Trong đám ngựa nhà bác chủ, em rất để ý đến 1 con ngựa đốm, nên khi bác chủ mời cưỡi ngựa đi thăm thảo nguyên, em chọn ngay con này để cưỡi. Ngựa Mông Cổ thật cao to và tinh khôn.
Lang thang trên thảo nguyên lộng gió, mặc cho vó ngựa đưa đường, thật là một cách tốt để xóa bỏ mọi ưu phiền.
Bác chủ chắc cũng biết khách không hứng thú chuyện trò nên lầm lũi đi trước dẫn đường. Ngang qua 1 cái nhà đắp bằng phân súc vật bác ta chỉ tay nói gì đó, nhưng gió to, khoảng cách xa em không nghe thấy. - Sau khoảng hơn 2 tiếng, em trở về lều, món thịt cừu đã sẵn sàng, đơn giản chỉ có: cừu luộc, đùi cừu nướng, lòng cừu nhồi thịt. Em vốn không ưa thịt cừu bởi mùi của nó. Nhưng thật lạ, thịt cừu ở đây không gây 1 tí nào, em đảm bảo không hề giống với thịt cừu mà em đã từng ăn nhiều lần trước đây ở những nơi khác. Chỉ có mùi thơm, vị ngọt, béo. Với khẩu vị của em, em chắc chắn rằng những gì được ăn hôm nay ngon hơn thịt bò Mỹ.
Những tấm hình Nội Mông thật đẹp. Tks liming. Xem hình mà cứ liên tưởng đến anh hùng Quách Tĩnh trong tiểu thuyết kiếm hiệp Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung.. 8)
Đàn ngựa đẹp quá Bác nhể...chả bù ở VN ngựa trông như con cẩu, được con ngựa bạch nào gầy dơ xương cũng đem nấu cao hết :lol:
Thank các bác động viên, em cũng chỉ muốn đưa những thông tin ngắn gọn nhất để bác nào có thời gian đến những vùng mà em đã đi qua, em có thể cung cấp những thông tin chi tiết hơn về cung đường, khách sạn, ẩm thực, những địa điểm nên đến... Em xin được tiếp tục: Đến Hohhot, 1 địa điểm cũng không nên bỏ qua, đó là mộ Chiêu Quân - 1 trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc. Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà/呼韓邪 đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán. Hô Hàn Tà đã được ban cho 5 cung nữ từ hậu cung, một trong số này là Vương Chiêu Quân. Chiêu Quân trở thành người vợ được yêu quý của Hô Hàn Tà. Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà chết, theo tập quán nối dây của người Hung Nô và Chiêu Quân trở thành vợ của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề/復株累若鞮- con trai lớn của Hô Hàn Tà. Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc/Hohhot. Nhờ Chiêu Quân, hòa bình giữa nhà Hán và Hung Nô kéo dài được trên 60 năm. Tích "Chiêu Quân cống Hồ" cũng làm xúc động trái tim bao thế hệ người qua các tác phẩm văn học. - Bảo tàng Hung Nô - Phục dựng nơi ở cũ của Chiêu Quân
Cảnh đẹp, người đẹp quá bác ạ...tượng sáp mà giống y người thật bác nhể, chả phân biệt được nữa :lol:
Chính là đây bác ạ, nhưng Tô Vũ không phải chăn dê mà là chăn cừu, người Trung Quốc gọi cừu là Miên dương/绵羊 nghĩa là con dê lông dài. Khi dịch sang tiếng Việt, nhiều người quen miệng cứ gọi Dương là con Dê.
Bây giờ Trung Quốc không làm tượng bằng sáp nữa bác ạ, vì sáp có nhược điểm khi bắt bụi khó vệ sinh, thời tiết nóng quá sáp bị chảy gây biến dạng. Các tượng này hiện nay đều được làm bằng silicon.
Mấy ngày hôm nay bận việc, có anh bạn rủ đi nghe hòa nhạc. Đến nơi mới biết các em hệ trung cấp khoa sáng tác của đoàn nghệ thuật Nội Mông báo cáo tốt nghiệp.
Thank các bác đã động viên. Em mấy hôm bận, và trời mưa chẳng chụp được gì cả. Đến Nội Mông trên thảo nguyên, thỉnh thoảng ta lại gặp 1 đống đá được xếp theo hình tháp, trên đó phất phơ những dải khăn. Đó chính là Ngao Bao/敖包 phiên âm tiếng Mông Cổ có nghĩa là "gò đống". Đầu tiên đây chính là những mốc địa giới, điểm đánh dấu phương hướng trên thảo nguyên của các cư dân du mục. Sau biến thành những nơi thờ thần rừng, thần đường, nơi thờ cúng của dân du mục. Trên đỉnh các đống đá này thường được cắm một cây cọc, tượng trưng cho cây thương của Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt; Đó cũng để bày tỏ sự kính ngưỡng của con cháu đối với người mở mang bờ cõi. Các dải khăn hoặc những hòn đá trên đó có điều ước nguyện của người đến cầu cúng.
Rời Nội Mông, em đến Tây An - Thiểm Tây. Cố đô của nhiều nhiều đại từ Ân - Thương - Chiến Quốc - Tần - Hán - Đường. Tây An dày đặc các di tích khảo cổ, đến nỗi đào đâu cũng ra cổ vật. Cái số em lần này làm sao, đi đến đâu là mưa đến đấy. Chụp vài cái ở quảng trường Đại Nhạn tháp. Tháp Đại Nhạn là một ngôi tháp đời Đường, còn bảo lưu được nguyên vẹn đến ngày nay, nằm giữa thành phố Tây An. Họ làm thành 1 quần thể quảng trường với nhạc nước, cây xanh, cửa hàng bán đồ lưu niệm hết sức sầm uất. Trộm nghĩ Hà Nội 1000 năm cứ làm một cái quảng trường thật đẹp cho nhân dân có chỗ vui chơi còn ý nghĩa hơn cái việc cậy vỉa hè với quét vôi phố cổ.
Quảng trường trải dài khoảng hơn 2km, phía sau quảng trường có tượng Huyền Trang - vị sư nổi tiếng thời Đường.