thị bị sai trong lúc thâu, hoặc máy đó thâu kém thôi. Vậy thì bác đừng nên khẳng định vội vàng máy 1 opam thâu dở hơn máy có nhiều hơn 2 opam khi bác chưa biết đi kèm với đó là những gì! Nếu bác chưa bao giờ thử để biết, để chứng minh ngược lại điều em nói thì bác đừng nên khẳng định cảm tính như thế! Đến đoạn này em thực sự "phục" bác, cách lý luận và dẫn chứng lặp lại y như phán xét Radiocassette thời cd rồi suy diễn ra Cassette Deck cũng giống như Radiocassette. Xin thưa với bác, cái bác dẫn chứng là loại "PORTABLE", (chắc bác hiểu từ Portable này) nó là lọai đơn giản để giải trí khi di chuyển, thì việc tiết giảm các chức năng là chuyện bình thường, cái quan trọng của nó chỉ là phát được MD, gọn nhẹ. Thế mà bác lại đưa nó ra làm đại diện để chứng minh rằng nguồn thu digital không cần hiển thị tín hiệu. Giống như Cassette loại Portable này là Walkman, bác tìm thử xem có được mấy máy có hiển thị??? Em khẳng định với bác là các MDP hàng gia dụng và hàng nhà nghề đều có hiện thị. Bác chịu khó tìm hiểu thêm dòng MDP mà các hãng JP họ làm, từ Denon, Pioneer, Kenwood, ... thử xem!!!! Đối với em, sự chơi này chẳng là gì trong cuộc đời này, một số người nào đó hay thể hiện bản thân, khoe mẽ thiết bị họ có mà họ chả hiểu gì về nó thì đối với em là vô nghĩa, đôi lúc là kệch cỡm. Diễn dàn đối với em không phải là nơi thi thố, thể hiện, ngoài đời đã đẫy rẫy những điều như vậy rồi. Mỗi người mỗi cuộc đời, cách sống, văn hóa, thú vui. Zorro.
S/N của Catridge chính là cái tôi muốn nói đó bác , mức ra của Cardtride cái khó thay đổi , chỉ trong vòng 65dB-70dB thôi . Thuyết minh của Cardtrige có nó , thông qua mức Output (mV ) .Chỉ số dB là chỉ số qui đổi , nó vô tình làm ta quen đi S/N của cartridge ,đó bác.Bác nêu cái Cardtrige có S/N như bác nói 90dB đi .Giống này vài chục năm nay đã không cải tiến rồi mà , bác Nó là gốc tín hiệu , thể hiện sự nhạy của kim trên nền tín hiệu nhiễu do kim cọ vào đĩa , ảnh hương độ ồn của cơ . Cái phonobox vặn VOL REC của cassette sẽ khuyếch đại chung chúng lên , lộ nhất ở đoạn Blank tape Bác càng tăng REC VOL lên, độ khuyếch đại tăng lên , khả năng truyền đạt dải tần sẽ hẹp lại .ĐÂY LÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN . Bác có thể đọc , tôi không tiện nêu ở đây Cái tôi chỉ là mức 13h , thói quen thường khi LED đã quá +4dB , phải thu và nghe các chi tiết sẽ yếu đi Sau chuyển đổi của DAC , tại chân 6 và 23 của TDA1541 và các chân Iout của PCM58 , 56,64 , khả năng cung dòng của nó là 1-2mA , không cần bộ khuyếch đại , đó bác . Sau chuyển đổi cơ điện , MM và MC cho ĐIỆN ÁP RA là 6 or 0.5mV . Với áp này , bàng định luật OMH , trở kháng vào của bộ khuyếch đại vài chục KOM , khả năng cung dòng của nó Miron ( 10 mũ trừ 6 ) Tôi không nhớ ai đã mừng rỡ quá khích, tự hoan hô đâu .Nên bỏ qua phần này để câu chuyện thuần kỹ thuật Tôi đã bác hiểu khác cái tôi định viết : Kim dao động khi có RÃNH AUDIO ( 1) khác với kim dao động lúc khôg có AUDIO (0) , lúc (0) nó thể hiện mức NOISE mà lúc (1) có SIGNAL nó át đi . Đây là thể hiện 1 phần S/N của Cardtrige . Cái bác hiểu là S/N của bộ khuyếch đại , hay nói cách khác đi : Phonobox khuyếch đại bao nhiêu lần .Nó khuyếch đại ( Phonobox) bao nhiêu lần thì cái S/N của Cardtrige cũng lên bấy nhiêu , và khi đoạn Blank , cái sột xoạt kia cũng thể hiện rõ hơn báy nhiêu . BÁc hiểu sai vấn đề : Cái Amply bác nêu : " Phono1、2 MM:2.5mV/47kΩ Phono1 MC:100μV/47Ω Tuner、Aux、Tape:150mV/47kΩ SN比(IHF-A) Phono MM:90dB Phono MC:78dB(250μV入力) Tuner、Aux、Tape:105dB " --------------------HẾT TRÍCH DÃN TỪ MANUAL SERVIVE BAC ZO NÊU RA _ ( BÁC GỌI LÀ MARKETTING , giờ lại dẫn ) Phải hiểu như sau : Tại cửa vào của phonobox của ampl , đầu vào dành cho loại kim MM , có độ nhạy là 2.5mV , trở kháng 47K để phần khuyếch đại phonobox cho ra mức ra 90dB VÀ : Tại cửa vào của phonobox của ampl , đầu vào dành cho loại kim MC , có độ nhạy là 100μV, , trở kháng 47 OMH để phần khuyếch đại phonobox cho ra mức ra 78dB , tương đương mức vào max là 250μV BÁC HIỂU HOÀN TOÀN SAI VỀ THUYẾT MINH CỦA MÁY .Tôi nói để bác lưu ý , tránh tôi và bác diễn đạt theo 2 mục đích khác nhau .CẢ 2 MỨC RA KIA 90dB cho MM có độ nhạy In là 2.5mV và 250mV cho MC In là 100 μV đã bao gồm cả tiếng ồn do toàn thể cơ của LP gây ra .Khi bác đưa vào Cassette , quá mức , tại đoạn Blank , càng thấy rõ .Trừ phi Phonobox có "não" phân biệt được tiếng ồn và không khuyếch đại tiếng ồn cơ kia gây ra . ĐẤY LÀ CÁI TÔI MUỐN NÔI VÀ BÁC HIỂU SAI VỀ NHÀ SẢN XUẤT NÓI GÌ . Tôi không ca ngợi gì cả , cái tôi muốn nói : TRÊN NỀN MÁY 222 , PHẦN THU YẾU , dùng phần thu của máy khác cho vào TỪ THU 222, đọc trên phần PLAYBACK CỦA 222 , NÓ ,222 phát tốt , chứng tỏ cái điều tôi nói : là có lý Vài năm nay , đầu cassette trong tầm ta sắm được ,loại 3head , nhìn chung là tốt cả , nếu so sánh cái này với cái kia , sẽ thấy caí tốt hơi ,"máy cỏ" thường để chỉ các máy 2 head . Bác đọc lại xem tôi viết thê nào nhé , tôi không định nghĩa , tôi nói họ cắt xén , tôi thêm vào để thu LP và thấy tốt lên tức là có cắt xén Bác sai rồi sai về cơ bản , kết cấu IC phức tạp , nhưng trên mạch rát đơn giản , phối ghép rất dơn giản , trong khi bác viết : Nhìn mạch nó rất phức tạp . ĐƠN GIẢN Đấy là điểm lợi thế của IC .Riêng bác nói phức tạp , ngược hoàn toàn .TRÊN SƠ ĐỒ MẠCH IC CHỈ THỂ HIỆN 8 CHÂN CHO 2 VẾ , 1 VẾ 3 CHÂN VẼ CHI TIẾT, VẾ KIA TƯƠNG TỰ THÔI , SAO LẠI PHỨC TẠP ĐƯỢC .BÁC THỬ NÊU ANH NÀO VẼ SƠ ĐÒ TRIỂN KHAI IC NHIỀU DIODE TỤ TRỞ TRANZITOR , tôi kiện hộ bác , hì hì Bác đọc xem tôi viết gì nhé : Bác viết rằng : " Cái Hiển thị cần cho lúc ghi " , các máy MD cầm tay thu đơợc không có LED , vậy câu này chưa ổn , đúng không nào ? Nếu viết đúng thì diễn đạt theo cách khác, sẽ không hiểu khác đi được , đúng không nào ? BÁC HIỂU SAI QUÁ NHIỀU ĐIỀU SO VỚI SÁCH VỞ , THỰC TẾ , bác tự liên hệ thôi Bác chê thông tin manual servive ,lại trích thông tin tại đây : Trước sau không như một , bác tự liên hệ nhé Và đây nữa ,bác đã viết về chuyện "có điểm . . . , thi thố . . . , thể hiện . . ., sô máy cassette bác có . . . , 25 năm trước . . . số lượng băng đã thu từ r2R , từ LP . . . " , bác chủ động dừng, giờ lại tiếp tục . gay gắt hơn . . . và tôi không hề viết cái gì tương tự, chỉ toàn thông tin về kỹ thuật thôi , bác nhìn và liên hệ nhé : Thông tin về số lượng máy không có liên hệ gì với anh có hiểu về kỹ thuật CƠ BẢN không . Tôi được biết có bác chơi Tape cội gạo , đầy máy móc hiện đại , tuỏi lớn rồi , từ Nha Trang vào , vừa viết bài xong tự xóa , vì lý do tế nhị .Bác đó mới đáng quý .Cả tôi và bác , dù có đông cơ kỹ thuật hay không , khi càng quá khích , mất đi sự trầm lắng , đều không hay rồi .Viết những dòng cảm xúc đep đẹp , không thể tránh cho thiên hạ thấy đâu .
Các máu MDP có hiển thị là đều có liên quan tới thu từ nguồn analog trở thành số .Cái MD cầm tay tôi nêu dã nói rõ " . . có đường OPTICAL in " .Các máy MD 2 cửa dĩa dân dụng không có LED đâu .Chuyện máy thu SỐ sang SỐ trong môi trường SỐ không có HIển thị là chuyện "Môi trường số ,S/N , mức dã được chuyển sang 0 và 1 ,TRONG SUỐT VỚI NGƯỜI DÙNG , không cần hiển thị " là chuyện thường mà bác . Nếu nói như bác , không chặt chẽ rồi .Bác đọc sách về Digiatal sẽ thấy liền À mà bác viết thế này : Các thông số bác nêu , nhà sản xuất có khuyến cáo người dùng chỉnh không mà cần "hiển thị " hả bác ? Forrce traking . . . là cái phải chỉnh và nhà SX khuyến cáo USER mà .Bác nhiều cái khác cơ bản quá , khó tìm tiếng nói chung Bác cư bảo lưu ý kiến khi cơ bản của bác khác của sách , khác tôi đọc . Chả ai hơn bác được số máy , kinh kiệm thu , só LP , số băng R2R đâu
Các bác có biết chỗ nào bán hộp băng cassette xin chỉ cho em với. Em muốn mua vài chục cái ạ Cũ cũng được miễn là không nứt vỡ Xin cám ơn các bác
------------------------------- Có vài chỗ họ bán vỏ mới kèm ruột, nguyên seal, anh Thụ có mua ko em chỉ cho? Vỏ anh dùng còn ruột thì tặng em.... :mrgreen:
Nếu hộp cũ không bán thì cho em xin Vậy em tính thế này cho gọn: bác mua rồi giữ ruột, cái vỏ tặng em .. Em cần khoảng 80 cái ạ
Bác vaò trong chợ giời lối vào bệnh viện bưu điện có vài nhà còn băng thu sẵn kiểu HG audio cỡ 10k/cuốn bỏ ruột đi là xong :mrgreen: