MỘT KHU CĂN HỘ CAO CẤP- KTS STEVEN HALL Bao gồm 8 cao ốc với sắc màu rất bản địa, liên kết với nhau qua những chiếc cầu bay trên không trung, mang ý tưởng những bàn tay nắm lấy nhau thành một vòng tròn. Công trình đã nhận giải thưởng quốc tế năm 2008. Rất tiếc là không thể vào được bên trong. Em nói chuyện với chú bảo vệ mỏi ... cả tay cuối cùng vẫn phải đứng ngoài hàng rào.
tiếp theo và ...hết. Rất cám ơn các bác đã xem. Xin hẹn các bác vào chuyến đi tiếp theo ( vẫn còn trong vòng bí mật, hihi ) Thân
Trùi ui đã quá. Bữa mùng 2 Tết em đi Thượng Hải (chán chết, toàn nhà cao tầng nhìn bê tông chật chội), Hàng Châu (đẹp), Tô Châu (thấy còn đẹp hơn Hàng Châu). K có nhiều thứ đẹp và ánh sáng như thế này để chụp. Hi hi, thế nào cũng phải tranh thủ đi Bắc Kinh xem một chuyến.
Đúng là tay máy chuyên chụp kiến trúc có khác, đẹp lắm bác hookman. Bác sắm thêm cái lens tilt shift nữa là đúng điệu luôn
Cám ơn bác Hookman cho xem ảnh, năm em đi Bắc Kinh chưa có nhiều công trình đồ sộ để tổ chức Olympic 2008, chắc hè này phải đi nữa quá. Nghĩ mà buồn cho VN mình, trong khi TQ chọn thiết kế Tây Âu, thì VN toàn xài đồ TQ, nhìn SVĐ Mỹ Đình thì biết
em định post ý này thì bác nói trước, sao em và bác có ý giống nhau thế . cái cách làm tung thành phố Sài Gòn qua công trình thoát nước và hệ thống kênh NL trước nhà em.... cũng rứa, made by China... trong khi lúc thầu thì các bác nhà ta lại chê mấy anh Sing và Đức. lý do ? nhiều lắm :evil:
Sắp tới em có ý định đi phượt 1 chuyến sang vùng nông thôn TQ để thấy mặt trái của quá trình đô thị hóa nơi này. Nói chung là sự phân hóa diễn ra khủng khiếp.
ở nước ta có kém gì đâu. cụ làm ở vùng Tây Nguyên thì rõ quá rồi. nói chung làm gì cũng phải từng bước. muốn nhanh thì phải từ từ. quan trọng là làm phải chắc tay, để mà còn dùng lâu dài :lol: nói chung đại bộ phận dân mình vẫn còn thích mua cái áo sơ mi rẻ, mặc 3 tháng hư, đổi áo mới; chứ chả chịu mua áo xịn, mặc bền tận ba bốn năm.
Các bác xem cái ảnh này rồi biết. Con sông Hồng ở giữa là biên giới, bên kia là Tàu, bên này là mình, đường nhà mình đi thì đá toàn to hơn nắm đấm, đi toàn 5km/h. Trong khi nhìn đường xá bên kia mà thấy thèm... Không phải nói gì chứ xây dựng thì TQ giờ phát triển lắm rồi, không phải tự nhiên mà các bác nhà ta toàn dùng nhà thầu TQ đâu. Cái ảnh trên là đường ở vùng ven biên thôi, tỉnh xa lắc xa lơ của họ, còn xem mình có đường nào -kể cả ở vùng phát triển- có được như thế ko.
Bác hiểu sai ý mình rồi, em muốn nói về mặt thiết kế TQ đã có những đổi mới rất nhiều. Hiện họ dùng nhiều thiết kế Âu Mỹ cho các công trình xã hội. Mà công nhận, xen giữa thiết kể cổ xưa Á Đông là tương phản một cách hài hòa của "Tổ Chim", "Bọt Biển", "Giọt Nước" ... hiện đại Tây Phương đẹp mê hồn. Ngẫm nghĩ lại VN mình, hồi chọn thiết kế SVĐ MĐ, em rất ấn tượng thiết kế của 1 công ty Đức, thấy dư luận XH lúc đó đều nghiêng về mẫu này, nhưng cuối cùng lại chọn mẫu TQ (dù không rẽ hơn bao nhiêu tiền). Nếu phải đặt tên lại cho MĐ em đề xuất "Bánh Bèo" Còn việc phát triển đường xá giao thông ra tận đường biên của họ lại có thâm ý khác, chắc bác đã cũng hiểu.
Em cũng sang TQ bằng đường bộ,cái ấn tượng đầu tiên là đường xá thẳng tấp,sạch đẹp,đặt biệt là ban đêm gần như rất ít đèn chiếu sáng trên đường(em đi từ Bằng Tường lên Quảng Châu khoảng gần 1000km) nhưng xe chạy rất dể dàng vì những bảng chỉ dẩn bên đường phản quan cực kỳ tốt,đèn xe rọi vào cứ như là cái bảng chỉ dẩn đang thắp sáng bằng cả trăm bóng đèn. Nhìn cái này thấy Việt Nam hoang phí quá,thấp đèn đỏ đường(tốn bao nhiêu điện) nhưng hiệu quả...cũng như không :roll: Đường phố,nhà xưởng...quá sạch đẹp,kiến trúc hài hòa,họ ít có những căn hộ riêng cho từng gia đình mà phần đông ở trong các chung cư cao tầng,dành đất cho phát triển công nghiệp và phúc lợi xã hội-công cộng như công viên,khu vui chơi,trường học...Mặc dù đất thì họ bao la. Giờ giấc làm việc cũng là cái em quan tâm,những công trình xây dựng gần như làm việc 24/24,vào nhà xưởng ở các khu công nghiệp thì công nhân làm việc từ 2-3 ca chứ không chỉ có 8h/1 ngày như ở VN,vì lý do này nên giá nhân công/1 sản phẩm có vẻ như rất thấp nhưng thật ra thu nhập của công nhân không thấp,thu nhập bình quân của người trực tiếp sản xuất(không phải quản lý) khoảng 3000 tệ/1 tháng(# 8.500.000 đvn)-cao gấp 4 lần công nhân VN. Giá cả sinh hoạt cũng tương đương VN,ăn sáng + uống trà hoặc sữa khoảng 7 tệ(# 20.000 đ)-rẻ hơn ở VN là đằng khác. Ở TQ không có nhiều quán cà phê như ở VN,có lẻ họ không có nhiều thời gian để ngồi nhịp giò...giống em. :lol: Hôm qua em đi chợ máy tính thì nhận thấy hàng TQ chất lượng tốt(hiệu của TQ) có giá chênh lệch khoảng 8/10 so với hàng hiệu như Acer,Lenovo...Em giật mình vì ở VN giá hàng TQ thấp hơn nhiều so với bản địa,người phiên dịch giải thích là hàng qua VN do các hãng nhỏ làm nháy theo đơn đặt hàng của chính người VN nên giá thấp và chất lượng cũng thấp,còn đây là hàng thật. Em đang thâm nhập,từ từ em viết tiếp.
Thấy các bác có ấn tượng tốt với TQ e cũng thấy dễ hiểu vì đặc thù của văn hóa đất nước này là như vậy. Khách đến nhà sẽ được thấy những gì tốt nhất mà họ có. Thực ra VN ta cũng chịu ảnh hưởng của nét cư xử này nhưng ta làm kô tốt lắm. Em lấy ví dụ như con đường đi từ sân bay Nội Bài về trrung tâm Hà Nội (Phạm Văn Đồng) thật là tệ hại với vô số xe tải chạy mù mịt, bụi ặm và tệ nạn xã hội, trong khi đó đây lại là những ấn tượng đầu tiên khi khách đến thủ đô. Tuy nhiên lật ngược lại vấn đề, thì TQ cũng có nhiều cái ta không nên học chút nào. Trong một post rất lâu rối em đã nhắc đến sự kiện năm 97 khi HK được trao trả về đại lục thì dư luận thế giới bày tỏ ý kiến về động cơ tiếp nhận của đại lục là nhằm sử dụng HK thành 1 đòn bẩy kinh tế. Để chứng minh điều này là sai, đại lục đã huy động mọi nguồn lực nội tại để biến Thâm Quyến, Thượng Hải....thành những Hồng Kông khác. Kết quả là những trung tâm kinh tế khổng lồ và siêu hoánh tráng được hình thành; còn hậu quả là sự cùng kiệt về nguồn lực tại các vùng nông thôn. Các bác chưa chứng kiến sự nghèo đói và lạc hậu đến mức khó tin ở những nơi này đâu (ở VN em đã đi nhiều nơi vất vả nhưng còn tươm hơn nhiều). Tóm lại, VN là 1 nước nông nghiệp, em khâm phục các quốc gia như Thụy Sỹ, Hà Lan, v.v về cách họ xoay xở làm nghề thủ công và nông nghiệp, chưa bao giờ em thấy nể TQ. Vài lời ngoài lề topic, mong bác chủ topic thông cảm. P/s: Em khâm phục bác hookman khi chụp kiến trúc. Đẹp quá.
Sáng nay trang wed Google.com.cn đã không còn truy cập được,nếu truy cập nó sẽ dẩn tới link của HongKong: Google.com.hk . Cái này với người bên ngoài như em thì nhận thấy TQ thiệt thòi nhưng dân TQ thì họ không nghĩ vậy,họ nói nhập gia thì phải tùy tục và chịu sự kiểm soát của họ nếu không như vậy thì mời anh đi chổ khác chơi,anh tới nhà tôi thì phải chơi theo luật của tôi dù anh có mang theo cả đống vàng nhưng không đáp ứng yêu cầu thì tôi cũng không thèm mở cửa. Tới đây thì em thấy họ quyết đoán và luôn ở cửa trên khi đàm phán với phía Google-một đế chế thông tin,cái này thì cần phải học ở họ.
Em cũng xin có vài lời ngoài lề một tý: Các đô thị và trung tâm kinh tế của VN thì chưa đạt được đến độ siêu hoành như TQ, thế nhưng sự nghèo đói và lạc hậu tại NT VN mà em đã được chứng kiến thì ... Em chưa được chứng kiến sự phân hoá giữa thành thị & nông thôn tại TQ, nhưng những gì em được chứng kiến trong hơn 1 năm giời (em nằm tại công trình XD đường QL 32 ) thì quả thật cũng khó tưởng tượng được ạ. Hơi lạc đề một chút, nếu nhạy cảm quá thì các mod cứ xoá ạ.
Có 1 cái nghịch lý. Ở TQ: Bao thuốc lá Shuangxi(Song Hỷ) có giá đến 11 tệ = 31.500 đvn Hộp sữa 600ml giá 1.5 tệ = 4.200 đvn. Ở VN: Bao thuốc Bastion giá 3.000 đ. Hộp sữa Ông Thọ giá trên 10.000 đ. Qua đây em cai thuốc lá :lol:,đắt thế tiền đâu mà hút.. :roll:
Cụ Tai thường làm công tác xã hội,em mách cho cụ 1 địa chỉ ở quê em để chứng kiến cái sự đói nghèo. Đó là 2 xã Hòa Minh và Long Hòa của huyện Châu Thành,tỉnh Trà Vinh. 2 xã này nằm trên 1 cù lao nằm giữa sông Cổ Chiên,1 bờ giáp với huyện Thạnh Phú,tỉnh Bến Tre và bờ còn lại thuộc huyện Châu Thành,tỉnh Trà Vinh. Dân nơi đây sống bằng nghề nông và nuôi trồng thủy sản,mổi năm 1 vụ lúa và 1 vụ tôm,mưa sớm thì chết tôm,mặn sớm thì chết lúa Ông trời luôn quyết định cuộc sống của người dân nơi đây,2 xã nhưng chỉ có 1 con đường xi măng, một nữa qua xã này một nữa còn lại qua xã kia,toàn bộ hệ thống giao thông gần như chỉ là bờ đất đê bao ngăn mặn và bờ ranh ruộng. Mùa mưa thì lầy lội,mùa nắng thì khô cháy đồng,nứt đất... Em đến đây nhiều lần và ngẩm đi ngẩm lại cái câu Ông Bà ta hay nói"Trời sinh-Trời nuôi" thật đúng vô cùng vì em không hiểu người dân làm cách nào để tồn tại được. Dân ở đây rất nghèo nên chuyện nuôi tôm đối với họ chỉ phó mặc cho Trời chứ làm sao họ có tiền để lắp đặt hệ thống quạt nước,thức ăn,...làm sao có kiến thức để thử nồng độ PH,khử mầm bệnh...Làm sao họ đủ tiền để mua con giống đã qua xử lý dịch bệnh Họ thả vào vuông tôm 20 vạn tôm giống và vài ngàn con cua,tôm chết làm mồi cho cua,sống cũng làm mồi cho cua,em thắc mắc như vậy thì làm sao có được tôm thu hoạch,họ thật thà:cuối vụ chỉ có vài trăm con tôm tồn tại được,cua thì họ câu để bán dần dần cho đến khi kết thúc vụ là...xong. Vụ trúng nhất thì có lãi gấp đôi vốn (vốn họ chỉ có vài triệu đồng- chủ yếu là nợ chủ vựa con giống,thức ăn...theo kiểu cuối vụ thanh toán 1 lần,chứ họ làm gì có tiền mặt), vụ nào mưa sớm hoặc dịch bệnh thì trắng tay,người người đổ xô tha phương làm mướn,có được chút ít lại quay về nuôi tôm tiếp,cái nghề nông đã ăn sâu vào máu xương rồi nên không bỏ được Có trẻ không thể đến trường vì không có giấy khai sinh,không có giấy khai sinh vì cha mẹ đang nợ chính quyền ít trăm tiền thuế,tiền quỹ ANQP,quỹ vận động làm đường...đất... :roll: ra xã chứng giấy thì hỏi biên lai thu tiền nợ,không có thì không chứng,không chứng thì khỏi đi học. Nhà nào có con gái lớn thì cho con đi thành phố,tùy vào nhan sắc mà đi làm quán cà phê,bia ôm,rửa chén bát...miển sao kiếm được tiền để gửi về quê phụ giúp gia đình. Em nói có vẻ thảm thương quá nhưng bác Tai thử 1 lần đến và sống cùng người dân nơi đây hy vọng bác sẽ thấy còn rất nhiều mảnh đời đang trong cảnh cùng cực. Kính. Hix,bác chủ đang post hình nơi Bắc Kinh hoành tráng thì em lại miêu tả quê em: Nông thôn nghèo - nghèo đến đau lòng. Em trả lại topic cho bác chủ thôi. P/S Nếu thấy không phù hợp thì Mod có thể xóa giúp em. Em cảm ơn trước ạ.
TQ cũng như VN thôi ạ.Em không dám nói là tất cả nhưng những hoàn cảnh em được biết đến thì mức độ lạc hậu và thiếu thốn ở TQ vẫn khó tưởng tượng hơn nước ta đấy ạ.