Bang hội Audio Quảng Ngãi

Discussion in 'Bang hội / Câu lạc bộ' started by duytinhaudio1962, 27/1/13.

  1. Nhật Uy

    Nhật Uy Advanced Member

    Joined:
    8/6/11
    Messages:
    295
    Likes Received:
    10
    Lão này toàn chém lung tung lang tang, coi chừng chém lộn chỗ là toi.
     
  2. vietvan

    vietvan Advanced Member

    Joined:
    10/6/11
    Messages:
    748
    Likes Received:
    0
    2a3 có hót được đâu mà off lần 2 hả Cụ Hại Điện.........!? :roll: Bằng chứng : Án tại hồ sơ đây .......... :lol:
     

    Attached Files:

  3. zizo

    zizo Advanced Member

    Joined:
    8/1/10
    Messages:
    340
    Likes Received:
    39
    em phọt mấy bài đã copy rất lâu rồi trên mạng để nghiên cứu về âm thanh này.
    bài có 2 phần, phần 1 về âm thanh, thiết bị, lung tung sèn tất cả.
    phần 2 về cách âm.
    lúc trước em tính mở bar, karaoke, cà phê đủ thứ nên nghiên cứu cái này.các bài được copy trên rất nghiều nguồn nên em không nhớ rõ.
    phần 1 về: âm thanh, thiết bị...
    Cafe lounge thì chỉ nên nghe nhạc nhẹ nhàng , nhạc POP cũng không vặn quá to. Quan trọng nhất là loa phải chi tiết, không gần lớn nhưng làm sao để mỗi người khách tại mỗi vị trí đề được nghe âm thanh ra đều nhau.
    Chuyên trị mô hình này là JBL COntrol 1 Xtreme, cứ mỗi 4m bác gắn 1 cái loa thì âm thanh sẽ đều. JBL được hơn bose ở tiếng trebl sáng nên dù nghe nhỏ ta vẫn thấy chi tiếng, văng vẳng mà vẫn thánh thót.
    Amply thì bác làm 2 con ONKYO 9377 hai kênh là kéo được mấy em loa rồi
    làm thêm 2 em sub Yamaha 515 , nếu không gian mở thì chọn sub JBL 12 hoặc sub JBL ES 250 luôn .
    Bác ở HCM ghé mình tít tét xem thế nào.
    Chúc bác sớm hoàn thành dự án và kinh doanh hiệu quả
    1 - Sự khác biệt lớn nhất của HDP với Computer đó là sự tiện dụng,đơn giản,dễ sử dụng và chuyên dùng ,giá rẻ cạnh tranh hơn so vớ Computer.
    Tuy nhiên nếu có 1 chút kinh nghiệm ,kỵ năng về Computer thì có thể tự lắp ráp ưu điểm vừa làm việc ,vừa chơi Game, xem phim và lướt wed nữa và hỗ trợ rất nhiều phần mềm chuyên nghiệp.

    Để đơn giản nhiều người trong gia đình có thể dùng thì mua HDP còn nếu 1 mình bạn chơi thì tùy theo ý thích có thể chơi HTPC nhưng hao hơn.

    2 - Ampli thường được gọi cho ampli 2 kênh Stereo ,còn Ampli để xem phim thì gọi là ampli đa kênh hay thông thường mọi người vẫn gọi là Receiver.
    Điểm khác biệt giữa Ampli và Receiver là Ampli Stereo thì chỉ dùng cho nghe nhạc là chính ,không có hiệu ứng vòm và chỉ cần từ 2 đến 4 loa mà thôi.

    Âm thanh 5.1 là 1 bộ loa ba gồm
    1 loa Center ,chuyên để nghe lời thoại và nhữn hiệu ứng âm thanh trước mặt.
    1 cặp loa Front (L - R) để 2 bên dùng cho nhạc nền ,hiệu ứng với âm thanh tiếng động bên trái hay phải ở phía trước.
    2 loa Surround (L - R) để đằng sau lưng người ngồi xem cho hiệu ứng âm thanh tương tự Front nhưng ở phía sau.
    1 em Sub chuyên trị âm trầm như tiếng Bom nổ nghe rền và đôi khi làm giật mình.
    Vậy nên mới gọi là 5.1 số 1 này là của 1 cái loa Sub.

    Dàn 7.1 cấu hình tương tự nhưng có thêm 1 cặp Surround back để ngang tai người nghe (L-R)

    Đi cùng với bộ dàn 5.1 hay 7.1 tương ứng phải có 1 Receiver để nhận tín hiệu số Digital và giải mã tín hiệu để cho ra hiệu ứng âm thanh vòm ,tiêu chuẩn là DTS ,Prologic, Dollby digital, trueDH ,DTS MA.......

    3 . Từ Computer hay đầu HDP kết nối với LCD bằng HDMI ,có thể kết nối với LCD bằng dây VGA nếu là Computer nhưng hình không đẹp bằng HDMI.
    Âm thanh thì từ Computer hay HDP kết nối với sợi cáp quang (Optical, tối thiểu phải có dây này) thì sẽ có âm thanh vòm.Với Receiver đời mới bạn phải cần 2 sợi HDMI ,1 từ HDP xuống Receiver, 1 từ Receiver đến LCD là xong.

    Cách sắp xếp bộ dàn thì khi mua sẽ có hướng dẫn cụ thể ,nếu dàn rời sẽ có người lắp ráp cho bạn.

    Bạn nên đọc nhiều hơn nữa nhé!
    HT-DDW3000 của sony. em thì chưa dùng bộ này nên không thể đánh giá nó hay hay không hay nhưng bộ này ko hỗ trợ DTS-HD theo em thì không nên vì mình đầu tư lâu dài mà em này không có DTS-HD ( chuẩn âm thanh mà tất cả mọi người sẽ hướng tới ) thì sau này có khi bác lại phải đổi. nếu bác thích AIO thì tìm em nào có giải mã DTS-HD mà chơi còn nếu có điều kiện, không gian thì kiếm 1 bộ giàn ghép và quan trọng nhất là bác phải có người tư vấn ghép cho nếu ghép lộ cộ có khi không hay bằng bộ AIO đâu.
    HD Life V5 theo em thì cũng được nhưng bác cứ suy nghi đến phương án ngoài xem phim trên HDD thì chẳng nhẽ bác không bao giờ xem trên đĩa (phim bộ, phim blu-ray hay 1 đĩa CD nào đó) vì thế làm sao bác vừa có thể dùng được cả 2 mà hỉnh ảnh âm thanh cũng chuẩn chuẩn 1 chút giải pháp là em dune max. tuy có hơi cao tiền nhưng mình sẽ dùng được lâu dài. bác mua cái HD Life V5 rồi sau này có khi bác cũng sẽ phải mua đầu blu-ray. + 2 thứ lại tiền có khi cũng bằng em dune max rùi vậy sao không tính ngay từ bây giờ, hơn nữa riêng dòng dune thì hình ảnh đẳng cấp nhất trong các dòng HDP. (HDP thôi nhé chứ không so với đầu blu-ray riêng biệt được)
    Cho e hỏi tại sao phải cắm HDMI từ Receiver đến HDP rồi thêm từ Receiver đến TV. HDP của e có 1 cổng HDMI (dùng để nối trực tiếp vô TV) thì làm sao???

    TL : cái này còn tùy thuộc vào re của bác đời có Truehd hay không

    1. ko true thì không phải cắm HDMI từ HDP tới RE vì nó không có. vậy thì bác cắm bt theo HDP -> TV = HDMI : hình, HDP -> RE = cáp quang : tiếng
    2. có true thì bác phải cắm từ HDP -> RE = HDMI rồi HDMI -> TV ( 2 sợi HDMI ). ở đây bác không cần dùng đến cáp quang nữa vì dây HDMI từ HDP - > RE nó đã truyền tín hiệu cả hình lẫn tiếng rồi, sang RE là RE sẽ tách tín hiệu hình riêng, tiếng riêng. hình thì lên TV còn tiếng thì ra loa. còn nếu không thích cắm kiểu này thì bác trở về cắm theo phương án 1 nhưng âm thanh sẽ chỉ lên đến DTS thôi chứ không có DTS-HD ( định dạng âm thanh cao cấp hơn, hiện tại đa số các phim down trên mạng là DTS nhưng tương lai thì sẽ là DTS-HD ).

    Mà nối HDMI từ HDP lên TV vậy nó có truyền audio theo k??? :

    TL : nối HDMI từ HDP -> TV thì nó truyền cả hình lẫn tiếng như vậy thì bác cũng chẳng cần phải RE mới có âm thanh nhưng âm thanh ở TV sẽ chỉ là 2. thôi cho dù nguồn phát của bác là 5.1 thì cũng chỉ là loa TV

    Rồi khi coi TV bt sao chuyển audio sang Receiver đc :

    TL : cầu này em chưa hiểu ý bác muốn nghe tiếng âm thanh của các kênh TV bình thường ra RE và nghe trên loa to hay là từ HDP -> Re nếu là 2 ý này em cũng trả lời luôn

    1 . muốn âm thanh từ TV sang RE thì bác nối 1 dây cáp quang từ TV -> RE
    2. đọc lại phần trên
    BÀi này mình thấy hay hay, lấy bên MicrolabVietnam.
    Source: http://microlab.com.vn/home/static.php?iSta=8
    MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA LOA
    Loa có tác dụng chuyển năng lượng điện thành các tín hiệu âm thanh truyền trong không khí. Một loa đơn không thể tạo ra tần số âm thanh cao thấp nên phải cần các loại loa khác nhau như loa woofer cho dải tần thấp (mức lên cao nhất khoảng 1,5 kHz) và loa tweeter cho dải tần cao (trên 1,5 kHz).

    Các loa subwoofer được sử dụng để tái tạo tần âm thấp nhất, xuống tới tận 25 Hz. Chất loa tốt là yếu tố cơ bản nhất của một bộ dàn, không có chúng thì ngay cả một đĩa CD tốt nhất nghe cũng sẽ chán nhất. Đối lập với nhiều người nghĩ, các loa to không cần thiết phải kêu lớn. Tuy nhiên, những loa lớn lại cho tiếng bass tốt hơn.

    Hệ thống stereo cơ bản cần hai loa. Hiệu ứng stereo mang lại cho âm thanh cảm giác về hướng. Nếu bạn muốn tạo ra một hệ thống âm thanh gia đình thì hai loa này sẽ là loa chính trong hệ thống âm thanh surround. Ngoài hai loa chính, cần có thêm một loa trung tâm dùng để đưa lời thoại và hiệu ứng âm thanh, thêm vào ít nhất một cặp loa surround đằng sau nữa. Người mua thường có xu hướng chọn các loa nhỏ hoặc ít tiền để làm loa rear surround nếu hệ thống âm thanh của họ đã sử dụng loa lưỡng cực hay loa đa cực (như THX). Phần lớn người sử dụng thường muốn thêm một loa sub. DVD-Audio thường có chuẩn nhạc đa kênh nổi tiếng là 5.1.

    Tần số đáp ứng của loa cho biết nó có thể tái tạo âm thanh ở mức bao nhiêu và như thế nào. Mỗi tần số đáp ứng cho biết chất lượng âm của loa đó. Phần lớn người ta có thể nghe với tần số từ 20 Hz tới 20 kHz, cho nên khi nhà sản xuất cụ thể tần số đáp ứng từ 38 Hz đến 23 kHz thì có nghĩa là loa đó chơi âm tần cao tốt hơn âm tần thấp. Con số ghi sau tần số của loa cho thấy thực ra âm thanh của loa còn có thể xuống thấp hơn hay cao hơn tần số trung bình. Tiếng bass và tiếng treble nên có nhưng với những loa quá cường điệu tiếng bass hay dải âm cao thì âm thanh sẽ bị vỡ và chói tai.

    Tùy theo loại nhạc mà bạn nên chọn những loa khác nhau. Những người nghe nhạc rock thích nhiều tiếng bass, những người nghe nhạc acoustic sẽ thích dải trung chính xác, trong khi đó để xem phim thì độ chính xác giảm đi.

    Công suất cho biết loa có thể kêu to thế nào.

    Trở kháng được đo bằng Ohm. Nó không quyết định độ cao hay thấp của âm thanh, tuy nhiên bạn nên chọn ampli và loa cùng trở kháng với nhau.

    Độ nhạy của loa cho ta biết giải tần của loa có thể lên được bao nhiêu và xuống được bao nhiêu. Nếu độ nhạy của loa lớn thì chỉ cần một dòng điện nhỏ từ ampli chạy qua là loa đã phát ra tín hiệu. Độ nhạy của loa lớn thì cần ampli công suất nhỏ. Việc chơi ampli tube (ampli đèn) hay bán dẫn cũng phụ thuộc vào độ nhạy của loa. Ví dụ, nếu độ nhạy của loa từ 90 dB trở xuống thì phải dùng ampli bán dẫn (transistor) thì mới đủ lực để “đánh” loa.

    Độ nhiễu (tỷ lệ S/N) phải chính xác. Đây là độ đo tín hiệu trên nền tiếng ồn. Tỷ lệ này được đo bằng decibel (dB). Khi mua loa nên lưu ý độ nhiễu cao thì tốt hơn bởi loa sẽ cho tiếng rõ và ít tiếng ồn.

    Theo anh Thủy, thành viên của câu lạc bộ Audio Việt Nam, các loa Trung Quốc trôi nổi hay được sản xuất từ các nước thứ ba thường thổi phồng thông số của sản phẩm nên khó có thể xác định được thông số chính xác là bao nhiêu. Tuy nhiên, người hiểu biết khi đi mua thường để ý đến ba yếu tố: công suất, độ nhạy và trở kháng của loa.

    Chú ý đến công suất vì nó cho biết bộ loa có đáp ứng được nhu cầu của mình hay không. “Nếu nghe ở ngoài vườn thì chỉ cần sắm bộ loa công suất từ 5-10 Watt là đủ lắm rồi”, anh Thủy nói. “Tuy nhiên, khi mua thì ta nên mua công suất lớn hơn nhu cầu của mình, như cần loa 10 Watt thì nên mua khoảng 50 Watt để loa có thể chịu được công suất của ampli và không bị hỏng”.

    Ngoài công suất, ta còn phải chú ý đến trở kháng nữa. Trở kháng phải hợp đúng với loa. Anh Thủy cũng nhắc đi nhắc lại rằng “những người nghe tinh hay để ý đến độ nhạy vì độ nhạy càng cao thì thể hiện các âm thanh nhỏ càng tốt ví dụ tiếng nhạc cụ trong bài nhạc hay tiếng suối chảy róc rách trong phim chẳng hạn”.

    DÂY TÍN HIỆU VÀ DÂY LOA
    Dây tín hiệu và dây loa (gọi chung là dây dẫn), là những bộ phận quan trọng trong hệ thống hi-fi hoặc home theater. Việc chọn lựa loại dây thích hợp sẽ giúp âm thanh hay hơn và giúp bạn khai thác được hết khả năng của bộ dàn.

    http://www.microlab.com.vn/pictures/day%20loa702716.jpg

    Khái niệm dây dẫn trong hệ thống hi-fi mà chúng ta bàn tới giới hạn ở các loại dây nối tín hiệu mức thấp và mức cao giữa các thiết bị trong bộ giàn với nhau. Trong thực tế, ta có thể phân loại như sau:

    Dây tín hiệu (Interconnect): có nhiệm vụ chuyển tải các tín hiệu mức thấp (thường từ vài milivolt đến vài volt) giữa các thiết bị nguồn (đầu đĩa than, đầu CD, tuner, đầu băng) với DAC, preampli và giữa preampli tới ampli công suất.
    Dây tín hiệu cũng có một vài loại như sau:

    Dây tín hiệu không cân bằng (Unbalanced Interconnect): thường có hai lõi và có đầu cắm kiểu RCA (bông sen). Nó còn được gọi là dây tín hiệu single-end.

    Dây tín hiệu cân bằng (Balanced Interconnect): có ba lõi dây và sử dụng đầu nối kiểu XLR. Nó thường dùng cho các thiết bị có đầu vào và đầu ra cân bằng.

    Dây tín hiệu jsố (Digital Interconnect): là một dây tín hiệu đơn truyền tín hiệu digital, thông thường từ CD transport hoặc các nguồn digital khác tới bộ xử lý digital. Dây digital có loại làm bằng kim loại (coaxial) và loại làm bằng plastic hoặc thủy tinh hữu cơ (optical).

    http://www.microlab.com.vn/upload_images/Image/day2.jpg

    Dây loa (Speaker Cable): dây loa có nhiệm vụ chuyển tải các tín hiệu mức cao (vài đến vài trăm volt) từ ampli đến hệ thống loa.

    Dây loa cũng có một vài loại như:
    Dây loa đơn (còn gọi là single-end): mỗi đầu chỉ có hai cọc đấu, dây là kiểu phổ biến nhất hiện nay.
    Dây loa bi-wire, tri-wire: mỗi đầu có 2 hoặc 3 cọc đấu, dùng cho các loa có thể đấu 2 hoặc 3 đường tiếng độc lập.
    Dây loa có nhiều kiểu đầu cắm như: đầu kim thẳng, đầu kim cong, bắp chuối, càng cua... trong đó đầu bắp chuối và càng cua là phổ biến nhất trong các dây loa cao cấp. Nếu không có yêu cầu tháo ra tháo vào nhiều, bạn có thể dùng dây loa trần để trực tiếp vào cọc ampli và cọc loa cũng rất tốt.

    Cấu tạo của dây dẫn và dây tín hiệu
    Dây loa và dây tín hiệu thường gồm ba thành phần: sợi dẫn, điện môi (chất cách điện) và đầu cắm. Sợi dẫn có tác dụng truyền tín hiệu, điện môi là lớp chất cách điện bọc quanh các sợi dẫn và vỏ ngoài; còn đầu cắm là đầu nối giữa dây và thiết bị âm thanh. Những thành phần này tập hợp với nhau thành cấu trúc vật lý gọi là cấu hình dây. Mỗi thành phần đều có ảnh hưởng tới đặc tính âm thanh của dây.

    http://www.microlab.com.vn/upload_images/Image/day3.jpg

    Sợi dẫn thường làm từ đồng hoặc bạc. Trong các dây cao cấp, độ tinh khiết của đồng có ý nghĩa rất quan trọng. Hợp kim đồng đôi khi chứa một lượng đồng nguyên chất và một phần tạp chất. Ví dụ, một sợi dẫn có 99,***% đồng nguyên chất, tức là nó chứa 0,03% hợp chất khác (có thể là sắt, sunfua, nhôm...). Nhiều người cho rằng đồng càng tinh khiết, âm thanh càng hay. Nhiều hợp kim đồng còn có tên là OFC (đồng không ngâm ôxy). Khi chế tạo dây đồng OFC, người ta đã loại bỏ phần lớn thành phần ôxy, hay nói chính xác hơn là được rút bớt đi khỏi hợp kim đồng vì thực ra, không thể loại bỏ hoàn toàn ôxy ra khỏi đồng. Như vậy, đồng sẽ đỡ bị ôxy hóa, đảm bảo cho lõi dây giữ được khả năng truyền dẫn ổn định.

    Một chất liệu phổ biến khác dùng để chế tạo lõi dây là bạc. Dây làm từ bạc thường đắt hơn dây đồng, nhưng bạc cũng có ưu điểm của mình. Mặc dù tính dẫn điện của bạc chỉ cao hơn đồng chút xíu, nhưng bạc ít bị ôxy hóa hơn đồng. Điện môi là chất cách điện bao bọc quanh sợi dẫn. Chất điện môi có hấp thụ năng lượng, người ta gọi dây dẫn là hiện tượng hấp thụ năng lượng của điện môi.

    Trong dây dẫn, hiện tượng hấp thụ năng lượng của chất điện môi có thể làm ảnh hưởng đến tín hiệu. Vì thế, chất điện môi có tác động lớn đến âm thanh của dân dẫn và mỗi chất điện môi lại có ảnh hưởng khác nhau. Dây dẫn bình dân thường dùng loại nhựa rẻ tiền làm chất điện môi. Còn dây tốt hơn thì thường dùng polyethylen. Tốt nhất là dây dùng polypropylene hoặc thậm chí là teflon. Vài công ty đã chế tạo ra một chất liệu gần như không khí để làm chất cách điện (tất nhiên chất cách điện tốt nhất là chân không). Có những hãng khác thì bơm không khí vào chất điện môi để tạo ra một hợp chất chứa nhiều không khí.

    http://www.microlab.com.vn/upload_images/Image/day4.jpg

    Đầu cắm là một phần của dây dẫn. Các đầu cắm tốt sẽ làm cho âm thanh của dây hay lên nhiều. Người dùng luôn muốn đầu cắm của dây tiếp xúc rộng và chặt với ổ cắm của thiết bị. Một vài loại đầu RCA đôi khi có những khe nhỏ ở giữa chân cắm để nâng cao khả năng tiếp xúc với ổ cắm. Phần lớn các đầu cắm RCA cao cấp thường làm bằng đồng thông thường có pha một chút đồng thau để tăng độ cứng cho chất liệu. Hợp kim này thường được mạ bằng ni-ken, sau đó mạ vàng để tránh ôxy hóa. Ở một số đầu cắm khác, vàng được mạ trực tiếp lên đồng thau. Các chất liệu để làm đầu cắm còn có vàng và rô-đi.

    Đầu cắm RCA và đầu cắm loa được hàn trực tiếp với lõi dây. Đa phần các nhà sản xuất sử dụng các chất hàn có pha chút bạc. Trong kỹ thuật hàn hiện đại, người ta không dùng chất hàn mà hàn trực tiếp sợi dẫn với đầu cắm bằng cách dùng một dòng điện lớn để làm nóng chảy điểm tiếp xúc giữa sợi dẫn và đầu cắm, khiến chúng liên kết lại với nhau, nâng cao khả năng truyền dẫn tín hiệu của dây.

    So sánh khả năng dẫn điện giữa một số kim loại thường dùng làm dây dẫn (Điện trở suất (microhm/cm))
    Bạc 1.59
    Đồng 1.72
    Vàng 2.44
    Nhôm 2.84
    Kẽm 5.8
    Platin 10 ???
    Sắt 10.4
    HỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SUBWOOFER
    Một loại loa đặc biệt, thường được gọi là loa subwoofer, đảm nhận trách nhiệm tạo tiếng bass. Loa subwoofer được thiết kế để tái tạo tần âm thấp nhất.

    Với sự phổ biến của hệ thống âm thanh rạp hát gia đình đặc biệt là các loa chịu trách nhiệm các kênh tiếng khác nhau: kênh trung tâm, kênh hiệu ứng surround…, việc sử dụng loa tái tạo tiếng bass trong khi xem phim là điều cần thiết. Mặc dù những loa sub trong hệ thống âm thanh gia đình không lớn như ngoài rạp, nhưng âm thanh cũng đủ để “rock” căn nhà bạn, hoặc làm hàng xóm nhức đầu. Subwoofer được chia thành hai loại: loa subwoofer hơi và loa subwoofer điện.

    Sub hơi sử dụng ampli riêng, giống như các loa khác trong hệ thống âm thanh gia đình. Ampli cho loa phải công suất đủ lớn thì tiếng bass ra mới tròn. Công suất bao nhiêu còn phụ thuộc độ nhạy của loa và kích cỡ phòng. Sub điện tích hợp cả ampli theo đó các tính chất của ampli và loa sub hợp với nhau.

    Thiết kế loa sub có nhiều loại khác nhau.

    http://www.microlab.com.vn/upload_image ... one370.jpg

    Loa sub của Microlab F-370

    Loa sub front-firing (củ loa hướng thẳng ra phía trước) phát âm thanh từ cạnh hay từ chính giữa thùng loa ra. Loa sub down-firing (củ loa hướng xuống nền nhà) hướng âm thanh xuống sàn nhà. Ngoài ra một số thùng loa còn có thêm một lỗ nhỏ để tăng tiếng bass. Một loại thùng loa khác sử dụng màng thụ động để tăng độ chính xác. Màng thụ động có thể là loa không có nón hoặc màng phẳng.

    Thông thường, một loa sub có bộ phân tần, tần số cắt khoảng 100 Hz. Bộ phân tần là một mạch điện và cuộn cảm dùng để phân chia tín hiệu điện tử ra loa sub, mid, tweeter. Các tần số thấp hơn tần số cắt sẽ cho ra loa sub.

    Người nghe loa sub rất khó chỉ ra hướng âm thanh phát ra bởi các tiếng bass sâu có dài tần thấp dưới mức tai người có thể cảm nhận được, giống như người ta chỉ có thể cảm nhận được động đất đang xảy ra chứ không thể xác định được chúng đến từ hướng nào. Do đó loa sub có thể được đặt ở bất kỳ đâu trong phòng, tùy theo kích thước phòng, loại sàn, đồ đạc trong nhà và cấu trúc tường. Tuy nhiên, vị trí tốt nhất cho loa sub là phía trước phòng, bên trái hoặc phải các loa chính.

    Loại subwoofer mà bạn chọn còn phụ thuộc vào tính chất căn phòng và ý thích của bạn. Khi đi mua loa sub nên mang đĩa CD của mình đi, nghe thử tiếng bass qua nhiều loa sub khác nhau. Ngoài ra thử đặt loa sub ở nhiều vị trí khác nhau trong phòng để xem vị trí nào âm thanh hay nhất. Ngoài ra cần phải chú ý đến vị trí ngôi nhà. Nếu bạn ở tầng trên của khu tập thể thì không thể dùng loa down-firing (củ loa hướng xuống dưới được), bởi vậy sẽ ảnh hưởng tới hàng xóm. Trong một số trường hợp nếu tích hợp hai loa sub vào hệ thống có thể tạo được âm thanh hay hơn, đặc biệt trong những căn phòng lớn.

    Loa sub không cần thiết phải kêu to mà chỉ cần chắc và sâu. Nhiều loa sub lý tưởng cho việc xem phim nhưng không phải là lựa chọn hợp lý cho việc nghe nhạc.
    CÁCH BỐ TRÍ HỆ THỐNG HOME THEATER

    Sắp đặt đúng quy cách hệ thống âm thanh trong một dàn home theatre (rạp hát gia đình) là bí quyết giúp bạn cảm thấy như đang tham gia thực sự vào các sự kiện khi xem phim.

    Hệ thống nghe nhìn ngày nay đều có bộ loa từ hai chiếc trở lên. Một dàn home theatre thường gồm nhiều loa để tạo ra âm thanh vòng (surround sound). Âm thanh này được tái tạo từ nguồn âm như đầu đọc DVD. Âm thanh surround của DVD có nhiều kênh (multichannel), mỗi kênh điều khiển một loa hoàn toàn độc lập với nhau.

    http://www.microlab.com.vn/upload_images/Image/x25.jpg

    Hệ thống 5.1, 6.1, 7.1 là gì?

    Hệ thống 5.1 là hệ thống căn bản của "rạp hát gia đình" hiện đại. Hệ thống 5.1 bao gồm: loa trung tâm (center), thường được đặt trên hoặc dưới màn hình, chủ yếu để phát ra lời thoại của nhân vật trong phim; hai loa chính (front hoặc main) đặt hai bên màn hình để tái tạo hầu hết các âm thanh trong phim; và hai loa surround bố trí hai bên, phía sau người xem, để phát ra tiếng nhạc nền và tiếng vọng.

    Ngoài 5 loa trên còn có một loa subwoofer chuyên tạo ra các âm thanh siêu trầm. Kết quả là các hiệu ứng âm thanh sẽ làm cho chúng ta cảm thấy như đang nhập cuộc trong những cảnh phim cực kỳ hấp dẫn diễn ra trên màn hình. Hệ thống Dolby Digital và DTS thông thường được thiết kế trên cơ sở 5.1 này.

    Hệ thống 6.1 và 7.1 được phát triển trên cơ sở 5.1 bằng cách thêm một hoặc hai loa surround đặt ngay phía sau người nghe, nhờ đó hiệu quả âm thanh vòng được cải thiện tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, muốn nghe được âm thanh 6.1 hoặc 7.1 bạn cần phải có ampli hỗ trợ các chuẩn này. Hệ thống 6.1 hoặc 7.1 còn được gọi là hệ thống Surround EX hoặc DTS-ES, chúng hoàn toàn tương thích với tiêu chuẩn Dolby Digital 5.1 (nếu bạn không có loa đặt phía sau thì bỏ trống kênh này).

    Nên mua loa rời hay loa bộ?
    Đa số các nhà sản xuất loa đều bán sản phẩm của họ theo từng bộ, thường theo cấu hình một loa subwoofer và một số loa vệ tinh (satellite) kích thước nhỏ. Điều đó làm cho việc chọn mua và lắp đặt bộ loa trở nên đơn giản hơn rất nhiều, đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền so với việc mua lẻ từng loa.

    Do hệ thống "rạp hát gia đình" cần những tiếng trầm rất mạnh nên các bộ loa thường có riêng một bộ subwoofer để chuyên tái tạo lại phần âm trầm. Thùng loa subwoofer thường có kích thước lớn và có lắp sẵn bộ khuyếch đại công suất ở bên trong. Mặt khác, do âm trầm không định hướng một cách rõ ràng nên chiếc loa subwoofer thô kệch thường được đặt ở chỗ khuất trong phòng (ví dụ sau rèm, dưới ghế sofa hoặc góc nhà) để không ảnh hưởng đến mỹ quan chung. Các loa vệ tinh thường có cấu tạo nhỏ gọn do không phải đảm nhận phần âm trầm, do vậy cũng dễ lắp đặt hơn.

    Nhiều nhà sản xuất sử dụng cùng một kiểu loa giống nhau cho tất cả các loa vệ tinh, do đó chúng có cùng âm sắc, cùng đặc tính âm học. Một số hệ thống khác sử dụng loa giống nhau cho các vị trí phải, trái và giữa nhưng các loa surround hai bên và phía sau có khác chút ít để phù hợp với đặc tính truyền âm ở những vị trí này. Tuy vậy, đối với những không gian nhỏ hoặc vừa, bạn nên sử dụng các loa vệ tinh giống nhau.

    Tất nhiên, để đạt được chất lượng âm thanh hay nhất, bạn hoàn toàn có thể dùng những thùng loa to, mua rời, có khả năng tái tạo lại toàn bộ phổ âm để lắp vào vị trí loa trái và loa phải. Các nhà sản xuất các loại loa này thường cũng cung cấp luôn cả loa center và loa surround hai bên để bạn lựa chọn. Một số loa đứng dạng cột cũng bao gồm cả loa subwoofer, rất thích hợp cho các hệ thống home theatre.

    Nếu bạn quyết định chọn phương án mua các loa đơn lẻ chất lượng cao thì nên chọn loa của cùng một nhà sản xuất và tốt nhất là cùng một dòng công nghệ để đảm bảo tính đồng nhất về âm sắc và đặc tính âm học của bộ loa, đồng thời nên tuân theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất về việc lắp ghép, phối hợp giữa các loa. Bạn cũng nên chú ý mua các loa có bọc bảo vệ từ trường (magnetic shielding) để tránh ảnh hưởng tới các thiết bị khác.

    Bố trí các loa phía trước
    Ba loa ở phía trước (center và hai loa chính) phải được đặt thẳng thành hàng ngang. Nếu bạn dự định xem phim hoặc nghe nhạc một mình là chính thì có thể bố trí các loa trên một cung tròn có tâm là vị trí ngồi xem. Ngược lại, nếu hệ thống của bạn dành cho cả gia đình nhiều người cùng thưởng thức thì nên bố trí các loa thẳng hàng theo mặt phẳng tivi. Chú ý đừng bao giờ bố trí các loa theo hàng không đều.

    Nên sử dụng góc hẹp nếu xem phim, góc rộng dành cho nghe nhạc. Loa bên phải và bên trái nên đặt khép góc 45 đến 60 độ so với vị trí trung tâm. Một góc 45 độ là thích hợp nhất cho việc xem phim bởi vì khi lồng tiếng cho phim, người ta cũng sử dụng một góc như vậy. Ngược lại, nếu bạn sử dụng hệ thống để nghe nhạc là chính thì nên chọn một góc rộng hơn.

    Cuối cùng, cả ba loa phía trước cần phải đặt ở độ cao càng giống nhau càng tốt, và tốt nhất là ở cùng độ cao với tai người nghe. Loa chính giữa thường được đặt trực tiếp lên đỉnh tivi, vì thế bạn nên sử dụng giá đỡ có độ cao điều chỉnh được để đỡ hai loa phải và trái.

    Bố trí các loa surround
    Trong hệ thống 5.1, các loa surround nên đặt đối xứng ở hai bên người nghe, hơi lùi về phía sau một chút (nhưng không phải là ở sau lưng) và đặt cao hơn vị trí tai người nghe, và hướng thẳng đứng chứ không nên chếch xuống vị trí ngồi nghe để tránh hiệu ứng tái định vị.

    Nói chung, không nên gắn các loa surround lên bức tường phía sau. Tuy nhiên không phải căn phòng nào cũng cho phép bố trí loa surround ở hai tường bên. Khi đó, bạn cũng có thể sử dụng kệ hoặc giá đỡ bằng gỗ hoặc sắt cho các loa surround. Với độ cao thích hợp, giá đỡ cũng có tác dụng tốt không kém gì trường hợp gắn loa lên tường bên của căn phòng. Một điều các bạn cần lưu ý là chọn dây nối loa trong hệ thống âm thanh surround rất quan trọng. Nên chọn dây loa loại tốt, nhất là đường dây nối với loa surround có khoảng cách khá lớn, nếu dây nhỏ hoặc chất lượng kém sẽ làm suy giảm tín hiệu và gây ra hiện tượng méo tiếng và sai tiếng.

    Dần dần, từng bước một, vừa sắp xếp, vừa nghe thử sau vài lần điều chỉnh vị trí các loa bạn sẽ tìm được giải pháp tốt nhất cho hệ thống âm thanh home theatre. Nhờ hệ thống âm thanh được chọn lựa và sắp xếp hoàn hảo, hình ảnh càng trở nên hấp dẫn hơn và gia đình bạn sẽ có những phút quây quần thưởng thức phim ảnh đầy thú vị ngay tại ngôi nhà thân yêu.


    THIẾT KẾ HOME THEATER VỚI DIỆN TÍCH GIỚI HẠN
    Để chọn một dàn home theater thật sự phù hợp với không gian, đúng chức năng, hài hòa với nội thất, tránh tình trạng bố trí những hệ thống lớn, dư thừa vào không gian nhỏ hoặc ngược lại là điều không dễ.

    Bình quân diện tích nhà ở của người Việt khá nhỏ, phần không gian riêng dành cho sinh hoạt giải trí thường được kết hợp với chung với các phòng chức năng như phòng khách, phòng ngủ... Để đầu tư một hệ thống home theater, điều đầu tiên phải nghĩ đến là kích thước và vị trí set-up, từ đó mới định vị đến chủng loại, nhãn hiệu, giá thành... Gói gọn trong không gian giới hạn đương nhiên là sự lựa chọn sẽ là những hệ thống nhỏ gọn, ít thiết bị, để dành những khoảng trống còn lại cho vật dụng và nội thất. Ngược lại, dù có điều kiện tốt về kinh tế, việc đầu tư một hệ thống quá khổ vào một diện tích giới hạn, ngoài việc mất diện tích sử dụng, mất cân đối diện tích, còn dẫn đến những mối nguy hại về sức khỏe mà ít người nghĩ đến.

    Hãy tưởng tượng với một diện tích khoảng 16 m2, bạn đặt một chiếc TV Plasma 60 inch, hệ thống loa cột, hai subwoofer, ampli công suất... chắc chắn sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến thị lực và thính lực. Kế hoạch thiết kế một home theater trong một diện tích có hạn (từ 20 m2 trở xuống) có thể tạm chia làm 3 giai đoạn: Tìm vị trí thích hợp và lên sơ đồ bản vẽ, chọn thiết bị, sau cùng là set-up.

    Tìm vị trí và lên sơ đồ bản vẽ

    Việc đầu tiên nên kiểm tra xác định vị trí thích hợp nhất để bố trí hệ thống. Đây là một bước rất quan trọng nhưng hay bị bỏ qua. Đôi khi có những vị trí hoàn hảo cho một rạp hát mini nhưng lại đang thực hiện một công năng khác, chúng ta có thể hoán đổi, không nhất thiết phải cứng nhắc chọn phòng khách hoặc phòng ngủ. Sau khi quyết định được vị trí cho hệ thống của mình, bước tiếp theo bạn nhất thiết phải thực hiện là lên sơ đồ bản vẽ.

    Sơ đồ bản vẽ có thể giúp bạn hoạch định trước vị trí của thiết bị, góc đặt TV, loa, và quan trọng nhất là giúp bạn tiên đoán và tránh rủi ro trong quá trình lắp đặt hệ thống thực sự sau này. Nói là sơ đồ nhưng bạn không cần qua một lớp kiến trúc nào cả, sơ đồ bản vẽ chỉ là một bản phác thảo vị trí của những yếu tố cần quan tâm sau đây: Cửa ra vào, cửa sổ, ổ cắm điện, gầm cầu thang và "gán" các thiết bị tương lai vào. Sau khi có trong tay vị trí của những yếu tố này, đây là những điểm cần tránh khi bố trí hệ thống:

    - Không đặt loa gần cửa ra vào sẽ dễ làm ngã loa.
    - Không đặt TV ngược với cửa sổ, hình ảnh sẽ bị lóa khi có nắng.
    - Đặt hệ thống chính gần với ổ cắm điện. Rất nhiều trường hợp sau khi set-up, hệ thống nằm quá xa ổ cắm chiníh, nên phải dùng những ổ nối điện chạy dọc sàn nhà rất bất tiện và không đảm bảo an toàn.
    - Nên lưu ý chiều cao của gầm cầu thang để chọn loa front có chiều cao phù hợp nếu bạn có ý định tận dụng khoảng không gian này.

    Ngoài ra, tránh dùng loa surround ảo khi đường đi của âm thanh phản hồi với mặt lưng của cầu thang ngay cả đối với loa surround ảo có cân chỉnh hướng của sóng âm.
     
  4. zizo

    zizo Advanced Member

    Joined:
    8/1/10
    Messages:
    340
    Likes Received:
    39
    tt
    Một số người thường chuộng cách đặt hệ thống âm thanh ở một góc phòng nhằm tiết kiệm diện tích, nhưng đây hoàn toàn là một cách sắp xếp sai lầm. Trước tiên phải kể đến sự bất tiện về góc nhìn đến TV, một số thành viên khi ngồi xem chắc chắn sẽ phải ngoái nhìn, ngoài ra không có cách nào có thể sắp xếp hệ thống loa surround chuẩn với một góc độ như vậy. Trừ khi, bạn bố trí ghế sofa song song với mặt phẳng TV, nhưng như vậy sẽ khiến không gian trông rất tối.

    Đến đây, bạn đã có thể vẽ một sơ đồ với những hướng dẫn nên trên và tìm một vị trí tốt nhất, phù hợp với không gian cụ thể của nhà bạn và luôn nhớ hãy kiểm tra thật kỹ mọi vị trí có thể, ngay cả khi phải thực hiện một số di dời.

    Chọn thiết bị

    Nhỏ gọn là tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn thiết bị cho hệ thống home theater trong một diện tích giới hạn. Cụ thể chúng ta có bốn loại thiết bị: Loa multimedia (vi tính) 5.1, dàn tất cả trong một, hệ thống loa surround ảo, hệ thống home theater với 6 loa bookshelf. Tại Nhật Bản, khi diện tích ở luôn là một vấn đề nan giải, để có được một home theater chất lượng trong một không gian nhỏ, đa số các audiophile sử dụng giải pháp hệ thống rạp hát gia đình với bộ 6 loa bookshelf. Nếu có điều kiện trang bị các loa bookshelf tốt và receiver cao cấp, hệ thống home theater này sẽ cho bạn một không gian nhà hát với hiệu ứng 3D surround tuyệt vời. Hơn nữa, nếu không gian và điều kiện cho phép, bạn sẽ nâng cấp hệ thống lên 7.1.

    Đối với TV, nên chọn TV có kích thước màn hình dưới 40 inch. Nếu có điều kiện, bạn nên đầu tư loại LCD hoặc PDL với thiết kế treo tường. Thiết kế này đặc biệt hữu dụng vì nó giúp bạn tiết kiệm rất nhiều không gian. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể chọn TV CRT với loại màn hình mỏng thế hệ mới. Đơn cử những model như SlimFit Z30 và Z40 của Samsung vừa gọn vừa có thiết kế sang trọng như TV LCD. Nên lưu ý chọn những TV CRT có chế độ quét hình 100 MHz Progressive Scan với cổng hình component. Những tính năng này sẽ giúp bạn có được những hình ảnh DVD trung thực hơn nhiều mà chỉ cần đầu tư thêm một khoản tiền rất hợp lý so với TV CRT thông thường.

    Lắp đặt hệ thống loa multimedia (vi tính) 5.1, dàn tất cả trong một và hệ thống loa surround ảo tương đối đơn giản. Đối với hệ thống tất cả trong một, bạn chỉ việc kết nối dây dẫn và hiệu chỉnh một vài thông số về khoảng cách loa.

    http://www.microlab.com.vn/upload_images/Image/ke2.jpg

    Hệ thống treo tường hợp với màn hình LCD

    Một số hệ thống có thiết kế loa khá gọn nhẹ cho phép treo tường sẽ rất tuyệt vời khi phối hợp với TV LCD hoặc PDP. Riêng đối với hệ thống surround ảo, bạn nên lưu ý khoảng cách giữa loa đến hai tường phải đồng nhất và hai cạnh tường nên song song nhau. Tuy nhiên, nếu tường nhà không song song hay có những khoảng hở, bạn vẫn có thể lắp đặt (set-up) hệ thống loa surround ảo của Yamaha.

    Hệ thống home theater rời với 6 loa bookshelf và một subwoofer đòi hỏi những set-up theo trình tự. Nếu có receiver có chức năng tự động (auto set-up) với micro phone, bạn chỉ việc làm theo hướng dẫn trong sách. Nếu không, bạn sẽ thực hiện các bước qua hệ thống menu trên màn hình (OSD), bao gồm: Kích thước loa, khoảng cách loa, tần số cắt của subwoofer. Lưu ý không nên bố trí loa trong góc tường sẽ gây nên hiện tượng phản xạ âm dẫn đến méo tiếng, lệch pha. Để kênh center cho âm thanh hiệu quả nên đặt loa center ở vị trí gần màn hình nhất. Một trong những lợi điểm của hệ thống home theater với 6 loa bookshelf là bạn có thể thưởng thức âm thanh hai kênh tốt nếu trang bị loa và receiver chất lượng. Để âm thanh hai kênh phát huy tối đa, bạn đừng quên đầu tư một đôi dây loa chuẩn riêng cho cặp front.

    Đối với loa subwoofer, vì ở dài tần thấp dưới 80 Hz, sóng âm không có định hướng, nên về mặt lý thuyết bạn có thể đặt loa ở bất kỳ vị trí nào (hoặc có thể giấu ở những vị trí thích hợp). Tuy nhiên, nếu bạn thích âm trầm mạnh mẽ, bạn có thể bố trí loa subwoofer ở góc nhà, khi đó âm trầm sẽ kết hợp với phản xạ âm từ tường giúp bass mạnh hơn. Càng sát với góc nhà thì âm trầm sẽ càng mạnh, bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với sở thích của mình. Cân chỉnh tần số và phase cũng khá quan trọng trong quá trình set-up subwoofer.

    Home theater với hệ thống dây dẫn gọn gàng

    http://www.microlab.com.vn/upload_images/Image/x10.jpg

    Hệ thống home theater không dây đang là mốt

    Hệ thống dây loa chằng chịt của rạp hát gia đình luôn là một bài toán nan giải. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số hệ thống tất cả trong một với loa surround không dây nhưng rất ít và cũng chưa đảm bảo được chất lượng âm thanh một cách hoàn hảo nhất. Để giải quyết hệ thống dây loa chạy trên sàn nhà, bạn có thể chọn một trong hai phương pháp trải thảm và cho dây "leo" tường.

    Thảm là cách giải quyết ưu tiên và hiệu quả nhất. Bạn có thể trải thàm toàn bộ phòng nghe nhưng việc làm này đôi khi đòi hỏi những di dời phức tạp. Cách tốt nhất là đo diện tích vừa đủ bao phủ hệ thống và toàn bộ loa, sau đó cát thảm đúng với diện tích đó. Để tránh dùng lâu thảm bị tua chỉ, bạn có thể may viền bằng similli xung quanh thảm. Với chi phí thấp, cách làm này sẽ giúp bạn dễ dàng giấu dây loa xuống thảm. Ngoài ra thảm còn có tác dụng thẩm âm rất tốt, tránh âm phản hồi từ sàn.

    Nếu vì một lý do nào đó bạn không thể dùng thảm lót sàn, phương pháp "đi" dây lên tường là cách chọn lựa duy nhất. Dây loa sẽ được "chạy" từ receiver lên tường đến vị trí của loa surround. Có thể dùng nẹp nhựa để giữ dây hoặc dùng móc để treo dây. Bạn có thể dùng sơn nước cùng với màu sơn tường thẳng lên nẹp nhựa hoặc dây loa để tránh làm mất tính thẩm mỹ.

    http://i18.photobucket.com/albums/b137/ ... titled.jpg
    CHỈNH BASS CHO HOME THEATER
    Mặc dù đã đầu tư một "núi tiền" vào bộ dàn xem phim với đầy đủ thiết bị tăng âm, thu, phát và hệ thống loa đa kênh, bạn vẫn cảm thấy chưa thoả mãn với âm thanh của nó. Trong đa số trường hợp, việc cài đặt lại hệ thống tỏ ra đúng đắn hơn là tốn thêm tiền nâng cấp.

    Cài đặt hệ thống rạp hát gia đình không đến nỗi quá khó khăn. Với quyển hướng dẫn sử dụng receiver, bạn có thể tự cài đặt, ghép nối các thiết bị với nhau. Sau một số lần chỉnh sửa, bạn có thể làm cho hệ thống loa 5.1-7.1 của mình tái tạo âm thanh sống động như trong rạp chiếu phim. Loa siêu trầm (subwoofer) trình diễn tiếng bass mạnh đến độ cửa kính rung bần bật. Nhưng sau một thời gian nghe, bạn sẽ cảm thấy tiếng bass sao mà khó chịu, khiến người nghe thấy ấm ách trong lòng. Âm thanh giữa cặp loa chính và loa siêu trầm hình như lệch pha, trong khi bạn đã cài đặt đúng quy trình trong sách hướng dẫn. Việc tốt nhất nên làm lúc này là thử vài động tác set up đơn giản, xem tình hình có thể cải thiện được hay không.

    Phần lớn những người mới chơi hệ thống hometheater chưa hiểu biết đầy đủ về kỹ năng kiểm soát tiếng bass. Kiểm soát tiếng bass nghĩa là khai báo cỡ loa (size) và điểm cắt tần số phù hợp nhất trên thiết bị điều khiển trung tâm receiver để mang lại khả năng xử lý tối ưu của cả hệ thống. Tuy nhiên, điểm cắt, tần số cắt là gì?

    Crossover frequency (tần số cắt) là ranh giới giữa chế độ tần số được thiết lập cho loa trầm với chế độ tần số được thiết lập cho loa trung; hoặc tương tự như vậy, giữa loa trung và loa tép.

    Crossover point (điểm cắt tần số) của loa subwoofer là điểm khống chế khoảng hoạt động của loa siêu trầm. Trên điểm đó là khoảng hoạt động của loa front, rear và center.

    Large speaker là loa cỡ lớn, có dải tần xấp xỉ từ 20Hz đến 20kHz. Trong toàn bộ dải tần đó loa siêu trầm hoạt động mà không gây méo tần số. Do có thể hoạt động ở dải tần rộng như vậy, loa này không nhất thiết phải có subwoofer đi kèm.

    Small speaker là loa cỡ nhỏ, không thể hoạt động trong toàn bộ dải tần từ 20Hz đến 20kHz. Vì vậy cần phải có thêm loa siêu trầm phối ghép với nó để có thể bổ sung hiệu ứng âm thanh ở khoảng tần số thấp. Chẳng hạn như tiếng đạn đại bác, tiếng sấm hoặc những nốt nhạc cực thấp trong dàn nhạc.

    Receiver (còn có thể gọi là ampli tích hợp đa kênh) hay bộ xử lý đa kênh (preampli đa kênh) đều có chức năng kiểm soát tần số cắt cho các loa trong hệ thống rạp hát gia đình.

    Một số receiver đời cũ hay các receiver đời mới rẻ tiền hoặc loại "tất cả trong một" thường thiết lập sẵn chế độ tần số cắt cố định (thường là ở mức 80 hay 90Hz). Đối với loại này, bạn không thể điều chỉnh kích cỡ của loa cũng như không thể điều chỉnh mức tần số cắt.

    Loại receiver thứ hai khá phổ biến hiện nay, là loại thiết lập sẵn nhiều mức tần số cắt (còn gọi là variable crossover). Loại receiver này cho phép bạn có thể đặt chế độ loa ở cỡ lớn (large) hay nhỏ (small) và lựa chọn một trong các mức tần số cắt đã được định sẵn cho các loa để đạt tới sự phối hợp tối ưu giữa loa subwoofer và các loa khác.

    Loại thứ ba là các receiver cao cấp do một số ít hãng sản xuất. Loại này sử dụng chipset Circus, cho phép người sử dụng tự thiết lập tần số cắt cho từng loa siêu trầm, loa chính (front), loa tay (rear), loa phía sau (rear back) và loa trung tâm (center). Receiver và preampli đa kênh loại này chỉ được sử dụng trong các hệ thống đa kênh đắt tiền và nó cũng đòi hỏi người sử dụng ít nhất phải có một chút chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các bước cài đặt chính xác.

    Việc cài đặt các thông số về tần số cắt cho loa trên receiver có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc kiểm soát tiếng bass. Tuy nhiên, để có thể set up đúng hệ thống của mình, bạn phải hiểu được nguyên lý thiết lập mức cắt tần số và tác động của nó với chất lượng trình diễn tổng thể của hệ thống. Nếu cài đặt sai, bạn không thể nghe thấy hết các tầng trình diễn âm thanh trong đĩa DVD. Hơn nữa, việc cài đặt sai tần số làm cho các loa trong hệ thống bị hiện tượng rối tiếng và méo tiếng. Hiện tượng này nảy sinh do dải tần mà receiver thiết lập để cho các loa hoạt động không phù hợp với dải tần thực tế của loa và làm cho chúng không thể xử lý được.

    Đối với một hệ thống quá chênh lệch (chẳng hạn loa chính là loại loa cột lớn nhưng loa surround lại là loa máy tính), việc cài đặt tần số cắt sẽ phải chấp nhận hy sinh một vài hiệu ứng surround để đảm bảo tính cân bằng chung.

    Một kinh nghiệm trong việc xác định tần số cắt là căn cứ vào đường kính củ loa bass thành phần. Trong hệ thống loa vệ tinh với các loa bass đường kính từ 3-4 inch (7,5-10 cm), ta có thể thiết lập mức cắt tần số trong khoảng 100-120Hz. Đối với loa bookself, mức này là từ 60-100Hz. Đối với loa cột có bass lớn hoặc nhiều loa bass, bạn có thể thiết lập bất kỳ mức nào trong khoảng từ 40-80Hz. Đó là về lý thuyết, còn theo khuyến cáo của THX, bạn nên thiết lập mức cắt đồng loạt 80Hz và đặt cỡ loa "Small" đối với tất cả các loa.

    Đối với hệ thống không đồng bộ (các loa thành phần trong hệ thống không cùng chủng loại), khi cài đặt mức tần số cắt crossover, cần chú ý những điểm sau:

    Đặt tần số cắt ở mức tối thiểu mà cặp loa thành phần nhỏ nhất trong hệ thống có thể chịu đựng được. Nếu hệ thống của bạn quá chênh lệch (chẳng hạn loa chính là loại loa cột lớn nhưng loa surround lại là loa máy tính) thì sẽ phải chấp nhận hy sinh một vài hiệu ứng surround để đảm bảo tính cân bằng của cả hệ thống.

    Thay đổi mức cắt tần số và cỡ loa sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều tới mức âm lượng của các loa. Vì vậy bạn nên test thử nhiều lần mức tiếng (level) của các loa thành phần cho tới khi bạn nhận thấy sự cân bằng tổng thể của cả hệ thống. Thông thường trong các receiver, mức level này được setup qua menu SPL.

    Bên cạnh việc cài đặt đúng mức cắt tần số, ta cũng phải lựa chọn cỡ loa lớn (large) hay nhỏ (small) cho hợp lý. Một số người cho rằng việc đặt chế độ large sẽ làm loa bookshelf thể hiện tốt hơn! Đây là ngộ nhận tai hại. Việc thiết lập cỡ loa large có nghĩa là làm cho receiver hiểu rằng chiếc loa đó có thể hoạt động trong toàn dải tần từ 20Hz-20KHz và nó sẽ gửi tất cả các tín hiệu trong toàn dải tới loa mà không cắt đi dải tần nào. Trong trường hợp bạn không dùng subwoofer thì việc thiết lập chế độ large với một đôi loa cột có dải tần rộng là hợp lý. Nhưng nếu có loa siêu trầm thì việc thiết lập chế độ large có nghĩa là bạn đã để đôi loa chính xử lý khoảng dải tần cực thấp, trong khi đó lại là phạm vi xử lý của loa sub.

    Trong khi đó, một đôi loa bookshelf dải tần từ 50Hz đến 20kHz 3dB không thể xử lý được những tín hiệu ở khoảng tần số dưới 50Hz. Nên nếu setup ở chế độ large thì trên thực tế nó sẽ gây ra hiện tượng méo tiếng hoặc phải loại bỏ những tín hiệu dạng sóng ở khoảng tần số thấp mà nó không thể tái hiện được. Giả sử toàn bộ tín hiệu tần số trong khoảng 25 - 50Hz được receiver gửi tới loa bookshelf, cặp loa này sẽ phải rất vất vả tái tạo những âm thanh ở khoảng tần số mà nó không được phép hoạt động. Tai hại hơn, những tín hiệu trong khoảng tần số thấp này cũng không được gửi tới subwoofer vì chiếc receiver đã bị "đánh lừa"!

    Thực tế cho thấy, nếu thiết lập mức cắt tần số ở 80Hz thì các loa bookshelf sẽ hoàn toàn thoải mái trong việc xử lý các tín hiệu trong khoảng tần số mà nó có thể tái hiện tốt. Do đó, phát huy tối đa hiệu năng và giảm được hiện tượng méo tiếng.

    Vậy, đáp án cuối cùng là phải cài đặt các loa bookshelf và loa vệ tinh ở chế độ small và dành những tín hiệu ở dài tần thấp cho loa siêu trầm xử lý. Ngoài ra, sóng âm ở khoảng tần số thấp dưới 120Hz có tính vô định hướng. Điều đó có nghĩa là việc đặt subwoofer ở một chỗ cố định cũng có thể tái tạo được âm thanh vòm nhờ vào khả năng của bộ xử lý surround trong receiver. Do đó, việc thiết lập chế độ small đối với tất cả các bookshelf, và loa vệ tinh, kết hợp với sử dụng subwoofer sẽ làm cho tiếng bass của cả hệ thống đạt tới sự hoà hợp.

    Đối với loa cột lớn, việc setup chế độ small cũng đạt được hiệu quả tích cực. Mặc dù loa cột có dải tần rộng hơn rất nhiều so với loa bookshelf, nhưng nó không thể tái tạo được tín hiệu ở dải tần cực thấp, trong khoảng xử lý của subwoofer. Nếu thiết lập chế độ large cho loa cột thì cả loa cột và loa sub sẽ cùng xử lý dải tần thấp, do đó gây nên hiện tượng quá dư thừa tiếng bass. Khi cài đặt chế độ small và thiết lập mức tần số cắt ở khoảng 60Hz thì loa cột sẽ chỉ phải tập trung xử lý những tín hiệu âm thanh trên dải tần 60Hz. Như vậy, âm thanh được cải thiện đáng kể.

    HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LOA 2.0
    Tín hiệu Stereo từ ngõ ra nguồn tín hiệu (DVD, CD, VCD, PC…) sẽ đưa đến ngõ vào của 1 loa 2.0 sau đó tín hiệu ngõ ra của loa đó sẽ kết nối với loa còn lại.

    http://www.microlab.com.vn/pictures/b5336***7.jpg

    http://www.microlab.com.vn/upload_image ... %202.0.jpg



    HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LOA 2.1
    Tín hiệu Stereo từ ngõ ra nguồn tín hiệu (DVD, CD, VCD, PC…) sẽ đưa đến ngõ vào Input L-R trên loa subwoofer. Sau đó tín hiệu ngõ ra Output L-R sẽ đưa đến hai loa vệ tinh.

    http://www.microlab.com.vn/pictures/M-222477929.jpg


    HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LOA 4.1
    Lưu ý công tắc phải đúng vị trí 2.1 khi kết nối với nguồn âm thanh 2 kênh Stereo từ CD, DVD, VCD, CardSound 2.1,…lúc đó bạn mới nghe được âm thanh từ 4 loa.

    http://www.microlab.com.vn/pictures/M900728253.jpg

    Loa 4.1 gồm:
    • 1 loa Subwoofer
    • 1 loa trước trái, 1 loa trước phải
    • 1 loa sau trái, 1 loa sau phải

    http://www.microlab.com.vn/upload_image ... %204.1.jpg

    http://www.microlab.com.vn/upload_image ... 204.12.jpg

    Chú ý: thông thường ở một số loa 4.1 có thêm công tắc chọn ngõ vào âm thanh 2.1 hoặc âm thanh 4.1. Do đó sẽ có 2 kiểu kết nối theo hai hình vẽ trên. Lưu ý công tắc phải đúng vị trí 2.1 khi kết nối với nguồn âm thanh 2 kênh Stereo từ CD, DVD, VCD, CardSound 2.1,…lúc đó bạn mới nghe được âm thanh từ 4 loa.

    HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LOA 5.1

    Một số loa 5.1 hiện nay ngoài ngõ vào 6 kênh thường dành cho đầu phát DVD, còn có thêm 1 ngõ vào tín hiệu Stereo 2 kênh dành CD, DVD, VCD, PC…do đó khi kết nối ta có thể tùy chọn...

    http://www.microlab.com.vn/pictures/x27-2864523.JPG[\img]

    Loa 5.1 gồm có 6 loa trong đó:
    • 1C (Center) : loa trung tâm
    • 1FL (Left) : loa trước trái
    • 1FR (Right) : loa trước phải
    • 1Ls (Surround Left) : loa Surround trái
    • 1Rs (Surround Right) : loa Surround phải

    Một số loa 5.1 hiện nay ngoài ngõ vào 6 kênh thường dành cho đầu phát DVD, còn có thêm 1 ngõ vào tín hiệu Stereo 2 kênh dành CD, DVD, VCD, PC…do đó khi kết nối ta có thể tùy chọn:
    • Chỉ sử dụng ngõ vào CD
    • Chỉ sử dụng ngõ vào DVD
    • Kết nối cả 2 cùng lúc

    Khi chọn kiểu kết nối thứ 3 bạn phải lưu ý rằng ở 1 thời điểm bạn chỉ có thể chọn một nguồn tín hiệu vào từ ngõ vào 6 kênh hoặc 2 kênh Stereo.

    Dưới đây là 2 kết nối thường gặp:

    http://www.microlab.com.vn/upload_images/Image/Su%20dung%205.1.jpg

    [url=http://www.microlab.com.vn/upload_images/Image/Su%20dung%205.12.jpg]http://www.microlab.com.vn/upload_image ... 205.12.jpg[/url]





    Với dòng loa 5.1, đòi hỏi người sử dụng phải có một số hiểu biết nhất định thì mới thưởng thức hết khả năng về âm thanh do dòng loa này mang lại. Do đó chúng ta sẽ bàn kỹ về vị trí lắp đặt cũng như cách sử dụng nó.

    Khi sử dụng bất cứ dòng loa nào chúng ta cần lưu ý một vài vấn đề sau:
    • Đặt loa nơi khô ráo, không chông chênh dễ ngã.
    • Sử dụng đúng điện áp nguồn do nhà sản xuất đề nghị.
    • Kết nối dây tín hiệu, dây nguồn đúng sơ đồ.
    • Không nên mở Volume chính quá lớn khi mở nguồn cũng như khi cắm dây tín hiệu.
    • Khi kết nối dây tín hiệu bạn phải chắc rằng nguồn đã được tắt.
    • Với bộ loa mới sử dụng lần đầu bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng vì trong đó sẽ có những thông tin cần thiết cho bạn.
    • Khi có sự cố kỹ thuật bạn nên tìm sự giúp đỡ từ phía trạm bảo hành hay nhà sản xuất.

    Các dòng loa 2.0, 2.1 sử dụng quá quen thuộc với mọi người nên ở đây không được đề cặp đến.

    Với loa 4.1 bạn cần để ý công tắc chọn nguồn âm thanh vào 2.1 hoặc 4.1 như đã nêu trên. Vị trí đặt loa Subwoofer, 2 loa trước, 2 loa sau sao cho phù hợp với vị trí và không gian nghe của mình.

    Riêng với dòng loa 5.1, đòi hỏi người sử dụng phải có một số hiểu biết nhất định thì mới thưởng thức hết khả năng về âm thanh do dòng loa này mang lại. Do đó chúng ta sẽ bàn kỹ về vị trí lắp đặt cũng như cách sử dụng nó.
    • Sơ đồ bố trí loa 5.1:
    • Sau đây là một sơ đồ đề nghị của công ty âm thanh Dolby đưa ra:
    • C (Center): loa trung tâm
    • L (Left): loa trước trái
    • R (Right): loa trước phải
    • Ls (Surround Left): loa Surround trái
    • Rs (Surround Right): loa Surround phải

    [url=http://www.microlab.com.vn/upload_images/Image/S]http://www.microlab.com.vn/upload_images/Image/S[/url]
    Khó khăn đó càng tăng lên khi cộng đồng mạng rất nhanh nhẩu khi tư vấn miễn phí với rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều khiến người đọc loạn thông tin. Để rồi họ mang nỗi âu lo ấy ra cửa hàng âm thanh với tâm trạng hoài nghi.
    Mua sắm dàn máy, tưởng dễ mà không dễ. Chưa hẳn có tiền là sắm được bộ dàn vừa ý. Trong một số trường hợp cũng khiến chúng ta đau đầu. Sau nhiều ngày có mặt tại các cửa hàng bán thiết bị âm thanh, chúng tôi đã rút tỉa được một số kinh nghiệm từ các chuyên viên tư vấn. Hy vọng, qua những thông tin mà chúng tôi truyền tải trong bài viết này, bạn đọc có nhu cầu sẽ mua được bộ dàn vừa ý.
    DÀN “3 TRONG 1”
    Một trong những câu hỏi thường gặp nhất là “làm sao để sắm bộ dàn vừa nghe nhạc, vừa xem phim và có thể hát karaoke”. Yêu cầu tưởng như đơn giản, nhưng gây “ngỡ ngàng” cho không ít người. Khó khăn đó càng tăng lên khi cộng đồng mạng rất nhanh nhẩu khi tư vấn miễn phí với rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều khiến người đọc loạn thông tin. Để rồi họ mang nỗi âu lo ấy ra cửa hàng âm thanh với tâm trạng hoài nghi.
    Hiện nay, hầu hết người người yêu nhạc đều mê hát. Và phải chi chỉ nghe nhạc và hát không thôi thì cũng đỡ phiền hà hơn nhiều nếu không có một loại hình giải trí khác ngày càng phổ biến, đến nỗi nhiều người không dám bỏ qua khi có ý định sắm dàn. Vậy có hay không những thiết bị có thể đáp ứng trọn vẹn ba chức năng trên? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đưa ra ba phương án theo thứ tự ưu tiên cho từng sở thích.
    XEM PHIM – NGHE NHẠC – HÁT KARAOKE
    Với người chơi ưu tiên chức năng xem phim rồi đến nghe nhạc, có karaoke cũng tốt, không có cũng chẳng sao, các nhân viên tư vấn thường giới thiệu với họ ampli receiver đa kênh.
    Với loại ampli này, người xem phim sẽ được thỏa mãn trọn vẹn khi hiệu ứng âm thanh trong phim được tái hiện sống động và trung thực như ngồi trong rạp chiếu bóng chuyên nghiệp. Tùy diện tích phòng mà nhân viên tư vấn sẽ chọn công suất ampli (xem thêm NgheNhin Việt Nam số ra tháng 6/2010). Bộ loa dùng cũng có nhiều khác biệt. Người mua nên chú trọng loa surround và center nhiều hơn. Một đôi loa surround tốt loại lưỡng cực (dipolar) sẽ tái hiện rõ hơn các hiệu ứng âm thanh 3 chiều. Loa center thực sự quan trọng trong hệ thống 5.1 kênh. Loa trung tâm (center) chuyên lấy lời thoại diễn viên trong phim. Do phần lớn âm thanh trong phim là tiếng nói của diễn viên, nên loa center tốt sẽ góp phần làm cho âm thanh thêm rõ nét. Đầu phát trong bộ dàn nên ưu tiên loại phát được đĩa Bluray. Với ưu thế vượt trội về chất lượng hình ảnh và âm thanh, định dạng này sẽ phổ biến rộng rãi trong tương lai.
    "Nhu cầu sắm dàn để vừa nghe nhạc, vừa xem phim và có thể hát karaoke đang ngày càng tăng lên của người dùng. Nhưng để đáp ứng được yêu cầu này quả không đơn giản!".
    NGHE NHẠC – XEM PHIM – HÁT KARAOKE
    Nếu nghe nhac là sở thích chính của người chơi với việc phân bổ thời gian tạm tính: nghe nhạc 50, xem phim 30, hát 20 thì nhân viên tư vấn sẽ có chút đắn đo khi lựa chọn ampli receiver hay ampli stereo hai kênh.
    Trong trường hợp này, ampli sử dụng vẫn là loại đa kênh surround (receiver) để vừa nghe nhạc, vừa xem phim. Nếu phần nghe vượt trội, nên chú ý đến ampli cao cấp có công suất lớn có thể đánh tốt hai kênh stereo. Công suất nên chọn từ 110W (8ohm) trở lên. Bên cạnh đó, loa chính (front) cần được chú trọng. Phần đầu tư cho loa chính nên chiếm 50% hoặc hơn trong hệ thống loa. Ví dụ, nếu có 40 triệu để đầu tư hệ thống loa 5.1 kênh, thì loa chính chiếm 24 triệu, loa subwoofer 8 triệu, còn lại dành cho center surround. Lý do để đầu tư nhiều tiền cho loa chính là vì khi nghe nhạc, thường người chơi chỉ nghe từ hai loa này mà không (hoặc ít) khi nghe cùng lúc 5 kênh. Loa sub cũng đóng phần quan trọng do hỗ trợ âm bass cho âm tần số thấp để âm thanh đầy đặn hơn.
    "Với người chơi ưu tiên chức năng xem phim rồi đến nghe nhạc, hát karaoke, ampli receiver đa kênh sẽ đáp ứng nhu cầu của họ.".
    Người chơi cũng có thể đầu tư riêng đầu phát CD để nghe âm thanh hay hơn. Tuy nhiên, thị trường hiện có những đầu phát đa năng vừa cho âm thanh hay, vừa cho hình đẹp mà lại tương thích nhiều định dạng như: Bluray, DVD-A, CD, SACD… Các hãng Denon, Marantz, Yamaha, Pioneer… đều phát triển đầu phát này.
    HÁT KARAOKE – NGHE NHẠC – XEM PHIM
    Trong trường hợp này, người bán hàng sẽ đưa ra một số giải pháp như ampli karaoke có mixer hoặc ampli hai kênh stereo và đầu mixer riêng. Như vậy ampli phải là loại hai kênh.
    Thị trường hiện chưa có ampli karaoke có thể cân bằng phần hát và nghe. Nếu một người thích sự tiện lợi và thích hát, thì nên mua ampli karaoke với mixer. Loại này đơn giản, dễ dàng, dễ kết nối, chi phí thấp. Người mua nên lựa chọn loa chuyên hát, treo tường để tiết kiệm không gian. Với đầu phát karaoke, tùy theo “túi tiền” mà chúng ta có thể chọn mua sản phẩm thích hợp.
    Một lựa chọn khác đáng lưu tâm là đầu tư ampli hai kênh chất lượng cỡ Denon PMA-1510AE hoặc thương hiệu khác có chất lượng tương đương. Đầu tư đôi loa mạnh mẽ, nhưng nghe nhạc tốt. Có thể tham khảo S608, S606 của Jamo hoặc Bose 301V và một số tên tuổi khác của JBL, Yamaha… Người chơi cần mua thêm một mixer loại tốt của Yamaha, Boston… để bộ dàn có thể hát hay mà nghe nhạc cũng đảm bảo chất lượng. Nếu muốn xem phim trên hệ thống này cũng được, chỉ thiếu hiệu ứng âm thanh vòm. Tuy nhiên, người chơi phải chấp nhận do nhu cầu xem phim được xếp sau cùng.
    LOA HI-END ĐẮT TIỀN CÓ HÁT KARAOKE ĐƯỢC KHÔNG?
    Một câu hỏi khác thường gặp là loa hi-end hát karaoke sẽ thế nào? Bởi thực tế có nhiều người muốn đầu tư hệ thống chỉ nghe nhạc đẳng cấp hi-end, nhưng cũng muốn hát karaoke khi có bạn bè đến chơi. Họ không muốn co nhiều bộ dàn chiếm nhiều diện tích trong phòng. Nhu cầu rất nhiều và chính đáng, nhưng kinh nghiệm của người bán hàng và khả năng của cửa hàng đó có thể thỏa mãn yêu cầu đó không!
    Thị trường hiện có một số loa cao cấp thuộc dòng hiend có thể hát karaoke. Với dòng loa hi-end “chịu” công suất lớn có các hãng Sonus Faber, B&W, JBL. Nhân viên bán hàng sẽ tư vấn một số mẫu thích hợp.
    Nếu biết phối ghép, loa Hiend vẫn có thể dùng để hát hay mà không sợ hư loa
    Thường những người có yêu cầu này ít khi hát. Do đó, khả năng hát khiến loa hi-end đắt tiền bị hư không cao. Dĩ nhiên, người dùng nên điều chỉnh âm lượng thích hợp khi hát. Việc sử dụng micro tốt (loại chống hú) giúp chủ nhân yên tâm sử dụng để khi nghe nhạc và hát trên cùng bộ dàn đúng theo yêu cầu của họ.
    Trong khuôn khổ một bài báo, những thông tin, kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ với độc giả chưa thể đủ so với nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng. Trong các số báo sau, chúng tôi sẽ đề cập đến một số nhu cầu khác và đưa ra một số cấu hình mẫu để độc giả tham khảo, giúp người có nhu cầu thêm thông tin để đối chiếu với nhu cầu của bản thân.

    MIDI là một dạng giao tiếp. Nó là một giao thức máy tính hay ngôn ngữ truyền thông tin giữa hai hay nhiều thiết bị MIDI. Cũng như máy tính hay tất cả các giao tiếp khác, MIDI bao gồm những thông điệp (messages) giữa các thiết bị đầu cuối mà hiểu được chung giao thức.

    MIDI là gì?
    1. Định nghĩa MIDI:
    MIDI là cụm từ viết tắt của Musical Instrument Digital Interface, có nghĩa là Giao Diện Số Hoá Nhạc Cụ. Đó là một giao thức truyền thông tin âm nhạc theo chế độ thời gian thực.
    MIDI được phát triển vào đầu những năm 1980 do một liên hợp các nhà sản xuất synthesizer quốc tế. Vào thời điểm đó có hai nhiệm vụ được đưa ra. Thứ nhất: Làm thế nào để một bàn phím có thể điều khiển cao độ, rung, bend, Pedal vang... của bàn phím khác. Thứ hai: Làm thế nào để đồng bộ các thiết bị có tempo chẳng hạn như Sequencer, Drums machines... làm cho chúng chạy cùng tốc độ với nhau. Từ đó các nhà sản xuất lớn như Roland, Sequential Circuits và Oberheim đã nghiên cứu ra một giao diện chuẩn đa năng (Universal Standard Interface) và sau này trở thành MIDI.
    MIDI là một dạng giao tiếp. Nó là một giao thức máy tính hay ngôn ngữ truyền thông tin giữa hai hay nhiều thiết bị MIDI. Cũng như máy tính hay tất cả các giao tiếp khác, MIDI bao gồm những thông điệp (messages) giữa các thiết bị đầu cuối mà hiểu được chung giao thức. Cũng có thể hiểu đơn giản, bạn là một thiết bị khi bạn nói chuyện với ai đó khác (thiết bị khác).
     
  5. zizo

    zizo Advanced Member

    Joined:
    8/1/10
    Messages:
    340
    Likes Received:
    39
    tt
    Nếu một thiết bị điện tử được trang bị MIDI, nó có thể hiểu được giao thức MIDI và do vậy nó có thể giao tiếp với bất kỳ thiết bị nào được trang bị MIDIkhác, hay bất kỳ sản phẩm nào từ các hãng khác nhau. Ví dụ đàn Keyboard Yamaha có thể gửi thông điệp đến một Drum machine của hãng Roland, bởi vì tất cả các thiết bị được trang bị giao thức MIDI đều tương thích với nhau.
    Có nhiều thuận lợi của định dạng MIDI:
    • Lượng dữ liệu âm nhạc rất lớn được lưu giữ ở một dạng rất nhỏ
    • Các phần khác nhau của bản nhạc có thể được gán cho bất kỳ nhạc cụ nào mà bạn muốn.
    • Dạng lưu giữ âm nhạc đầy đủ về các thông tin như nốt nhạc, tốc độ, hóa biểu… có thể được hiển thị và chỉnh sửa dễ dàng khi dùng các chương trình chép nhạc khác nhau.

    2. Kết nối MIDI
    Thông điệp MIDI được gửi đi từ cổng MIDI OUT của một thiết bị tới cổng MIDI IN của một thiết bị khác qua một cáp nối MIDI (MIDI cable). Để gửi một thông điệp từ đàn keyboard tới máy tính hay bất kỳ thiết bị nào, bạn phải dùng cáp MIDIđể nối cổng MIDI OUT của đàn keyboard này tới cổng MIDI IN của máy vi tính. Để gửi lại thông điệp MIDI ngược trở lại đàn keyboard, bạn cần nối cáp MIDI từ cổng MIDI OUT của vi tính với cổng MIDI IN của đàn Keyboard.
    - OUTPort - Thông điệp MIDI được gửi ra khỏi một thiết bị qua cổng này. Nếu bạn chơi nốt C4 trên bàn phím, thông điệp "chơi nốt C4" này được truyền ra ngoài bằng đường OUTPort.
    - IN Port - Thông điệp MIDI được nhận vào một thiết bị đều qua cổng này.
    - Thru Port - Thông điệp MIDI được nhận vào thiết bị MIDI qua cổng IN và được chuyển qua cổng Thru của thiết bị đó để từ đó có thể được chuyển qua một thiết bị thứ ba mà thôngn tin vẫn không thay đổi. Cổng này được dùng khi có một thiết bị MIDI gửi và nhiều thiết bị MIDI nhận.
    Để nối máy tính với keyboard bạn cần một cáp nối MIDI một đầu là 2 chấu cắm 5 chân nối vào đàn, đầu kia là một chấu 15 chân nối với sound card qua cổng MIDI/Gameport. Hai đầu 5 chân IN và OUT được nối với hai đầu OUT và IN của Keyboard (IN vào OUT và OUT vào IN)
    3 Kênh MIDI (MIDI Channel)
    MIDI cho phép bạn gửi dữ liệu theo từng đường riêng rẽ cùng một lúc, mỗi đường này là một kênh MIDI (Channel). Mỗi kênh này được gán một số định danh. Nếu một nốt được chơi trên thiết bị A, nó được gửi kèm một số định danh kênh MIDI. Nếu thiết bị B được đặt cùng kênh với thiết bị A, nó sẽ đáp lại bằng cách chơi nốt đó. Nếu thiết bị B được đặt ở một kênh khác, nó không nhận được thông điệp này mặc dù về mặt lý thuyết đã được nối bằng cáp MIDI.
    MIDI có 16 kênh khác nhau, và chúng đều có chức năng sau. Mỗi kênh đều có thể chứa tất cả các loại thông điệp MIDI nhưng chúng đều được tách biệt. Thông điệp của kênh 1 khi được gửi đi không bị ảnh hưỏng bởi các kênh 2, kênh 3...
    4. GeneralMIDI
    Như ta đã đề cập, MIDI cho phép ta trao đổi dữ liệu âm nhạc giữa các thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau. Những thông điệp này không chứa bản thân nốt nhạc, nhưng nó chứa các thông điệp như số âm sắc, nhấn phím, nhả phím, cao độ, độ rung, độ vang...
    Nếu số âm sắc 1 của một đàn keyboard được sản xuất bởi Yamaha là PIANO, trong khi số âm sắc 1 của đàn Roland là BASS, thì dữ liệu được gửi đi của đàn Yamaha là PIANO sẽ vang lên là BASS ở đàn Roland. Nếu một đàn keyboard Yamaha có 16 kênh và dữ liệu được gửi đến đàn Roland chỉ có 10 kênh, thì những kênh không được chơi sẽ không vang lên.
    Tiêu chuẩn cho số âm sắc, số kênh và các thông số chính mà xác định âm thanh của bản nhạc được thiết lập từ thiết bị nguồn đã được đưa ra bởi các nhà sản xuất khác nhau được gọi là General MIDI
    Tiêu chuẩn General MIDI cho phép dữ liệu âm nhạc được tạo ra theo chuẩn này có thể được chơi ở các thiết bị MIDI khác nhau mà vẫn giữ nguyên được các số âm sắc, số mặt trống, sắc thái, âm lượng...
    5. StandardMIDI Files (SMF)
    Standard MIDI Files là tập tin dữ liệu Sequencer MIDI. Standard MIDI Files ban đầu được dùng làm phương tiện trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị sequencer từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Sau đó nó được dùng làm định dạng file MIDIchuẩn cho hệ điều hành Windows và các ứng dụng multimedia.
    MIDI files sử dụng định dạng Chunky (theo từng khoang), tương tự như định dạng của Electronic Arts -IFF hay định dạng của Microsoft/IBM - RIFF. Các tập tin dạng này chứa các khoang khác nhau, mỗi khoang chứa một số dạng dữ liệu mà chương trình có thể đọc được. MIDI File được cấu tạo bởi hai loại khoang: Khoang tiêu đề, chứa các thông tin về trật tự tracks, độ phân giải của thời gian (timing resolution), và khoang tracks chứa các dữ liệu MIDI và các dữ liệu khác.
    MIDI Files có thể có một trong ba định dạng. Số định dạng được lưu ở khoang tiêu đề chỉ ra các khoang tracks được thể hiện như thế nào. Các định dạng này là:
    - Format 0: Các tập tin này chỉ chứa một track nhưng nhiều kênh (multi-channel). Định dạng này được dùng thích hợp cho việc playback ở các ứng dụng multimedia vì kiểu định dạng này có thể được đọc từ đĩa nhanh hơn các định dạng nhiều r•nh (Multi-track)
    - Format 1: Những tập tin theo định dạng này chứa nhiều tracks. Track đầu tiên luôn chứa tất cả tempo và thông tin về hoá biểu, giọng cùng với các dạng dữ liệu tổng thể (global); Các track còn lại chứa dữ liệu MIDI. Bởi vì định dạng Format 1 cho phép dữ liệu MIDI chia thành nhiều kênh khác nhau hay nhiều tiêu chí khác, nên chúng dễ dàng hiệu chỉnh lại so với Format 0.
    - Format 2: Những tập tin dạng này ít dùng hơn. Nó được dùng cho các thiết bị sequencer cho phép các track được chơi riêng rẽ và lặp lại (Loop). Ngày nay có các thiết bị băng ghi âm Digital (Digital-tape-desk) nên chúng không còn thích hợp nữa.
    Digital Audio là gì?
    1.Định nghĩa:
    Digital Audio là một kiểu đơn giản nhất để thu và phát âm thanh ở bất kỳ dạng nào. Nó tương tự như catxet - bạn có thể thu một đoạn nào đó rồi phát lại. Digital audio lưu giữ âm thanh dưới dạng những d•y số dài.
    2. Âm thanh dạng sóng (Sound Waves)
    Âm thanh dạng sóng là sự rung trong không khí. Âm thanh dạng sóng được tạo bởi bất kỳ thứ gì rung, một vật rung thì gây ra không khí bên cạnh cũng rung theo, và sự rung này lan ra trong không khí theo tất cả các hướng.
    Khi sự rung của không khí vào đến tai bạn, nó làm cho màng nhĩ rung lên và bạn nghe thấy âm thanh. Do vậy, nếu sự rung của không khí được bắt vào micro, nó làm cho micro rung lên và gửi tín hiệu điện tử tới bất kỳ thứ gì được nối với micro.
    Những sự rung này xảy ra rất nhanh. Tần số rung chậm nhất mà bạn nghe được là khoảng 20 lần rung trong một giây, và tần số nhanh nhất vào khoảng 16,000 tới 20,000 lần rung trong một giây.
    3. Thu thanh Digital Audio
    Để thu thanh digital audio, máy tính của bạn đo các tín hiệu tạo ra bởi Micro hay Guitar điện tử, hay bất kỳ nguồn nào. ở khoảng cách cân bằng về thời gian (đối với âm thanh chất lượng CD, điều này có nghĩa là 44,100 lần trong một giây), máy tính sẽ đo và lưu lại độ mạnh của những tín hiệu điện tử từ micro, ở khoảng từ 0 đến 65,535. Do vậy, dữ liệu Digital audio chỉ là những co số dài. Máy tính chuyển những số này theo dạng tín hiệu điện tử đến loa. Những chiếc loa này rung và tạo ra âm thanh giống như đ• được thu.
    Thuận lợi lớn nhất của thu thanh digital audio là chất lượng âm thanh. Không như MIDI, thu thanh digital audio lưu giữ rất đầy đủ về tính chất âm thanh và các phẩm chất khác của âm thanh chính xác như khi biểu diễn. Có một điểm không thuận lợi là digital audio là chiếm rất nhiều chỗ trên đĩa. Để thu 1 phút nhạc stereo với chất lượng CD, bạn cần 10 megabytes đĩa trống.
    Trên máy tính, Digital Audio được lưu giữ dưới dạng wave files (dạng sóng - có phần mở rộng là .wav)
    Có rất nhiều chương trình có thể cho phép bạn tạo, phát lại, và chỉnh sửa các file wave này. Cakewalk Pro Audio cho phép bạn làm việc với những file này có hiệu quả nhất. Ngoài ra có một số chương trình khác cũng rất tốt như Sound Force, Cool Edit, WavLab …
    4. Phân biệt giữa hai dạng MIDI và Audio.
    Dạng file Midi chỉ lưu những thông tin và dòng lệnh để ra lệnh cho máy tính hay các phần mềm soạn nhạc chơi một số thông điệp cụ thể. Ví dụ, khi trong file Midi chứa một thông tin là nốt C và E, thì khi ta mở và phát lại file này bằng chương trình Cakewalk, nó sẽ ra lệnh cho chương trình chơi lại hai nốt này bằng âm thanh của soundcard hay của đàn keyboard. Do vậy, khi ta dùng máy tính hay keyboard khác nhau thì âm thanh của file midi này cũng phát ra khác nhau mặc dù vẫn là hai nốt C và E. Nếu bạn đổi nốt C thành nốt G, thì khi phát lại ta sẽ nghe được nốt G và E.
    Khác với Midi, Audio lưu giữ tất cả thông tin đã được thu. Ví dụ, khi bạn thu một đoạn nói của chính bạn bằng micro rồi lưu lại thành dạng .wav thì khi mang đi đâu và dùng bất cứ chương trình nào để mở và phát lại thì bạn đều nghe thấy giọng mình, mà không có một sự thay đổi nào. Bạn có thể hình dung là khi mang 1 đĩa CD đi nghe ở các máy phát khác nhau thì bạn vẫn nghe được chính những bài hát đ
    ựa chọn công suất Ampli


    06/10/2010 15:14 Theo Nghe Nhìn



    Trước khi sắm ampli công suất (power amplifier) hoặc ampli tích hợp (integrated amplifier), câu hỏi đầu tiên cần trả lời là lượng công suất đầu ra cần thiết là bao nhiêu để phù hợp với cặp loa đang sử dụng.
    Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp người chơi xác định được ampli phù hợp với nhu cầu sử dụng với chi phí tối ưu.
    Công suất đầu ra được đo bằng oát (watt) theo trở kháng của một bộ loa xác định, thay đổi từ khoảng 20W/kênh trong một ampli tích hợp cỡ nhỏ đến khoảng 1.000W/kênh trong khối ampli monoblock.
    Lựa chọn dải công suất đầu ra của ampli phù hợp cho các bộ loa, sở thích và phong cách nghe nhạc, bố trí phòng nghe và khả năng tài chính của người nghe là yếu tố quan trọng để có được âm thanh tốt nhất trên số tiền bỏ ra. Nếu ampli có công suất thấp hơn mức cần thiết, người chơi sẽ không nghe hết khả năng của hệ thống. Âm thanh sẽ bị “non” và thiếu độ động. Ngược lại, nếu đầu tư nhiều tiền cho những bộ ampli công suất lớn hơn mức cần thiết, sự không tương thích nhiều khi sẽ mang lại những kết quả không mong đợi, ảnh hưởng tiêu cực đến các thiết bị còn lại trong bộ dàn, đặc biệt là cặp loa. Do đó, việc chọn đúng mức công suất cần thiết của ampli sao cho phù hợp với màn trình diễn của cặp loa là điều tối quan trọng.
    Công suất cần thiết của ampli phụ thuộc đáng kể vào độ nhạy và trở kháng của loa, kích thước phòng nghe, đặc tính âm học của phòng và âm lượng (volume) mà người nghe mong muốn. Độ nhạy của loa là một trong những nhân tố quan trọng nhất khi lựa chọn công suất đầu ra tương ứng. Độ nhạy của loa xác định mức SPL (sound-pressure level) mà bộ loa sẽ tạo ra khi được cung cấp nguồn điện đầu vào nhất định.
    Thử xem xét những thông số phổ biến trên loa như “88dB SPL, 1W/1m”. Điều đó có nghĩa là bộ loa sẽ tạo ra mức SPL là 88 decibel (dB) với một W nguồn điện đầu vào khi được đo ở khoảng cách 1m. Dù 88dB là âm lượng nghe vừa phải, nhưng khi chú ý nhiều hơn tới cách mà công suất liên quan đến mức SPL sẽ thấy chúng ta cần nhiều hơn một W để chơi nhạc. Mỗi 3dB tăng lên của SPL yêu cầu tăng gấp đôi công suất đầu ra của ampli. Do đó, nếu bộ loa có độ nhạy 88dB tại 1W, thì chỉ có thể tạo ra 91dB với 2W, 94dB với 4W và 97dB với 8W… Như vậy, để tạo ra mức đỉnh 109dB, người chơi cần ampli có công suất đầu ra 128W. Nếu người chơi có bộ loa với độ nhạy 91dB tại 1W/1m (chỉ 3dB cao hơn độ nhạy của bộ loa đầu tiên), thì chỉ cần một nửa công suất khuếch đại (64W) để tạo ra cùng âm lượng 109dB SPL. Một bộ loa với độ nhạy 94dB chỉ cần công suất 32W để tạo ra cùng âm lượng. Như thế, những bộ loa có độ nhạy cao hơn sẽ chuyển nhiều công suất của ampli hơn thành âm thanh.
    Mối quan hệ giữa công suất đầu ra của ampli và độ nhạy của loa được mô tả ngẫu nhiên từ hơn 60 năm trước. Năm 1948, ông Paul Klipsch – người tiên phong về loa – đã mô tả âm thanh thực (live sound) của dàn nhạc giao hưởng khi tái tạo chúng bằng loa Klipschorn. Công suất đầu ra của ampli mà ông sử dụng là 5W. Klipschorn là bộ loa siêu nhạy (105dB SPL 1W/1m). Chúng sẽ tạo ra âm lượng rất lớn với công suất đầu ra của ampli rất thấp. Klipsch đã cố gắng chứng tỏ những bộ loa của ông có thể mô phỏng chính xác nhất chất lượng về tông và độ vang của dàn nhạc giao hưởng cỡ lớn.
    Tầm quan trọng của độ nhạy loa cũng được mô tả bằng những ampli đèn ba cực nhạy mạch single-ended cho công suất chỉ 3W/kênh. Loại thiết bị này có thể tạo ra âm lượng vừa phải khi đánh những bộ loa có độ nhạy cao. Những minh họa về sự thay đổi của mức SPL và công suất đầu ra của khuếch đại cho thấy độ nhạy của loa ảnh hưởng lớn đến yêu cầu về mức công suất của ampli như thế nào. Thậm chí sự khác nhau về độ nhạy chỉ 2dB có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong yêu cầu công suất đầu ra của ampli.
    Dễ nhận thấy rằng: khi tăng gấp đôi lượng công suất đầu ra sẽ tạo nên mức tăng âm lượng 3dB. Do đó, sẽ có sự khác nhau là 3dB giữa ampli 10W và ampli 20W. Nhưng 3dB cũng là sự khác nhau giữa ampli 500W và ampli 1.000W (dù công suất đầu ra chênh lệch nhau rất lớn giữa 500W và 1.000W hơn là giữa 10W và 20W). Đó là lý do tại sao người chơi cần quan tâm đến tỷ số của công suất đầu ra hơn là sự khác nhau về số W khi so sánh và lựa chọn ampli công suất cho hệ thống nghe nhạc.
    Sumo Contest là cuộc thi thường niên của diễn đàn VNAV, dành cho các mẫu ampli đèn tự chế công suất lớn.

    Sumo Contest là giải đấu dành riêng cho các mẫu ampli đèn điện tử tự chế có công suất hiệu dụng từ 15 Watt trở lên. Đây là một cuộc thi có truyền thống và được diễn đàn Nghe nhìn Việt Nam (VNAV) tổ chức thường niên trong nhiều năm nên thu hút được sự chú ý của rất nhiều dân chơi âm thanh.
    Tính đến thời điểm chốt danh sách vòng loại (30/10) chỉ còn gần một tháng, nhưng giờ đã có khá nhiều dân chơi âm thanh hay các bang hội rục rịch chuẩn bị và lên kế hoạch cho mẫu ampli đem đi thi. Kể từ ngày ban quản trị diễn đàn thông báo về cuộc chơi, đến nay đã có hơn 10 mẫu ampli đăng ký thi Sumo Contest.
    Anh Lê Sỹ Trí, một thành viên trong Ban tổ chức cho biết, cuộc thi Sumo Contest năm nay cũng sẽ có khác biệt so với 4 lần tổ chức trước. Ban tổ chức đã quyết định tất cả các mẫu ampli dự thi bắt buộc phải là các sản phẩm lắp ráp thủ công, chứ không còn "châm chước" cho một số sản phẩm thương mại có thể tham gia như ở các lần tổ chức trước. Các thông số kỹ thuật quy định về sản phẩm dự thi năm nay cũng được công bố hết sức chi tiết và rõ ràng.
    Yêu cầu khắt khe của ban tổ chức cũng khiến nhiều thí sinh dự thi phải chuẩn bị kỹ càng hơn cho sản phẩm của mình. Anh Trương Tường Anh, thành viên của nhóm Hắc Long Giang, từng đoạt giải nhất Chim Chích Contest 2010 cho biết, nhóm anh hiện đã bắt tay ngay vào việc thiết kế kỹ thuật cấu tạo và tìm kiếm linh kiện cho mẫu ampli Sumo dự thi. Và ngay trong tuần này, nhóm của anh cũng sẽ thực hiện việc lắp ráp sản phẩm luôn. Những linh kiện khủng hay mẫu bóng đèn độc đã được Hắc Long Giang chuẩn bị sẵn sàng để hướng tới việc đoạt giải nhất của Sumo Contest năm nay.

    Hình ảnh về cuộc thi Sumo Contest 2009 diễn ra vào năm ngoái. Ảnh: VNAV.
    Sau vòng loại, 5 mẫu ampli đứng đầu tại mỗi khu vực miền Bắc và khu vực miền Trung - miền Nam sẽ được chọn ra để tranh tài tại vòng chung kết diễn ra ở Hà Nội vào ngày 18/12 tới.
    Để có thể tham dự Sumo Contest 2010, các thí sinh cũng cần lưu ý về những tiêu chí kỹ thuật cụ thể đối với các sản phẩm dự thi. Ngoài việc là ampli tự chế sử dụng bóng đèn điện tử và được lắp ráp thủ công trong nước thì nếu là các ampli dùng biến thế xuất âm, sản phẩm phải đạt công suất hiệu dụng từ 15 Watt trở lên đối với loại single-end và từ 50 Watt trở nên đối với loại "đẩy-kéo". Trong khi đó, với ampli không dùng biến thế xuất âm, công suất hiệu dụng từ 30 Watt trở lên là qui định dành cho các mẫu ampli "đẩy-kéo" và 15 Watt trở lên đối với kiểu
    Các định dạng âm thanh vòm phổ biến
    Hệ thống âm thanh vòm sử dụng nhiều đường tiếng để tạo một không gian nghe nhạc hoặc phim, mang lại cảm giác đang ở giữa quang cảnh hành động.
    Các đường âm thanh vòm trong phim cho phép người nghe thấy được những âm thanh đến từ tất cả các hướng xung quanh mình. Các âm thanh này nhằm tạo nên cái mà các nhà làm phim gọi là "nửa hư nửa thực", nghĩa là làm cho thính giả hoàn toàn bị say đắm bởi các quang cảnh trên phim và không còn nhận ra họ đang ở trong thế giới thực nữa.


    Hệ thống âm thanh vòm làm cho người nghe thấy như đang ở trong quang cảnh của hành động. Ảnh: Canadahifi.
    Để tạo ra âm thanh vòm một cách hiệu quả, điều đầu tiên là cần tới một số lượng loa nhất định. Thứ nhất là loa trung tâm mang lời thoại, do hầu như các diễn viên nói từ vị trí giữa màn hình; sau đó là các loa trái và phải mang phần âm nhạc và hiệu ứng âm thanh cùng một vài lời thoại xuất hiện từ phía bên hoặc góc. Tiếp đến là hai loa đặt ở bên và hơi cao hơn so với vị trí ngồi nghe, cung cấp các âm thanh môi trường và hiệu ứng âm thanh vòm. Cuối cùng là một loa siêu trầm dùng để tái tạo các âm tần số thấp và siêu thấp (LFE) có trong một số tình huống cụ thể như bước chân khủng long trong phim Jurassic Park hay tiếng gầm của động cơ phản lực trong Top Gun.
    Một trong những điểm quan trọng là các loa này hoặc phải có những kênh riêng biệt, có nghĩa là có những tín hiệu dành riêng cho chúng, hoặc các kênh ma trận, theo đó, âm thanh sẽ được trích xuất hoặc được chia nhỏ từ một kênh riêng biệt.
    Hiểu được điều này sẽ hiểu được các con số chỉ hệ thống loa (như 2.0. 4.0. 5.1…) vốn gắn với các định dạng âm thanh vòm sẽ được tái hiện. Con số đầu tiên dùng để chỉ các kênh riêng biệt, hoặc độc lập, toàn dải (có đáp tần từ 20Hz tới 20.000 Hz). Theo đó 2.0 có nghĩa là hệ thống có 2 kênh (thường gọi là stereo), trong khi 5.0 có 5 kênh riêng biệt mang những tín hiệu độc lập tới 5 loa riêng trong hệ thống. Còn con số đuôi .1 chỉ loa siêu trầm chuyên phần tần số thấp (từ 3Hz tới 120Hz). Vì thế một hệ thống 5.1 sẽ có các kênh riêng biệt độc lập cho loa trung tâm, loa trái trước, phải trước, loa surround trái, surround phải và loa siêu trầm.


    Các bố trí một hệ thống Dolby Pro Logic. Ảnh: Techfresh.
    Định dạng Dolby Pro Logic bắt đầu xuất hiện trong các hệ thống rạp tại gia từ đầu những năm 1990 và dần trở thành tiêu chuẩn cho các băng hi-fi VHS. Ngày nay nó vẫn là chuẩn cho việc phát sóng (hoặc cáp) TV dạng tương tự (analog), bởi lẽ các tín hiệu Pro-Logic có thể được mã hóa thành các tín hiệu tương tự hai kênh (stereo), có thể ghi được cả vào các đầu băng VCR.
    Nếu đã có sẵn các thiết bị hỗ trợ Pro Logic, bạn vẫn có thể thưởng thức phim DVD bởi tất cả các đầu DVD có thể chuyển các kênh Dolby Digital trong đĩa thành định dạng Dolby Pro Logic và xuất thành 2 kênh stereo ra ngoài.
    Pro Logic là hệ thống đơn giản và rẻ nhất, bao gồm 4 kênh được nén lại thành 2 kênh tương tự. Trong 4 kênh này có 2 kênh là độc lập và 2 kênh là ma trận (matrix), trong đó, 2 kênh độc lập với băng thông toàn dải được dùng cho hai loa trước trái, phải (L, R), một kênh ma trận toàn dải dùng cho loa trung tâm (C) và một kênh ma trận hẹp cho hai loa surround (S). Bộ giải mã Dolby Pro-Logic gói 4 kênh và tạo ra hai kênh xuất Lt và Rt, theo đó Lt ra loa L và Rt ra loa R nguyên vẹn không chỉnh sửa. Loa C sau khi được xử lý giảm nhiễu một chút sẽ được chia đều cho Lt và Rt. Băng thông cho loa S chỉ có dải hạn chế 100Hz – 7.000 Hz, sẽ được mã hóa ở dạng giảm nhiễu rồi được chia cho Lt và Rt nhưng lệch pha một chút. Vì thế Pro Logic là hệ thống 2.0.
    Nhược điểm của Pro Logic là cả hai loa surround (phải và trái) đều sản sinh ra cùng một âm thanh từ cùng một kênh (âm mono) và có băng thông hạn chế, còn loa trung tâm là sự kết hợp của hai kênh trái và phải chứ không phải đơn nhất. Thêm vào đó không có kênh riêng cho loa trầm, vì thế các tín hiệu âm trầm phải trích xuất từ các kênh khác thay vì có đường vào riêng.
    Dolby cũng đã cập nhật Pro Logic lên phiên bản Pro Logic II với khả năng hỗ trợ tới 6 kênh xuất. Tuy nhiên đây vẫn không phải là hệ thống 5.1 thực sự bởi bản chất vẫn dùng 2 kênh stereo của Pro Logic, chỉ có thêm bộ giải mã tiên tiến mới có khả năng trích thành 5 kênh ma trận toàn dải và một kênh ma trận siêu trầm.


    Một hệ thống âm thanh vòm 5.1 chuẩn. Ảnh: Audioholics.
    Dolby Digital là định dạng âm thanh vòm thông dụng nhất, không chỉ trở thành chuẩn công nghiệp trong hầu hết các đĩa DVD mà còn là một phần trong các chuẩn HDTV và được sử dụng trong các kênh TV kỹ thuật số hay các kênh xem phim trả tiền kiểu như hệ thống DIRECTV. Là hệ thống kế thừa Pro Logic, giữa những năm 1990, định dạng này hiện diện hầu như tại tất cả các rạp chiếu phim và bắt đầu xuất hiện trên một số hệ thống rạp tại gia.
    Với định dạng Dolby Digital, bạn có 6 kênh riêng biệt, mỗi kênh cho một loa. Dolby Digital hỗ trợ tới 5 kênh độc lập toàn dải (loa trung tâm, loa trái, phải trước, loa surround trái và phải) và kênh thứ 6 chuyên tần số thấp cho loa siêu trầm. Do có 5 kênh độc lập và một kênh siêu trầm, Dolby Digital được gọi là hệ thống 5.1. Tất nhiên, không phải tất cả các âm thanh ghi bằng Dolby Digital đều là 5.1, một số có thể ít hơn (có thể 2.0 hay 5.0…), nhưng định dạng này hỗ trợ tối đa 5.1 kênh.
    Lợi thế của Dolby Digital so với Dolby Pro Logic là tất cả các kênh đều là kỹ thuật số và đều độc lập, trong đó 5 kênh là toàn dải và loa surround sử dụng các kênh trái, phải riêng. Thêm vào đó, hầu hết các phim DVD ngày nay đều được sản xuất theo định dạng này và nó cũng là định dạng phổ biến nhất trong các chuẩn rạp tại gia.


    Cách sắp xếp một hệ thống DTS. Ảnh: THX.
    Một định dạng cạnh tranh với Dolby Digital là định dạng của hãng Digital Theatre System, hay gọi tắt là DTS. Cũng như Dolby Digital, DTS sử dụng 6 kênh theo định dạng 5.1, cho phép mỗi loa có một kênh độc lập. Khác nhau chủ yếu giữa hai hệ thống là DTS sử dụng chuẩn nén dữ liệu ít hơn, và vì thế theo các chuyên gia, DTS có chất âm tốt hơn một chút so với Dolby Digital.
    DTS cũng có mặt trong các rạp và một số phim DVD nhưng không được thông dụng trên đĩa như với Dolby Digital. DTS cũng không được sử dụng trong HDTV hay phát sóng TV kỹ thuật số. Tuy nhiên, trong khi Dolby Digital chiếm lĩnh phần lớn ở DVD thì DTS lại dược sử dụng ngày càng nhiều trong ngành công nghiệp thu âm và ca nhạc (đĩa CD). Rất nhiều đầu đọc CD chuyên dụng được trang bị giải mã DTS để phù hợp với những bộ receiver DTS chuyên dụng.
     
  6. zizo

    zizo Advanced Member

    Joined:
    8/1/10
    Messages:
    340
    Likes Received:
    39
    Một hệ thống THX như trong rạp chiếu phim. Ảnh: Outofaces.
    THX không phải là định dạng âm thanh vòm trong các rạp tại gia mà là chuẩn chủ yếu áp dụng cho các rạp chiếu phim. Đối với hệ thống âm thanh tại gia, chỉ có định dạng THX Suround EX, tương tự như Dolby Digital EX, chỉ có điều được xử lý bởi các studio được THX chứng nhận hợp chuẩn, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của THX trước khi được ghi vào DVD.
    Ngoài các định dạng trên vẫn còn một số định dạng mới gọi là các "định dang mở rộng - Extended Surround" như THX Surround EX (THX-EX), Dolby Digital EX hay DTS Extended Surround (DTS-ES).
    THX-EX và Dolby Digital EX gần như là tương tự nhau, được phát triển dựa trên sự kết hợp giữa hãng Lucasfilm và Dolby. Vì thế phiên bản tại gia của Dolby Digital Surround EX thu từ rạp cũng có thể gọi là THX-EX vì cả hai có thể dùng lẫn nhau.
    THX-EX là phiên bản âm thanh vòm mở rộng của định dạng Dolby Digital 5.1, còn DTS-ES là phiên bản mở rộng từ DTS 5.1. Sự khác biệt giữa định dạng 5.1 và định dạng mở rộng là việc thêm kênh surround sau với một loa được đặt phía sau người nghe. Điều này giúp hệ thống rạp tại gia đạt hiệu ứng âm thanh vòm đủ 360 độ hơn so với hệ thống 5.1 đơn thuần. Mặc dù các định dạng EX/ES này hỗ trợ chỉ một loa sau, thường để đạt hiệu ứng tốt hơn, các nhà sản xuất vẫn khuyến cáo đặt hai loa surround sau. Đó là lý do ra đời các hệ thống receiver cao cấp hỗ trợ xuất 7.1 kênh.
    Tuy nhiên, các định dạng EX/ES không phải là các hệ thống 6.1 hay 7.1 thực thụ. Các kênh surround trái và phải mang thêm cả những tín hiệu của các loa surround sau, sau đó sẽ được trích xuất và gửi tín hiệu tới các loa này. Do các loa sau là kênh ma trận (âm phải trích xuất) mà không phải là kênh độc lập, nên hệ thống này không được coi là hệ thống 6.1 thực thụ. Vì thế, các hệ thống mở rộng vẫn được viết là THX-EX 5.1, hoặc DTS-ES 5.1 (hoặc DTS-ES Matrix).
    Chỉ có một định dạng DTS-ES Discrete 6.1 là định dạng 6.1 thực thụ với một kênh độc lập cho loa surround sau. Âm thanh này có thể nhận diện rõ ràng với 2 loa sau, và các receiver 7.1 trong trường hợp này mới trở nên hữu ích thực thụ. Cũng có một số định dạng mới như DTS neo:6 Surround vốn là định dạng nằm giữa DTS-ES Matrix và DTS-ES Discrete. Định dạng này chuyển đối các tín hiệu 2 kênh truyền thống thành ma trận số sử dụng cho DTS-ES Matrix để có thể tái hiện 6.1 kênh. Nó hỗ trợ tái tạo toàn dải (20 Hz tới 20,000 Hz) cho tất cả 6.1 kênh, và sự chia tách giữa các kênh khác nhau được cải thiện với chất lượng gần như chất lượng của các kênh kỹ thuật số riêng vậy.
    Tất cả các định dạng âm thanh mở rộng đều tương thích ngược với hệ thống 5.1 cũ của mình. Theo đó, THX-EX tương thích ngược với Dolby Digital 5.1, còn DTS-ES Matrix và DTS-ES Discrete 6.1 thì tương thích với nhau và với DTS 5.1. Để nghe được định dạng âm thanh mở rộng, bạn cần có các bộ giải mã THX Surround EX, DTS-ES Matrix hay một bộ giải mã 6.1 chung nào đó trong các receiver hoặc pream, nhưng để nghe được DTS-ES Discrete 6.1, bạn cần phải có bộ giải mã DTS-ES Discrete 6.1 trong receiver hoặc preamp.
    Chỉ một số DVD đời mới có khả năng hỗ trợ những định dạng âm thanh mở rộng. Bù lại, những dĩa này sẽ tận dụng được toàn bộ lợi thế của hệ thống âm thanh vòm và đem đến một trải nghiệm rạp tại gia thực thụ.
    Dù có chọn định dạng nào, Dolby Digital, DTS hoặc một trong các định dạng mở rộng, để thưởng thức được, bạn cần phải có các ampli hỗ trợ 5 hoặc 6 kênh, kèm theo là bộ rạp tại gia với số loa tương ứng. Hiện để biết receiver hỗ trợ định dạng nào, bạn chỉ đơn giản nhìn vào những dòng chữ hay các logo in trên mặt trước của các receiver đó.
    Một câu hỏi lớn chắc chắn nhiều người sẽ quan tâm là định dạng nào nghe sẽ tốt hơn. Và số người ủng hộ Dolby Digital/THX cũng chẳng kém số ủng hộ DTS, chưa kể một số nội dung còn tùy thuộc vào cách sắp xếp hệ thống âm thanh hay phụ thuộc vào chất lượng hệ thống rạp tại gia của bạn nữa. Tựu trung lại, bạn mới là người tự đánh giá và xem liệu định dạng nào ưu việt hơn, dù phần lớn mọi người khó có thể phân biệt được chất lượng giữa hai hệ thống này.
    Sắp đặt lại hệ thống âm thanh tại gia
    Một số cải tiến trong cách sắp đặt có thể nâng cấp đáng kể chất âm của hệ thống âm thanh tại gia của bạn.
    > Video sắp đặt rạp chiếu phim gia đình / Tương tác loa và phòng nghe
    Vấn đề chất lượng âm thanh không phải nằm ở việc bạn mua một bộ rạp tại gia giá 2.000 USD hay 50.000 USD, mà thực chất vấn đề còn nằm ở cách bố trí và sắp đặt hệ thống này sao cho đúng. Trước khi nghĩ rằng mình có một bộ dàn tồi và cần phải nâng cấp, hãy thử một số mẹo sắp xếp dưới đây xem chất lượng âm thanh có được cải thiện hơn không, bởi đôi khi, chính việc sắp đặt không đúng cách đã khiến cho một bộ âm thanh chất lượng trở nên tồi tệ đối với bạn.
    Loa trung tâm.


    Hệ thống âm thanh được sắp đặt lý tưởng. Ảnh: Canadahifi.
    Thông thường, các loa trung tâm không được đặt ở vị trí tối ưu. Lý tưởng, loa tweeter của loa trung tâm phải được đặt trong cùng mặt phẳng ngang với loa tweeter của hai loa trái phải. Tuy nhiên, cách sắp đặt này khó có thể thực hiện được trên thực tế bởi loa trung tâm thường được đặt trên hoặc dưới màn hình TV. Trong trường hợp này, bạn nên đặt loa trung tâm càng sát TV càng tốt. Tweeter của loa trung tâm càng xa tweeter hai loa trái phải bao nhiêu thì âm hình của loa trung tâm càng ít chính xác bấy nhiêu. Chất lượng âm thanh còn bị ảnh hưởng bởi phản âm từ trần và nền nhà, vì thế mà loa trung tâm càng gần các mặt phản âm này, âm thanh sẽ càng bị "sền sệt".
    Ngay cả nếu như màn hình TV của bạn không hoàn toàn nằm chính giữa loa trái phải, bạn vẫn nên để loa trung tâm ở vị trí chính giữa màn hình, bởi hầu hết lời thoại trong phim sẽ do loa trung tâm đảm nhiệm, vì thế phải làm sao cho âm luôn như được phát ra từ chính màn hình.
    Nếu loa trung tâm được đặt ở trên giá trong hốc tường hay giá để TV, hãy kéo nó sát ra rìa bên ngoài thay vì để thụt vào trong. Nếu loa bị thụt vào trong, âm thanh nghe sẽ như phát ra từ trong hộp, rất bí. Bằng việc kéo dịch loa ra ngoài, bạn đã tạo thêm khoảng không để âm thanh được "mở" hơn và có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên về chất lượng âm chỉ với vài dịch chuyển nhỏ như vậy.
    Cuối cùng, đảm bảo là loa trung tâm được đặt ngang bằng với vị trí ngồi nghe, không quá chúc xuống dưới, không quá ngẩng lên trên. Để điều chỉnh, bạn có thể dùng những miếng đệm nhỏ kê dưới để sao cho màng loa chiếu thẳng theo phương ngang tới trước mặt mình.
    Loa trước.


    Các sắp đặt 2 loa trước điển hình. Ảnh: Extranet.
    Các loa trái phải thường khá dễ xếp đặt. Lý tưởng là các loa này được đặt cân đối hai bên của màn hình TV và được xoay một góc khoảng 22 đến 30 độ hướng về phía vị trí ngồi nghe. Hai loa này phải được đặt trên cùng một mặt phẳng ngang với loa trung tâm, và nếu chúng là dạng bookshelf và được đặt trên giá hay hốc tường, hãy dịch chúng ra sát mép ngoài.
    Khoảng cách giữa các loa này với tường hậu và tường bên cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới âm trầm cũng như trường âm chung. Loa càng đặt gần tường hậu hay tường bên, âm trầm nghe càng mạnh hơn. Khoảng cách giữa loa với tường sẽ tác động tới chất lượng và mức độ âm trầm. Kéo loa ra xa tường hậu sẽ gia tăng độ sâu trường âm, nhưng nếu kéo xa quá sẽ lại giảm độ tập trung âm. Tùy vào diện tích căn phòng mà thử các khoảng cách khác nhau và tự quyết định độ xa như thế nào là vừa tối ưu, vừa thích hợp cho tai nghe của bạn. Lưu ý, khoảng cách loa đến tường hậu và tường bên không nên để bằng nhau.
    Khoảng cách giữa hai loa trái phải cũng ảnh hưởng đến độ rộng của trường âm, theo đó, khoảng cách càng lớn, trường âm càng rộng. Hướng loa về phía vị trí ngồi nghe theo độ chụm khác nhau cũng có ảnh hưởng đến trường âm và âm hình trung tâm. Độ chụm càng lớn, âm hình trung tâm càng rõ nét nhưng âm trường lại giảm và ngược lại. Vì thế, hãy tự tìm cho mình góc xoay loa và độ chụm sao cho vừa tai nhất.
    Loa surround.


    Loa surround nên đặt hơi lên một chút so với vị trí ngồi nghe. Ảnh: Fastcache.
    Các loa surround nên được đặt hơi lên một chút so với vị trí ngồi nghe. Có thể đặt các loa này ở ngay vị trí hai bên tai nếu phòng hẹp, nhưng nếu phòng rộng hơn, bạn có thể chuyển hơi dịch phía sau vị trí ngồi nghe với độ chếch khoảng 20 độ. Trong phim, âm của loa surround chủ yếu là âm môi trường xung quanh nên hướng tính không quá quan trọng như đối với loa trung tâm. Tuy nhiên, nếu sử dụng loa surround là các loa lưỡng cực cũng có thể gia tăng thêm trường âm cho phim.
    Các hệ thống 6.1 và 7.2.


    Một hệ thống 7.2 kênh tiếng. Ảnh: S8.
    Trong hệ thống 6.1, do loa sau chỉ có một nên có thể đặt ngay phía sau vị trí nghe với độ cao tương tự như loa trái phải sau. Việc có thêm một loa này giải phóng cho các loa surround khỏi phải đặt ở sau vị trí ngồi để tạo hiệu ứng mà có thể đặt ngay hai bên vị trí ngồi nghe, còn phía sau đã có loa hậu đảm nhiệm.
    Nhưng nếu bạn có hệ thống 7.2, nghĩa là có tới 2 loa sau, sẽ có hai trường phái đặt loa sau. Trường phái thứ nhất là đặt các loa sau cách xa nhau để tạo một trường âm rộng hơn với âm phân bố đều hơn. Trường phái thứ hai lại đặt chúng gần nhau (nhưng không phải là sát nhau) để tạo điểm trung tâm tốt hơn cho các âm từ phía sau. Ví dụ, nếu một nhân vật trong phim đi đến từ phía sau người xem, bạn sẽ muốn nghe thấy bước chân nhân vật này ở ngay phía sau lưng mình chứ không phải từ hai hướng phía sau dội lại. Chuẩn âm thanh rạp THX khuyến cáo kiểu đặt loa theo trường phái thứ hai này. Tuy nhiên, một trong những đặc tính liên quan đến sở thích nghe nhìn là những gì là tồi với người này có khi lại là hay với người khác. Vì thế, tùy sở thích của bạn là gì mà bạn có thể sắp đặt theo trường phái nào chứ không nhất thiết phải theo, kể cả đó có là THX.
    Âm tính của phòng nghe.


    Một phòng nghe được cách âm hoàn chỉnh. Ảnh: Twincitiers.
    Bản thân phòng nghe cũng có vai trò quan trọng tác động đến chất lượng của bất kỳ hệ thống âm thanh nào. Tất cả mặt phẳng cứng có trong phòng nghe sẽ phản xạ âm thanh và âm thanh chúng ta nghe được là sự kết hợp của âm chính và âm phản. Âm chính thì đến thẳng tai nghe, trong khi âm phản thì đến từ tường bao, trần, sàn nhà hay đồ đạc với một độ trễ nhất định. Thông thường, âm chính chủ yếu tạo nên âm hình, còn âm phản tạo nên sắc điệu.
    Điều đầu tiên bạn cần quan tâm là sàn nhà. Sàn càng cứng thì âm phản càng nhiều. Do âm phản đến tai chậm hơn các âm chính nên khi kết hợp, chúng khiến cho toàn bộ âm bị "sền sệt", không rõ ràng, nhất là các âm kênh trung tâm. Nếu có thể, hãy trải một lớp thảm dày trong phòng nghe, hoặc ít nhất cũng là một tấm thảm giữa hệ thống loa trước và vị trí bạn ngồi nghe. Và tốt nhất, không nên để bàn uống nước ở khoảng không này bởi nó cũng sẽ góp phần làm cho âm phản chói hơn.
    Mặt phản âm thứ hai cần quan tâm là tường bên. Hãy nhờ một người cầm một chiếc gương ở cùng độ cao với loa tweeter của loa trái hoặc phải và đứng ở sát tường bên của loa đó và quay về phía vị trí ngồi nghe. Ở vị trí này, nếu bạn nhìn thấy loa (trái hoặc phải) trong gương, nghĩa là vị trí đó sẽ là điểm phản âm chính, và bạn nên dùng các vật liệu hấp thụ âm phủ lên bề mặt này. Nếu điểm phản âm này là cửa sổ thì nên mua một tấm rèm dày. Lặp lại thao tác này ở cả hai bên trái và phải của loa chính.
    Điểm phản âm tiếp theo cần lưu tâm là trần nhà vì nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kênh trung tâm. Hãy đặt một tấm hấp thụ âm phía trên vị trí loa trung tâm sẽ tạo được chất âm thoại "chặt" hơn.
    Tường hậu của phòng nghe cũng nên được phủ một lớp hấp thụ hoặc tán âm. Có thể dùng một giá sách lớn hoặc tấm tản âm phù hợp.
    Đặt loa siêu trầm.


    Một vị trí đặt loa siêu trầm lý tưởng. Ảnh: The-home-cinema.
    Đặt loa siêu trầm hợp lý cũng khá phức tạp bởi mức độ tác động đến không gian âm trong phòng của loa siêu trầm có thể còn tồi tệ hơn các loa toàn dải thông thường. Các loa này lại thường to và cồng kềnh mỗi khi di chuyển nên việc tìm được vị trí thích hợp cũng không phải là chuyện dễ dàng.
    Một trong những cách dễ dàng nhất để tìm điểm đặt loa siêu trầm là áp dụng quy trình đảo. Nghĩa là, thay vì tìm điểm đặt, bạn hãy đặt loa siêu trầm tại đúng vị trí ngồi nghe, sau đó chơi những đoạn nhạc có nhiều âm trầm và di chuyển ghế ngồi đến từng vị trí khác nhau trong phòng cho đến khi nghe được âm thanh hợp lý nhất. Lúc này hãy chuyển loa siêu trầm đến vị trí đó và quay lại ngồi ở vị trí nghe xem chất âm có thay đổi gì hay không.
    Một cách cải thiện âm trầm khác cũng có thể áp dụng đó là sử dụng các tấm tiêu âm trầm. Đặt một tấm tiêu âm ngay phía sau của loa trầm, sau đó lấy các tấm tiêu âm khác và đặt ở các góc khác nhau trong căn phòng cho đến khi các âm dội biến mất và âm trầm nghe sâu và sạch hơn.
    Cấu hình bộ A/V Receiver.
    Các bộ receiver A/V hiện đại thường đều có chức năng cho phép hiệu chỉnh nối với loa nào, kích cỡ mỗi loa, khoảng cách tới vị trí nghe và tới mỗi loa và tần số giao cắt. Một số receiver thậm chí còn cho phép thiết lập trở kháng riêng cho từng loa nối vào. Để đảm bảo chính xác, bạn có thể phải dùng đồng hồ đo áp lực âm (Sound Pressure Level_SPL) bán rời cho các hiệu chỉnh này.
    Tuy nhiên, ngoài việc thiết lập bằng tay như trên, các receiver hiện đại còn có chức năng tự căn chỉnh thiết lập loa tích hợp. Theo đó bằng việc dùng một microphone đi kèm được đặt ở vị trí ngồi nghe, receiver sẽ tự động phát ra các âm khác nhau, thu lại và tự động tính toán mức độ phân phối âm cũng như tần số giao cắt tới mỗi loa trong hệ thống. Khi đã được tính toán, hệ thống âm thanh sẽ được tối ưu để loại bỏ các hiện tượng méo âm gây ra do phản âm (từ tường hay các vật dụng khác trong phòng).
    Hầu hết các nhà sản xuất receiver đều phát triển riêng hệ thống tự động căn chỉnh của riêng mình. Một số khác lại dựa vào hệ thống căn chỉnh tiêu chuẩn của hãng Audyssey. Về mặt đại thể có thể nói các receiver càng đắt tiền thì hệ thống căn chỉnh tự động sẽ càng chính xác.
    Một trong số các cách được nhiều người áp dụng mà bạn có thể học hỏi là lựa chọn cách căn chỉnh âm thanh bằng tay trước, nghe sau đó để receiver tự động căn chỉnh xem chất âm ở cách nào là hợp lý, từ đó tinh chỉnh để phù hợp với sở thích nghe của riêng mình.
    ách chạy dây dẫn sao cho gọn
    Chỉ thêm một chút công sức, đống cáp hỗn độn của hệ thống nghe nhìn sẽ trở nên gọn gàng và đẹp mắt.
    Các hệ thống nghe nhìn tại gia nhiều khi có những hình dáng và thiết kế rất bắt mắt nhưng khi lắp đặt lại có thể khiến một căn phòng trở nên bừa bộn vì đống dây loằng ngoằng kết nối giữa các thiết bị với nhau. Để thưởng thức âm thanh một cách trọn vẹn mà không bị sao lãng, bạn cần phải đầu tư thêm chút công sức chạy dây sao cho vừa gọn, lại vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của toàn hệ thống.


    Nếu phòng có sàn gỗ hoặc sàn lát đá, một trong những phương pháp giấu dây nhanh và hiệu quả là bạn chỉ việc mua một tấm thảm trải suốt từ hệ thống âm thanh tới các loa sau và giấu các sợi cáp tín hiệu xuống dưới. Ảnh: Canadahifi.
    Với các hệ thống nghe nhạc stereo đơn giản với chỉ 2 đến 3 thiết bị xếp chồng lên nhau (ampli, đầu đọc hoặc có thể thêm pre-amp) và hai loa hai bên, toàn bộ dây nhợ kết nối thường sẽ được ẩn ở mặt sau của giá đỡ các thiết bị này, vì thế, sắp xếp dây nhợ cho hệ thống này là đơn giản nhất. Đối với một hệ thống âm thanh, dùng những sợi cáp nối giữa các thành phần càng ngắn càng tốt, nhất là đối với các hệ thống analog. Nếu không có dây đủ ngắn, bạn có thể dùng những sợi cáp xoắn nhỏ (thường dùng buộc các dây nối khi mua thiết bị) và buộc các sợi cáp lại với nhau. Lưu ý, chỉ buộc các sợi cáp tín hiệu, còn sợi cáp nguồn phải để độc lập để tránh nhiễu tác động đến âm thanh. Tất nhiên, nếu hệ thống của bạn nếu chỉ có một đến hai sợi cáp thì cũng không cần quan tâm tới việc buộc lại. Đôi khi với các audiophile, khi họ đã đầu tư cả đống tiền cho cáp tín hiệu thì việc cố tình để lộ cáp còn nằm trong chủ ý khoe khéo đẳng cấp của mình.
    Nhưng sang đến các hệ thống 5.1 trở lên, vấn đề bắt đầu nảy sinh do các hệ thống này có thêm loa sau, loa bên, thậm chí các loa kênh cao hay máy chiếu nữa. Vì thế, nếu để dây trần, bạn sẽ thấy dây ở khắp mọi nơi, trên sàn, trên tường, trên trần... rất bừa bộn. Đó là lúc bạn phải nghĩ đến việc chạy dây sao cho gọn và thẩm mỹ.
    Nếu phòng có sàn gỗ hoặc sàn lát đá, một trong những phương pháp giấu dây nhanh và hiệu quả là bạn chỉ việc mua một tấm thảm trải suốt từ hệ thống âm thanh tới các loa sau và giấu các sợi cáp tín hiệu xuống dưới. Ngoài chức năng che giấu, thảm còn giúp chống được các hiện tượng phản âm từ bề mặt sàn.
    Cách thứ hai mất công hơn một chút là bạn đầu tư một hệ thống ống gen nhựa chạy dọc theo tường hoặc trần và nhét các sợi cáp vào bên trong. Để tạo thẩm mỹ, bạn có thể đặt các gen nhựa này chạy trên các đường viền sơn hoặc sơn cùng màu với tường. Các ống gen này thường rất dễ lắp đặt, chỉ việc bắt vít vào tường, thậm chí có những hãng còn có các ống có sẵn keo chỉ việc bóc ra dán vào tường hay trần là xong.
    Tuy có gọn hơn, nhưng do chạy nổi nên các ống gen cùng hệ thống dây vẫn ở dạng nhìn thấy được. Nếu vẫn chưa thỏa mãn với cách chạy này, bạn có thể tính tới việc giấu dây sau các phào gỗ hoặc gạch dưới chân tường. Dễ nhất là nếu nhà bạn lát sàn gỗ, sẽ có các phào gỗ chạy dọc chân tường. Bạn chỉ việc khéo léo cậy các phào này ra, cho dây chạy dưới khe tiếp giáp giữa tường và sàn và đóng phào lại. Ở những chỗ đặt vị trí loa, dùng dao khoét một lỗ nhỏ đủ để dây chui ra và nối thẳng đến loa. Lúc này căn phòng của bạn trông sẽ sạch sẽ và gọn gàng hơn nhiều.
    Một cách khác là nếu phòng bạn có thêm lớp trần giả, bạn có thể chạy toàn bộ dây trên trần. Cách chạy này rất hữu dụng nếu như hệ thống của bạn có máy chiếu lắp trần hoặc loa sau dạng treo tường. Tùy từng cách bố trí nội thất mà bạn có thể chạy dây từ đầu đọc lên trần qua ống gen hay ẩn sau các tấm bình phong, từ đó các dây sẽ tới các góc nhà và xuống từng loa hoặc xuống máy chiếu.


    Một hệ thống âm thanh dây dẫn loằng ngoằng. Ảnh: Imageshack.
    Dù là chạy dây theo phào hay trên trần, nên nhớ để đảm bảo âm thanh, hãy lựa chọn những dây có chất lượng đủ tốt cả về phương diện âm thanh lẫn độ bền nếu bạn không muốn dỡ tung cả nhà ra khi âm thanh có vấn đề. Đối với các dây HDMI hay VGA nối giữa máy chiếu và hệ thống nghe nhìn, nếu cần bạn còn phải đầu tư thêm thiết bị khuếch đại tín hiệu nếu như khoảng cách giữa các thiết bị này không đủ gần.
    Khi được đầu tư đúng mực, bạn sẽ có một hệ thống nghe nhìn không chỉ chất lượng mà còn tạo tính thẩm mỹ cho căn phòng, đem đến một thú vui thưởng thức trọn vẹn hơn.
    Nguyễn Hà
    Tôi là một Audiophile'
    "Cuộc sống quá ngắn ngủi và âm nhạc là thành tựu vĩ đại của con người. Khi âm thanh hay được ngân lên, mọi chi phí bỏ ra đều rất xứng đáng." - Henry Rollins.
    Henry Rollins là một audiophile, ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, DJ nổi tiếng người Mỹ. Ông sinh năm 1961 ở Washington trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc và được tiếp xúc với nghệ thuật âm thanh từ rất sớm.
    Dưới đây là câu chuyện được đăng tải trên trang Stereophile về cuộc đời và những triết lý sống của một audiophile theo quan điểm của Henry Rollins.


    Henry Rollins cùng một phần bộ sưu tập của mình. Ảnh: artistdirect.
    "Thật may mắn cho tôi khi được lớn lên trong một môi trường nơi mọi người thưởng thức âm nhạc thuộc mọi thể loại. Tôi sống với mẹ trong một căn hộ nhỏ ở Washington DC, trong những năm 1960 - 1970, và trong suốt quãng thời gian đó, âm nhạc là phương thức giải trí được ưa chuộng nhất. Có Chopin, Wagner, Beethoven, Coltrane, Miles, Sonny Rollins, Streisand, Baez, Dylan, Miriam Makeba và thậm chí cả Doors, Hendrix, và Janis Joplin...
    Chúng tôi đến một cửa hàng âm thanh gần Dupont Circle thường xuyên. Tôi không rõ bằng cách nào mẹ tôi biết về những bản thu mới, nhưng bà luôn có một thứ âm nhạc mới mẻ nào đó để nghe. Riêng tôi có một máy phát nhạc trong phòng, nghe mọi thứ từ những bản nhạc cho trẻ em đến Strauss, từ the Beatles đến Isaac Hayes...
    Trong nhiều năm, tôi không bao giờ để chất lượng âm thanh vướng bận đến đôi tai của mình. Chỉ cần được nghe nhạc và nghe rõ đã là quá đủ. Có lẽ vì cách đây đã quá lâu, vào thời điểm tôi còn trẻ, đang làm một công việc với mức lương tối thiểu, và rõ ràng âm thanh hi-end không phải là mục tiêu hàng đầu.
    Ngày ấy, tôi mua những bản thu với tiền thưởng mà tôi nhận được. Thời đó, việc có được một bản nhạc đôi khi vô cùng khó khăn. Tuy vậy, tôi không bao giờ hối tiếc vì việc đó. Nhiều bản thu ngày ấy tôi mua với giá chỉ vài đôla, nhưng giờ đây có mặt trên Ebay và nhiều trang mạng khác với mức giá không tưởng.
    Đến những năm 80 của thế kỷ trước, tôi có một hệ thống stereo đơn giản và rẻ tiền. Đó thực sự là quãng thời gian đáng nhớ với tôi. Dù phần lớn các bộ phận được lấy từ mỗi nơi một ít, có thể chúng không hợp nhau, nhưng một lần nữa, chỉ cần được nghe nhạc, tôi đã cảm thấy ổn rồi.
    Việc này bắt đầu thay đổi khi tôi bỏ nhiều thời gian hơn trong studio nơi tôi làm việc và nghe nhạc từ đôi loa Altec Lansing lớn. Tôi bắt đầu nghĩ sẽ tuyệt vời thế nào nếu có một thứ như thế này trong phòng mình. Ngày ấy, tôi thậm chí còn chưa có phòng, nhưng mơ mộng về một môi trường nghe nhạc hoàn hảo vẫn luôn trong khắc khoải trong tôi.
    Năm 1991, tôi quen Dan, một nhà xuất bản nhỏ ở đây. Tôi nói với anh rằng ban nhạc của chúng tôi có một ít vốn và đã đến lúc để bắt đầu. Từ đây, tôi có một hệ thống hi-fi khá tốt, không hẳn tuyệt hảo, nhưng nó cùng tôi làm việc và thưởng thức âm nhạc trong nhiều năm. Đó là một đôi Tannoy 12 inch với sub 18 inch, một pre-ampli Carver và một bộ phân tần Rane. Có thể nhiều người sẽ cười, nhưng lúc đó tôi không phải là một audiophile. Với tôi, như thế đã tốt hơn tôi hằng mong đợi rất nhiều.
    Không ít lần tôi 'chết lặng' khi phát hiện ra số tiền mình có thể trả cho một sợi dây dẫn. Đó là lúc tôi chỉ còn vài xu trong túi, có một người mặt cắt không còn giọt máu, lộ rõ vẻ 'không thể nào tin được' và hỏi lại 'anh có thể nhắc lại, anh đã mua thứ này hết bao nhiêu không?', khi hỏi giá sợi dây to đen như một con rắn lớn tôi đang cầm trên tay. Vâng, rất nhiều lần như thế.
    Đến nay tôi có đến năm dàn âm thanh trong nhà mình, hệ thống tôi dành nhiều thời gian để nghe và thích nhất có lẽ còn khá "nghiệp dư" với những người đọc bài viết này: loa Wilson Audio Sophia 3s, ampli và pre-ampli McIntosh, đầu đĩa than Rega Planar 3 và đầu CD Rega Valve Isis. Cuối năm 2012, hệ thống này sẽ được chuyển đến một phòng khác, tại tôi và vài đồng nghiệp tiếp tục nâng cấp, thử nghiệm.
    Tại sao tôi lại bỏ nhiều thời gian và tiền của để mong muốn đạt được chất lượng âm thanh tuyệt hảo? Với tôi vấn đề này rất đơn giản: cuộc sống quá ngắn ngủi và âm nhạc là thành tựu vĩ đại của con người. Khi âm thanh hay được ngân lên, mọi chi phí bỏ ra đều rất xứng đáng.
    Nghe nhạc có lẽ là nguồn cảm xúc hạnh phúc dồi dào nhất mà tôi được biết, và đã trải nghiệm điều này từ lúc còn là một cậu bé. Tôi sống trong một ngôi nhà chất đầy những bản thu, áp phích, tờ rơi, lịch diễn, tranh ảnh của suốt 30 năm qua. Tất cả album và nghệ sĩ đều được xem như thành viên thân thiết của gia đình. Dù thường xuyên phải đi xa, châu Phi, Trung Đông, Trung Á, Đông Nam Á, châu Âu... khi đi taxi về nhà, tôi luôn có kế hoạch sẽ nghe gì ngay tối hôm đó.
    Nhiều người nghe nhạc luôn mang theo sự đánh giá và đôi lúc là phê bình, chê trách. Khi nghe một bản nhạc thật tuyệt vời, họ tự hỏi, không rõ giá của hệ thống âm thanh đang phát là bao nhiêu. Với tôi, họ ưa thích phần máy móc, phương tiện hơn là âm nhạc thực sự.
    Và xin đừng để tôi thấy sự hoài nghi đó. Khi nghĩ về những gì các nghệ sĩ đã hi sinh, những xu hướng nào họ đang đi ngược lại, những đêm thao thức, sự chê cười, trách móc mà họ nhận được, chỉ bởi vì họ có một tài năng đáng ngạc nhiên và mong muốn chia sẻ với thế giới. Điều nhỏ nhặt nhất bạn có thể làm được cho các nghệ sĩ ngoài việc mua bản thu gốc là tỏ ra tôn trọng nhất có thể khi nghe âm nhạc phát ra từ bất kỳ dàn âm thanh nào.
    Khả năng cảm thụ âm nhạc là một chủ đề nhạt nhẽo, vô vị. Tôi không bao giờ phí thời gian cố gắng đưa ai đó lên một trình độ nghe nhạc mới. Một người không thể biết người khác đang thiếu thứ gì, mà chỉ bản thân người đó hiểu. May mắn thay, người quản lý và tôi đều là audiophile và cả hai đều "nghiện" sưu tầm các bản thu. Chúng tôi đi khắp thế giới và dành vô số thời gian bàn luận về các chủ đề âm nhạc khác nhau.
    Mọi người có thể hình dung, hoặc có định kiến về niềm đam mê của audiophile và cả người chơi âm thanh nói chung, tôi không quan tâm đến họ. Bởi lẽ tôi là một audiophile."
    Chọn mua home theater theo hiệu năng/giá thành
    Rạp hát tại gia tầm trung có những sản phẩm chỉ số hiệu năng/giá thành cao, phù hợp với nhu cầu của phần lớn người dùng mà kết quả trình diễn vẫn ấn tượng.


    Trong việc xây dựng dàn giải trí tại gia, hiệu năng/giá thành là mối quan tâm hàng đầu. Ảnh: Hifines.
    Khi sắp sửa mua một mặt hàng công nghệ, chỉ số hiệu năng/giá thành luôn là quan tâm hàng đầu với đại đa số người tiêu dùng. Không ai mong muốn mua những thiết bị quá rẻ rồi không hài lòng với chất lượng sản phẩm hoặc bỏ ra số tiền quá lớn nhưng không bao giờ dùng đến những tính năng đắt tiền.
    Ở thị trường thiết bị giải trí, phân khúc trung cấp thường có những sản phẩm chỉ số hiệu năng/giá thành cao, phù hợp với nhu cầu thiết yếu của phần lớn người dùng mà vẫn cho kết quả trình diễn ấn tượng.
    Sau đây là một số tư vấn của trang công nghệ Cnet cho những người muốn chọn mua một hệ thống home theater với yêu cầu hiệu năng/giá thành tốt nhất.
    Dàn loa 5.1: Energy Take Classic


    Loa Energy Take Classic. Ảnh: Hometheaterhifi.
    Bỏ qua loa giá đỡ và dàn giải trí nhỏ gọn HTIB, lựa chọn này chỉ nên cân nhắc khi người dùng có một ngân sách eo hẹp. Ở phân khúc trung cấp, dàn loa 5.1 kênh là hợp lý, và thực tế cũng không quá đắt.
    Energy Take Classsic 5.1 là lựa chọn hợp lý với mức giá 1.165 USD, chất lượng âm thanh hoàn chỉnh, thiết kế tinh tế, sang trọng và độ bền cao. Nếu không đủ ngân sách cho hệ thống 5.1, loa giá đỡ Sony HT-CT150 giá 499 USD cũng là lựa chọn không tồi.
    Đầu Blu-ray kiêm máy chơi game: Sony PS3 Slim


    Đầu đọc Blu-ray và máy chơi game PS3. Ảnh: Reviewsprice.
    Với chỉ 415 USD, người dùng sẽ có một đầu đọc Blu-ray, một máy chơi game độ phân giải cao, và một thiết bị truyền tải nội dung số. Tuy nhiên, để chiếc PS3 giống với vai trò là bộ phận của rạp hát gia đình hơn là thiết bị chơi game chuyên dụng, bạn cần thêm một chiếc Logitech Harmony Adapter với giá 40 USD. Một khi đã thiết lập hoàn chỉnh, PS3 sẽ đưcọ điều khiển tiện lợi bằng remote mà không cần dùng đến tay game nữa.
    Nếu có nhu cầu chơi game trực tuyến (mà không quan tâm đến Blu-ray), Xbox 360 Slim giá 390 USD là lựa chọn tốt nhất.
    AV receiver: Denon AVR-1912


    Denon AVR-1912. Ảnh: Hifi-reviews.
    Nếu sở hữu một thiết bị của Apple như iPhone, iPod, iPad, tính năng AirPlay sẽ rất tiện dụng khi được khai thác triệt để. Công nghệ này đã được áp dụng trên các AV receiver, nhưng chủ yếu là các sản phẩm cao cấp. Denon AVR-1912 với giá 957 USD có thể hợp lý với bạn. Cụ thể, bên cạnh AirPlay, âm thanh ở dải trung của Denon AVR-1912 cũng xuất sắc cùng với 6 cổng kết nối HDMI, đủ cho hầu hết các dàn giải trí gia đình.
    Ngoài ra cũng có thể chọn Onkyo TX-NR509 có 4 cổng HDMI hỗ trợ 3D, 80W mỗi kênh và mức giá "mềm" hơn, 690 USD.
    Dây dẫn: Monoprice.


    Một dây dẫn của Monoprice. Ảnh: Monoprice.
    Dây dẫn giá rẻ của một nhà sản xuất có tên tuổi là sự lựa chọn hàng đầu cho tiêu chí hiệu năng/giá thành. Những dây HDMI và dây tín hiệu, dây loa của Monoprice chỉ tiêu tốn khoảng 50 USD so với hàng nghìn USD của các dây đắt tiền.
    Một hệ thống giải trí tại gia còn cần cho HDTV hoặc máy chiếu, tuy nhiên, lựa chọn các thiết bị này tùy vào điều kiện môi trường sử dụng và nhu cầu mỗi người nên trong danh sách này không nhắc đến.
    Tổng cộng các thiết bị khác tiêu tốn khoảng 2.600 USD, một khoản đầu tư không nhỏ, nhưng bù lại, người dùng nhận lại được rất nhiều giá trị sử dụng theo tiêu chí hiệu năng/giá thành.
    Dây dẫn - thành phần quan trọng trong hệ thống âm thanh
    Dây dẫn chất lượng quá kém hoặc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến đường truyền tín hiệu.
    > Dây tín hiệu và dây loa / Dây tín hiệu và dây loa (2)
    Vai trò của dây dẫn trong hệ thống âm thanh luôn là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm và tranh luận. Sự khác nhau về chất lượng âm thanh nghe được giữa các dây loa giá hàng nghìn USD so với những sản phẩm giá vài trăm USD phụ thuộc rất nhiều vào "cảm tính" của người nghe. Tuy nhiên, nếu dây dẫn chất lượng quá kém hoặc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến đường truyền tín hiệu, từ đó làm thay đổi chất lượng âm thanh. Việc chọn mua dây dẫn phù hợp với hệ thống giải trí gia đình vì vậy vẫn quan trọng và rất cần thiết.


    Chi phí đầu tư cho dây loa có thể rất lớn. Ảnh: Thecableco.
    Với các loại dân dẫn kim loại nói chung, độ thất thoát tín hiệu điện càng lớn khi kích thước dây càng bé, và dây càng dài. Vì vậy, nếu không thể tránh khỏi việc dùng dây loa dài, tăng kích thước dây loa là việc nên làm nhằm giảm thiểu thất thoát trong quá trình truyền tải tín hiệu.
    Kích thước dây thường được đo bằng AWG (American Wire Gauge), một đơn vị đo theo tiêu chuẩn Mỹ. Chỉ số AWG được tính theo số lần kéo khối kim loại làm dây qua các khuôn, vì vậy, chỉ số này tỷ lệ nghịch với cỡ dây dẫn. Nói cách khác, AWG càng nhỏ thì dây càng lớn. Theo các nhà sản xuất, khi đường kính dây tăng lên gấp đôi, số AWG giảm xuống sáu đơn vị. Ví dụ, dây có AWG 2 sẽ có kích cỡ to gấp đôi dây có AWG 8.
    Bảng tham khảo quy đổi AWG và mm.
    AWG 20 16 14 10 6
    mm 0.812 1.291 1.628 2.588 4.115
    Để có chất lượng âm thanh tốt, dù vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chất liệu, kết cấu dây... các audiophile đề xuất sử dụng dây cỡ AWG 16 trở xuống, tương đương với đường kính sợi 1,29 mm trở lên, tùy theo chi phí bạn định đầu tư cho dây dẫn.
    Trước khi chọn mua, việc tham khảo thông số AWG sản phẩm qua người bán hoặc trên trang web hãng sản xuất là cần thiết, vì đôi khi dây loa thành phẩm không lộ lõi để kiểm tra đường kính.


    Dây loa bằng vàng Golden Oval của Analysis Plus có giá khoảng 9.600 USD.
    Ảnh: symphonyaudioimport.
    Dây dẫn được gồm hai thành phần, vỏ và lõi dây kim loại. Vỏ vừa có tác dụng cách điện vừa chống nhiễu tín hiệu từ bên ngoài vào bên trong dây, lõi có nhiệm vụ truyền tải tín hiệu xuyên suốt chiều dài sợi dây. Mỗi thành phần đều có những chất liệu và kỹ thuật chế tạo riêng biệt.
    Lõi dây thường được làm bằng kim loại nguyên chất hoặc hợp kim của đồng, bạc. Tuy điện trở suất của đồng cao hơn (1,72 microOhm/cm so với 1,59 microOhm/cm của bạc), kim loại này lại rẻ hơn khá nhiều và vì vậy, phổ biến hơn trong công nghiệp sản xuất dây dẫn. Ngoài ra, vàng cũng là một lựa chọn cho vật liệu làm lõi dây. Vàng không dễ bị ôxi hóa như bạc và đồng, nhưng trở suất cao hơn (2,44 microOhm/cm).
    Vỏ dây thường không được chú ý nhiều như lõi dây về vật liệu, nhưng cũng góp phần khá quan trọng vào chất lượng dây loa. Hiện tượng hấp thụ năng lượng môi trường của vỏ dây ảnh hưởng đến tín hiệu âm thanh truyền đi. Các loại dây phổ thông thường dùng nhựa rẻ tiền, dây tốt hơn sử dụng polypropylene hoặc teflon. Trên lý thuyết, chân không là chất liệu tốt nhất để làm vỏ, tuy nhiên, thực tế không thể chế tạo được. Vì vậy, có một số nhà sản xuất bơm không khí vào vật liệu để tạo ra lớp vỏ chứa nhiều không khí.
     
  7. zizo

    zizo Advanced Member

    Joined:
    8/1/10
    Messages:
    340
    Likes Received:
    39
    tt


    Giắc cắm càng cua có diện tích tiếp xúc lớn. Ảnh: Atlascables.
    Giắc cắm là một phần của đường truyền tín hiệu, để giảm thiểu thất thoát có thể, chất lượng giắc cắm cũng là một yếu tố đáng lưu tâm. Tương tự như lõi dây, chất liệu làm giắc cắm cũng có thể là đồng, bạc. Tuy nhiên, là bộ phận tiếp xúc liên tục với không khí trong quá trình sử dụng nên giắc cắm rất dễ bị oxi hóa. Vì vậy, người ta thường phủ một lớp niken hoặc vàng bên ngoài nhằm mục đích tăng độ bền giắc cắm.
    Để nối giắc cắm và lõi dây, các nhà sản xuất thường dùng trực tiếp lõi dây làm chất hàn bằng cách sử dụng một dòng điện lớn làm nóng chảy điểm tiếp xúc giữa lõi và giắc cắm.
    Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giắc cắm là tạo ra tiếp xúc rộng và chắc chắn với cọc loa. Vì vậy, có nhiều loại kết nối giắc cắm khác nhau với độ tiện lợi và hiệu quả đa dạng.

    Dây trần: đơn giản, ít tốn kém, dễ gia công, nhưng yếu và khó thay thế khi lõi để trần bị ôxi hóa.

    Giắc pin (mỏ chim): dễ sử dụng hơn dây trần, phù hợp với cả cọc loa dạng kẹp hoặc ổ cắm. Tuy nhiên diện tích tiếp xúc khá nhỏ.

    Giắc bắp chuối: khá phổ biến và rất tiện dụng với các cọc loa dạng ổ cắm.

    Giắc càng cua: diện tích tiếp xúc tốt nhất trong các loại giắc cắm trên thị trường, được nhiều chuyên gia đề xuất sử dụng.
    Ngoài ra, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng dây dẫn:
    - Độ dài các dây loa trong hệ thống cần bằng nhau. Khác biệt về chiều dài có thể dẫn đến hiện tượng trễ thời gian giữa các loa, hoặc ảnh hưởng khác nhau về điện trở có thể dẫn đến trải nghiệm ‘lệch’, mất sự cân bằng của hệ thống đã được thiết kế tỉ mỉ của nhà sản xuất.
    - Có nhiều loại dây loa với hình dạng và màu sắc khác nhau nhằm mục đích phù hợp với nhu cầu của người dùng. Ví dụ, dây loa với kí hiệu CL2 có thể đi âm tường trong thiết kế tại gia. Ký hiệu CL3 chỉ dây loa có thêm nhiều tính năng như chống sốc, chống nhiệt, thích hợp sử dụng cho các hoạt động ngoài trời.
    - Do dây dẫn có cấu tạo đơn giản nên việc tự chế dây loa là hoàn toàn có thể. Việc đo đạc chính xác dây loa cần cho nhu cầu cụ thể giúp bạn tiết kiệm được không ít chi phí đầu tư. Hơn nữa, nhiều nhà sản xuất cung cấp cả dây loa thành phẩm (gồm cả bao bì, giắc cắm, và có độ dài cụ thể) và dây loa cuộn với giá cả chênh lệch đáng kể. Nếu tự tin vào chất lượng dây loa do mình làm ra, việc tự chế dây loa cũng rất đáng cân nhắc.


    10% là số chi phí hợp lý khi đầu tư cho dây dẫn. Ảnh: Multivision-uk.
    Có nhiều ý kiến trái chiều về vai trò của dây loa trong chất lượng âm thanh của dàn hi-fi, và vấn đề này cũng rất đáng quan tâm, vì giá thành của dây loa không hề rẻ. Dù sao, việc đầu tư đúng mức vào dây loa nhìn chung sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Có một công thức mà nhiều audiophile khuyến cáo các "tín đồ" âm thanh sử dụng khi xây dựng dàn hi-fi cho mình, đó là 50% cho thiết bị điện tử (ampli, CD, DAC,...), 40% cho loa và 10% cho dây dẫn (bao gồm cả dây tín hiệu và dây loa).
    Nghe là trải nghiệm cá nhân, mỗi người có một cảm nhận khác nhau, vì vậy vẫn có nhiều trường hợp dây đắt tiền nhưng vẫn không cho hiệu quả tốt hơn các dây loa đã cũ, rẻ tiền. Để đề phòng tình huống này, tốt nhất bạn nên mượn thử các dây loa khác nhau cho hệ thống hi-fi của mình trước khi mua. Chỉ khi nào thấy hài lòng mới quyết định ra cửa hàng. Nếu không nhận ra sự khác biệt giữa các loại dây, hãy chọn loại rẻ nhất.
    hững quan niệm sai lầm về âm thanh
    Việc nhận diện những thông tin sai lệch giúp bạn tiết kiệm tiền bạc và bảo vệ sức khỏe của mình.


    Màng loa bằng kim cương. Ảnh: Polymer Logic.
    Trong cuộc sống luôn tồn tại những thông tin sai hoặc thiếu, làm ảnh hưởng đến quan niệm và cách sống của mỗi người. Chẳng hạn "tiêu thụ hàng hóa hợp pháp là tốt" - mệnh đề này có vẻ đúng nhưng thực ra thiếu. Hút thuốc lá là hợp pháp, nhưng có hại cho sức khỏe. Vậy mệnh đề này phải được sửa lại là "tiêu thụ hàng hóa hợp pháp là tốt cho nền kinh tế".
    Trong lĩnh vực âm thanh cũng có rất nhiều thông tin tương tự như ví dụ trên. Các nhà sản xuất thường tận dụng điều này để thu được lợi nhuận nhiều nhất có thể. Việc phân biệt đúng - sai các mệnh đề như "màng loa phải càng cứng càng tốt" hay "tần số đáp ứng cao hơn thì tốt hơn"… không những bảo vệ thính giác mà còn giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ khi mua sắm những thiết bị âm thanh phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân.


    Âm thanh quá to là tác nhân chính của việc nghe kém.
    Dưới đây là một số quan niệm sai lầm thường gặp theo trang web Digital Recordings.
    Âm thanh lớn không gây nguy hiểm, chừng nào tai bạn chưa cảm thấy đau.
    Không đúng.
    Ngưỡng đau của con người ở khoảng 120dB đến 140dB, tuy nhiên, âm thanh bắt đầu ảnh hưởng đến thính giác của bạn khi ở mức 85dB (trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục).
    Hiện tượng thính giác giảm sau khi nghe âm thanh quá lớn chỉ là tạm thời.
    Không đúng.
    Một vài trong số đó sẽ tồn tại lâu dài hay thậm chí mãi mãi. Triệu chứng của hiện tượng này là xuất hiện tiếng động lạ, ù tai liên tục hoặc gặp khó khăn khi sử dụng điện thoại.
    Nghe kém là hiện tượng do tuổi tác gây ra.
    Không đúng.
    Những nghiên cứu gần đây cho thấy âm thanh quá to là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng nghe kém.
    Nghe kém có thể được chữa khỏi bằng liệu pháp chữa trị.
    Không đúng.
    Dù tiến bộ khoa học có thể giúp cải thiện phần nào, nhưng khả năng thính giác không thể hồi phục hoàn toàn và vẫn còn kém xa so với ban đầu. Điều này không những ảnh hưởng đến công việc của nhạc sĩ, ca sĩ, điện thoại viên, kỹ sư âm thanh… mà còn "cướp" đi khả năng cảm thụ âm nhạc của bạn.
    Âm thanh lớn chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe.
    Không đúng.
    Việc nghe âm thanh quá to nói chung gây những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể bạn, có thể kể đến như làm thay đổi nhịp tim, thời gian đáp ứng của cơ thể với môi trường xung quanh, phát sinh chứng ảo tưởng
    Hiểu đúng để set-up đúng hệ thống home theater
    Hiểu một cách đơn giản, hệ thống home theater tại gia chỉ cần một màn hình lớn, một hệ thống âm thanh vòm và vài cáp nối.
    > Cách setup hệ thống loa 5.1 / Cách set-up một hệ thống hometheater hiện đại
    Nhiều người có thể nghĩ một hệ thống rạp hát tại gia tới cả chục ngàn USD đòi hỏi sự lắp đặt chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không phải bộ dàn nào cũng như vậy. Nó có thể rất đơn giản chỉ với một vài thành phần cơ bản như màn hình, các loa để tái hiện âm thanh, bộ xử lý và nguồn phát… và cách set-up đơn giản, miễn là người dùng hiểu đúng về nó.
    Tạp chí Electronic House đã tổng hợp 12 điều cơ bản về một bộ dàn xem phim tại gia cho những người mới bắt đầu chơi hệ thống này.


    Một hệ thống home theater 5.1. Ảnh: Caraudiosystem.
    Hình ảnh
    1. Màn chiếu công nghệ nào hay kích cỡ nào là tùy người mua, nhưng quan trọng là nó phải lớn. Nói chung, một màn hình ít nhất là 50 inch (tính theo đường chéo) là hợp lý, với những phòng bé thì kích thước nhỏ hơn cũng không có vấn đề gì. Độ phân giải tốt nhất nên là Full HD 1080p, nhưng nếu chưa có điều kiện thì 720p cũng chấp nhận được.
    Khi chuẩn bị sắm màn hình cho hệ thống xem phim tại gia, cần lưu ý khoảng cách ngồi xem. Thông thường khoảng cách này bằng từ 2 đến 3 lần độ rộng màn hình (theo chiều ngang thay vì đường chéo).
    2. TV sử dụng trong hệ thống xem phim tại gia có thể là Plasma, LCD, DLP hay LCoS. Công nghệ nào dù đều có mặt hay và dở nhưng đều có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình tùy thuộc vào sở thích cũng như túi tiền chủ nhân.
    3. Công nghệ hiển thị của màn hình tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn. Mục đích sử dụng cũng như không gian nơi bạn sẽ thưởng thức phim ảnh. Có rất nhiều lựa chọn cho mỗi nhu cầu, vì thế, khi đã xác định được nhu cầu chính xác của mình, việc lựa chọn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
    4. Hãy lưu ý đến công nghệ trình chiếu 3 chiều (3D) đang ngày trở thành một công nghệ thời thượng, đồng thời chất lượng cũng ngày một cải tiến. Một màn 3D thực thụ có thể khiến dàn xem phim tại gia nâng tầm đẳng cấp không thua gì ở rạp. TV 3D thế hệ mới còn có những công nghệ mới giúp xem nội dung 2D cũng chất lượng hơn.


    Một hệ thống âm thanh vòm phải có ít nhất từ 5 loa trở lên. Ảnh: Homeaudiosystem.
    Âm thanh
    5. Một hệ thống âm thanh vòm (surround sound) phải có ít nhất từ 5 loa trở lên, trong đó, 3 loa trước được bố trí bên màn hình và ít nhất là hai loa sau bố trí ở mặt bên hay mặt sau của chỗ ngồi xem.
    6. Hệ thống 3 loa trước phụ trách phần lớn lượng âm thanh của phần hình ảnh trình chiếu. Hai loa trước, thường gọi là kênh phải và kênh trái, được đặt hai bên, loa trung tâm thường đặt dưới hay trên màn hình. Các loa bên thường được gọi là các loa surround. Trên một số hệ thống cao cấp còn có một số loa kênh cao để tạo trường âm rộng lớn hơn.
    7. Loa trung tâm đóng vai trò là loa quan trọng nhất trong việc thiết lập hệ thống âm thanh. Loa này phụ trách phần lớn lượng âm thanh trong một bộ phim, nhất là các lời thoại, tạo cảm giác như tất cả những từ, những câu trong phim được phát ra trực tiếp và rõ ràng từ miệng của những diễn viên vậy.
    8. Các loa surround đóng vai trò tái hiện lại âm thanh môi trường xung quanh như âm thanh nền, tiếng động của một chiếc ôtô hay máy bay vụt qua. Loa surround giúp mở rộng không gian âm thanh cho bộ phim. Tuy nhiên, các âm này thường không phải là âm chính nên tránh đừng để loa quá gần hoặc quá to, sẽ khiến cho chất âm mất tự nhiên.
    9. Bạn có thể chọn nhiều kiểu lắp đặt loa surround, hoặc có thể chỉ cần hai loa đặt hai bên chỗ ngồi xem. Ngoài ra, chọn 3 loa với một loa đặt ở phía sau, cải thiện thêm một chút tiếng động chạy vòng quanh cho thật hơn như tiếng của ô tô hay đoàn tàu chạy phía xa chẳng hạn. Hay có thể chọn 4 loa hay nhiều hơn, hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng đầu tư của bạn.
    10. Một loa không kém phần quan trọng trong hệ thống là loa siêu trầm để tái tạo âm trầm giúp bạn nghe được những hiệu ứng như tiếng nổ hay tiếng gầm của động cơ. Loa siêu trầm nói chung có thể đặt ở bất kỳ đâu, ở góc nhà, sau chậu cây hay dưới gầm bàn… Loa này chính là loa số ".1" trong các hệ thống 5.1, 6.1 hay 7.1 mà vẫn thường quảng cáo. Những bộ âm thanh cầu kỳ hơn có thể có tới 2 loa siêu trầm, tạo nên các hệ thống 5.2 hay 6.2…
    11. Để âm thanh chuyển tới loa và hình ảnh hiển thị trên màn hình cùng lúc, cần có các thiết bị xử lý chúng. Đó có thể là receiver hay ampli và các đầu đọc rời. Một bộ receiver thường tích hợp sẵn ampli và bạn không cần phải có ampli rời nữa, nhưng khi nhu cầu đã cao hơn, có thể nghĩ tới việc đầu tư những thiết bị xử lý độc lập rời nhau. Hãy tìm những receiver có nhiều đầu vào HDMI (mà hiện chuẩn 1.4 là mới nhất) để có thể kết nối tới nhiều nguồn thu phát. Cũng nên chú ý tới các tính năng phụ trợ như khả năng kết nối với máy nghe nhạc cá nhân, nghe radio Internet, khả năng kết nối mạng hay tính năng tự căn chỉnh âm theo phòng để có được một bộ âm thanh hợp ý thích.
    12. Hầu hết mọi người xem phim từ hai nguồn chính là truyền hình và đĩa (DVD hoặc Blu-ray). Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nguồn phim khác, như từ ổ cứng hay từ mạng Internet với ngày một nhiều nhà cung cấp nội dung trực tuyến. Hãy chú ý tới những bộ dàn rạp tại gia tích hợp sẵn những tính năng này để không cần phải nâng cấp nếu nhu cầu xem phim nghe nhạc của bạn mở rộng hơn.
    Nguyễn Hà
    Chọn định dạng cho âm thanh 7.1
    Dù vươn tới chiều cao hay mở sang chiều rộng, điều quan trọng của không gian âm thanh 7.1 là phải mở rộng từ phía trước người nghe.


    Hướng tái tạo âm thanh ở định dạng Audyssey DSX và Dolby Pro Logic IIz.
    Thông thường, hệ thống âm thanh 7.1 có cách bố trí kinh điển như sau: 3 loa trước (loa trung tâm và hai loa trái phải), hai loa trái phải hai bên sườn và hai loa trái phải ở phía sau. Tất nhiên là để phát đầy đủ hệ thống surround này, nguồn phát của bạn cũng phải hỗ trợ âm xuất 7.1. Mặc dù về lý thuyết một số nguồn phim Blu-ray xuất âm 7.1 nhưng trên thực tế thì gần như nguồn 7.1 thực thụ không có mà chỉ là nội suy từ hệ thống âm thanh vòng 5.1 kinh điển. Bản thân ampli cũng có thể trích xuất các kênh trái phải phía sau từ các nguồn 5.1 thông thường.
    Tuy nhiên, khi xét về khía cạnh khả năng cảm nhận âm thanh của con người, vốn rất nhạy cảm với vị trí phát âm từ phía trước thay vì từ phía sau, việc thêm vào hai kênh phía sau người nghe sẽ không hiệu quả bằng việc tập trung phát triển thêm các nguồn âm từ phía trước. Chính vì lý do đó mà khi nhắc tới hệ thống âm thanh 7.1, người dùng nên lựa chọn hai công nghệ vốn đã nổi đình đám gần đây là Dolby Pro Logic IIz và Audyssey DSX.
    Công nghệ Pro Logic IIz của Dolby khởi thủy từ hai kênh IIx và có thể nâng lên âm thanh surround 5.1. Âm thanh vòm này có thể tiếp tục được nội suy mở rộng thành 5.1, 6.1 hay thậm chí là 7.1 bằng việc thêm vào hai kênh trái phải ở trên cao, giúp mở rộng toàn bộ không gian trường âm.
    Công nghệ DSX của Audyssey cũng với nguyên tắc nội suy như vậy nhưng ngoài việc có thể phát triển hai kênh trên cao, còn có thể mở rộng thêm kênh trái phải bằng việc thêm hai kênh trái phải nữa ở vòng ngoài. Ví dụ, ngoài hai kênh trái phải đặt góc 30 độ so với loa trung tâm, thêm hai loa trái phải nữa sẽ được đặt ở góc 60 độ so với loa trung tâm. Tuy nhiên, để mở rộng trường âm theo đa chiều như vậy, công nghệ DSX yêu cầu nguồn phát phải là 5.1 thay vì chỉ cần hai kênh như Dolby Pro Logic IIz.
    Thực tế mà nói, khó có thể đánh giá kiểu công nghệ nào cho âm thanh ưu việt hơn bởi nó còn tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Mỗi công nghệ đều có những ưu và việt riêng, như DSX thì cơ động hơn do có thể thêm hai kênh cao hay rộng tùy ý nhưng lại phụ thuộc vào nguồn phát 5.1, trong khi Dolby chỉ cần hai kênh nhưng lại chỉ hỗ trợ kênh cao.

    5 thiết bị âm thanh tại nhà 'đỉnh nhất' theo từng tiêu chí
    Trong danh sách này có receiver của Pioneer, hệ thống home theater Samsung và loa thanh của Sony.
    Receiver, loa cỡ trung, hệ thống rạp hát Blu-ray, loa thanh là những thiết bị âm thanh tại nhà tốt nhất theo đánh giá của tạp chí điện tử Cnet ở từng tiêu chí.
    Pioneer VSX-1019AH-K, AV receiver cỡ trung tốt nhất


    Pioneer VSX-1019AH-K.
    VSX-1019AH-K là mẫu receiver được Pioneer thiết kế với các tính năng và hệ thống cổng USB tương thích với iPod của Apple. Người dùng chỉ cần cắm iPod tới VSX-1019AH-K thông qua cáp kết nối, thưởng thức và tùy chỉnh bộ sưu tập nhạc của mình thông qua giao diện sử dụng đồ họa. Với 4 cổng HDMI, khả năng kích tín hiệu video analog 1080p và chất lượng âm thanh ngọt ngào, Cnet đánh giá VSX-1019AH-K là sự kết hợp hoàn hảo giữa các tính năng và hiệu quả trình diễn.
    Tại Việt Nam, receiver này có giá bán gần 20 triệu đồng.
    Samsung HT-BD1250, hệ thống rạp hát Blu-ray tại nhà giá hợp lý nhất


    Samsung HT-BD1250.
    Samsung HT-BD1250 ngoài khả năng chạy đĩa Blu-ray còn có thể truyền tải dữ liệu đa phương tiện từ các dịch vụ Netflix và Pandora, đi kèm với âm thanh và hình ảnh chất lượng hoàn hảo. Với giá khoảng trên dưới 500 USD (ở Việt Nam có giá trên 23 triệu đồng), BD1250 được đánh giá là hệ thống home theater Blu-ray giá trị nhất so với số tiền phải bỏ ra.
    Aperion Intimus 4T Hybrid SD, bộ loa vòm tầm trung vừa tiền nhất


    Aperion Intimus 4T Hybrid SD.
    Dàn loa Aperion Intimus 4T Hybrid SD tuy có vóc dáng nhỏ bé hơn các mẫu loa cột nhưng không vì thế bạn có thể coi thường sức mạnh âm thanh của chúng. Với chiều cao khoảng 86 cm, chiều rộng hơn 12 cm, bộ loa có thể đặt vừa vặn vào những phòng nghe kích thước nhỏ. Ngoài ra, với hệ thống này, người mua cũng có thể lựa chọn một trong 3 mẫu loa siêu trầm kèm theo với kích thước 8, 10 hoặc 12 inch.
    Dàn âm thanh Aperion Intimus 4T Hybrid SD có giá bán hơn 1.500 USD (chưa có giá tại Việt Nam).
    Sony HT-CT100, loa thanh tốt nhất dưới 300 USD


    Sony HT-CT100.
    Nếu không có đủ chỗ để chứa được một hệ thống âm thanh vòm 5.1 đồ sộ, hoặc không muốn phải đi những sợi dây cáp loằng ngoằng, bạn có thể sử dụng hệ thống loa thanh âm thanh vòm giả lập 5.1 của Sony.
    Với một loa siêu trầm đi kèm, Sony HT-CT100 là bộ loa thanh đáng giá theo ý kiến của Cnet. Việc tích hợp kèm với một ampli bên trong và hỗ trợ tới 3 nguồn phát HDMI, khách hàng khi sở hữu model soundbar này của Sony sẽ không cần phải bận tâm tới các thiết bị AV receiver khác nữa.
    Để hệ thống âm thanh được hay hơn
    Tự tay sắp xếp hệ thống, điều chỉnh âm lượng từng loa, nâng cấp cáp nối hay chỉnh trang lại phòng nghe sẽ giúp bạn có được chất lượng âm thanh ưng ý.
    10 lời khuyên của Cnet giúp cải thiện nhanh chóng chất lượng âm thanh ở hệ thống home theater của bạn.
    1. Tự tay sắp xếp hệ thống


    Hệ thống rạp hát tại nhà không chỉ cần đẹp mắt mà còn cần chất lượng âm thanh hay. Ảnh: B&W.
    Mỗi AV receiver 5.1 hay 7.1 đều có một hướng dẫn thiết lập, nhưng nếu như chưa bao giờ thử khám phá các tùy chọn khác, thì chắc hẳn âm thanh mang lại cũng chỉ ở mức "tàm tạm". Bởi vậy tự tay thiết lập hệ thống cũng là một cách hay để tìm ra một cách sắp xếp ưng ý dành cho bản thân.
    Bước đầu tiên khá dễ dàng, người nghe cần chọn ra được đâu là loa lớn, loa nhỏ hoặc không thì là những loa trước bên trái, phải, trung tâm và loa surround. Một quy tắc dễ nhận thấy là những loa có loa trầm 6 inch hay lớn hơn thì đều có thể coi là loa lớn.
    Tiếp theo, tìm một cái thước dây và đo các khoảng cách từ loa tới người nghe để đảm bảo sao cho tất cả âm thanh từ loa phát tới tai đều ở thời điểm chính xác như nhau.
    Sau đó, cần chắc chắn rằng tất cả loa trong hệ thống đều ở cùng ở một mức âm lượng tương xứng với nhau. Phát một đoạn nhạc tới từng loa để có thể điều chỉnh mức âm lượng tương xứng.
    2. Mua một máy đo âm thanh
    Có những máy đo rất tuyệt vời nhưng đắt tiền, cũng có một số mẫu giá không hề đắt mà vẫn cho kết quả khá chính xác. Máy đo áp suất âm thanh analog của hãng RadioShack không phải là đắt khi có giá 50 USD, mà lại dễ sử dụng. Máy sẽ đưa ra mức âm lượng lớn nhất và thích hợp cho nhu cầu xem phim của bạn với một vài điều chỉnh trên máy đo.
    Một lưu ý khác là trên gian ứng dụng trực tuyến Apple apps store hiện tại cũng đang bán một số ứng dụng để đo decibel (đơn vị đo âm thanh). Những ứng đó cho phép bạn sử dụng microphone của iPhone để đo ra được một số loại âm như giọng nói của con người nhưng lại không thể dùng chúng để thiết lập hệ thống âm thanh rạp hát. Đó chỉ là một thử nghiệm vui bởi chắc chắn sẽ gặp nhiều vấn đề khi sử dụng để đo những tần số cực thấp ở loa siêu trầm trong hệ thống âm thanh.


    Máy đo âm thanh của Radioshack. Ảnh: Cnet.
    3. Đảm bảo rằng các dây nối loa đều được cắm chính xác
    Với một mớ lộn xộn các dây dẫn nằm ở phía sau receiver, sẽ có người nhầm lẫn giữa các dây nối "+" và "-", và chẳng biết dây nào nối tới đâu. Các receiver hiện nay đều có hướng dẫn cái đặt tự động, làm giảm bớt rắc rối trong việc thiết lập hệ thống. Ngoài ra, một số đĩa hướng dẫn như Sound & Vision: Home Theater Tune-Up, The Avia Guide to Home Theater, Digital Video Essentials... sẽ giúp người nghe quen dần và tự mình có thể thiết lập được các kết nối ở nhiều hệ thống âm thanh rạp hát khác nhau.
    4. Kiểm soát loa siêu trầm
    Thử âm thanh hay đo đạc đều không thể quyết định được đến phần bass. Nếu tiếng bass từ loa sub của bạn không gãy gọn, dày hoặc không bằng phẳng thì đầu tiên hãy thử giảm âm lượng.
    Sau đó, di chuyển loa siêu trầm ra khỏi góc, đặt chúng tới gần hơn những loa phía trước và việc đó sẽ giúp cho tiếng bass trở nên phẳng, dễ chịu hơn.
    5. Mua thêm chân đế hay giá treo cho loa
    Nên kéo loa ra khỏi tủ sách hoặc lôi xuống từ trên tủ cao và đặt lên sàn, giá treo tường để có thể cải thiện chất lượng âm thanh. Và nhớ là bạn cũng cần tìm những miếng đệm lót để đặt giữa loa và chân đế, giúp giảm bớt sự rung lắc của loa khi phát âm thanh.
    6. Xem xét các vị trí đặt loa
    Nếu người nghe không để loa đứng hay treo trên tường thì cũng nên để ý, điều quan trọng nhất của một hệ thống rạp hát là đặt loa trước với tweeter ở nơi gần nhất có thể, sao cho hợp với tai nghe. Tiếp theo, tiếp tục thay đổi loa trái/phải từ vị trí ban đầu cho tới vị trí "điểm ngọt" cho chất lượng âm thanh tốt nhất.
    Nếu một loa được đặt bên trong khoảng 45 cm cách góc phòng, bạn cần di chuyển nó khỏi góc đó và hướng về phía nghe trung tâm. Quả thực, nếu điều chỉnh cả hai loa hướng về trung tâm sẽ giúp tạo ra những hiệu ứng nổi hoặc làm cho âm thanh trung tâm tốt hơn, tạo nên những hiệu ứng sân khấu không tưởng.
    7. Xem lại cấu tạo phòng nghe
    Phòng nghe làm từ gỗ hay sàn gạch và nhiều cửa sổ hay có nhiều gương luôn làm cho âm thanh của hệ thống quá chói. Bởi vậy, một tấm thảm dày hay rèm che cửa sổ lại sẽ làm giảm bớt sự chói gắt khó chịu đó.
    8. Nâng cấp dây cáp loa


    Nâng cấp dây loa tốt hơn cũng là một cách làm chất lượng của âm thanh. Ảnh: Hiendon9mart.
    Nếu vẫn đang dùng những dây nối được bán kèm theo có chất lượng mỏng manh. Tốt hơn là nên đầu tư vào những mẫu dây nối cao cấp hơn, nó chắc chắn sẽ cải thiện chất lượng âm thanh cho hệ thống của bạn. Tất nhiên là bạn cũng không nên tiêu tốn hơn mức 10 USD cho một mét dây.
    9. Thêm một ampli để tăng thêm sức mạnh
    Nếu phòng nghe quá lớn và người nghe chưa thấy vừa ý với âm lượng của hệ thống thì nên tăng công suất. Lấy hướng dẫn của receiver ra hoặc có thể ngó ở phía sau để về các kết nối preamp, các giắc dành cho kênh trái, phải, trung tâm, kênh âm thanh vòm trái và phải. Nếu receiver được trang bị những thứ đó, bạn có thể bổ sung thêm ampli với công suất riêng 100, 150 hay 200 Watt mỗi kênh để tăng sức mạnh.
    10. Mua thêm loa phù hợp
    Loa trong cùng một bộ luôn tỏ ra "dễ chịu" với nhau, chất lượng âm thanh của cả hệ thống nhờ đó mà cũng tương đồng, hấp dẫn hơn.
    Tuy nhiên, nếu bạn không thể trang trải một bộ đầy đủ đắt tiền. Và biết được rằng ba loa trước (trái, phải và trung tâm) luôn là quan trọng nhất và cần phải ở cùng một series. Sẽ thật kinh tế nếu người nghe sử dụng cách thay thế những mẫu loa cũ tạo hiệu ứng phía sau bằng việc nâng cấp chúng bằng những model tốt hơn.
    Nên biết, một trong những điều hay của "thú chơi" hệ thống rạp hát tại nhà chính là việc đượcTự điều chỉnh giải mã hóa Dolby TrueHD
    Bạn sẽ không cần thiết phải mua sắm thêm thiết bị nào khác nếu như đầu chơi đĩa Blu-ray đã hỗ trợ xuất tín hiệu đa kênh.


    Người dùng có nhiều cách để kết nối các thiết bị phát và nhận. Ảnh: Electronichouse.
    Một số người sử dụng gặp vấn đề khi kết nối đầu chơi đĩa Blu-ray Samsung BD-P2500 có hỗ trợ giải mã Dolby TrueHD với receiver Denon 3806 thông qua cáp HDMI. Hệ thống như vậy không thể giải mã được các tín hiệu Dolby TrueHD và DTS Master Audio.
    Liệu có một giải pháp nào để có thể sử dụng được các tín hiệu âm thanh như trên mà không phải sắm thêm các thiết bị tương thích với tín hiệu Dolby Digital và DTS Audio?
    Câu trả lời là bạn sẽ không cần thiết phải mua sắm thêm thiết bị nào khác nếu như đầu chơi đĩa Blu-ray đã hỗ trợ xuất tín hiệu đa kênh. Người sử dụng có thể tự điều chỉnh thiết lập trên đầu đĩa và xuất ra thông qua cổng analog, tín hiệu âm thanh sẽ được gửi tới đầu thu đa kênh.
    Đầu Blu-ray vốn được thiết lập để xử lý âm thanh mã hóa và xuất ra thông qua cổng ra đa kênh. Tín hiệu sẽ dẫn tới một chiếc preampli đa kênh thông qua cáp RCA. Preampli vốn không hề hỗ trợ giải mã âm thanh Dolby TrueHD hay DTS Master Audio, tuy nhiên, với việc kết nối như vậy, hệ thống vẫn xử lý tốt bởi khi đó đầu thu chỉ là thiết bị trung gian phát âm thanh và không phải xử lý các file mã hóa.
    Bạn có thể áp dụng cách kết nối đó với bất kỳ một đầu Blu-ray nào có cổng xuất analog đa kênh RCA. Trong khi thực hiện, người sử dụng cần truy cập vào menu và tinh chỉnh lại các thông số kết nối đa kênh của đầu đĩa.
    Còn nếu như đầu đĩa không có cổng xuất đa kênh, giải pháp tốt nhất là bạn phải bổ sung thêm thiết bị hỗ trợ Dolby Digital và DTS Audio. Tin tốt là giá của những thiết bị đó hiện nay đang giả
    nâng cấp từng phần của hệ thống (như loa, receiver, đầu Blu-ray)
    Tự xếp đặt dàn home theater
    Hãy bớt chút thời gian để tìm vị trí tối ưu đặt loa siêu trầm và nên nhớ âm trầm sẽ được tăng cường nếu đặt ở góc phòng.


    Sơ đồ sắp xếp loa. Ảnh: Cnet.
    Sắp xếp loa theo một vòng cung cách tường ít nhất 30 cm và ở khoảng cách gần như bằng nhau tính từ điểm ngọt (sweet spot - điểm nghe âm thanh hay nhất). Sắp xếp sao cho loa trước và center ngang bằng với tai nghe bằng đinh chống rung, chân đế hay giá treo tường. Với các loa này, tốt nhất nên lựa chọn mẫu của cùng một nhà sản xuất để cho âm sắc liên kết một cách tối ưu và cho ra một dải âm liền mạch.
    Để tái tạo trường âm surround, loa sau và loa bên nên được treo cao hơn tai nghe từ 30 đến 60 cm. Cách bố trí này là tối ưu cho xem phim, dù rằng bạn có thể không nhận biết được khác biệt về độ cao trong trường hợp nghe âm thanh đa kênh Super Audio CD và DVD-Audio do những âm này được mã hóa hiệu ứng theo hướng ngay từ trong studio.
    Hãy bớt chút thời gian để tìm vị trí tối ưu đặt loa siêu trầm và nên nhớ rằng âm trầm sẽ được tăng cường nếu được đặt ở góc. Phải đảm bảo một không gian đủ rộng cho loa trầm và tránh những hướng quá chật hẹp, nếu không, kết quả là âm trầm sẽ bị âm và vang thay vì phải chắc và sâu.


    Điều chỉnh hướng loa để đạt hiệu ứng âm thanh tốt nhất. Ảnh: Cnet.
    Kỹ thuật "xoay ra/vào" chủ yếu dùng để chỉ việc điều chỉnh hướng của loa trước. "Xoay vào" nhằm hướng loa về phía điểm ngọt (hướng tâm), trong khi "xoay ra" chỉ quay hướng loa song song với tường để âm thanh có thể trải khắp phòng.
    Hãy thử nghiệm xoay loa với các góc khác nhau để đạt hiệu ứng tốt nhất, nhưng về cơ bản cách đặt loa hướng tâm thường áp dụng với một nhóm nhỏ xem/nghe nhạc, còn hướng song song dùng khi lắp đặt dàn home theater cho nhu cầu của cả gia đình.


    Chú ý sao cho đầu cáp tiếp xúc được tốt nhất. Ảnh: Cnet.
    Dù cắt cáp nối chỉ là một bước bình thường, cũng nên chú ý cẩn thận để sao cho đầu cáp tiếp xúc được tối ưu nhất, giảm thiểu sự ăn mòn (ví dụ oxi hóa đồng) dẫn tới đoản mạch. Tách sợi cáp làm đôi, cắt bỏ lớp vỏ bọc khoảng 1 cm để lộ lớp lõi. Thật cẩn thận để không làm rụng mất sợi đồng nào. Vuốt thẳng đoạn dây lõi trần này ra rồi xoắn lại theo một chiều nhất định. Nếu cần thiết lấy kìm cắt bấm đầu để đầu được bằng phẳng
    Quay mặt sau của ampli hay receiver, nhét hai đầu dây trần vào lỗ của hai vòng giữ dây và từ từ vặn vào cho chặt. Nhớ cắm đúng đầu dây màu đỏ với vòng "+" và màu đen vào vòng "-".
    Tương tự như với ampli, cắm các đầu dây tương ưng vào các lỗ cắm hoặc lẫy trên loa theo đúng cực.
    Một số loa cao cấp có tới hai cặp lỗ cắm để đánh bi-ampli cho chất âm được tăng cường hơn (về mặt lý thuyết). Đây là các cặp với các jumper kim loại nối cả hai vị trí lỗ cắm đỏ và đen cho các thiết đặt mono-ampli thông thường. Nối cáp loa vào bất kỳ vị trí nào trong nhóm đều được cả.


    Cột đấu loa sau receiver. Ảnh: Cnet.
    Không cần phải đọc sách hướng dẫn cài đặt nếu như bộ receiver A/V của bạn hỗ trợ chế độ tự động căn chỉnh âm thanh tối ưu (như chế độ Multichannel Acoustic Calibration System của Pioneer chẳng hạn).
    Ba thông số loa cần lưu ý ở đây là kích cỡ loa, cân bằng âm lượng và dộ trễ âm thanh.
    Kích cỡ loa: Đặt theo loại loa ở mỗi kênh. Do không có tiêu chuẩn công nghiệp thông thường nào nên hầu hết các thuật ngữ này sử dụng đều mang tính ước lệ. Ví dụ, các loa vệ tinh hay loa giá sách được coi là loại nhỏ, còn loa đứng sàn hay loa cột là loại loa to.
    Cân bằng âm lượng: Về cơ bản, đây là chức năng được sử dụng nhằm cân bằng mức độ to nhỏ khác nhau giữa các kênh âm thanh. Hãy dùng chính đôi tai của bạn hay một thiết bị đo mức độ âm lượng để điều chỉnh trên mỗi kênh.
    Độ trễ âm thanh: Chức năng này cũng tương tự như cân bằng âm lượng xét về mặt vị trị đặt loa. Độ trễ âm thanh được sử dụng để đồng bộ hóa âm thanh phát ra từ các loa để duy trì một dải âm kéo dài liên tục (do nhiều loa với các khoảng cách khác nhau tính từ điểm ngọt). Xem thêm sách hướng dẫn sử dụng để hiệu chỉnh chi tiết.


    Đường đấu dây tín hiệu sau lưng loa. Ảnh: Cnet.
    Thay cho kiểu đầu dây trần có thể là các đầu bọc sẵn với đủ hình dạng, từ hình quả chuối, hình ngạnh hay trụ. Các dây loa có đầu nối kiểu này đảm bảo tính chắc chắn và không bị ăn mòn. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn đầu nối bọc sẵn phải phù hợp với vị trí nối dây trên loa hay ampli tại nhà.
    Nguyễn Hà (theo Cnet)
    Khác biệt vui giữa chơi âm thanh và hình ảnh
    Khi đã hợp gu, đồ âm thanh như người bạn hữu, càng cũ càng thấy quý. Còn hình ảnh giống như cô gái trẻ, càng mới càng... thích mắt.


    Chơi âm thanh và hình ảnh có nhiều nét khác biệt.
    Khi công nghệ biến đổi, những bộ loa mới ra đời để đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng, không chỉ về âm thanh mà còn về hình thức. Tuy nhiên, audiophile vẫn đi lùng các món đồ cổ để nghe: loa của những năm 80, đầu đĩa than, đầu băng cối... Họ cho rằng chất âm của đồ âm thanh ngày xưa không bị "chip vi tính" can thiệp nên mộc mạc, tự nhiên hơn.
    Rất ít người rời bỏ các món đồ âm thanh mà họ thích. Họ chỉ mua hay đẩy đi chỉ vì loa đó nghe không hợp, chưa đạt mong ước của họ. Còn khi đã mê rồi, họ coi đó như là tri kỷ và chung thủy nghe "người tình" già hát tình ca, không quan tâm đến hình thức nhăn nheo, xấu xí.
    Còn người chơi hình ảnh phải đối mặt với vô số biến đổi. Khi LCD hay Plasma xuất hiện, những chiếc TV CRT to kềnh, màn hình cong bị bỏ xó hay bán đi với giá rẻ. Bản thân công nghệ LCD hay sắp tới là OLED càng mới càng đẹp hơn, long lanh hơn, tốc độ quét nhanh hơn, sắc màu rực rỡ hơn khiến những người mê hình ảnh cũng muốn thay đổi.
    Chưa kể định dạng cho hình ảnh vừa phải trải qua cuộc chiến khốc liệt giữa HD DVD và Blu-ray. Những người đã sở hữu đầu và đĩa HD DVD sẽ phải thay thế sang Blu-ray bởi các phim mới của Hollywood chỉ có trên định dạng Blu-ray, đẩy HD DVD vào dĩ vãng. Những người mê phim độ nét cao tất nhiên sẽ muốn bỏ DVD "lạc hậu" để nâng cấp lên độ phân giải Full HD mịn màng với Blu-ray.
    Trong khi đó, đĩa CD hay đĩa than vẫn còn đó qua hàng thập kỷ và sẽ tồn tại hàng thập kỷ nữa. Những người lắm tiền có thể chơi âm thanh với Blu-ray và loa hi-end, nhưng phần lớn audiophile vẫn đang dùng các thiết bị vừa tầm mà vẫn thấy hay.
    Lần đầu đi mua loa
    Những "chiêu" cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn không bỡ ngỡ khi lần đầu tiên đi chọn loa.
    Lúc đi mua, có người sẽ "choáng" vì những bộ loa lớn và kêu to. Tuy nhiên, độ lớn của driver, thùng loa hay tiếng loa không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với chất lượng. Bạn cần nghe thử nhiều và kiểm tra chất lượng thùng (chất liệu, độ cứng cáp...) trước khi quyết định mua. Chất liệu thùng là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên chất lượng âm thanh, do đó, hãy bỏ qua các bộ loa to lớn, nhìn thì rất "khủng" nhưng được đóng bằng thứ gỗ ọp ẹp.
    Chọn đúng kích cỡ
    Không gian sẵn có của bạn lớn nhỏ thế nào sẽ quyết định bạn nên mua loại loa nào. Người ta không thể đặt một bộ quá cồng kềnh, trông rất "khủng" trong một không gian hạn hẹp bởi bạn sẽ phải tính cả diện tích cần có để làm tiêu âm, tán âm, khoảng cách loa đặt cách xa tường...


    Loa để nghe nhạc cho cảm giác ca sĩ như đứng giữa sân khấu biểu diễn. Ảnh: eCoustics.
    Loa để nghe phim khác với nghe nhạc
    Một số người nghĩ đơn giản loa thì để nghe gì chả được. Họ bước vào một cửa hiệu và được nhân viên cho chiêm ngưỡng bộ phim hoành tráng trên màn hình lớn với tiếng vó ngựa phi rầm rập, tiếng binh khí va vào nhau leng keng và thế là thích. Tuy nhiên, loa để nghe phim thông thường là âm thanh vòm để tạo hiệu ứng các tiếng động như diễn ra ngay xung quanh người nghe, cả đằng trước lẫn đằng sau, được gọi bằng loa 5.1 hay 7.1...
    Trong khi đó, loa để nghe nhạc lại cho người nghe cảm giác ca sĩ, nghệ sĩ như đứng giữa sân khấu biểu diễn. Bạn sẽ thấy chúng thông thường chỉ bao gồm một cặp loa đặt hai bên đầu đĩa CD, ampli.
    Nghe thử theo gu
    Mỗi người có một sở thích nghe khác nhau và điều này rất khó thay đổi dù bị tác động. Vậy, hãy mang theo mình các đĩa CD yêu thích để nghe thử, đến khi bản nhạc cất lên một cách tự nhiên, rõ nét và hợp với nhu cầu của bạn thì mới nên mua. Không nên vác về một bộ loa mà các "lão làng" cho là hay nhưng bạn không thấy thực sự thoải mái.
    Cần chú ý là nghe thử để cho âm nhạc chứ không phải là phim. Hầu như 100% âm thanh mà bạn nghe trong phim đều là nhân tạo. Hãy nghe các bản nhạc trong phim hoặc các bản nhạc riêng rẽ. Chỉ có âm nhạc mới xác định được chất lượng của bộ loa.
    Nếu nhu cầu của bạn là chỉ kết hợp loa với TV để xem phim thì khá dễ chọn. Trong khi chọn loa để nghe nhạc thì khó hơn nhiều và bạn cần xác định đúng nhu cầu của mình trước khi mua.
    Bạn cũng không nên ngại người bán hàng vì cứ đòi nghe mà không mua. Có những người bán rất hiểu điều này, họ có thể chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm, một số thì không. Âm thanh không phải món hàng dễ mua và bạn cần "chai" và trò chuyện khéo léo với người bán một chút để chọn được loa mình thích.
    Tìm "chuyên gia" đi cùng
    Nếu không tự tin với việc chọn lựa của mình, hãy đi cùng hoặc tham khảo ý kiến một người am hiểu để được chỉ dẫn tường tận. Họ sẽ biết cách chọn theo ý thích của bạn và phối ghép cho những thiết bị khác để được bộ dàn ưng ý.
    Rạp hát tại gia cho phòng lớn
    Quyến rũ về ngoại hình, mạnh mẽ về công suất và đa tính năng, rạp hát tại gia LG HT902TB được mệnh danh là trung tâm giải trí số lý tưởng của các phòng khách gia đình hiện đại.


    LG HT902TB làm tăng thêm vẻ sang trọng và tiện nghi cho căn phòng. Ảnh: LG Việt Nam.
    Dàn âm thanh đồng bộ mới nhất của LG có ngoại hình gợi cảm với màu đen xám bóng bảy. Bên cạnh công suất tổng lên tới 1.000 Watt, chia đều cho 5 loa thành phần, mỗi loa 155 Watt và ampli 225 Watt. Dàn home theater này còn có thể tạo ra hiệu ứng âm thanh vòm 10.1 kênh từ 5 loa sẵn có.
    Với công suất lớn, LG HT902TB sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho các phòng khách, phòng home theater có diện tích rộng rãi, thoải mái. Hệ thống này là tổng hoà của một đầu DVD thế hệ mới, một ampli số, một loa siêu trầm (subwoofer) và 4 loa cao kiểu dáng thanh mảnh. Nhờ đó, HT902TB trở thành "cặp bài trùng" của các loại TV LCD hay Plasma đời mới.
    Tâm điểm của hệ thống là sơ đồ bố trí âm thanh ảo VSM (Virtual Sound Matrix), một công nghệ mang tính đột phá độc quyền của LG, đảm nhiệm vai trò tạo ra hiệu ứng âm thanh vòm tương đương 10.1 kênh từ 5 loa thực của hệ thống. Cụ thể, công nghệ này sẽ giúp “dựng” thêm hình tượng âm thanh của 5 loa phụ ảo, khiến trường âm trở lên sâu rộng hơn, có thể bao trùm toàn bộ không gian căn phòng. Đặc biệt, âm thanh tạo được sẽ sống động hơn mà không hề bị nhiễu, hay có bất cứ sự sai lệch nào so với nguyên bản.


    Hệ thống gồm có 4 loa cao, 1 loa siêu trầm, 1 đầu DVD và 1 ampli số. Ảnh: LG Việt Nam.
    Bên cạnh đó, ampli số với công nghệ XTS Pro (Excellent True Sound) được nhà sản xuất xứ kim chi cam đoan là sẽ giúp tăng cường cường độ âm thanh và mở rộng dải tần âm trong khi vẫn bảo toàn được độ mượt mà, sắc sảo của từng âm sắc, tức là đạt được sự cân bằng trên cả hai dải âm tần cao và thấp.
    Đầu DVD tích hợp trong hệ thống HT902TB vốn là đầu đĩa đa định dạng. Nó có thể đọc được hầu hết các đĩa quang và định dạng file đang thịnh hành như DivX, DVD, DVD-R, DVD+R, DVD-RW, DVD+RW, WMA, MP3 và JPEG.
    Chưa hết, hệ thống có tên gọi HT902TB này còn được trang bị cổng kết nối HDMI, đảm bảo truyền tải tốt nhất cả hình và tiếng trên một đường cáp duy nhất với cách thức đấu nối hết sức đơn giản. Đặc biệt, cổng này còn có khả năng tự động cải thiện độ phân giải của tín hiệu DVD 480p (480 dòng quét) lên 1080i (1080 dòng quét), nâng hình ảnh từ độ phân giải thường trở thành hình ảnh có độ nét cực cao.


    LG HT902TB có thể tạo hiệu ứng âm thanh vòm 10.1 từ 5 loa sẵn có. Ảnh: Akihabaranews.
    Mặt khác, cổng audio vào 3,5 mm còn cho phép người sử dụng kết nối hệ thống với các nguồn âm thanh như máy MP3 hay iPod. Từ đó, người dùng có thể thưởng thức các tác phẩm nhạc số được lưu trong máy nghe nhạc trên dàn loa vô cùng hoành tráng. Đồng thời, cổng USB cắm-xài (plug-and-play) cũng giúp tiếp cận ngay tức thời với các nội dung đa phương tiện như nhạc (MP3), ảnh (JPEG) hay video (DivX) mà không cần thêm một bước cài đặt nào.
    Các tin liên quan
    *Dàn hi-fi cho gia đình nhỏ

    *LH-T7652PA - rạp hát tại gia 5.1

    *LG trình làng 4 bộ dàn mini

    LG cũng cung cấp cho bộ dàn HT902TB công nghệ quản lý kết nối Simplink. Qua đó, chỉ cần một chiếc remote duy nhất là có thể điều khiển cả TV, đầu DVD và các hệ thống nghe nhìn tương thích khác, được kết nối với bộ dàn LG thông qua cổng HDMI. Chức năng quản lý kết nối đơn giản này của LG cũng tương tự như chức năng Viera Link ở các hệ thống rạp hát tại gia và TV nhãn hiệu Viera của Panasonic.
    Tóm lại, khi lựa chọn hệ thống HT902TB của LG, người dùng sẽ nhận được một hệ thống giải trí nghe nhìn thời thượng, bao gồm một dàn âm thanh 5.1 kênh, có khả năng tạo hiệu ứng 10.1; một đầu đĩa chất lượng tương đương HD-DVD hoặc Blu-ray; các cổng giao tiếp với máy nghe nhạc, máy ảnh, máy quay cũng như các thiết bị lưu trữ với chất lượng âm thanh hình ảnh tuyệt vời nhất.
    Giá tham khảo: 9.780.000 đồng.
    Tiếp nối thú chơi phim định dạng phân giải cao (HD), 3D là công nghệ đang xâm lấn các phòng chiếu tại gia, đem tới một trải nghiệm mới cho công nghiệp giải trí.
    Với những thiết bị bán sẵn trên thị trường, việc tự tay thiết lập một phòng chiếu 3D đang là một thú vui mới của những người yêu thích công nghệ. Dưới đây là 10 bước cần thiết giúp bạn thiết lập hệ thống thưởng thức 3D tại gia cho riêng mình.
    1. Thiết lập phần cứng máy tính
    Với những dân chơi HD, việc thiết lập một máy tính cá nhân với cấu hình hợp lý là điều căn bản khi "nhập môn" nghề chơi lắm công phu này. Tuy nhiên, để thiết lập một hệ thống cấu hình chơi 3D đa dụng đôi khi không đơn giản vì nó sẽ không chỉ sử dụng để xem phim mà còn có thể hoạt động tốt cùng video game - vốn là những nội dung giải trí tiên phong ứng dụng công nghệ 3D.
    Để có một cấu hình chơi 3D tại gia, cần chú ý tới 3 thông số phần cứng: chipset, card màn hình và RAM. Ngoài ra một ổ cứng dung lượng lớn hay một ổ quang Blue-Ray cũng là những tùy chọn nên có.


    Nên dùng vỏ máy HTPC cho phòng chiếu tại gia.
    Cấu hình đề nghị cho hệ thống phần cứng này là vi xử lý Intel chipset Core 2 Duo E7200 hoặc Quad Q6600. Với mức xung nhịp từ 2.4 GHz cho mỗi nhân, đây là tốc độ trung bình để có thể xử lý tốt hình ảnh cũng như áp dụng các phần mềm tạo hiệu ứng 3D. Card màn hình nên sử dụng dòng card nVidia từ Geforce 8800gt trở lên hoặc ATI từ series HD 4870 để đảm bảo hỗ trợ DirectX 10. RAM máy tính nên có từ 4GB với bus 800MHz trở lên tùy công nghệ DDR2 hay DDR3.
    Dựa trên cấu hình đó, có thể tùy biến các linh kiện còn lại như bo mạch chủ, card âm thanh, vỏ máy HTPC sao cho hợp lý và cân đối với túi tiền.
    2. Màn hình LCD
    Để có được trải nghiệm tốt với phim 3D, lời khuyên là bạn nên sử dụng các TV LCD có tần số quét từ 120 Hz trở lên. Đây là độ làm tươi hình tiêu chuẩn để có thể hiển thị hình ảnh phân lớp 3D một cách tối ưu nhất. Tùy nhu cầu sử dụng nên chọn mua loại màn hình dùng cho máy tính hoặc TV LCD kiêm nhiệm qua cáp nối HDMI. Độ lớn trung bình từ 22 inch tới 40 inch là tương đối hợp lý cho một phòng chiếu tại gia.
    3. Phần mềm chuyên dụng
    Đây là phần quan trọng nhất của việc thiết lập 3D tại gia. Các tựa phim 3D trên thị trường hiện nay rất ít ỏi cũng như nội dung còn hạn chế. Với các phần mềm chuyên dụng, ta có thể xử lý các bộ phim thường thành hiển thị 3D mà vẫn đạt tới 80% hiệu quả hình ảnh.
    Để làm được điều này, ta có thể dùng chương trình AviSynth để chuyển đổi các tệp phim 2D thành 3D. Sử dụng thuật toán phân mã các lớp hình ảnh, AviSynth sẽ giúp bạn biến các video HD tùy ý thành phim 3D.
    Đầu tiên, hãy copy toàn bộ nội dung tập mã lệnh tại đây, dán vào một file Notepad tùy ý trong Windows, và sau đó sửa cấu trúc ’ video2d = DirectShowSource("Ten_Phim_HD.avi")’ thành tên tương ứng với đoạn video HD đang lưu trong ổ cứng.
    Bước tiếp theo là lưu file Notepad này dưới định dạng mở rộng .AVS. Lưu ý là phải lưu cùng tên và thư mục với tệp phim HD của bạn, ví dụ: Ten_Phim_HD.avi và Ten_Phim_HD.avs. Sau đó chỉ cần click vào chương trình Windows Media Player Classic là đã có thể bắt đầu thưởng thức công nghệ 3D.


    Hình ảnh game khi được chuyển sang 3D sẽ được phân lớp màu giúp hiển thị 3 chiều khi đeo kính.
    Ngoài ra, để trải nghiệm các tựa game đỉnh như Crysis hay Resident Evil 5 với hình ảnh 3D sống động, bạn cũng có thể tham khảo qua phần mềm iZ3D có thể tải về tại đây. Đây là phần mềm miễn phí, các bạn có thể cài đặt với chỉ với thông số Anaglyp Output trong phần Custom Installation, còn lại không chọn thêm thông số nào khác. Sau khi cài đặt xong, khởi động chương trình, hãy lựa chọn mục Direct X để thiết lập hiển thị 3D tùy theo màu kính của bạn hỗ trợ (Red/Cyan; Yellow/Blue...). Danh sách game hỗ trợ 3D bằng phần mềm iZ3D có thể tham khảo tại đây.
    Cài đặt game và khởi động cùng phím tắt là nút (*) bên dãy bàn phím số, kết quả thu về được là hình ảnh trong game được tạo hiệu ứng 3D đẹp mắt, ấn tượng.
    4. Chọn kính, dễ mà khó
    Phổ biến nhất trên thị trường kính 3D hiện nay là dòng kính Red/Cyan với 2 màu xanh/đỏ đặc trưng. Hầu hết các tựa phim 3D đều sử dụng công nghệ tách hình hiển thị đồng bộ với công nghệ kính này. Ngoài ra có một số loại kính màu khác như Green/Magenta cho phim Amber/Blue nhưng ít thông dụng.


    Chọn kính đeo loại tốt và đảm bảo chất lượng để tránh hại mắt (Ảnh HanoiDVD).
    5. Âm thanh
    Có thể dễ nhận thấy các tựa phim 3D đều hỗ trợ âm thanh đa chiều, nếu thưởng thức hình ảnh "nổi" mà lại thiếu âm thanh vòm thì thật là phí. Do đó, người dùng nên đầu tư một bộ card âm thanh với cổng xuất tín hiệu dạng quang (optical) cùng với đó là một bộ loa 5.1. Hiện nay, trên thị trường các thương hiệu Klipsch, Logitech hay rẻ hơn là Microlab đều có dòng loa hỗ trợ chuẩn âm thanh DTS, THX với chất lượng khá tốt, giá hợp lý.


    Âm thanh là phần không thể thiếu của một hệ thống HD 3D.
    6. Dữ liệu phim
    Hiện nay các tại các cửa hàng bán thiết bị vi tính hay ổ lưu trữ đều có thêm dịch vụ chép phim HD. Người mua có thể lựa chọn các tựa phim tùy ý để sử dụng đó làm tệp tin nguồn phát thành 3D.
    7. Khoảng cách tới màn hình
    Lưu ý khoảng cách từ người xem tới màn hình trình chiếu. Dựa trên một số tiêu chuẩn về khoảng cách an toàn từ màn hình TV LCD tới khán giả, ta có thể tính được khoảng cách hợp lý khi thưởng thức phim để có thể quan sát toàn màn hình mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho mắt.
    Cỡ màn hình LCD Khoảng cách tối thiểu
    32 inch 1,5 m
    37 inch 1,7 m
    40 inch 1,8 m
    42 inch 1,9 m
    46 inch 2,0 m
    50 inch 2,2 m
    52 inch 2,3 m
    60 inch 2,6 m
    63 inch 2,7 m
    70 inch 3,0 m
    8. Phòng chiếu
    Một phòng chiếu tiêu chuẩn phải có hệ thống âm thanh và ánh sáng được bố trí hợp lý. Nếu phòng chiếu quá sáng hay quá tối sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hiển thị của phim. Cách âm không hợp lý sẽ làm giảm hiệu ứng âm thanh lập thể hoặc sẽ xuất hiện hiện tượng tản âm do trần nhà quá cao hay không gian quá rộng.


    Một phòng chiếu tiêu chuẩn phải hội tụ đủ các yếu tố về âm thanh và ánh sáng hợp lý.
    9. Phụ kiện
    Các phụ kiện gắn rời như bàn phím không dây, chuột không dây và các bộ điều khiển từ xa đa năng rất hữu dụng khi thưởng thức phim tại gia. Các thương hiệu như Logitech hay Soundgraph đều có thiết bị đa dụng để hỗ trợ khi trình chiếu phim 3D, HD. Giá cả dao động từ 500 nghìn tới 5 triệu đồng.


    Những điều khiển từ xa chuyên dụng thường có giá cao nhưng lại có thể điều khiển được tất cả thiết bị kể cả TV hay điều hòa trong phòng.

    10. Lưu ý
    - Nên đi dây loa âm tường và cách xa các dây dẫn điện để không gặp tình trạng bị nhiễu âm do ảnh hưởng từ nguồn điện trong gia đình.
    - Phòng xem cho một gia đình 4 đến 5 người nên có diện tích từ 10 tới 12 mét vuông, tùy điều kiện thực tế để thiết lập.
    - Không sử dụng quá nhiều quạt tản nhiệt cho một case máy tính HTPC. Tiếng ồn từ quạt sẽ ảnh hưởng tới việc thưởng thức phim.
    - Không theo dõi quá lâu các nội dung 3D và hạn chế sử dụng kính Red/Cyan do loại kính này rất nhanh làm mỏi mắt.
    • Vương Long
    ,
     
  8. zizo

    zizo Advanced Member

    Joined:
    8/1/10
    Messages:
    340
    Likes Received:
    39
    em phọt luôn về Cách âm lên nha, em chỉ có nhiêu kiến thức thôi, lúc trước có in ra để đầu giường đọc cho vui, nhưng không làm ra bạc nên lâu quá ween mất, nay lục máy tính ra thấy nên phọt lên cho bác nào cần:
    phần 2(về hình ảnh rất sinh động nhưng phọt lên mất hết rồi
    1/ Tường dày tầm 40cm
    2/ Tiếp theo 1 lớp cao su trần
    3/ Bông thủy tinh dày tầm 10cm
    4/ Thạch cao hoặc vật liêu trang trí bên ngoài
    5/ Sơn phun sần,từ dưới đất lên 1m phun sần to ,từ đấy trở lên phun bé đi
    6/ Trần làm hút âm bằng hình khối, vì trần của bác có 3m thôi .
    7/ Trả lương hàng tháng cho Công an phường
    8 / Trả lương cho Công an quận
    9 / Trả tiếp lương cho nhà nào ở bên cạnh

    10/ Em đã được 1 chầu beer chưa bác ơi ?

    _________________
    Một phòng hát karaoke, một vũ trường, một phòng thu hạng tốt, thu hút nhiều khách bên cạnh dịch vụ tốt thì phải có thiết kế độc đáo, phối màu đẹp, ấn tượng; không chỉ có thể phòng hát đó còn phải đáp ứng một tiêu chuẩn hàng đầu nữa đó là cách âm và chống rung tốt. Khâu cách âm và chống rung tốt thì phòng hát, vũ trường đó sẽ không làm ảnh hưởng tới không gian cũng như dân cư xung quanh. Bởi vậy, để có một phòng hát karaoke, một vũ trường được cách âm tốt thì chủ đầu tư phải chú ý đến những vấn đề sau:
    1. Đảm bảo độ dày của tường
    2. Chọn vật liệu cách âm phù hợp
    3. Cách âm mặt ngoài cùng của tường
    Khi bạn có ý đinh xây phòng hát, vũ trường hay phòng thu thì ngay từ bước xây phần thô bạn nên xây tường dày, thường là 20cm trở lên để đảm bảo giảm rung, cách âm tốt hơn. Có rất nhiều phòng hát karaoke, vũ trường, phòng thu ban đầu do chủ đầu tư không để ý đến vấn đề này nên đã xây tường không đạt tiêu chuẩn bởi vậy khi thi công xong, đưa vào hoạt động kinh doanh thì lại bị rung do tác động của âm thanh quá lớn làm ảnh hưởng tới phòng bên cạnh và các nhà xung quanh. Bởi vậy, khâu xây dựng phần thô là một yếu tố quan trọng và quyết định tới độ rung và cách âm tốt cho một phòng hát, phòng thu, vũ trường.
    Để cách âm tốt nhất thì chủ đầu tư là người lựa chọn vật liệu cách âm dựa trên những tư vấn của bên thi công cách âm phòng hát karaoke, vũ trường, phòng thu. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà bên thi công sẽ tư vấn cho chủ đầu tư những loại vật liệu khác nhau. Ngày nay, con người đã phát minh ra rất nhiều loại vật liệu cách âm, tiêu âm, cách nhiệt; các loại vật liệu này thường bổ trợ cho nhau như: Cao su non, xốp cách âm, cách nhiệt; bông thủy tinh; túi khí; túi bảo ôn, thạch cao, vật liệu cách âm mặt ngoài cùng của tường để đảm bảo cách âm tốt nhất cho các công trình như: nhà máy, phòng hát karaoke, bar, vũ trường, hội trường, phòng thu… Tùy từng đối tượng công trình mà bạn có thể chọn loại vật liệu khác nhau, cách âm 2 hay 3 lớp cũng có khi lên tới 9 lớp( thông thường là phòng hát karaoke,vũ trường, phòng thu)
    Sau khi đã lựa chọn vật liệu cách âm thì bạn phải chon vật liệu cách âm mặt ngoài cùng của tường. Có rất nhiều vật liệu khác nhau để vừa dùng với mục đích trang trí lại có thể cách âm tốt như: nhung, vải nỉ, bắn sơn sần… Đối với những công trình cần cách âm tuyệt đối thì thông thường người ta sử dụng sơn sần, độ nhám càng lớn thì cách âm càng tốt hơn nhưng phải làm thế nào cho nó thật thẩm mỹ, không bị thô. Đây là một giải pháp tốt cho cách âm và tán âm phòng thu, phòng hát karaoke, vũ trường. Có rất nhiều công trình sử dụng vải lông vũ để trang trí và cách âm, vải lông vũ rất đẹp, sang trọng, cách âm tốt nhưng giá thành lại cao, độ bền và chịu ẩm kém.
    Để có một công trình cách âm tốt, đảm bảo an toàn, thẩm mỹ cao, quý khách hàng hãy liên hệ với công ty chúng tôi: công ty TNHH TM DV Lộc Hưng Phát. Quý khách hàng sẽ được tư vấn bởi đội ngũ kỹ thuật cùng với đội ngũ thiết kế trẻ trung năng động, chuyên nghiệp luôn mang đến cho khách hàng những bản thiết kế mới lạ, độc đáo. Ngoài ra với đội ngũ thợ tay nghề cao luôn biến những bản thiết kế ấy thành hiện thực. Hãy gọi cho chúng tôi khi quý vị cần một nhà thầu chuyên nghiệp
    Toàn thể nhân viên Lộc Hưng Phát sẵn sàng thi công mọi công trình.
    Cuối cùng bằng tất cả sự kính trọng , chúng tôi cảm ơn sự tín nhiệm của quý vị. Kính chúc quý vị luôn thành công trong mọi lĩnh vực !
    TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO !
    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
    Địa chỉ: 9/10B Quốc lộ 22, P.Trung Chánh, Hóc Môn
    Điện thoại: (08)6253.4649
    Fax: 6259.5297
    Hotline: 0986.366.399 Mr.Thanh
    Mail: lochungphat@gmail.com
    This entry was posted on Thứ Ba, Tháng Mười Một 23rd, 2010 at 07:13 and is filed under Cách âm bar - cafe. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.
    1 phản hồi
    1. admin | Thứ Hai, 29 Tháng Mười Một 2010 at 02:36
    Nguyên tắc cách âm dựa vào cách mà âm thanh truyền đi.
    - Âm thanh truyền đi tốt nhất trong môi trường chất rắn, rồi đến chất lỏng, chất khí. Và trong môi trường chân không thì hoàn toàn không truyền đi được.

    - Vì vậy, người ta thường dùng kính 2 lớp (ở giữa có một lớp chân không để cách âm). Loại này thích hợp đối với cửa sổ, cửa ra vào. Còn đối với tường thì dùng 2 lớp vách ở giữa trống, hoặc lót các vật liệu dạng sợi, như sợi bông, sợi gai, Cách khác là dùng mút xốp. Nói chung là cần có khoảng trống ở giữa các lớp vật liệu dạng mềm. Mục đích là để rung động âm thanh không có môi trường thích hợp để truyền đi mà thôi.
    - Chú ý thiết kế kiến trúc phòng hát thuận tiện cho việc cách âm bắt đầu từ phần nền và phần thô khi xây dựng.( Nếu vị trí kinh doanh của bạn ở gần nhà dân thì khi bạn xây bạn thì phần tường nhà bạn nên xây cách bước tường hàng xóm khoảng 30mm, chúng ta sẽ xây tường dày 30mm, cụ thể như sau : 10 phân tường xây gạch nằm ngang, 20 phân xây gạch nằm dọc nhằm đạt hiệu quả cao trong việc tiêu âm và tán âm. Ở phần trong trang trí sát bứt tường gồm có 3 phần : lớp trong cùng là múp xốp, kế tiếp Rock wool (Bông thủy tinh ) và lớp ngoài cùng là thạch cao và sơn nước.
    Theo mình, tiêu chuẩn cơ bản cho 1 phòng karaoke gia đình: Thẩm mỹ cao , môi trường trong lành; Nhiệt độ - thông gió - ánh sáng tốt; Chất lượng âm thanh trung thực sống động; Nội thất trang nhã ,lịch sự
    - Vấn đề cốt lõi là việc trang trí nội thất phải được lựa chọn thật tinh tế, không cần phải tô vẽ nhiều như phòng karaoke kinh doanh.

    - Điểm cốt yếu là cần quan tâm đến vấn đề thẩm âm.
    Giải quyết vấn đề thẩm âm bạn nên lưu ý: Sàn không nên lát gạch mà nên sử dụng thảm dày có tác dụng hút âm, tránh âm phản hồi. Tường nền lăn sơn sần hoặc sử dụng vật liệu cách âm, như xốp, bông thuỷ tinh, mút, nỉ... để tiêu âm và loại tạp âm. Đối với trần, nếu có điều kiện thì có thể làm trần cong parabol để tập trung âm thanh và làm nhiều lớp trần để loại loạn âm.

    Vị trí loa không nên tập trung một chỗ mà nên được phân bố đều, khoảng cách hợp lý từ màn hình đến người hát từ 3-5 m. Không nên sử dụng ánh sáng mạnh, chói, mà nên dùng ánh sáng dịu. Những vật liệu cho bề mặt trơn, nhẵn như kính, inox không nên sử dụng nhiều.

    Thông thường, không gian giải trí gia đình còn kết hợp với các phòng chức năng như phòng khách, phòng ngủ... Trong một không gian như vậy thì đương nhiên bạn nên sử dụng một hệ thống âm thanh nhỏ gọn, ít thiết bị, để dành những khoảng trống còn lại cho vật dụng và nội thất. Ngay cả khi có điều kiện thì việc đầu tư một hệ thống quá lớn vào một diện tích nhỏ không chỉ không kinh tế, mất diện tích, mà còn dẫn đến những mối nguy hại về sức khoẻ do sự cộng hưởng từ, cũng như công suất âm thanh của các thiết bị.

    Có một lưu ý nhỏ rằng, không nên bố trí loa trong góc tường để tiết kiệm không gian vì sẽ gây nên hiện tượng phải xạ âm dẫn đến méo tiếng, lệch pha
    1. Cao su non.

    Đầu tiên Việt Á xin gửi tới quý khách hàng một số thông tin mà chúng tôi đã nghiên cứu được về cao su non.

    Cao su non có tác dụng tiêu âm, thường được sử dụng trong các phòng thu, phòng hát Karaoke kết hợp với một số loại vật liệu khác. Ngoài ra cao su non còn được sử dụng để giảm chấn, giảm rung trong các thiết bị máy móc công nghiệp. Trong thi công xây dựng cách âm phòng hát karaoke lớp cao su non được đặt trong cùng.


    2. Xốp cách âm, cách nhiệt

    Tác dụng: xốp cách âm được các công ty xây dựng, các nhà thầu chọn làm giải pháp chống nóng cho mái tole, vách tole của các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất; Chống ẩm, cách âm cho hệ thống sàn nhà của các toà cao ốc, khách sạn... dùng để cách âm - cách nhiệt cho Hệ thống điều hoà Trung tâm của các công trình điện lạnh… Ngày nay xốp cách âm, cách nhiệt không chỉ dùng cho các tòa nhà cao ốc mà còn được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng và đặc biệt là cách âm cho các phòng hát karaoke..

    Ứng dụng:

    - Mốp xốp dạng tấm được sử dụng trong kiến trúc xây dựng lót hay ốp tường có công dụng cách âm cách nhiệt tốt.

    - Gia công sản xuất tấm 3D dùng trong xây dựng. Nhà ở dạng biệt thự hay cao tầng thay thế cho vật liệu truyền thống vì nó có ưu điểm là vật liệu nhẹ và có tính năng cách nhiệt tốt nên tiết kiệm được chi phí điện năng sinh hoạt.

    - Dùng trong tàu, xe có trang bị thiết bị bảo ôn (đông lạnh) Kho lạnh.

    - Dùng cách nhiệt nền kho lạnh. Hầm đông, hầm nước đá. Các loại ống bảo ôn.

    - Bao bì điện tử, sành sứ thuỷ tinh, rau quả, thuỷ hải sản và bao bì chống va đập.

    3. Bông thủy tinh

    Đặc điểm: Vật liệu bông thuỷ tinh có dạng trơn hoặc có phủ lớp giấy nhôm, nhựa PVC vải thủy tinh hoặc vật liệu khác tùy theo mặt hàng. Với tỷ trọng có thể đạt tới 120Kg/m3 và chịu nhiệt tối đa là 300oC.

    Tác dụng: hấp thu nhiệt bức xạ và ngăn cản việc truyền nhiệt, khúc xạ nhiệt xuống khu vực cách nhiệt, ngoài ra còn có khả năng cách âm, giảm thiểu độ ồn khi trời mưa... Chúng được tạo thành từ sợi thủy tinh, không có hóa chất Amiang, an toàn khi sử dụng.

    Thông số các đặc tính của bông thủy tinh

    - Tỉ trọng: 10 - 12 - 16 - 24 - 32 - 40 - 64 kg/m3
    - Độ dày: 25 - 30 - 50 mm
    - Độ dài: 30000 m
    - Chiều rộng: 1200 mm
    - Chống cháy: A (GradeA)
    - Chống ẩm: 98.5 %
    - Phạm vi nhiệt độ cho phép sử dụng: 240oC – 350oC

    4. Bông khoáng:

    Bông khoáng là sản phẩm được tạo thành từ quặng khoáng đá nung chảy, công nghiệp và xây dựng dân dụng được gọi là Len đá; hay Bông khoáng cách nhiệt. Nó được làm bảo ôn cho hệ thống đường ống, bồn chứa, các thiết bị nhiệt và hệ thống cách âm. Tỷ trọng của vật liệu: 50 – 200 kg/m3 và nhiệt độ làm từ 350oC đến 850oC.

    -ƯU ĐIỂM: Sợi khoáng thiên nhiên này có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, bền với môi trường, hệ số dẫn nhiệt thấp, không bén lửa, có khả năng chống cháy tốt, chịu nhiệt tới 850oc.

    Ngày nay người ta thường dùng bông thủy tinh có dán giấy bạc hiệu quả cao, chi phí thấp hơn.

    Ứng dụng:

    - Dạng tấm được sử dụng cho cách nhiệt, cách âm cho các tòa cao ốc, Building, xưởng Phim, Rạp hát, Vũ trường, phòng hát Karaoke...

    - Dạng ống cách nhiệt được dùng bảo ôn chống nóng, tiêu âm cho hệ thống Trung tâm các nhà Ga, Trường học, Bệnh viện, Công ty SX Dược phẩm…

    - Dạng cuộn được dùng chống nóng hệ thống Lò nung, Lò hơi; cách âm giảm ồn cho các hệ thống Máy nổ phát điện trong KCN…Và đặc biệt được ứng dụng trong công nghệ Đóng Tàu.

    Thông số các đặc tính của bông khoáng.

    - Có dạng tấm, dạng cuộn, dạng ống.

    - Tỉ trọng: 50 - 60 - 80 - 100 - 120 -150 kg/m3
    - Độ dày: 30 - 50 - 80 - 100 mm
    - Độ dài: 1200 m
    - Chiều rộng: 600 mm
    - Đường kính trong: 600 mm
    - Chống cháy: A (GradeA)
    - Chống ẩm: 95 %
    - Phạm vi nhiệt độ cho phép sử dụng: 240oC – 650oC.

    5. Túi khí:

    Tấm túi khí Cách nhiệt được cấu tạo bởi lớp màng nhôm nguyên chất, bề mặt được xử lý Oxy hoá phủ lên tấm nhựa tổng hợp Polyethylen chứa túi khí. Đặc tính phản xạ của lớp màng nhôm cao cộng với độ dẫn nhiệt của lớp túi khí thấp đã tạo khả năng cách nhiệt cách âm ưu việt cho sản phẩm này. Tấm cách nhiệt túi khí được sử dụng chủ yếu trong ngành Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng, chống nóng mái tole, vách tole kho, xưởng các KCN, Khu Chế xuất, cách nhiệt chống nóng trường học, bệnh viện, ngân hàng, khách sạn...

    * Ứng dụng

    - Tấm cách nhiệt Túi khí được ứng dụng phổ thông trong Xây dựng nhà, xưởng KCN.

    - Tấm cách nhiệt Túi khi được dải căng lên trên xà gồ rồi bắn tole đè lên chống nóng mái tole.

    - Tấm cách nhiệt Túi khí đươc dùng chống nóng vách tole hay tường công nghiệp (Nẹp dọc theo vách tole).

    - Tấm cách nhiệt Túi khí được sử dụng làm bao bì đóng gói chống ẩm cho mặt hàng điện tử, chống ẩm, cach nhiet cho mặt hàng thực phẩm đóng hộp.

    Túi khí gồm 2 Sản phẩm: Một mặt nhôm P1, Hai mặt nhôm P2

    Chiều rộng tấm: 1,22m / 1,55m, Chiều dài cuộn: 40m

    * Ưu điểm:

    - Tấm cách nhiệt Túi khí là vật kiệu siêu nhẹ, sạch đẹp và có khả năng cách nhiệt cao (ngăn bức xạ nhiệt tới 97%)

    - Không thấm nước, không độc hại, bề mặt lại sáng, tiết kiệm được điện năng cung cấp ánh sáng và máy điều hòa nhiệt độ.

    - Lắp đặt đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng.

    6. Thạch cao:

    Thạch cao được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế, thi công, trang trí nội ngoại thất. Ngày nay người ta thường sử dụng thạch cao trong trang trí và cách âm cho phòng hát karaoke.

    Thạch cao có các dạng tấm, dạng bột, dạng cục. Trong thiết kế thi công phòng hát đa số người ta dùng đến thạch cao tấm. Thạch cao có màu nguyên bản là màu trắng, sau khi thi công lắp đặt người ta thường dùng các màu sơn khác nhau để phun lên. Thạch cao được dùng để trang trí phổ biến, rộng rãi và thường khắc các hình vẽ lên đó và sử dụng các ánh đèn led nhiều màu khác nhau để làm nổi bật tấm phù điêu.

    Thạch cao vừa là vật liệu dùng để trang trí lại vừa dùng vào mục đích cách âm, cách nhiệt cho phòng hát.

    7. Vật liệu cách âm mặt ngoài cùng của tường:

    Mặt ngoài cùng của bức tường đòi hỏi phải có tính thẩm mỹ cao lại vừa đáp ứng được yêu cầu cách âm tốt cho một phòng hát karaoke. Ngày nay người ta dùng nhiều vật liệu khác nhau để trang trí và hỗ trợ cách âm tốt nhất cho phòng hát có thể kể đến đó là: sử dụng phun sơn sần, vải nỉ, vải nhung, tấm ốp nhôm…
    Hình Ảnh Kho Vật Liệu - Tổng Công Ty Xây Dựng Việt Á






    Khái niệm
    Khi sóng âm chạm vào bề mặt vật liệu, một bộ phận năng lượng âm thanh bị phản xạ, một bộ phận khác bị hút vào bên trong vật liệu, một bộ phận nữa xuyên qua mặt bên kia của vật liệu. Khi phần lớn các năng lượng âm thanh đi vào trong vật liệu (bị hút hoặc xuyên qua) còn năng lượng phản xạ rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có tính năng hút âm tốt. Khi hệ số hút âm trên 0.2, có thể gọi là vật liệu hút âm.
    Dùng vật liệu hoặc kết cấu chặn sự truyền đi của âm thanh tạo ra môi trường yên tĩnh gọi là cách âm. Khi âm thanh đi vào vật liệu, năng lượng xuyên qua mặt bên kia của vật liệu rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có khả năng cách âm tốt. Chênh lệch decibel giữa năng lượng âm thanh đi vào và năng lượng âm thanh xuyên qua ở một mặt khác chính là lượng cách âm của vật liệu.
    Từ cách giải thích trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Vật liệu hút âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh phản xạ, mục đích tối thiểu hóa năng lượng âm thanh phản xạ. Vật liệu cách âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh xuyên qua ở mặt bên kia, mục đích tối thiểu hóa năng lượng âm thanh xuyên qua.

    Tấm cách âm chống ồn Remak Noise Barrie với cấu trúc lõi tổ ong và bề mặt thể rắn có khả năng chống ồn siêu việt
    Sự khác biệt giữa vật liệu cách âm và vật liệu hút âm
    Vât liệu hút âm cho phép âm thanh dễ đi vào và xuyên qua, có thể hiểu rằng nguyên liệu tạo thành vật liệu hút âm phải xốp (nhiều lỗ), tơi và thông khí. Kết cấu của nó là: vật liệu có các lỗ siêu nhỏ số lượng lớn, liên kết với nhau, có tính thông khí nhất định.
    Ngược lại, vật liệu cách âm lại đòi hỏi giảm năng lượng âm thanh xuyên qua và ngăn chặn sự truyền âm. Vật liệu cách âm phải chắc, tỉ trọng cao. Ví dụ như tấm thép, gang, gạch ngói, kính. Yêu cầu với vật liệu cách âm là vật liệu chắc chắn không có lỗ, có trọng lượng lớn.

    Kết cấu tường tiêu âm với bề mặt gỗ tiêu âm Remak Slot
    Làm sao để kết hợp giữa vật liệu cách âm và vật liệu hút âm?
    Bản chất giữa 2 loại vật liệu này khác nhau, nhưng trong các công trình thông thường chúng đều được sử dụng kết hợp, cùng nhau phát huy hiệu quả chống tạp âm.
    Ví dụ: Trong phòng cách âm: Để tránh ảnh hưởng tạp âm cao tần với hàng xóm, thông thường phải gia tăng khoảng cách giữa 2 vách tường cách âm. Lúc này nếu xử lí hút âm ở trần vách có thể giảm được rất nhiều tạp âm. Mái cách âm: Sử dụng tấm trang trí tiêu âm dạng tấm, bên trong mái lót vật liệu hút âm, làm cho lượng cách âm của mái tăng lên rất nhiều.

    Phương pháp giải quyết tạp âm môi trường
    a) Vấn đề 1: Đối thoại mất sức, nghe không rõ: Ở quán ăn, quán cà phê, những đại điểm đông người và có diện tích lớn, dù 2 người ngồi cùng bàn thì khó nghe rõ lời nhau nói. Ai cũng thấy rằng bàn bên cạnh rất ồn, nên càng cố nói to để người đối diện có thể nghe rõ hơn. Như vậy, quán mất đi cảm giác tao nhã, khách hàng ngồi lâu sẽ nhức đầu đau họng.
    Phương pháp giải quyết: Sử dụng thêm vật liệu hút âm, giảm thiểu tiếng ồn và tạp âm.
    b) Vấn đề 2: Môi trường nhiều tạp âm, gọi điện hay nói chuyện đều không nghe thấy: Địa điểm thường gặp là đường sắt, tàu điện ngầm hoặc bến xe. Những âm thanh thường xuyên này làm tổn thương đến thính giác của nhân công.
    Phương pháp giải quyết: Trong quá trình xây dựng cần sử dụng thích hợp vật liệu tiêu âm, ví dụ như những nơi có diện tích lớn như tường, trần. Bởi vì diện tích của những nơi này quá lớn nên có thể sử dụng vật liệu hút âm giá thành vừa phải. Nếu trong những bước đầu thiết kế có tính đến vấn đề này thì chi phí sẽ thấp hơn sửa chữa rất nhiều.
    c) Vấn đề 3: Hồi âm quá lớn: Ở những địa điểm hào hoa như đại sảnh, sảnh đường, phòng làm việc, trung tâm thương mại, trung tâm thể thao… thường gặp vấn đề với hồi âm.
    Phương pháp giải quyết: Sử dụng vật liệu hút âm trên diện tích lớn, như tường , trần, mặt phẳng
    d) Vấn đề 4: Tạp âm ngoại thất quá lớn, ảnh hưởng đối thoại trong phòng: Tạp âm bên ngoài như tiếng xe cộ, tiếng thi công, tiếng hệ thống thông gió ở tầng trên cùng…
    Phương pháp giải quyết: Sử dụng vừa phải vật liệu hút âm. Chú ý đến những nguồn dẫn đến tạp âm như tường ngăn, cửa cửa sổ, đường ống để sử dụng các loại vật liệu cách âm khác nhau (cách âm, giảm chấn, phun sơn).
    • Weblinks
    • Tuyển dụng
    Trong quá trình tiến hành thiết kế, vì hiểu biết về nguyên lí hút âm của vật liệu hút âm không đầy đủ nên thường xảy ra những sai sót trong một bộ phận của thiết kế, cũng có một phần là của vấn đế thi công tại hiện trường. Những lỗi thường gặp gồm có:
    1) Cho rằng bề mặt lồi lõm không bằng phẳng có tác dụng hút âm tốt:
    Có một số nhà hát, phòng họp hay phòng hát xây dựng thời kì đầu sử dụng phương thức trang trí bề mặt tường bằng xi măng xử lí tạo ráp sơn sần, cho rằng phương pháp này có tác dụng hút âm. Hút âm thông qua hai phương thức chủ yếu, đa lỗ hút âm và cộng chấn hút âm. Đa lỗ hút âm yêu cầu bên trong vật liệu có các lỗ liên thông (như bông thủy tinh, bông khoáng), cộng chấn hút âm cần vật liệu hút âm có khoang rỗng (gỗ tiêu âm, len gỗ);
    như vậy có thể thấy bề mặt xi măng xử lí tạo ráp vừa không có lỗ vừa không có khoang rỗng, về cơ bản không có tác dụng hút âm.

    2) Cho rằng chỉ cần là vật liệu phủ bề mặt mềm thì có tác dụng hút âm ưu việt
    Đa phần các công trình sử dụng kết cấu vách tiêu âm (kết cấu lõi đặc hoặc kết cấu nhiều lớp) bên ngoài phủ thêm lớp vật liệu phủ mềm dày 2-3mm như nỉ, vải. Phương pháp này vừa thi công đơn giản, hiệu quả trang trí lại tốt nên được nhiều người ưa dùng. Nhưng nếu cho rằng chỉ cần có bề mặt vật liệu phủ mềm là có thể hút âm thì đó là một sai lầm. Trên thực tế, vật liệu phủ mềm được xếp vào dạng vật liệu đa lỗ, có khả năng hút âm, nhưng tính năng hút âm của vật liệu dạng đa lỗ có quan hệ mật thiết với độ dày của vật liệu. Nếu vật liệu quá mỏng thì không thể đạt được hiệu quả tiêu âm. Thông thường để đạt được hiệu quả hút âm lí tưởng, độ dày của vật liệu hút âm phải trên 10mm. Ngoài ra còn có thể thiết kế thêm khoang rỗng đằng sau vật liệu hút âm đa lỗ, gia cường kết cấu hút âm. Cụ thể như sau: Trong quá trình thi công vách tiêu âm, giữa các lớp cách nhau khoảng 30mm, vật liệu tiêu âm không cần quá dày (tầm 5 đến 9mm là được), đục lỗ hoặc tạo khoảng trống ở mật độ nhất định. Nếu muốn gia tăng tác dụng hút âm thấp tần, có thể dựa trên phần 5 bài viết này để xác định tần xuất đục lỗ; nếu muốn gia tăng tác dụng hút âm trung tần, thì cần đục lỗ rộng hơn, tần suất đục lỗ trên 30%, đường kính lỗ trên 20mm. Phương pháp này trên cơ sở không thay đổi hiệu quả trang trí mà lại có thể gia tăng hiệu quả hút âm.
    3) Cho rằng chỉ cần đặt vật liệu hút âm là có thể đạt được hiệu quả hút âm.
    Một số công trình thiết kế vật liệu hút âm đằng sau tấm tường hoặc tấm thạch cao, như thế thì vật liệu hút âm gần như vô tác dụng. Bởi vì điều kiện đầu tiên để hút âm là sóng âm phải đi vào trong vật liệu, mà kết cấu kể trên thì chỉ khiến sóng âm dội vào bề mặt tường và phản xạ trả lại, không có cách nào đi đến bên trong vật liệu hút âm. Nếu như vật liệu rắn ở đằng trước tương đối mỏng, khoảng cách bề rộng từ tường tới bề mặt hoàn thiện rộng, có thể làm kết cấu hút âm tấm mỏng. Lúc này có thể lắp đặt vật liệu tiêu âm đa lỗ trong khoang rỗng, nhưng lúc này vật liệu hút âm đa lỗ chỉ có thể đạt được tính chất hỗ trợ hút âm, hiệu quả hút âm không thể sánh với việc vật liệu lộ trực tiếp ra ngoài.
    4) Thi công làm hỏng tính thông âm của bề mặt vật liệu hoặc vật liệu hút âm đa lỗ
    Như đã nói trên, để đảm bảo tính hút âm của vật liệu hút âm đa lỗ thì phải đạt được điều kiện tiên quyết là bề mặt có tính năng thông âm tốt. Nhưng trong quá trình thi công người nhân công không hiểu được những yêu cầu của thanh học mà dung những phương pháp thi công sai, phá hỏng hiệu quả hút âm, những lỗi thường gặp gồm có:
    4.1. Phun sơn hoặc sơn xì lên bề mặt vật liệu hút âm đa lỗ:
    Thường gặp nhất là với vật liệu tiêu âm đa lỗ như mút xốp, nỉ hoặc bông ép, với mục đích làm đẹp và tránh bụi bẩn bám trên bề mặt mọi người thường phun sơn lên bề mặt vật liệu. Cách làm này đồng nghĩa với việc bít các lỗ thông âm, âm thanh không thể đi vào bên trong vật liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất hút âm. Phương pháp đúng đắn là trong quá trình lắp đặt cần hết sức duy trì độ sạch bề mặt vật liệu, không xử lí phun sơn sau lắp đặt.
    4.2. Phá hỏng bề mặt thông âm của lớp che, trang trí bên ngoài vật liệu hút âm
    Trên thực tế vật liệu hút âm đa lỗ sau khi thi công nên được phủ bởi bề mặt thông âm. Các loại bề mặt che phủ trang trí điển hình gồm có nỉ, vải không dệt, bên ngoài có thể lắp đặt gỗ tiêu âm dạng soi rãnh hoặc đục lỗ. Có trường hợp lúc thi công lấy keo dính phết lên bề mặt vải sợi thủy tinh, vải không dệt để dán chặt vào gỗ tiêu âm. Có lúc lại lắp đặt xong lại phun sơn lên bề mặt gỗ tiêu âm. Cách làm này phá hỏng tính năng thông âm, âm thanh không thể tiếp xúc với vật liệu hút âm. Phương pháp đúng là phết keo tại từng điểm của bề mặt vải sợi thủy tinh, vải không dệt, không được phết keo toàn bề mặt. Gỗ tiêu âm cũng cần được phun sơn sẵn từ trước, duy trì bề mặt thông âm.
    5) Cho rằng cứ sử dụng tấm dạng lỗ thì sẽ có tính năng hút âm thấp tần
    Tấm dạng đục lỗ muốn cộng chấn và hút âm cần đạt đủ 2 điều kiện sau: 1 là bề mặt đạt tần suất đục lỗ nhất định, 2 là đằng sau tấm cần có khoang rỗng, thiếu 1 trong 2 đều không được. Ngoài ra, tấm dạng đục lỗ muốn lấy chức năng hút âm thấp tần làm chính thì tần suất đục lỗ không được quá cao, thường thì không nên trên 8%, tần suất đục lỗ cao thường thường dùng cho trang trí bề mặt thông âm, khả năng cộng chấn hút âm thấp tần tương đối yếu.
    • Weblinks
    • Tuyển dụng
    • Lắp đặt sửa chữa điện, điện lạnh
    Từ nhiều năm trước, mọi người đã nhận thấy trong đại sảnh, hội trường có dội âm giống như trong thung lũng. 2000 năm trước đã có người chú ý rằng trồng cỏ trong sân biểu diễn ca nhạc có ảnh hưởng đến âm thanh, ở Trung Quốc người ta lại đặt liễn sứ dưới sân biểu diễn để tăng khả năng cộng hưởng. Trên thực tế nó đều có liên quan đến ảnh hưởng của dội âm đến âm thanh trực tiếp. Dội âm nghĩa là âm thanh va vào tường, trần, sàn phản xạ nhiều lần, cường âm dần dần bị hạ xuống truyền đến tai người nghe. Nếu như dội âm tương đối mạnh, thời gian giao động dài sẽ làm nghe không rõ, nhưng nếu như không có dội âm thì âm thanh trở nên “khô”, không hay. Dội âm là chỉ số vật lí đầu tiên quyết định chất lượng âm thanh đại sảnh.
    Nếu như dùng cùng 1 loại vật liệu tiêu âm, phòng rộng thì âm thanh dội dài, phòng nhỏ thì âm thanh dội ngắn. Nếu như phòng có kích cỡ giống nhau, vật liệu tiêu âm càng ít thì âm thanh dội dài. Các loại phòng không giống nhau, mục đích sử dụng khác nhau, cho nên thời gian dội âm tốt nhất cũng không đồng nhất.

    Thực nghiệm cho thấy, thời gian dội âm tốt nhất cho phòng nhỏ là 1.06 giây, diện tích phòng tăng thì thời gian dội âm tốt nhất tăng, đến 100.000m2 thì thời gian dội âm tốt nhất là 2.4 giây.
    Mục đích biểu diễn khác nhau, thời gian dội âm tốt nhất khác nhau. Đối với các phòng họp báo hay phòng hội thảo yêu cầu dội âm không quá dài để âm thanh rõ ràng dễ nghe. Biểu diễn âm nhạc thì yêu cầu càng phong phú, nhạc không lời, nhạc thính phòng tiết thường có tấu nhanh và rõ rệt, thời gian dội âm phải ngắn mới có cảm giác tiết tấu rõ rệt; nhạc giáo đường, nhạc gió, tiếng nhạc dài, thời gian dội âm dài mới làm tăng cảm giác hùng vĩ.
    Quan hệ giữa thời gian tự tương quan giữa các loại âm thanh và thời gian dội âm tốt nhất:

    Thời gian dội âm rất quan trọng, ngoài ra còn có các nguyên tố khác ảnh hưởng đến âm thanh như âm thanh trực tiếp, âm thanh phản xạ. Qua thực nghiệm, âm thanh gốc và âm thanh dội gặp nhau trong vòng 50 mili giây thì sẽ không cảm thấy dội âm mà chỉ thấy âm lượng lớn hơn; nếu như thời gian dài hơn thì sẽ nghe thấy dội âm. Kết quả này được gọi là hiệu ứng Haas. Trong quá trình thiết kế đại sảnh, cần tính toán để âm thanh trực tiếp và âm thanh dội gặp nhau trong vòng 50mili giây, nghĩa là đường đi của âm thanh trực tiếp và âm thanh dội không quá 17m.
    Làm thế nào để thiết kế 1 phòng đại sảnh chất lượng âm thanh tốt
    Đa phần đại sảnh của các trung tâm hoạt động được thiết kế đa công năng, tính ứng dụng lớn; vừa có thể biểu diễn âm nhạc, kịch nghệ, vừa có thể làm báo cáo, ghế ở giữa có thể di dời, tổ chức lễ hội hoặc tiệc mừng. Việc thiết kế đa công năng này được dựa trên nghiên cứu về mục đích sử dụng, có áp dụng những vật liệu tiêu âm di động, như rèm bạt, từ đó thay đổi thời gian giao động song âm, thích hợp với những mục đích sử dụng khác nhau.

    Sân vận động thường có diện tích lớn, chỗ ngồi ít, vì thế thời gian giao động âm thanh dài. Mọi người thường hay sử dụng sân vân động cho các mục đích khác như biểu diễn ca nhạc, hoạt động quy mô lớn,v.v., nhưng chất lượng âm thanh thường không đảm bảo. Thêm vào đó nếu thiết kế hệ thống loa không phù hợp sẽ tạo thành nhiều lớp thanh trùng lặp, làm âm thanh trở nên khó nghe rõ. Hệ thống điện thanh tốt nhất nên tập trung, sử dụng 1 hoặc 2 loa, càng gần nguồn âm càng tốt. Vị trí của loa cần lựa chọn kĩ càng để người nghe có thể nghe thấy. Cần chú ý kiểm tra không để bề mặt tường hoặc trần trơn, tránh âm thanh dội nhiều lần.
    Thay vì sử dụng sân vận động quá lớn hoặc đại sảnh có hình dạng không phù hợp, có thể sử dụng đại sảnh diện tích nhỏ, lắp đặt thêm các sản phẩm tiêu âm có thể tạo nên môi trường âm thanh lí tưởng. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng thuận tiện, đơn giản, có thể biến đổi nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu biểu diễn khác nhau.
    Hoạt động kiểm soát âm thanh nguyên bản có thể phân làm 3 loại, Thanh trường hợp thành, Thanh trường hỗ trợ, Thanh trường hiệu quả. Thanh trường hợp thành nghĩa là xử lí tiêu âm hoặc hút âm trong một căn phòng, tạo thành thanh trường tùy thích. Thanh trường hỗ trợ nghĩa là dựa trên tiêu chuẩn âm thanh của căn phòng tiến hành khống chế cảm giác mạnh, cảm giác dội, cảm giác không gian trên phương diện âm thanh. Thanh trường hiệu quả hệ thống lợi dụng hệ thống điện thanh để khống chế thanh trường và hiệu quả không gian.

    Vật liệu hút âm
    Vật liệu dạng lỗ: Cơ chế hút âm của vật liệu dạng lỗ là: Âm thanh đi vào những lỗ không khí nhỏ hẹp bị ma sát và tổn thất, đồng thời các sợi tơ ( fiber) trong vật liệu thu nhận những rung động, chuyển hóa thanh năng thành nhiệt năng. Quần áo biểu diễn, rèm cửa sổ, rèm che sân khấu, đệm ghế, thảm nhà đều là những vật liệu hút âm dạng lỗ. Ngoài ra còn có những vật liệu chuyên dụng dành cho kiến trúc xây dựng như: Sợi thủy tinh, bông khoáng, xỉ len (slag wool), tấm gỗ dăm Oriented strand board (OSB), tấm gỗ sợi, cao su lưu hóa, cao su non… Tính chất hút âm của vật liệu dạng lỗ là hút âm cao tần tốt, âm thấp tần kém.
    Đối với vật liệu hút âm dạng lỗ chất liệu gỗ thì rãnh và lỗ càng nhỏ, càng mau thì khả năng hút âm càng tốt. Do vậy tùy theo mục đích sử dụng có thể chọn loại sản phẩm có độ rộng trường rãnh hay độ rộng lỗ khác nhau cho phù hợp.
    Một số công trình tiêu biểu sử dụng vật liệu tiêu âm
    - Tòa nhà Quốc hội Bonn - Đức
    Tòa nhà quốc hội tại Bonn, Đức thiết kế hình mái vòm, trần nhà tạo thành hình vòm cong để mọi người có thể quan sát tình hình hội nghị, tường xung quanh được làm bởi kính dày, là lớp phản xạ âm cực mạnh. Bởi vậy ngay từ ngày đầu sử dụng, người dẫn chương trình vừa cất lời đã tạo ra tiếng dội cực mạnh, làm cho hệ thống điện bị nút chặt và không thể hoạt động. Như vậy cần phải xử lí gia tăng vật liệu hút âm, nhưng câu hỏi khó được đặt ra là: Nếu vật liệu hút âm không trong suốt, thì làm sao người ở bên ngoài có thể quan sát tình hình hội nghị được. Nhiều phương án đề ra đã bị phủ định, cuối cùng thu nạp phương án của viện sĩ Dahyou Maa thuộc Viện nghiên cứu thanh học - Học viện khoa học công nghệ Trung Quốc với sản phẩm tấm hút âm lỗ xuyên nhỏ thiết kế trong suốt. Cũng nhờ nó mà viện sĩ Dahyou Maa đạt được huy chương FHG và giải thưởng vật liệu hút âm không sợi ALFA.

    Hình ảnh tòa nhà Quốc hội Đức - Bonn
    b)Thiết kế cải tạo trong Đại lễ đường Vạn nhân - Hội trường Nhân dân Trung Quốc
    Từ diện tích và sức chứa của Đại lễ đường mà nói, có thể coi là đứng đầu thế giới. Không chỉ sức chứa lớn mà hình dạng cũng ở dạng bầu dục, mái vòm cong, thiết kế này kiến âm thanh giao động tương đối dài, âm thanh dội nghiêm trọng, tiếng nói bị trầm hóa.
    Các nhà lãnh đạo trung ương Trung Quốc đã có chỉ thị trong việc cải tạo âm thanh trong đại lễ đường: “Cải tạo phải giữ nguyên diện mạo kiến trúc ban đầu. Đối với yêu cầu phòng cháy: vật liệu bề mặt thuộc kim loại; bề mặt kết cấu hút âm được đục lỗ và có tần suất đục lỗ đồng nhất; vật liệu lót trong đạt tiêu chuẩn chống cháy cấp 1."
    Công năng chủ yếu của đại lễ đường là tổ chức hội nghị, ngoài ra còn có biểu diễn ca nhạc, thuộc dạng đa công năng. Dựa trên kết quả kiểm nghiệm âm thanh, đồng thời suy xét đến sức chứa 3000 người, làm sao để đảm bảo âm thanh rõ ràng, thời gian giao động âm thanh ngắn, cần phải tăng tần suất giao động âm thanh thấp tần lên 1.0~1.2 lần, âm thanh cao tần lên 0.9~1.0 lần. Sau cải tạo, kết quả rất rõ rệt, hiệu quả âm thanh đạt được yêu cầu của chủ thầu, thời gian giao động âm thanh phù hợp (giao động toàn hội trường là 1.4 giây) và được sự đánh giá cao của nhiều chuyên gia.

    Hình ảnh Đại lễ đường Vạn nhân
    Nhiều năm gần đây, quán karaoke, bar mọc lên ngày càng nhiều giữa khu dân cư đông đúc. Mà thời gian hoạt động náo nhiệt nhất lại chính vào giờ đêm, giờ mà người dân xung quanh đang nghỉ ngơi. Từ thiết kế ban đầu của bar, karaoke mà nói, đa phần kiến trúc sư thiếu kĩ thuật khống chế tạp âm tạo nên sự mệt mỏi và phiền phức cho cư dân bên cạnh. Tình trạng này kéo dài tạo nên mâu thuẫn, kiện tụng không đáng có, gây ảnh hưởng cho người kinh doanh quán bar,karaoke và người dân. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm tiêu âm, cách âm tiến hành khống chế tạp âm, trong quá trình thực tiễn đạt được những kinh nghiệm quý giá, hi vọng có thể cung cấp những thông tin có ích cho kiến trúc sư cũng như bạn đọc chuẩn bị xây dựng quán karaoke,bar.

    ________________________________________

    Đặc tính nguồn thanh:
    Nhạc sàn thông thường sử dụng âm thanh loa trầm công suất thấp, âm lượng trong khoảng 100~125dB(A), còn âm đoạn trung thấp tần, bước song rung động giữa hai hạt tương đối dài, khả năng đi xuyên mạnh, khoảng cách truyền âm xa, hệ số tiêu hao thấp, thông thường có thể xuyên qua bề mặt tường đi vào kết cấu gang thép, từ đó truyền lên đỉnh tòa nhà, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân cư xung quanh.
    Khống chế và xử lí nguồn thanh:
    Như đã nói trên, khống chế tạp âm không đơn giản, thứ nhất là vì khả năng xuyên suốt của âm thấp tần mạnh, thiết kế kiến trúc thông thường khó đạt được độ dày tường chống tạp âm tiêu chuẩn. Thứ hai là phòng hát, quán bar có 6 mặt, phạm vi cần khống chế lớn, nếu như ở mỗi mặt lắp đặt sản phẩm giảm chấn, giảm bass thì có thể thấy chi phí rất cao và cũng lại không nên làm vì quán bar, vũ trường mà không có sự rung động bass thì sẽ mất đi số lượng lớn khách hàng.

    Những phương pháp khống chế tạp âm gồm có
    I) Loại trừ chấn động âm thấp tần:
    Bar disco thường có nhiều loa, mỗi chiếc loa là mỗi nguồn thanh, sóng thanh cầu. Sóng thanh có thể được truyền phát ra tứ phía bởi mái dầm, cột nhà, bề mặt tường, hệ thống nước ngầm, cửa, cửa sổ, cửa thông gió. Thông thường, nếu như bar có kết cấu một tầng, khoảng cách liên kết giữa 4 mặt tường và nhà dân không quá gần, thì chỉ cần không chế sự xuyên suốt của sóng âm ở một số điểm chính: bề mặt tường, cửa, cửa sổ, cửa thông gió. Nếu bar có kết cấu nhiều tầng, liên kết trực tiếp với nhà dân, việc xử lí tương đối khó, trọng tâm xử lí ở truyền thanh thấp tần. Từ điểm này, nhất thiết phải lắp đặt hệ thống giảm chấn cách âm thì mới có thể đạt được yêu cầu thiết kế.
    - Lắp đặt máy giảm chấn cho loa: Loa quán bar thường được đặt trên mặt đất hoặc treo ở 4 cạnh dầm ngang. Khi hoạt động, âm thanh va đập vào sàn nhà, cột trụ hoặc trần nhà, tạo ra dội âm. Do vậy cần phải lắp đặt hệ thống giảm chấn sàn nhà, cách biệt chấn động nguồn thanh và kiến trúc.
    - Tiêu âm ở cột trụ và bề mặt tầng: Sóng âm thanh tạo ra chấn động năng lượng lớn trong không khí, từng lớp từng lớp va vào bề mặt tường cột trụ, trong đó âm thấp tần lọt qua bề mặt tường xi măng, trực tiếp đi đến kết cấu cốt thép, lập tức truyền đến nhà dân bên cạnh. Bởi vậy, cần lắp đặt thêm lớp sản phẩm tiêu âm có tính đàn hồi trong cột trụ chính và bề mặt tầng, từ đó giảm thiểu chấn động của sóng âm năng lượng lớn đối với kết cấu cốt thép.
    - Tiêu âm ở hệ thống ống nước: Tòa nhà cao tầng thường có hệ thống ống nước tập trung ở tầng dưới cùng, song âm quán bar có thể thông qua hệ thống đường ống nước phát tán đến nhà dân, dân cư có thể tự bao bọc bông thủy tinh bên ngoài đường ống nước, giảm thiêu tạp âm.
    II) Giảm thiểu sóng âm lọt ra ngoài
    - Cửa ra vào: Thực tế quán bar chỉ thiết kế một cửa, bất kể khả năng cách âm của cửa chính có tốt đến thế nào, chỉ cần khách mở cửa bước vào thì sóng âm lập tực lọt ra ngoài. Có thể lắp đặt thêm 1 cửa phụ cách cửa chính dưới 1.5m, đóng cửa chính vào trước khi mở cửa phụ, sóng âm không lọt được ra ngoài.
    - Khe cửa, khung cửa: Khe cửa khung cửa là kẽ hở cho âm thanh lọt ra ngoài, vì vậy ở những vị trí này cần dán keo nhựa tạo nên căn phòng khép kín.
    - Lỗ thông gió: Lắp đặt hệ thống tiêu âm ở lỗ thông gió
    - Gia tăng diện tích vải nỉ hút âm. Sôfa, ghế có thể sử dụng vải nỉ, có tác dụng hút âm. Bề mặt tường dùng tấm vải nỉ hoặc gỗ tiêu âm; đồng thời điều chỉnh âm lượng vừa phải để giảm thiểu âm chấn và âm dội tạo nên tổn thương thính giác khách hàng.

    III) Ngăn tầng và cột trụ ở quán Bar, Karaoke
    Quán Bar, Karaoke thông thường được xây thành nhiều tầng, để tranh thủ không gian nên số lượng và thể tích của các cột trụ tương đối nhỏ, làm bằng kết cấu sắt thép. Đây là nhân tố gia tăng rõ rệt sự truyền chấn động sóng âm: kết cấu sắt thép truyền âm nhanh, mật độ ngăn tầng lớn, kết cấu ngăn tầng và bề mặt tường và cột trụ liên kết mật độ lớn, trực tiếp dẫn đến đẩy nhanh tốc độ của chấn động song, truyền qua mọi bề mặt tường đến các tầng trên. Như vậy, thiết kế ngăn tầng quán Bar, Karaoke cần chú ý khoảng cách giảm chấn giữa kết cấu thép và bề mặt tường, giữa tầng ngăn lắp đặt vật liệu có tính đàn hồi giảm chấn.

    IV) Nghiên cứu hiệu quả xử lí
    Những phương pháp kể trên dành cho các loại quán bar, quán karaoke nói chung, giá thành không quá cao, đạt tiêu chuẩn an toàn môi trường âm thanh. Vấn đề chủ yếu hiện nay là: tại Việt Nam rất nhiều nhà thiết kế trong quá trình thiết kế đã coi nhẹ vấn đề xử lí âm thanh hoặc người có kiến thức sâu rộng về âm học kiến trúc không nhiều, dẫn đến xây dựng xong mới cảm thấy cần phải sửa đổi; việc xử lí sau không tránh khỏi làm hỏng một số bề mặt hoàn thiện trang trí hoặc ảnh hưởng đến phong cách thiết kế tòa nhà. Nếu đặt vấn đề xử lí âm thanh làm đầu, thì cả dân cư xung quanh lẫn chủ thầu, nhà đầu tư quán bar, karaoke đều được lợi.
    Ngoài ra, ngay cả khi thiết kế quán bar, karaoke phù hợp tiêu chuẩn môi trường cũng nên loại trừ hoàn toàn ảnh hưởng chấn động âm thấp tần. Đối với những người có thính giác tương đối mẫn cảm, tạp âm trong phòng dưới 40bD(A) cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và học tập. Bởi vậy quán bar, karaoke không nên đặt trong nhà cao tầng hay dưới nhà chung cư, từ đó tránh tuyệt đối việc ảnh hưởng đến dân cư xung quanh..
    Bài viết này tôi xin được tổng hợp và phân tích một số trường hợp mà thực tế tôi đã gặp khi tiếp xúc với khách hàng, mong sẽ đem lại cho các bạn các kinh nghiệm và kiến thức bổ ích khi xử lý âm thanh cho bar, phòng xem phim, quán dj hay karaoke.
    Trường hợp vũ trường bị truyền kết cấu: mới đây tôi có được một khách hàng ở Sương Nguyệt Ánh gọi nhờ tư vấn cách âm các phòng ngủ. Khi tiếp xúc tôi được biết, ngay bên cạnh nhà khách hàng là vũ trường. Vũ Trường này (mặt bằng có sẵn) đã được thi công trong 2,5 năm, cứ làm rồi đập bỏ xây lại và hiện tại mới khai trương.
    Tuy nhiên, ngay đêm khai trương đã phát hiện hàng xóm xung quanh bị ảnh hưởng bởi âm thanh từ vũ trường đến nỗi không thể ngủ. Sau khi phân tích các biện pháp thi công của vũ trường đó tôi nhận ra có các sai lầm lớn nhất như sau:
    - Sử dụng vật tư không phù hợp: ví dụ cao su lẽ ra phải sài cao su chống rung dành riêng cho chống rung âm thanh, nhưng lại sử dụng loại cao su tấm không ro nguồn gốc và tác dụng.
    - Sắp xếp vật tư các âm, tiêu âm, hấp thụ âm không đúng trình tự nên giảm hiệu quả của vật tư.
    - Kỹ thuật xây dựng bức tường sau khi lắp đặt các vật tư không đúng để hỗ trợ tiêu âm.
    - Các cột, đà không được cách âm nhằm chống truyền kết cấu mà chỉ chú tâm tới tường/ trần.
    - Hệ thống ống thông gió, hệ thống điện lạnh lắp đặt không đúng phương pháp nên âm bị truyền qua các hệ thống này.
    - Cuối cùng các vị trí để bass không được chống truyền kết cấu.
    Tất cả những sai lầm trên dẫn đến vũ trường vẫn bị lọt âm thanh đường không khí và lọt qua kết cấu (sàn/ tường/ trần) và truyền qua hàng xóm.
    Trường hợp quán karaoke bị dội âm, trường hợp này tôi gặp khá nhiều ngay cả khi đi hát karaoke ở một số quán.
    Xin phân tích 01 trường hợp cụ thể trước mà tôi đã gặp ở quận 8. Lần đó tôi được gọi đến với yêu cầu làm cửa cách âm cho quán vì quán đã xây dựng và trang trí xong hoàn toàn với hơn 10 phòng karaoke. Sau khi vào khảo sát và đo thông số của cửa tôi hỏi đơn vị thi công để biết đối thủ. Gia chủ nói tự làm và gồm 04 lớp: tường hiện hữu, cao su chống rung, bông thủy tinh tráng bạc và tấm 3D sau đó là sơn gait rang trí. Sauk hi nghe xong các vật tư và thứ tự lắp đặt tôi tuyên bố với gia chủ là phòng hát sẽ bị dội âm và khi hát âm trước sẽ đè âm sau và hậu quả là hát sẽ rất khó nghe. Chủ nhà đồng ý ngay vì ngay lúc này chúng tôi đang nói chuyện cũng cảm thấy âm bị dội. Vậy nguyên nhân là do đâu? Xin thưa là do 02 vật tư nằm phía ngoài cũng đề có tác dụng dội âm đó là tấm 3D và bông thủy tinh tráng bạc. Nhiều người nghĩ rằng phun gai trang trí có thể tiêu âm/ hoặc hạn chế tán âm; nhưng sự thật không phải vậy, gai chỉ có tác dụng điều hướng âm thanh ra nhiều hướng khác nhau, tăng diện tích tiếp xúc của sóng âm nhằm giảm nhanh năng lượng của âm. Vậy âm vẫn bị dội dù phun gai và sẽ dội theo nhiều hướng khác nhau.
    Các trường hợp khác bị dội âm mà tôi đã gặp khi đi hát karaoke thường cùng chung một nguyên nhân là chỉ có các lớp cách âm mà không có biện pháp tiêu âm đi kèm. Nguyên tắc cách âm của các vật liệu cách âm là chặn sóng âm không cho sóng vượt qua, vì thế khi gặp các vật liệu này âm thanh phải quay trở lại không gian cũ. Các chủ đầu tư thường bỏ qua chi tiết này dẫn tới phòng bị vang, phòng càng rộng sự vang âm càng rõ hơn còn phòng bé có thể không cảm nhận được sự vang nhưng lại cảm thấy chói tai khi bật nhạc lên
    Nếu muốn cách âm bằng cách tạo khoảng trống giữa 2 bức tường như bạn lovelife nói trên thì với điều kiện khoảng trống đó phải thật kín, hút hết không khí ra để tạo ra môi trường chân không (theo khoa học thì âm thanh không thể truyền đi trong môi trường chân không). Muốn làm điều này bạn phải xây dựng 2 lớp tường bằng kính chịu lực, khoảng trống giữa 2 bức tường khoảng 20-40 cm, bắn keo dán kính dọc mép khung để không khí không lọt vào sau đó dùng máy hút chân không hút sạch không khí giữa khoảng trống này ra. Chắc bạn cũng biết cách làm này là rất tốn kém, khó làm và ít có nhà thầu nào có đủ năng lực để làm hoàn thiện được, trừ những công trình lớn, quan trọng của quốc gia như phòng thí nghiệm vật lý nguyên tử...
    Có một cách khác dễ làm và kinh tế hơn, có thể đem đến hiệu quả cách âm, tiêu âm từ 90-95% đó là dùng các loại vật liệu tiêu âm ghép sát với nhau tạo thành nhiều lớp, âm thanh sẽ bị triệt tiêu dần qua từng lớp. Công ty TNHH Cách âm Cách nhiệt Phương Nam là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp và Thi công cách âm-cách nhiệt cho các công trình nhà xưởng, Karaoke, vũ trường, quán bar...
    Với hơn mười năm hoạt động trong lĩnh vực Cách âm - Cách nhiệt, Công ty chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong thi công để đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất cho mọi công trình của quý khách hàng. Cty Phương Nam xin giới thiệu sơ lược về cách thức thi công cách âm như sau

    - Đối với thi công vách cách âm: Dùng kết hợp các loại vật liệu Mút đen tiêu âm chống rung, Tấm tiêu âm XPS, Bông khoáng cách âm or dùng 2 lớp bông thuỷ tinh (theo hình vẽ) cho ép chặt vào nhau, bên ngoài làm khung xương tường thạch cao bọc lại. Đối với phòng thu có thể dùng thêm 1 lớp Mút hột gà gắn vào tường thạch cao bằng đinh nhôm.
    - Đối với thi công trần cách âm và Cách âm sàn cách thức thi công cũng tương tự (Theo bảng vẽ cách âm
    Quý khách vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn
    Cách âm cho phòng xem phim tại gia
    Nếu khéo tay và quan tâm đúng mức, bạn có thể tự xây dựng một phòng cách âm tiêu chuẩn cho nhu cầu giải trí của mình.
    Muốn dựng một phòng cách âm thực thụ, trước hết phải biết âm thanh lọt ra ngoài theo những phương thức nào, từ đó mới có đối sách đầu tư phù hợp. Và cho dù bạn có phòng dành riêng cho hệ thống âm thanh rạp hát hay chỉ có một phòng dùng cho đa mục đích, vẫn luôn có nhiều cách thức nâng cấp cho bạn lựa chọn, từ rẻ và đơn giản đến phức tạp và xa xỉ.
     
  9. zizo

    zizo Advanced Member

    Joined:
    8/1/10
    Messages:
    340
    Likes Received:
    39
    tt

    Phòng nghe nhìn cần kín để âm thanh không bị lọt ra ngoài và âm thanh ở ngoài không ảnh hưởng tới việc giải trí. Ảnh: Fombag.
    Thông thường, có hai con đường mà âm thanh có thể lọt ra ngoài. Thứ nhất là qua đường không khí. Con đường này thường được nghĩ tới đầu tiên và cũng dễ khắc phục nhất. Các cửa sổ, lỗ thông hơn hay các lỗ bức tường đều là những chỗ mà sóng âm có thể ra ngoài. Giải pháp đơn giản nhất là cần có một vật chắn lại. Với vật chắn này, kích thước không phải là vấn đề, cái chính là khối lượng và tính chất, mật độ của vật liệu chắn đó.
    Con đường thứ hai phức tạp hơn và khó khắc phục hơn là âm lọt ra ngoài qua kết cấu vật liệu căn phòng, như trần hay sàn nhà. Sóng âm đi xuyên qua vách, vì thế, giải pháp đối với hiện tượng này là phải tạo sự cô lập (chia tách) các vách với nhau. Nếu hai vách không chạm vào nhau thì âm thanh sẽ không thể đi qua được. Mặc dù xét về mặt khái niệm thì khá đơn giản, nhưng để khắc phục được hiện tượng này, cần những giải pháp khá phức tạp, nhất là trong trường hợp âm thanh đi qua sàn.
    Để có được một phòng cách âm hoàn hảo phục vụ cho nhu cầu xem phim nghe nhạc tại gia, cần phải khắc phục cả hai hiện tượng âm thanh truyền qua không khí và kết cấu. Những người xây nhà mới với ý đồ có phòng rạp tại gia từ đầu sẽ đơn giản hơn rất nhiều những người sống trọng những căn hộ cố định hay những căn nhà cũ, nơi mà vách, tường hay trần đều khá mỏng trong khi việc xây dựng, cải tạo lại lại khá khó khăn.


    Tường cách âm. Ảnh: Digitaltrends.
    Giải pháp đầu tiên là phải xử lý tường cách âm. Hầu hết mọi người khi xây phòng đều có một kiểu xếp tiêu chuẩn gồm hai lớp tường đá rỗng ở giữa mà một cột gắn hai lớp tường này. Tuy nhiên, đó không phải là giải pháp hoàn hảo. Chỉ với hai lớp và một không gian rỗng nhỏ hẹp ở giữa không cô lập được nhiều âm thanh. Thêm vào đó, việc chỉ sử dụng một cột đơn cho cả hai lớp đồng nghĩa với việc độ rung âm thanh có thể thông qua cột kết cấu này để sang phòng bên.
    Để khắc phục, cần phải áp dụng kỹ thuật xếp cột xen kẽ. Thay vì sử dụng cùng một cột với hai mặt dính vào hai lớp tường, mỗi lớp tường sẽ được áp với cột riêng chỉ ở một mặt. Mặc dù kỹ thuật này khiến cho tường phải rộng hơn, nhưng sẽ cô lập âm thanh tốt hơn, cách âm hiệu quả hơn. Nếu cầu kỳ, muốn có được sự cách âm được tối đa, có thể sẽ cần thêm một số vật liệu chuyên biệt nữa trong việc gắn hay trát các bức tường này.
    Một giải pháp khác là có thể xây kiểu tường di động, nghĩa là có thể tách các tường khỏi khung bằng cách sử dụng hệ thống dịch chuyển giúp nâng khoảng cách giữa hai lớp thêm vài cm nữa nhằm tạo thêm khoảng không giúp cách âm tốt hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia không khuyến khích cách thức này bởi họ cho rằng nó sẽ làm gia tăng các âm cộng hưởng tại một tần số nhất định.
    Sau khi giải quyết xong bài toán tường nhà, cần xem xét tiếp một khoảng không lớn khác, đó là trần nhà. Vấn đề lớn nhất đối với trần nhà là gắn với sàn của phòng phía trên. Nếu không có phòng nào ở trên thì quả là lý tưởng, nhưng nếu như căn phòng nghe nhìn của bạn ở tầng dưới và phòng ngủ lại ngay ở trên thì cần phải đầu tư rất kỹ để âm thanh không thể lọt lên được.
    Có một vài phương pháp giúp cô lập các lớp trần tương tự như đối với tường, như treo thêm một lớp trần giả cách âm hoặc một khung trần di động có thể tách khỏi mặt sàn phía trên khi cần. Dù áp dụng phương pháp gì thì khoảng không cần tạo giữa hai lớp cũng là yếu tố quan trọng nhất. Mặc dù các trần treo thông thường không cách âm được nhiều, nhưng với những phương pháp và vật liệu thích hợp, phương pháp này cũng giúp cải thiện đáng kể độ cách âm (ví như sử dụng vật liệu dày hơn, nặng hơn hay đặc hơn… so với các vật liệu thông thường).
    Sau khi đã cách âm cho tường và trần nhà, vấn đề khó khăn còn lại là sàn nhà. Tương tự như trần và tường, sàn nhà cũng là nơi mà âm thanh có thể đi xuyên sang phòng bên cạnh, nhất là khi phòng nghe nhìn của bạn lại ở trên một phòng khác. Một trong những phương pháp đầu tiên nên nghĩ đến dù rất cổ điển, đó là trải thảm cho sàn.
    Nếu chuyên nghiệp hơn, có thể sử dụng các phương pháp tương tự như với trần hay tường, đó là làm sao để mặt sàn càng tách biệt với mặt nền càng tốt. Bạn có thể làm được điều này bằng việc lắp thêm một dạng sàn treo. Mặt sàn sẽ đứng trên một khung phụ, tạo thêm khoảng không giữa sàn và nền, từ đó cách âm hiệu quả hơn.
    Tuy nhiên, làm một mặt sàn mới không phải là một giải pháp mà ai cũng có thể làm được và cũng không phải địa hình nào cũng làm được, dù cho nó có tạo nên sự khác biệt đến đâu. Nếu không thể thực hiện được, hãy cố gắng tách biệt âm thanh từ loa tới sàn bằng các chân đế. Các chân đế, các tấm cách âm lót nếu được đầu tư đúng mức và với vật liệu chuyên dụng có thể đóng vai trò khá lớn trong việc cách âm.


    Trần nhà giả cách âm. Ảnh: Tin-ceiling.
    Sau khi đã giải quyết cơ bản các không gian lớn, giờ đến lúc nghĩ đến các không gian nhỏ cũng có thể gây lọt âm. Một trong những yếu tố phải xem xét đến đầu tiên là cửa ra vào. Nói chung các cửa ra vào càng vững, càng chắc chắn thì độ cách âm càng cao. Nếu cần, có thể tiến hành nâng cấp hoặc thay thế cửa với những lớp cách âm đặc biệt phủ lên cùng với xử lý các khe hở giữa cửa và khung. Bằng cách này, bạn sẽ có được một phòng cách âm hoàn hảo không thua các studio chuyên nghiệp.
    Một yếu tố phụ khác cũng cần xem xét là các lỗ thông hơi của căn phòng. Vấn đề này giải quyết có phần đơn giản hơn, như chỉ cần lắp thêm vách cản âm phía trước hoặc nếu không cầu kỳ, một tấm xốp cũng có thể giải quyết được vấn đề.
    Nếu chuyên nghiệp hơn, có thể bạn sẽ còn phải chú ý đến các khu vực "tiềm năng" rò rỉ âm khác như hộp kỹ thuật hay hộp điện. Hộp này phải được phủ kín bằng vật liệu cách âm, nhất là đối với những hộp lớn có thể sâu sang cả phòng bên cạnh.
    Cửa sổ cũng là một đối tượng cần xem xét cẩn trọng nếu muốn tỏ ra chuyên nghiệp. Nếu nhà bạn chỉ có cửa sổ kính đơn, hãy nâng cấp lên cửa kính hai lớp chân không. Hãy đầu tư các loại mành hay rèm dày để hỗ trợ thêm việc cách âm. Giải pháp hoàn hảo nhất là nên bố trí phòng giải trí nghe nhìn không có cửa sổ, hoặc nếu cần thiết phải có, hãy đầu tư một tấm cách âm lớn đúng bằng cửa sổ để khi cần có thể che kín lại.
    Có rất nhiều lựa chọn để khắc phục và xây dựng cho mình một phòng cách âm hiệu quả phục vụ cho nhu cầu giải trí rạp tại gia, và nó sẽ thực sự hiệu quả nếu được đầu tư đúng mức. Nếu là một người khéo tay, bạn có thể tự làm tất cả. Nhưng nếu không chắc chắn, hãy tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách đi thuê các công ty chuyên nghiệp.
    Có rất nhiều lựa chọn để khắc phục và xây dựng cho mình một phòng cách âm hiệu quả phục vụ cho nhu cầu giải trí rạp tại gia, và nó sẽ thực sự hiệu quả nếu được đầu tư đúng mức. Nếu là một người khéo tay, bạn có thể tự làm tất cả. Nhưng nếu không chắc chắn, hãy tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách đi thuê các công ty chuyên nghiệp.
    hiết kế tiêu âm cho phòng nghe
    Bức tường sần sùi thường gặp ở nhà hát lớn, phòng karaoke, studio... chính là các tấm tiêu âm có vai trò giảm thiểu hiện tượng dội lại của âm thanh.


    Các tấm fiberglass trên trần và tường được thiết kế để hạn chế sự dội lại của âm thanh.
    Tiêu âm hiệu quả nhất cho các tần số cao và trung là vật liệu sợi kính rắn (fiberglass). Các sản phẩm như Owens-Corning 703 và 705 hoặc tương đương chính là vật liệu tiêu chuẩn cho những nhà thiết kế studio chuyên nghiệp. Ngoài khả năng tiêu âm, chúng còn chống cháy; khi được áp vào tường, chúng trì hoãn sự tỏa nhiệt. Các tấm sợi kính rắn được sản xuất sẵn với kích thước 2 x 4 feet (60 x 120 cm) và độ dày 1 - 4 inch (2,34 - 9,36 cm) và có thể lớn hơn.
    Chú ý rằng chữ "rắn" ở đây không hàm ý chúng rắn chắc như gỗ hay kim loại, nhựa cứng mà chỉ để phân biệt với loại tấm sợi kính mềm khác. Tấm sợi kính rắn cũng được làm như các tấm sợi kính thông thường nhưng được dệt và nén lại để tăng cường mật độ chất liệu. Người sử dụng có thể dùng dao sắc cắt chúng ra dễ dàng để lắp đặt vào tường nhưng chú ý phải đeo găng tay và khẩu trang. Các cạnh được cắt ra cần được bọc vào khung hoặc vải sợi để phân tử thủy tinh không phát tán.
    Đối với tất cả các vật liệu tiêu âm, nguyên tắc chung là càng dày thì càng tiêu âm tần số thấp tốt. Như vậy, tấm sợi kính loại 703 dày 1 inch hấp thu đến tần số 500 Hz. Nếu dày 2 inch, chúng hấp thu tới 250 Hz.
    Cùng độ dày đó, 703 lại có khả năng tiêu âm gấp đôi mút chuyên dùng để xử lý âm học.
    Nhưng ở tần số thấp như 125 Hz, 705-FRK lại tiêu âm tốt hơn 703. FRK là viết tắt cho giấy Foil Reinforced Kraft. Vật liệu này khá giống với giấy để làm túi đựng đồ hoa quả nhưng có lớp kim loại mỏng gắn ở mỗi đầu. Chúng không được sản xuất với mục đích xử lý âm học mà để làm vật liệu ngăn hơi ẩm cho nhà. Tình cờ người ta phát hiện ra nó lại có tác dụng xử lý âm học rất tốt.


    Tiêu âm bằng mút được ưa chuộng vì giá hợp lý.
    Dù các tấm kính sợi rất hiệu quả, chúng thường được bọc bằng một lớp sợi ở mặt ngoài để ngăn các sợi kính bay vào trong không khí. Điều này khiến cho việc thiết kế và lắp đặt chúng trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn. (Trong thực tế, các phân tử sợi thủy tinh không thể bay vào không khí nếu chúng không bị vỡ). Do đó, những người muốn tiết kiệm và an toàn thường dùng mút bọt biển để thay thế. Hiệu quả % của chúng được so sánh ở bảng sau:
    Vật liệu 125 Hz 250 Hz 500 Hz 1000 Hz 2000 Hz 4000 Hz NRC
    Owens-Corning 703 0,17 0,86 1,14 1,07 1,02 0,98 1,00
    Owens-Corning 705-FRK 0,60 0,50 0,63 0,82 0,45 0,34 0,60
    Mút bọt biển 0,11 0,30 0,91 1,05 0,99 1,00 8,80
    Chú ý rằng các tấm mút xử lý âm học là loại được tạo hình ở bề mặt để hấp thụ âm thanh đến từ các góc. Nếu bỏ các phần tạo hình này đi, bạn sẽ làm giảm hiệu quả tiêu âm của chúng ở tần số thấp.


    Bề mặt của tấm tiêu âm này được cắt gọt theo hình kim tự tháp, được gọi nôm na là mút gai.


    Tiêu âm ở phần góc phòng có độ mở lớn hơn.

    Không khó để hiểu tại sao kính sợi 705 lại hấp thụ được nhiều hơn so với mút tạo hình ở tần số thấp. Bên cạnh thực tế là các tấm mút tạo hình chỉ có một nửa đặc hoàn toàn (phần còn lại đã được cắt gọt để tạo hình), một lý do khác là mật độ của chất liệu.
    Theo các dữ liệu thử nghiệm của một số nhà sản xuất, sợi kính rắn và len cứng có mật độ vật chất dày dặc hơn sẽ hấp thụ tần số thấp tốt hơn. Ví dụ, tài liệu của Johns-Manville cho thấy mật độ của mút là chưa tới 2 cân Anh (khoảng 1 kg) mỗi foot khối (0,03 mét khối), trong khi kính sợi 705 là 6 cân Anh mỗi foot khối (3 kg cho 0,03 mét khối).
    Trong các thử nghiệm tại phòng nghe cũng cho thấy các loại sợi kính rắn có mật độ dày hơn sẽ hấp thu thêm 40% ở tần số 125 Hz và thấp hơn so với loại có mật độ thấp. Tuy nhiên, nếu mật độ vật liệu quá cao sẽ khiến tấm tiêu âm phản xạ chứ không hấp thụ và điều này lại không tốt. Do đó, người mua hoặc người muốn tự chế cần tham khảo chỉ tiêu mật độ của các sản phẩm để lắp đặt phù hợp.
    Yếu tố nữa tăng cường việc hấp thụ tần số thấp là khoảng cách đặt chúng giữa tường và trần. Với cùng độ dày và chất liệu, nếu tăng khoảng cách này thì chúng càng hấp thụ tần số thấp tốt hơn. Ví dụ, cùng là vật liệu sợi kính 703 dày 2 inch, khi đặt sát tường thì hiệu quả là 0,17 ở tần số 125 Hz. Nếu đặt cách xa tường 16 inch (37 cm) thì hiệu quả này tăng lên 0,40 (gần gấp 3).
    Dựa theo cách bố trí loa, kích cỡ loa, người ta có thể tính toán đặt các tấm tiêu âm như thế nào cho phù hợp. Thông thường sẽ đặt tiêu âm sau loa, cạnh hông hoa, các mảng tường song song, tường sau lưng người nghe... Trên sàn chắc chắn phải trải thảm để tiêu âm dù là sàn lát gạch men hay ốp gỗ. Nếu đặt ghế ngồi trong phòng nghe, nên dùng sofa đệm dày để tiêu âm.
    Ngoài vật liệu tiêu chuẩn tấm sợi kính, những người tự thiết kế phòng nghe với giá rẻ thường tìm đến lựa chọn tiêu âm bình dân như bông hóa học, xốp, mút, rèm dày, thậm chí... chăn, đệm cũ và gối ôm. Các giải pháp này dựa theo kinh nghiệm của người lắp đặt và cho kết quả cũng khá khả quan.
    Xử lý âm học cho phòng nghe

    Những kỹ năng xử lý âm học giúp âm thanh không làm "điếc tai" hàng xóm mà thể hiện tuyệt nhất cho người nghe thưởng thức ở trong phòng.
    Có 4 mục tiêu chính trong xử lý âm học: Ngăn sóng đứng (standing wave) và nhiễu âm làm ảnh hưởng đến đáp ứng tần số của phòng nghe hoặc phòng thu âm; giảm hiện tượng ù trong phòng nhỏ và giảm thời gian dội âm trong phòng thu/thính phòng lớn; tiêu hoặc tán âm trong phòng để tránh hiện tượng ù, tiếng vọng; tránh cho âm thanh lọt ra ngoài phòng, nghĩa là không gây ảnh hưởng đến hàng xóm và tạp âm bên ngoài không chui vào phòng nghe/phòng thu.


    Các tấm tán âm lồi lõm đặt trong phòng nghe/phòng thu. Ảnh: Auralex.
    Xử lý âm học có thể biến âm thanh ù ù trong một phòng nghe trở nên rõ ràng và chắc chắn. Có 2 loại xử lý cơ bản là dùng tiêu âm (absorber) và tán âm (diffussor). Trong tiêu âm có 2 loại: một để điều khiển phản xạ của tần số cao và trung; một loại gọi là "bass trap" (bẫy tiếng trầm) để tiêu âm có tần số thấp. 3 kiểu xử lý này cần phải có để căn phòng trở nên thích hợp với việc nghe nhạc một cách nghiêm túc.
    Nhiều người đặt các tấm mút lên khắp tường mà tưởng nó hiệu quả. Đặt như thế nào, kích cỡ ra sao lại là vấn đề cần nghiên cứu kỹ. Ví dụ, nếu vỗ tay trong phòng có xử lý bằng mút (hay chăn, mút trứng, rèm...), bạn sẽ không nghe thấy tiếng vọng nào. Nhưng các tấm mỏng sẽ không hiệu quả trong việc điều khiển sự dội âm và việc vỗ tay không thể hiện được điều gì. Các studio hay phòng khách ở tầng hầm có tường xây bằng gạch hay bê tông thường gặp khó khăn này vì tường càng cứng thì càng dội âm trầm mạnh. Trên thực tế, chỉ cần xây một bức tường đá phiến mới cách tường xi măng cũ khoảng vài phân có thể giảm hiện tượng dội âm tần số thấp vì nó có thể hấp thu một chút.
    Tán âm được dùng để giảm hay xóa bỏ tiếng vọng lặp đi lặp lại xảy ra trong các phòng có tường song song và trần phẳng. Mặc dù có nhiều lý thuyết khác nhau về mức độ dội âm mà các studio hay phòng nghe cần đạt được, tất cả các nhà thiết kế chuyên nghiệp đều đồng lòng ở một điểm là sự dội âm lặp đi lặp lại do tường song song gây ra đều có thể tránh được. Do đó, những tấm tán âm thường được dùng kèm với tiêu âm để chế ngự hiện tượng dội âm. Cách xử lý đó được chấp nhận nhiều hơn việc làm cho cả gian phòng "chết" hoàn toàn vì bị phủ các vật liệu tiêu âm.
    Phòng nghe lý tưởng nên là sự hòa trộn của các mặt phẳng hấp thu và phản xạ âm thanh. Ở đây, khái niệm "sống" (tán âm) hay "chết" (tiêu âm) dành cho các tần số trung và cao.
    Loại tán âm đơn giản nhất là một vài lớp gỗ được gắn lên tường theo một góc hơi chếch để tránh cho âm thanh bị bật lại đều đặn giữa hai mặt tường đối diện nhau. Nếu không, gỗ dán có thể được uốn cong để trở thành một vật làm lệch hướng âm thanh (chứ không phải tán âm).


    Tấm gỗ có thể uốn cong để điều hướng âm thanh.
    Trong hình trên đây, tấm gỗ được uốn cong để xử lý âm học cho một phòng thu. Nó được đặt đối diện với cửa sổ phòng điều khiển và có kích thước bằng đúng cửa sổ đó ( 6 x 3 feet) để duy trì tính đối xứng trong phòng. Nếu bạn lắp đặt theo kiểu này, hãy chú ý bọc một lớp vải mịn như nhung ở khoảng không gian sau tấm gỗ để tránh hiện tượng cộng hưởng. Tốt hơn là làm phần lượn cong của miếng gỗ lớn hơn trong hình với phần trồi lên ở giữa cách xa tường thêm nữa.


    Một tấm tán âm với nhiều khe có độ sâu khác nhau.
    Thiết kế của tấm tán âm thực sự dùng một bề mặt không bình thường với mô hình khá phức tạp để phân tán sóng âm được nhiều hơn nữa. Tán âm trong hình trên dùng các khoang có độ sâu khác nhau. Chú ý rằng để tán âm này hiệu quả, bạn cần xử lý khá nhiều phần trong mảng tường song song vì số lượng ít sẽ không giảm được tiếng vọng.
    Tấm tán âm có nhiệm vụ chính là phát tán sóng âm theo nhiều hướng tùy theo tần số của chúng, chứ không chỉ đơn thuần là điều hướng tất cả các sóng theo cùng một hướng khác. Đây là điểm phân biệt quan trọng bởi một bề mặt phẳng nhẵn được đặt xéo góc hay lượn cong vẫn chỉ là để thay đổi các sóng âm theo cùng một hướng và chỉ nên là giải pháp kết hợp cùng tán âm.
    Tán âm tránh được các phản xạ trực tiếp đồng thời và do đó, mang lại âm thanh tự nhiên hơn so với âm thanh va đập vào mặt phẳng hay mặt cong. Ngoài ra, tán âm còn có mục đích quan trọng trong phòng thu là giảm sự chồng chéo nốt của các nhạc cụ đang được thu đồng thời.


    Tán âm được thiết kế với độ lồi lõm khác nhau. Ảnh: Auralex.
    Nhưng không may là các loại tán âm chính hiệu không hề rẻ. Do đó, nhiều người dùng vật liệu thay thế. Với những người không nhiều tiền, làm toàn bộ bức tường "chết" hoàn toàn có lẽ là giải pháp duy nhất. Ít nhất họ loại bỏ được tiếng vọng mặc dù âm thanh nghe không được tự nhiên và tốt hơn rất nhiều so với để tường trơn nhẵn không xử lý.
    Nhưng có cách khác là làm cho tường một phần tán, một phần tiêu. Bạn có thể làm điều này bằng cách làm tiêu hoàn toàn rồi phủ lên đó các dẻ gỗ thẳng đứng để phản xạ một ít âm thanh trở lại phòng. Nếu đặt khoảng cách giữa các thanh gỗ đa dạng một chút, bạn sẽ làm giảm mật độ tán xạ và điều này giúp âm thanh hay hơn.
    Giống như tán âm, các tấm tiêu âm tần số cao và trung giúp giảm thiểu tiếng vọng. Nhưng ngoài ra, tiêu âm còn giảm thời gian dội âm trong phòng và điều này khiến cho âm thanh rõ ràng hơn. Tiêu âm tần số thấp (còn gọi là bass trap) có thể dùng để giảm thời gian dội âm trong phòng lớn, nhưng vẫn được sử dụng trong phòng nghe và phòng thu.
    Việt Toàn (theo Ethan Winer)
    Các bài về âm học trong phòng nghe
    * Thiết kế phòng nghe ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
    * Hi-end Show 2008 hạn chế về phòng nghe thử
    * Các nguyên tắc vàng khi set-up phòng nghe (1)
    * Những nguyên tắc vàng khi set-up phòng nghe (2)
    * Tương tác loa và phòng nghe (1)
    * Tương tác loa và phòng nghe (2)

    Thiết kế phòng nghe ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh
    Nhiều người không tiếc tiền tậu dàn máy đắt giá nhưng lại chưa quan tâm thiết kế phòng nghe để tái tạo âm thanh chuẩn.
    Khi hệ thống âm thanh được sử dụng trong một không gian khép kín gọi là "phòng nghe", các tính chất âm học của căn phòng đó sẽ ảnh hưởng một cách sống còn đến chất lượng âm thanh.


    Không phải tự nhiên trong phòng nghe có các tấm mút, thảm trải sàn... Ảnh: 22ndc.
    Độ âm vang: một phần hợp thành của hệ thống tái tạo âm thanh
    Trong một phòng cỡ trung bình, với cách bài trí thông thường không theo quy tắc âm học, "khoảng cách tới hạn" (critical distance) thường chỉ là vài mét, thông thường là 2 mét. "Khoảng cách tới hạn" này, được đo từ loa, đạt được khi mức âm thanh dội lại bằng với mức âm thanh trực tiếp.
    Âm thanh trực tiếp là âm thanh phát ra trực tiếp từ loa mà không dội lại ở đâu. Do đó, ở khoảng cách này, 50% là kết quả của sự dội lại từ tường. Quá trình dội âm cũng xuất hiện nhiều vấn đề như tần số, pha không đều, mất độ rõ nét và sự chắc chắn. Nếu vượt qua khoảng cách tới hạn này, nghĩa là giảm âm thanh trực tiếp, tăng tỷ lệ dội lại, chất lượng âm thanh sẽ càng giảm sút nhiều hơn.
    Chất lượng và giá cả
    Trái với suy nghĩ của khá nhiều người, tăng cường chất lượng âm thanh không quá đắt đỏ và việc tạo độ âm vang chuẩn mực của phòng lại chính là cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Một bộ dàn giá vài nghìn USD đặt trong phòng xử lý âm tốt có thể mang lại chất âm hay hơn bộ vài chục nghìn USD. Với những tay chơi tự chế (DIY - Do it Yourself), họ có thể xử lý phòng bằng các tấm tiêu âm, tán âm bằng mút gai, xốp hay gỗ. Từ các tấm này, người ta sẽ thiết kế mọi thứ cần thiết để chế ngự các vấn đề trong phòng nghe.
    Điều quan trọng ở đây là cách tính toán khoảng cách để đặt bộ dàn, các tấm tiêu âm, tán âm ở vị trí nào trên tường, dùng đệm trải sàn, ốp trần nhà, đặt cột tiêu âm trầm ở các góc nhà ra sao để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu chưa rành, có thể tham khảo chuyên gia tư vấn ngay từ ban đầu để tránh tốn kém. Với khoảng 300 đến 600 USD là bạn có thể thực hiện được việc này.
    Các vấn đề âm học chính ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh
    Sự dội âm (Reverberation)
    Sự dội âm sinh ra do quá trình phản xạ lại âm thanh ở khoảng cách gần từ các vách ngăn trong phòng. Sự dội âm quá lớn sẽ làm ảnh hưởng tới chi tiết của bản nhạc mà người nghe đang cảm nhận. Thời gian dội âm (RT60) được định nghĩa là khoảng thời gian để một âm thanh tăng thêm 60 dB sau khi phát đi. Trong một căn phòng chưa xử lý, RT60 có thể dao động từ 0,5 đến 1,5 giây, tùy thuộc vào tần số. Trong khi đó, giá trị mà các chuyên gia tư vấn là 0,2 đến 0,4 giây, là điều kiện lý tưởng nhất để nghe. Tham khảo thêm cách tính theo lý thuyết Sabine ở đây.
    Phản xạ biên (Lateral reflections)
    Các phản xạ biên tạo ra những nguồn âm ảo bên ngoài loa, khiến âm thanh tái tạo thiếu chính xác.
    Sai khác giữa dội âm và âm trực tiếp
    Tỷ lệ chênh lệch giữa mức âm thanh trực tiếp và mức âm thanh dội lại nhỏ khiến âm thanh trở nên thiếu chi tiết.
    Phản xạ ban đầu
    Phản xạ ban đầu đến tai người nghe trong thời gian trễ 15 mili giây so với tín hiệu âm thanh trực tiếp. Chính nó gây ra vấn đề về pha khi kết hợp với âm thanh trực tiếp, tạo ra nhiều "hố" trong đáp ứng tần số. Hiện tượng này được gọi là "comb filter".


    Đường màu đỏ là "comb filter" khi chưa xử lý âm học. Đường màu xanh là đáp ứng tần số khi đã xử lý âm học cho phòng. Ảnh: Audioholics.
    Sóng đứng
    Sóng đứng là sự cộng hưởng tần số thấp diễn ra giữa hai bề mặt dội âm đặt song song. Chúng là kết quả của sự tương tác giữa các bước sóng và khoảng cách giữa các bề mặt. Do đó, khi chưa xử lý âm học, sóng đứng làm giãn âm thanh ở cùng tần số và tạo "hố" ở các tần số khác.

    Như vậy, điều kiện âm học của phòng nghe là một yếu tố quan trọng quy định chất âm cuối cùng.
    Các nguyên tắc vàng khi set-up phòng nghe (1)
    Để có một hệ thống âm thanh hay, ngoài việc lựa chọn đúng thiết bị phối ghép hợp nhau còn phải kể đến các bố trí sắp xếp sao cho hệ thống có thể phát huy tối đa chất lượng trình diễn.
    Hạn chế tối đa rung chấn ảnh hưởng đến thiết bị nguồn phát


    Hệ thống âm thanh hoàn chỉnh phải thể hiện một bức tranh âm thanh cân đối. Ảnh: Tunehifi.
    Người dùng nên bố trí loa càng xa các thiết bị nguồn cáng tốt vì những thiết bị như đầu CD, DVD, đầu đĩa than vốn rất "nhạy cảm" với rung động. Khi loa đặt quá gần, sóng âm vô hình tạo thành những ngoại chấn ảnh hưởng đến sự chuyển động của mâm quay, mắt đọc, làm thay đổi sắc âm, gây méo tiếng.
    Hệ thống tốt trình diễn một bức tranh âm thanh cân đối
    Một hệ thống được xem là set-up đúng khi thể hiện được một bức tranh âm thanh cân đối, trong đó, người nghe có thể cảm nhận như ca sĩ đang đứng trước mặt vị trí nhạc cụ, độ sâu của không gian trình diễn...
    Vị trí nghe tốt nhất và không gian trình diễn


    Vị trí ngồi nghe tốt nhất là giữa phòng tránh những sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn. Ảnh: Genesisaudio.
    Vị trí nghe tốt nhất trong phòng là nơi mà cường độ tín hiệu âm thanh từ loa đến tai bạn mạnh hơn (hoặc ít nhất là bằng) những sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn. Vậy nên, cách thức đơn giản để tiếp cận âm thanh trực tiếp là bạn có thể di chuyển vị trí ngồi đến gần loa hơn vì khi tai bạn có thể tiếp nhận đúng phân lượng giữa âm thanh trực tiếp và gián tiếp (phản hồi), lúc đó, hình âm hay không gian trình diễn sẽ được thể hiện chính xác theo đúng bản thu. Người nghe sẽ cảm nhận tốt hơn về độ sâu và độ rộng của sân khấu.
    Tránh xa những bức tường
    Các tin liên quan
    *Mua sắm và phối ghép thiết bị âm thanh gia đình

    *Tương tác loa và phòng nghe (1)

    *Tương tác loa và phòng nghe (2)

    Đây là quy tắc khá cổ điển vẫn được các chuyên gia âm thanh nhắc đi nhắc lại trong những lần tư vấn set-up hệ thống âm thanh. Các bức tường, góc nhà, gầm cầu thang là những vị trí sẽ tạo nên sự tăng cường bass, gây méo tiếng. Để tránh cộng hưởng phòng nghe và đảm báo dù khoảng cách thời gian giữa sóng trực tiếp và sóng phản hồi đến tai người nghe, hệ thống loa phải được đặt ở vị trí thoáng, không bị gò ép bởi những bức tường hoặc những vật có tiết diện lớn. Tương tự như ở vị trí ngồi, bạn không nên ngồi quá gần tường sau và cách tường bên khoảng cách tốt thiểu là một mét. Nếu ngồi gần tường, tai bạn sẽ nhận toàn những sóng phản hồi từ các bức tường, làm mất tính trung thực của âm thanh.
    Tránh cộng hưởng phòng nghe


    Sử dụng thảm làm vật liệu tiêu âm phòng nghe. Ảnh: Soundcapehifi.
    Mỗi loa trong hệ thống có thể gây nên sự cộng hưởng trùng với cộng hưởng phòng nghe gây nhiễu âm. Cộng hưởng phòng xảy ra ở ba hướng của phòng nghe, theo chiều ngang, cao, và chiều sâu của phòng. Mức độ cộng hưởng ở chiều ngang, cao hay thấp tùy thuộc vào khoảng cách giữa loa và hai tường bên. Tương tự như vậy, cộng hưởng chiều sâu phụ thuộc vào khoảng cách giữa loa và hai mặt tường trước sau.
    Để tối ưu hóa, bạn nên hướng mặt loa vào vị trí ngồi nghe thành hình tam giác với một góc 15 độ (so với trục song song tường bên), điều này giúp giảm thiểu hiện tượng cộng hưởng phòng, đặc biệt là đối với phòng nghe có quá nhiều tiếng bass (bị dội bass). Trong trường hợp âm dội vẫn còn, bạn có thể nâng góc lao lên khoảng 20 độ.
    Sử dụng vật liệu tiêu âm phòng nghe
    Để giảm thiểu cộng hưởng phòng và sự méo tiếng do sóng âm phản hồi, bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm. Không nên để trống hai bên tường, thay vào đó, bạn có thể dùng kệ sách, kệ đĩa hoặc gia công các hộp tán âm bằng gỗ. Lót thảm, dùng thêm màn hoặc sử dụng mousse cách âm dán lên tường và trần. Lưu ý, cộng hưởng theo chiều cao và sóng đứng có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng âm thanh nên tốt nhất bạn nên xử lý trần bằng mousse. Chi phí cho việc cách âm trần cũng không quá cao. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể chỉ thi công khoảng diện tích ở giữa trần với chiều ngang 1,5 đến 2 m chạy dài đến cuối tường sau.
    Còn tiếp
    (Theo Nghe Nhìn)
    hững nguyên tắc vàng khi set-up phòng nghe (2)
    Hãy tránh xa những bức tường, không nên đặt loa ở góc nhà, gầm cầu thang... vì đây là những vị trí sẽ tạo nên sự tăng cường tiếng bass, gây méo tiếng.
    Vỗ tay kiểm tra độ cộng hưởng của phòng


    Khoảng cách từ vị trí nghe đến hai loa phải cân bằng. Ảnh: Stereophile.
    Cách đơn giản nhất để kiểm tra mức độ tiêu âm phòng nghe là vỗ tay. Nếu tiếng vang kéo dài thì có nghĩa là phòng tiêu âm chưa tốt.
    Khoảng cách từ vị trí nghe đến hai loa phải bằng nhau
    Các tin liên quan
    *Mua sắm và phối ghép thiết bị âm thanh gia đình

    *Tương tác loa và phòng nghe (1)

    *Tương tác loa và phòng nghe (2)

    Hãy đo lại khoảng cách từ vị trí ngồi nghe đến hai loa để đạt được hiệu quả trình diễn stereo và không gian sân khấu tốt nhất - khoảng cách này phải bằng nhau. Nếu sử dụng thảm, bạn nên dùng bút lông đánh dấu luôn vị trí nghe để khỏi phải đo lại mỗi khi vệ sinh sàn, thảm.
    Không đặt loa song song với cạnh tường
    Mặc dù đã đề cập ở nguyên tắc trước là nên set-up loa hướng vào vị trí người nghe một góc từ 15 - 20 độ, nhưng một số sách hướng dẫn đặt loa bán trên thị trường vẫn mô tả cách bố trí loa song song với cạnh trường. Cách này rất dễ gây cộng hưởng phòng. Các chuyên gia khi test thông số kỹ thuật của loa (dải tần, độ nhạy...) đều hướng loa ở một góc 15 độ vào micro test thì không có lý do gì để không tuân theo quy tắc này.
    Giảm trầm ở loa có thiết kế bass reflex, lỗ hơi phía sau


    Loa bass reflex. Ảnh: Hometheater Hifi.
    Đối với loa có thiết kế bass reflex lỗ hơi phía sau, nếu sau khi thực hiện các nguyên tắc trên mà bass vẫn bị dư thì bạn có thể sử dụng một tấm vải cũ, hoặc mousse xốp chèn vào lỗ hơi. Làm như vậy bạn sẽ giảm được khoảng từ 30 đến 50 Hz cộng hưởng của thùng loa.
    Giảm chói ở dải cao
    Một thủ thuật nhỏ để giảm những âm treble bị chói: Bạn hãy thử với một tấm thảm lót sàn.
    Không dùng loa thiết kế bass reflex ở phòng nghe có diện tích nhỏ
    Theo những nguyên tắc trên, việc trang bị loa có thiết kế bass reflex trong phòng nghe có diện tích nhỏ là một điều nên tránh. Ở phòng nhỏ, khoảng cách giữa tường trước, tường sau nhỏ nên tần số cộng hưởng sẽ rất dễ trùng với tần số của loa, nhất là thiết kế bass reflex. Nhưng nếu đã trang bị một đôi, bạn hãy dùng những nguyên tắc đã kể trên để giảm cộng hưởng.
    Chú ý độ cao của loa treble và độ cao của tai người nghe
    Khi set-up, bạn nên chú ý độ cao của loa treble phải ngang với độ cao của tai người ở vị trí nghe. Điều này làm tăng không gian trình diễn và độ mở của sân khấu.
    Phần 1Tương tác loa và phòng nghe (1)
    Rất nhiều tính toán khoa học có thể chỉ ra chỗ đặt loa tốt nhất trong phòng dựa trên nguyên tắc và tính toán theo không gian ba chiều. Song, trong điều kiện nghiệp dư, những người nghe bình thường khó có thể sắp xếp chỗ để loa một cách hợp lý nhất.


    Phòng nghe. Ảnh: Tiscali.
    Để hiểu được các hướng dẫn có thể trợ giúp, trước tiên bạn nên nắm rõ vài vấn đề cơ bản về cách truyền âm thanh khi chúng ra khỏi loa. Mọi bề mặt của căn phòng và đồ vật trong phòng đều là những vật phản xạ âm thanh và ý nghĩ cho rằng âm thanh chỉ đi thẳng từ loa đến tai người nghe là không chính xác. Trong thực tế, có vô só sóng âm đến tai bạn qua các phản xạ với đồ vật, tường hoặc sàn phòng nghe. Hình ảnh stereo cũng được tạo thành từ thời gian đến của các sóng âm(phase), tuy nhiên sự định vị chính xác của hình ảnh có thể bị nhiễu do các phản xạ. Những yếu tố khác như âm sắc hay màu sắc của âm thanh, tính chất của nhạc cụ, độ trong của giọng ca cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều sự kết hợp giữa âm thanh thẳng và âm thanh phản hồi.
    *8 sai lầm với hệ thống rạp hát gia đình

    *Xử lý âm học trong phòng nghe

    *Để có phòng nghe tốt

    Để tránh các âm thanh phản hồi, nhiều chuyên gia chủ trương đặt các loa vào một vùng "chết" của phòng nghe, nơi mà các phản xạ âm thanh sẽ ở mức nhỏ nhất, chẳng hạn, đặt loa ở gần những bức tường có treo rèm dày. Việc xử lý âm học phòng nghe cũng chính là để triệt tiêu phần nào các âm thanh phản xạ này. Nếu bạn muốn nghe loa phát ra âm thanh chính xác theo phân tích kỹ thuật về đáp tuyến tần số mà nhà sản xuất đã chỉ ra thì hãy đặt chúng vào vùng không chịu phản xạ âm thanh, hay vùng "chết" của phòng nghe. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ampli của bạn phải có công suất lớn hơn so với khi không có tiêu âm.


    Tường hậu và tường bên cũng góp phần nhân công suất âm thanh. Ảnh: Diginteriors.
    Vậy một căn phòng thông thường không có tiêu âm thì âm thanh sẽ thế nào? Nhờ sự phản xạ âm từ những bức tường hậu và tường bên, âm thanh sẽ được "nhân công suất" và bạn nghe thấy to hơn hẳn so với khi có tiêu âm. Chỉ cần to hơn chút nữa là sẽ có cảm giác âm thanh bị rối, bị dội tiếng bass... Không hề có ảo thuật gì ở đây. Bạn chỉ cần thử đặt một loa ra ngoài vườn và âm thanh khi ấy sẽ rất nhỏ, thiếu sức sống động nếu so sánh với khi đặt trong phòng khách tiêu chuẩn.
    Một trong những vấn đề tiêu âm đối với loa là tất cả các thiết bị hấp thu âm thanh như rèm hay thảm ta dùng trong phòng sẽ hạn chế rất tốt phản xạ âm thanh trung và cao (từ 500 - 20.000 Hz), nhưng kém hay hoàn toàn không có tác dụng khi gặp tần số thấp (dưới 200 Hz). Và các tần số thấp lại luôn được căn phòng khuyếch đại nhiều nhất, trong nhiều trường hợp, tới 12 dB ở dưới 100 Hz. Đặt các loa tại vùng "chết" sẽ chỉ đạt được hiệu quả đối với dải trung và cao, còn lại thì sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề về tần số thấp.


    Một góc đặt loa. Ảnh: Acoustics.
    Để đánh giá hiệu ứng của các bức tường và sàn đối với tín hiệu tần số thấp (dưới 200 Hz) của loa, người ta đã thí nghiệm dùng một loa đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong phòng. Đặt loa trên sàn (hoặc tựa vào một bức tường trên một bệ hay giá đỡ cao) thì mức nén âm tăng lên trên dưới 6 dB. Nếu để loa trên sàn và tựa lưng vào tường sau, mức nén âm tăng lên khoảng 12 dB, còn nếu đặt nó vào đúng góc nhà thì mức nén âm tăng tới 18 dB. Với phần lớn chúng ta, nếu loa của bạn thiếu bass, cách dễ nhất để sử dụng các nhân tố khuyếch đại tần số thấp này là đặt loa gần vào tường sau (loa bookshelf vẫn phải có chân loa).
    Kết quả, nếu ta di chuyển loa gần tới bức tường phía sau sẽ làm tăng tín hiệu bass đầu ra và đồng thời cũng có thể kết hợp rất tốt với phòng nghe dựa trên kích thước của phòng đặt loa.
    Ngược lại, nếu bạn di chuyển loa ra xa bức tường thì tín hiệu bass đầu ra sẽ giảm và việc kết hợp với phòng nghe sẽ kém hơn. Đây chính là phương pháp đầu tiên để bạn có thể điều chỉnh chế độ bass cho loa bởi phần lớn loa có thể được cân bằng giữa bass với trung và treble bằng việc dịch chuyển loa gần hơn hay xa hơn bức tường phía sau.


    Điều chỉnh vị trí ngồi để có được âm thanh tốt nhất. Ảnh: Tryvge.
    Bạn cũng có thể tránh khỏi chế độ phòng nghe không ưng ý bằng việc điều chỉnh vị trí ngồi. Hãy xem xét điều gì xảy ra nếu bạn đặt loa dựa vào tường ở cuối phòng, còn bạn ngồi trên ghế ở sát đầu kia của phòng. Trong trường hợp này, không chỉ có loa kết hợp với các chế độ phòng nghe ở điểm tăng cường tiếng bass mà chính bạn cũng đang ngồi ở đúng điểm có thanh áp bị dâng cao. Theo các tính toán và thử nghiệm thực tế, với các tần số thấp khoảng dưới 50 Hz, cường độ có hơi tăng cao thì phần lớn người nghe vẫn không bị ảnh hưởng gì và trên thực tế thì những người say mê các âm trầm dịu êm sẽ vẫn cảm thấy dễ chịu. Nhưng với những mức tần số khác khoảng từ 70 Hz đến 120 Hz, người nghe sẽ cảm thấy rất mệt. Trong trường hợp này hãy dịch chuyển vị trí ngồi trong phòng về phía đặt loa.
    (Còn tiếp)
    Tương tác loa và phòng nghe (2)
    Câu trả lời thực sự cho việc định vị loa trong phòng nghe là phải thử nghiệm. Chỉ một thay đổi vị trí ngồi, người nghe đã thưởng thức một âm thanh khác hẳn vì không phải ai cũng có điều kiện di chuyển loa theo chiều rộng của căn phòng.


    Loa bass reflex. Ảnh: Amazon.
    Khi nhà thiết kế đã lựa chọn để cung cấp một kiểu thùng loa trình diễn tiếng trầm gây ấn tượng thì rất có thể bạn sẽ gặp phải rắc rối về phần bass cho phòng nghe. Với kiểu loa phản xạ tiếng trầm (bass reflex). Ở đây, khi vận hành, loa bass kích thích cộng hưởng trong thùng loa do sự đàn hồi của thể tích khí và khối khí chuyển động ra ở cổng thoát khí. Kết hợp với cộng hưởng trong phòng, tín hiệu bass thoạt đầu gây ấn tượng, nhưng sau đó nhanh chóng bắt đầu tràn ngập cả tín hiệu trung tần của loa và đôi khi trở nên khó chịu đối với người nghe trong các căn phòng không có thiết bị triệt tiêu tiếng bass. Kiểu tiếng bass như vậy được mô tả bằng việc nhấn mạnh quá mức các khí cụ bass và thiếu độ rõ tách bạch trong vùng âm này.
    *8 sai lầm với hệ thống rạp hát gia đình

    *Xử lý âm học trong phòng nghe

    *Để có phòng nghe tốt

    Các loa Transmission Line là một kiểu đặc biệt của thiết kế một phần tư bước sóng, với cột loa được kéo dài. Với một đường truyền phát dài của tiếng trầm, chế độ phát âm mạnh nhất thường ở một tần số khá thấp làm người nghe không cảm thấy dễ chịu và luôn bị ấn tượng ở cường độ mãnh liệt tại tần số đó. Các loa Transmission Line nhỏ hơn thường sẽ nghẹt trầm trọng khi có các vấn đề về dội âm. Tuy nhiên, có một dòng loa khác ít biểu lộ các rắc rối này hơn và có khả năng hòa nhập với phòng nghe theo cách tốt hơn. Những loa này là các loa panel kiểu tĩnh điện. Điển hình là loa mành lưỡng cực của Quad, MagnePlanar, MartinLogan... Song, trên thực tế, bất kỳ loa lưỡng cực nào cũng có những nhược điểm, chẳng hạn như tiếng trầm không sâu bằng các loa thùng. Với các loại loa mành lưỡng cực nói trên, bạn có thể thu được những kết quả tốt nhất bằng việc đặt nó ở khoảng một phần ba căn phòng kể từ tường hậu. Cách sắp xếp này đưa lại cho các loa panel tiếng bass sáng sủa và chế độ nghe tạm chính xác trong phòng. Ban đầu, nó sẽ làm bạn hơi sốc vì không thể nghe được âm thanh chắc nịch mà loa hộp có thể truyền tải, nhưng một khi bạn thay đổi sự cân bằng, các loa lưỡng cực có rất nhiều lựa chọn thích hợp cho những ai có phòng nghe đủ lớn.


    Loa mành lưỡng cực. Ảnh: Magnepan.
    Phía trên vùng tần số thấp, nơi các chiều dài bước sóng tương tác với các kích thước phòng nghe là một khu vực chuyển tiếp sang tần số trung, nơi các sóng âm ít chịu tác động phản xạ hơn. Thay vào đó, chúng bị biến đổi do hiện tượng khuyếch tán và nhiễu xạ. Sự chuyển tiếp này xảy ra điển hình giữa 200 - 400 Hz trong các phòng nghe lớn, nhưng có thể cao hơn trong những phòng nghe nhỏ hơn. Do đó, các phòng nghe nhỏ là nơi nảy sinh những vấn đề khó giải quyết nhất. Ở vùng bass cao hơn, bạn có thể bắt đầu thêm các vật liệu siêu âm để điều chỉnh tiếng dội. Các miếng vật liệu trang trí nội thất, những chiếc sofa bọc nhung và giá sách lớn chứa đầy ắp sách sẽ giúp bạn giải quyết phần nào vấn đề. Các tấm thảm, rèm cửa, các bức tranh và nệm sẽ giúp hấp thu âm thanh trong vùng có âm thanh tần số cao. Một tủ đầy sách có bánh xe sẽ rất hữu ích vì sẽ có lúc bạn muốn di chuyển nó quanh phòng, nhất là dọc theo các tường bên để điều chỉnh các phản xạ âm thanh khó chịu.
    Mô hình lý tưởng cho một chế độ nghe stereo tốt là đặt các loa đối xứng trong phòng nghe sao cho từng loa có phản xạ từ các tường và đồ vật ngay kế bên gần giống nhau và như thế sẽ có cùng đặc tính âm sắc. Việc thử nghiệm rõ ràng vị trí đặt là công việc quan trọng bạn cần làm trong ngày.
    Phần 1
    (Theo Nghe Nhìn)
    ách âm cho phòng nghe nhạc
    Tags: sự tách biệt, sự tiếp nối, phòng cách âm, mặt phẳng không, âm thanh, phòng nghe, tối đa, về mặt, có thể, cột chống, nhạc, lý, trúc, loại
    HỌC TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN thú vị, hiệu quả, không giới hạn tại web học tiếng Anh hàng đầu, tienganh123.com chỉ với 200K/năm



    Phòng nghe nhạc có thiết kế hợp lý
    Việc cách âm đòi hỏi sự tách biệt tối đa về mặt vật lý. Hiệu quả cách âm đạt đến tối đa khi không có sự tiếp nối về mặt cấu trúc của phòng cách âm với những bộ phận khác trong căn nhà. Thực tế, một bức tường hoặc mặt phẳng không đều có tác dụng cách âm tốt hơn bề mặt nhẵn.
    Có hai loại bề mặt thích hợp cho kỹ thuật cách âm: tường dựng trên những cây cột và kỹ thuật tạo đường soi trong kiến trúc. Trong kỹ thuật tường sử dụng cột, một loạt cột chống phía trong và phía ngoài hỗ trợ cho bức tường. Khi tường phía trong rung lên dưới những âm thanh có cường độ mạnh, hàng cột chống này sẽ trực tiếp chịu chấn động. Hàng cột thứ hai ở bên ngoài hầu như không bị ảnh hưởng bởi những rung động này.



    Trong ảnh bên, có thể thấy một phòng nghe nhạc đang ở giai đoạn xây dựng ban đầu với những cột chống đầu tiên ở phía trong. Giữa những cột chống này, người ta sẽ đặt những mảng tường lớn làm bằng sợi thủy tinh. Một lớp thạch cao được gắn vào các cột chống này, sau đó là một lớp những mảng khung lớn bằng kim loại có độ co dãn cao. Tiếp đó lại tới một lớp thạch cao nữa. Trần nhà và tường phía trong được sử dụng kỹ thuật soi hướng.

    Nhiều thí nghiệm cho thấy kết cấu này có khả năng giảm thiểu tới 50 decibel tiếng ồn. Tất nhiên là nếu âm thanh quá lớn thì ở phía ngoài căn phòng vẫn có thể nghe thấy âm thanh phát ra nhưng nói chung chúng đã được giảm thiểu.

    Để vừa có sự cách âm tốt vừa đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên cho các phòng nghe nhạc thì có thể dùng cửa sổ có loại khung kép như trong bức ảnh trên.
    Ngoài các biện pháp xử lý về kiến trúc, để giảm thiểu tiếng ồn, có thể đặt trong phòng những tấm rèm lớn, nặng, hoặc sử dụng vật liệu trang trí bề mặt có khả năng hút âm thanh. Những máy khuếch tán âm thanh cũng có thể được dùng để giảm thiểu khả năng phản âm của những bức tường.
    Một tính chất rất quan trọng của hệ thống âm thanh là “hình ảnh của âm thanh”. Một hệ thống âm thanh được sắp xếp hợp lý có thể tạo ra ấn tượng rõ ràng về vị trí của mỗi loại nhạc cụ. Điều quan trọng nhất là phải hiểu được nguồn âm thanh xuất phát từ đâu. Chẳng hạn, để đạt hiệu quả âm thanh tối đa, loa trầm nên đặt ở góc phòng thay vì dọc theo tường.
    Khi sắp xếp dàn âm thanh cũng cần chú ý tới các mục tiêu:
    - Khả năng nghe của tai, sở thích âm nhạc và tâm trạng.
    - Loại nhạc, chất lượng của băng âm thanh.
    - Tiếng ồn ở gần mặt đất do âm thanh tạo ra.
    - Chất lượng của dàn âm thanh.
     
  10. zizo

    zizo Advanced Member

    Joined:
    8/1/10
    Messages:
    340
    Likes Received:
    39
    chúc các bác cuối tuần vui vẻ và settup một phòng nghe nhìn theo đúng phương pháp tốt nhất, kinh tế nhất sau khi đọc mớ lộn xộn trên.
     
  11. quangngan

    quangngan Advanced Member

    Joined:
    24/4/09
    Messages:
    499
    Likes Received:
    31

    Đọc xong em tẩu hỏa lun.............................................................
     
  12. Nhật Uy

    Nhật Uy Advanced Member

    Joined:
    8/6/11
    Messages:
    295
    Likes Received:
    10
    Úp cái cho qua trang 23
     
  13. dongcanqn

    dongcanqn Advanced Member

    Joined:
    8/11/11
    Messages:
    2.445
    Likes Received:
    116
    Location:
    Kỳ Co
    Không tính độ dài, chỉ tính số lần post, he he :D
     
  14. pthien

    pthien Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.150
    Likes Received:
    11
    Location:
    Bình Định Audio Quán
    Chưa qua được page 23 hả.....để Em úp cho qua nha :lol:
     
  15. cuquanaudio

    cuquanaudio Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    1.585
    Likes Received:
    109
    Location:
    Nha Trang
    Cứ để em lo

    Tiền tỉ cho một bộ dàn hi-end

    Bộ dàn hi-end tuy cũng dùng để thưởng thức âm nhạc trong gia đình nhưng nó hoàn toàn khác với các thiết bị âm thanh thông dụng. Các thiết bị nghe nhạc hi-end đều được làm thủ công hoặc bán thủ công, ráp từng món theo sở thích nên vô cùng đắt. Dây loa cũng bằng vàng, cũng hiệu nọ hiệu kia, Kimber với lại BMI Piranha. Đầu đọc CD phải có preamp bóng đèn, đại loại như hiệu Audioromy. Bộ chuyển tín hiệu digital/analog thì MHZS cho phép xử lý tín hiệu ở chất lượng cao nhất 24bit/192KHz. Ampli thì phải cỡ RudiStor RR88, bóng đèn cả chùm sáng long lanh. Loa thì khỏi nói, hằng hà sa số chủng loại, tên gọi, tên nào nghe cũng sáng choang, như Vienna Acoustics, Usher Audio, Isophon…

    Theo lời dân hi-end thì dàn máy nghe của họ có đáp tuyến tần số rất rộng, đồng thời hòa quyện được các dải tần tốt nên âm thanh mềm mại, ngọt, nghe rõ từng nhạc cụ nhưng không rời, “tơi” hẳn ra như loa monitor phòng thu mà quyện chặt với nhau. Dàn hi-end phản ánh được “vị trí” âm thanh một cách hoàn hảo, nhắm mắt lại là tưởng tượng ra được chỗ đứng của từng người trong dàn nhạc, trước sau, trái phải, lớp lang rõ ràng.

    Với những tính năng tuyệt vời như thế, giá cả của một giàn hi-end cứ gọi là cao ngất trời. Có thể tưởng tượng được không, đôi dây loa của Karma loại kha khá (kha khá thôi, chứ không phải là loại luxury) đã có giá… 30.000USD, ngang giá với một chiếc ôtô loại ngon lành. Một cặp loa của West Lake Audio thường thường bậc trung cũng trên 200.000 USD. Tất nhiên, như vậy thì một bộ giàn âm thanh có giá rất kinh hoàng, thường từ cả trăm nghìn USD tới... không tưởng tượng nổi.

    Hiện nay, trên thế giới, bộ giàn hi-end đắt nhất đang được chào bán với giá 2 triệu USD. Sếp thứ hai là bộ giàn 101 X–Treme luxury của hãng MBL có giá 1 triệu USD, tức là gần 18 tỉ đồng. Với giá cả này thì những đệ tử của hi-end trên thế giới cũng ở xa mà ngó thôi, nhưng “một người Việt Nam đã ẵm nó về nhà mình ở Hà Nội. Tiếp đến, hai bộ giàn giá nửa triệu USD cũng đã thuộc về hai người yêu thích âm thanh đỉnh cao Việt Nam khác”, một người chơi hi-end có uy tín tiết lộ.

    ở Việt Nam, các chương trình hòa nhạc không được tổ chức thường xuyên, nên người yêu âm nhạc rất ít được nghe trực tiếp trong các buổi hòa nhạc. Vậy nên những người nghiền âm nhạc đỉnh cao chỉ có cách tìm đến với các dàn âm thanh hi-end.

    Tuy nhiên, với giá cả như vậy, phần lớn người chơi hi-end ở Việt Nam đều dùng những bộ dàn đã qua sử dụng. Họ chơi đồ hi-end second-hands không phải vì hoài cổ hay vì muốn độ hàng theo cá tính… mà bởi giá đồ cũ thì thấp hơn giá đồ mới, phù hợp với túi tiền của họ hơn. Đó là những bộ giàn do giàn từ các studio thải ra, hoặc được đem về từ các chợ đồ cũ ở Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông… Giá một bộ giàn hi-end second-hands khoảng 1.500 – 3.000 USD cho một bộ trung bình và khoảng 10.000 USD cho một loại luxyry. ấy là chưa kể mua được một bộ dàn hi-end thì phải sắm được cái cho nó chạy, đó là những đĩa âm thanh dành riêng cho loại máy này. Những đĩa nhạc này được sản xuất ở nước ngoài và giá không bao giờ dưới 20 USD. So với một bộ dàn hi-end thì cái giá một đĩa kia là muỗi, nhưng khổ cái là một người chơi hi-end muốn nghe đã tai nên bao giờ cũng phải có cả trăm đĩa như vậy trong nhà.

    Nghệ sĩ phải tránh xa hi-end

    Vậy nên không có gì lạ khi ở Việt Nam, lượng người chơi hi-end không nhiều, số người chơi hi-end vẫn vào hàng hiếm so với các thú chơi khác. ở Việt Nam, chỉ có một câu lạc bộ duy nhất của những người thích âm thanh hi-end là Câu lạc bộ Âm thanh Hà Nội (Hanoi Audio Club), được thành lập từ năm 2005 và ở thời gian đầu khi thành lập, câu lạc bộ chỉ có 4 thành viên, gồm chủ tịch là anh Lê Quốc Huy (còn gọi là Huy Bác Cổ) và 3 thành viên sáng lập là nhạc sĩ Phạm Quang Minh, anh Nguyên Tuấn Anh (còn gọi là Tuấn Gồ Ghề) và anh Bùi Kim Trường (còn gọi là Trường Con) – chủ hãng taxi Phù Đổng. Đến nay, câu lạc bộ đã có rất nhiều thành viên không chính thức, trong đó có những người nổi tiếng, như: nhạc sĩ Ngọc Đại, nhiếp ảnh gia Phương Hồng Khánh, họa sĩ Minh Đỉnh, NSND Đào Trọng Khánh, nhạc sĩ Thụy Kha…

    Anh Lê Quốc Huy, Chủ tịch Câu lạc bộ này cho biết, “ở Hà Nội, có khoảng 100 người chơi đồ âm thanh hi-end. ở thành phố Hồ Chí Minh, số người chơi gấp 10 lần ở Hà Nội. Ngoài ra, ở các thành phố lớn, như Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu… đều có”.

    Người chơi hi-end ở Việt Nam cũng có đủ thành phần nghề nghiệp, từ nhạc sĩ, họa sĩ, đạo diễn tới bác sĩ, doanh nhân…



    Mỗi người đến với hi-end bằng một con đường khác nhau và để “chơi” được hi-end cũng khá nhọc nhằn. Như anh Huy, Chủ tịch Câu lạc bộ Âm thanh Hà Nội thì từ nhỏ, an đã thích các dàn máy. Ngay sau khi đất nước thống nhất, anh lên tàu vào TP Hồ Chí Minh học nghề sửa chữa điện tử rồi quay về mở cửa hàng bán các loại máy nghe nhạc, còn bây giờ, anh chỉ bán các bộ dàn âm thanh hi-end và cửa hàng của anh là một trong những cửa hàng hi-end có uy tín ở Việt Nam.

    Để chơi được những bộ giàn này, anh Huy phải tự học cách hiểu âm nhạc, chính xác là hiểu dòng nhạc bác học. Bởi dàn máy hi-end được tạo ra để nghe nhạc cổ điển. Công cuộc mày mò tự học cũng công phu và vất vả. Anh kết bạn với các nhạc sĩ, tự học tiếng Anh để đọc được sách nước ngoài về âm nhạc, về hi-end… Việc học hành này của anh trên trang giấy chỉ mô tả vài dòng vậy thôi, nhưng anh đã học mất nhiều năm, cóp nhặt rất nhiều kiến thức để được như ngày hôm nay – giới hi-end Việt Nam nhắc đến tên anh với lòng trân trọng.

    Người khác như nhạc sĩ Ngọc Đại. Anh đến với hi-end như một tất yếu, vì anh là nhạc sĩ, anh yêu thích âm nhạc. Hiện nay, nhạc sĩ Ngọc Đại cũng đang sở hữu một bộ dàn hi-end kha khá.

    Bên cạnh những người yêu âm thanh hi-end nghiêm túc trên, lại cũng có người chơi hi-end như một thú chinh phục. Giới chơi hi-end Hà Thành vẫn nhắc đến một thanh niên tên là C (xin được dấu tên), mới ngoài 20 tuổi. C. có thú vui là cứ có bộ dàn hi-end nào mới ra là phải tìm cách có bằng được. Kết quả là hiện nay, C. sở hữu tới mấy bộ dàn hi-end mà mỗi bộ tới hơn tỉ đồng. Tuy nhiên, C. không được giới hi-end phục, vì C. không tự kiếm ra những đồng tiền đó, mà do mẹ cho và C. bị nhận xét là “chơi theo bầy đàn, thiếu tai thẩm nhạc”.

    Nói chung, cũng như nhiều thú chơi khác, người ta đến với hi-end theo nhiều con đường khác nhau. Tuy nhiên, hi-end Việt Nam có một điểm khá lạ, điểm lạ đó nằm ở thành phần những người chơi hi-end. Thường thì với yêu cầu phải có nhạc cảm tinh tế mới thích và chơi được đồ hi-end, ai cũng cho rằng như vậy thì giới nghệ sĩ phải chiếm tỉ lệ nhiều trong những người chơi hi-end ở Việt Nam. Nhưng sự thực lại khác xa. “Nghệ sĩ chơi hi-end ở Việt Nam rất ít. Phần nhiều những người chơi hi-end ở Việt Nam là quan chức đã về hưu, hoặc doanh nhân thành đạt”, một người chơi hi-end có tiếng ở Việt Nam tiết lộ. Lý do của tỉ lệ lạ này là “nghệ sĩ lấy đâu ra hàng chục nghìn USD, hàng trăm nghìn USD, thậm chí là hàng triệu USD để chơi hi-end”.

    “Trong ba người Việt Nam sở hữu bộ những giàn hi-end giá kinh hoàng được kể trên thì chỉ có một người là doanh nhân, hai người còn lại đều là… cán bộ nhà nước”, người chơi hi-end uy tín trên cho biết.

    Lừa vợ, dối mẹ để mua hi-end

    Với mức thu nhập hiện nay ở Việt Nam thì để sở hữu một bộ dàn hi-end là việc… gian nan vất vả. Vì phải làm việc cật lực và tích luy lâu dài mới mua được món đồ mình yêu thích. Tuy nhiên, Nhưng với những kẻ nghiện ngập âm thanh trung thực thì họ sẽ nghĩ ra bất cứ cách gì thoải lòng mong ước của mình. Chẳng thế mà dân chơi hi-end Hà Nội vẫn cười cười kể với nhau chuyện anh H. (xin được giấu tên) đã vay vàng (tiền dưỡng già) của mẹ già rồi vụng trộm vợ đi mua bộ dây loa hàng nghìn USD về. Không cần phải kể thì cũng biết sau đó, anh gặp… sóng gió với vợ thế nào.

    Lại có anh N. (cũng xin giấu tên) không cho con đi học ở các trường quốc tế, vì muốn dành tiền... mua dàn âm thanh hi-end mơ ước.

    Anh K. mê hi-end đã có một mẹo rất “hay”. Khi đi cùng vợ ở nước ngoài, cứ say mê ngắm nhìn một bộ dàn hi-fi (hi-fi là bộ dàn âm thanh cho chất lượng âm thanh thấp hơn hi-end nhiều và giá cao nhất cũng chỉ khoảng vài nghìn USD) đã qua sử dụng, giá khoảng vài trăm USD, rồi thiết tha nói với vợ là mình ước có bộ giàn này. Vợ thấy không đắt lắm, xuất tiền ra mua tặng chồng. Anh K. mang bộ dàn này về nhà, rồi từ đó, thỉnh thoảng lại thay cái này, đổi cái kia và cuối cùng, bộ dàn hi-fi thường thường thành bộ giàn hi-end đỉnh cao với giá cả trăm ngàn USD cả. Anh K. nói với vợ rằng anh chỉ đổi qua lại với bạn bè, không phải thêm tiền mua bán gì nên vợ anh tin. Vả lại vợ anh K. như nhiều phụ nữ khác, không hiểu gì về máy móc kĩ thuật, cứ nghĩ những bộ dàn sau này của chồng có giá cũng tương tự như bộ giàn đầu tiên mình mua tặng chồng, nên mặc chồng muốn trao đi đổi lại, chỉ cần chồng vui. Kết quả là Anh K. phải thường xuyên đề phòng ngay cả khi tiếp những “con nghiện” hi-end như mình – cái thú của dân nghiền hi-end là phải tụ tập lại, cùng nghe âm thanh rồi cùng tán thưởng với nhau mới vui - khi vợ không có nhà, nhưng khi nói tới giá cả những bộ dàn của mình, anh và khách cũng phải nói nhỏ, vì sợ… cô giúp việc nghe được, về mách với vợ.

    Chẳng thế mà anh Huy, chủ tịch câu lạc bộ Âm thanh Hà Nội, từng vui vẻ tuyên bố: “Muốn chơi hi-end phải độc thân!”. Câu này được giới hi-end gật gù tán thưởng. Bởi nhiều người trong số họ đã làm việc cật lực một thời gian dài, đã dành dụm đủ tiền để mua được giàn máy mình mơ ước, nhưng tới lúc đó, vợ họ “bỗng nhiên dở chứng, không cho mua. Tiền vợ quản, vợ không cho thì lấy thế nào được”, một tay nghiền hi-end đau khổ kể và bổ sung thêm: “Hoặc là phải được tự quản lấy tiền mình kiếm ra”.

    Đông Mai ANVN1 (07/2009)
     
  16. cuquanaudio

    cuquanaudio Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    1.585
    Likes Received:
    109
    Location:
    Nha Trang
    Mời các Bác đọc tiếp
    Hi-end tôi không chơi hi-end , tôi thật sự không thích âm thanh hi-end , nhưng tôi thích dàn hi-end , quá đẹp , quá khủng , nói về nhìn thì hết chổ chê ,tôi có mấy người bạn chơi hi-end , lúc đầu tôi đến nhà người bạn nghe thử dàn hi-end tôi không mấy mặn mà vì cái âm thanh nghe rất thường nghe nó na ná như cái ampli Sazui 5000a đời củ ghép với cặp loa pioner 99 trơn đời cổ , trơn tru mộc mộc , tôi nghĩ chắc nó gắm dây lộn hay sao , về sau tình cờ mấy người bạn họ củng mời tôi đến chơi để nghe thử dàn âm thanh tiền tỷ , mới nhìn tôi hết hồn nó đẹp đến nổi nằm mơ củng không thấy , nhưng lạ thay nó nghịch lý đến nổi không thể tin , sao lai âm thanh nó không có bass, không có treble nghe nó ngang chẹt , thằng bạn tôi nó nói tôi không biết nghe , phải mộc , phải thật thì mới hay ,phải mộc thì đâu phải do dàn máy, quý bạn thử cho cái đĩa kiểu jzza , blues vào dàn đời củ nó củng rất mộc , cở Willie Nelson để vào AR3 thì ngậm ngùi phê tôi ngẩm nghĩ 30 năm từng trải chơi âm thanh của cái thời Năm Thiên Huỳnh Thúc Kháng , Hằng Bùi Viện , đĩa than băng cối không từ ,nếu muốn chơi theo kiểu chay chay thì có thể điều chỉnh theo ý nó củng chay chứ không cần phải chơi kiểu cắm trực tiếp vào cục pawer rồi ngồi nghe như thầy tu ngồi thiền bất động như người mất trí ,nhạc thì nhiều thể loại có đĩa thiếu bass cần nân lên tí hoạc giảm treble ,nếu chơi kiểu đó chứng tỏ rằng bạn không hiểu về trình độ thẩm âm , chơi kiểu hên xui và không tin vào chính mình , giao phó cho máy tự xử tự tính thiếu tự tin , chỉ biết mỡ lớn mở nhõ ôi vô duyên quá , thằng bạn tôi nó bảo ông thấy không chơi như thật , tôi tự mỉm trong lòng , bây giờ có tiền nghĩ đủ chiêu , chơi lại thời thượng mà sao lại cho là đỉnh cao trí tuệ , nói chính xác là âm thanh cổ tựa như chơi đồ cổ vậy , bạn nào cho rằng tôi nói không đúng thì thử lấy cây đàn guitar gắm vào cục amply để cái micaro phía trước gảy gảy thì đó chính là Hi-end , nhưng cái dòng Hi-end của mấy ông nội Châu Âu sản xuất rất tinh vi và phù thuỷ, và họ thuê những chuyên gia quản cáo những lời lẽ hoa mỹ cực kỳ chuyên nghiệp làm sao cho khách hàng thấy là lặng ngưòi ngây ngất phải mua cho cho được khi đem về rồi thì ân hận đành tìm vài chiến binh mới để gả lại đây là những chuyện có thật mà mấy ông bạn tôi đang ôm mấy cái loa của mấy ông cũng là bạn tôi cái cảnh thật éo le , sao bây giờ mấy cậu nhõ đại gia vùă bán đất mới chơi chưa hiểu thế nào là âm thanh chưa có kinh nghiệm cứ thấy trên quảng cáo nói gì là tin , cái gì đắt giá là mua , có nhiều nơi mua mấy cái võ dây vãi cột xe về quấn lại lừa bán vài trăm nghìn, gọi là dây AV , thằng bạn nó mới đêm về dàn máy đẹp thật hơn tỷ đồng cái loa to rất khủng , dòng HI-END, nó mời mấy ông bạn đến chơi ,thật sự nó không rành âm thanh , mà mấy ông bạn củng không rành luôn , ông nào cũng mới chơi biết chút chút còn non choẹt không kinh nghiệm chưa bao giờ biết ar3 là gì ,bị mấy chú lừa bán mấy cặp loa dỏm cứ để mấy cái đĩa thuốc vào khen hay , cái thể loại đỉa test audio nghe len ken rất rõ , với cái kinh nghiệm 40 năm chơi âm thanh dòng AR3, tôi thật sự cho rằng dòng Hi-end là do một nhóm người nào đó tận Châu Âu nghiên cứu sản xuất kiểu bình mới rượu củ để thôi miên mấy anh mới tập tành sành điệu , thật sự âm thanh phải chơi lâu mới biêt , có khi cả vài chục năm mới test được , mới nhận ra được âm thanh thế nào là hay chứ không phải một sớm một chiều là biết , rất nhiều người chơi âm thanh khủng , nhưng chỉ rất ít người biết nghe âm thanh thế nào là hay , ai đã tôn vinh AR3 thì chính hiệu dân sành điệu , ai đã từng chơi AR3 thì sẽ không chấp nhận dòng Tannoy , bass AR3 mềm mại khi âm thanh phát ra luôn còn đọng lại , treble thánh thoát chi tiết len ken rõ mồn một nghe không muốn bỏ đi cho dù cái bản nhạc nó có dở cỏ nào củng vẫn hay , vì vậy trong giới chơi âm thanh có tuổi bây giờ mới công nhận rằng AR3 là huyền thoại , tôi củng công nhận ai đã tôn vinh dòng AR3 là huyền thoại thật xứng đáng, thể loại Hi-end thể loại đầu thế kỷ 19 lập lại , sao lại cho rằng nghe như một nhạc công chơi thực , nhưng thực tế trước mặt mình chỉ có hai cái loa to đùng chứ có ai đâu , tại sao lại phải vùa nghe vừa tưởng tượng là có người nào đó đang ngồi trước mặt mà thực tế chỉ ta và đôi loa , vậy không thể chấp nhận được cái suy nghĩ tự lừa dối chính mình , nếu chơi kiểu nầy thì AR3 sẻ biểu diển rất xuất sắt , tiếng bass rất phê , treble rất chi tiết , ba giải rỏ ràng , và có thể chơi các thể loại , bạn có thể tìm web .Huyền thoại ACOUSTIC AR 3 sẻ thấy rằng dòng AR3 nó ghê gớm cở nào , một ngày nào đó bạn sẻ nhận ra rằng hi-end trò chơi bình mới rượu củ nó thật sự không phê nghe lâu rất nhàm không tình tứ không lãng mạn , sợ rằng sau nầy có khi họ sản xuất thêm cái dòng ti vi trắng đen của nhãn hiệu Hi End thì tốn tiền nữa , bạn nào cho rằng chỉ có tai trâu mới không biết nghe Hi-end là sai lầm , thử chơi AR3 đi thì sẽ phê đê mê mà chê cái dòng HI-end vô cùng nhạc nhẻo .
















    Hi-end khó mà dể , đa số dân chơi Hi-end là những nhân vật mới tập tành , tôi có người bạn bây giờ làm ăn khấm khá , một bản nhạc bẻ làm đôi củng không biết vừa mới tậu về dàn máy khủng cả tỷ , trên bàn cả xấp tạp chí nghe nhìn , phía góc nhà có cái tủ kiến để đủ thứ bóng đèn dây nhợ đủ loại đắt tiền sợi nào củng to như ngón cẳng cái treo quanh tường trông như cái phòng thu thanh , tôi tò mò hỏi âm thanh có hay không mà mấy sợi dây trông khủng vậy ông , nó nói chơi mấy sợi dây nầy mới đã vừa nói xong nó để cái đĩa cổ vào nghe rè rè như cái radio khổng lồ thời thượng , tôi muốn độn thổ mà sợ nó biết nên tôi ngậm ngùi khen hay , thật ra chơi nhạc phải biết nhiều rất nhiều kiến thức , không phải hay dở mà là cần chơi cho đúng , những dân chơi chuyên nghiệp thường ít biểu lộ và không tranh cải đó là tính chuyên nghiệp , dân chơi tập tành thường cố thể hiện bằng cách cầm mấy sợi dây to to vài cái bóng đèn đưa qua đưa về rất vụng về nhưng thật sự họ rất ít hiểu thế nào là âm thanh hay , tôi cho rằng muốn chơi âm thanh thì phải hơi lớn tuổi tý và phải từng trải và có kinh nghiệm , nhất là nếu muốn chơi thể loại Hi-end thì khó mà dể , vì Hi-end không phải phương tiện để nghe nhạc mà là công cụ huấn luyện kỷ năng test âm dành cho người có trình độ thẩm âm chứ không phải những đại gia chân đất
     
  17. cuquanaudio

    cuquanaudio Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    1.585
    Likes Received:
    109
    Location:
    Nha Trang
    Và tiếp tục
    Theo đuổi những cung bậc sâu lắng của âm thanh
    Ngồi một mình trong căn phòng nhỏ ấm cúng, thưởng thức Singleton độc đáo, đắm mình trong những giai điệu jazz là thói quen thư giãn mỗi ngày của anh Hùng, Giám đốc kinh doanh của một tập đoàn lớn tại TP.HCM.

    Anh Hùng cho biết những cung bậc sâu lắng của âm thanh và sự cân bằng hoàn hảo của loại thức uống đậm đà ấy giúp anh quên đi những căng thẳng, mệt mỏi trong công viêc hằng ngày. Và để thỏa mãn sở thích của mình, anh mạnh dạn đầu tư một dàn âm thanh chất lượng cao với trị giá lên đến hàng trăm triệu. Thỉnh thoảng anh còn rủ vài “chiến hữu” đến nhà để cùng chia sẻ thú vui của mình.

    Không chỉ anh Hùng, hiện có rất nhiều doanh nhân khác tìm đến những dàn loa hi-end, mới đầu chỉ để giải trí, thư giãn nhưng về sau lại xoay sang đam mê lúc nào không hay.

    “Nghiệp” hi-end

    Dân audiophile (chỉ những người chơi âm thanh hi-end) coi “âm thanh” như một cái nghiệp, đã trót mê rồi thì khó mà dứt ra được. Theo lời họ thì nếu ai đó đã một lần thưởng thức âm thanh trung thực của một dàn hi-end “chuẩn” thì sẽ không còn thấy hài lòng với âm thanh của những dàn máy thông thường nữa. Tuy nhiên, để có thể trở thành một audiophile đúng nghĩa, ngoài niềm đam mê thực sự dành những cung bậc của thanh âm, người chơi phải có kiến thức sâu rộng, gu thưởng thức tinh tế, trình độ thẩm âm cao và quan trọng không kém là khả năng tài chính.




    Các thành viên diễn đàn VNAV trong buổi offline mới nhất tại TP.HCM

    Một dàn âm thanh “chuẩn” thường có đáp tuyến tần số rất rộng, đồng thời hòa quyện được các dải tần tốt nên cho ra âm thanh mềm mại, nghe rõ từng nhạc cụ nhưng không “rời”, “tơi” ra mà quyện chặt với nhau. Nếu như nghe nhạc thì một dàn hi-end có thể phản ánh được “vị trí” của âm thanh, người nghe chỉ cần nhắm mắt là hình dung ra được chỗ đứng của từng người trong dàn nhạc, trước sau, trái phải, lớp lang rõ ràng.

    Dù vậy, theo một thành viên lâu năm của diễn đàn vnav.vn thì: “Đã chơi hi-end ai cũng mơ đến một hệ thống hoàn hảo nhưng đây là một quan điểm cần phải xem lại. Thứ nhất, sẽ luôn có một khoảng cách giữa âm thanh thực và âm thanh tái tạo. Hơn nữa, chọn lựa một hệ thống âm thanh còn phải căn cứ vào gu thưởng thức, loại nhạc, không gian và điều kiện tài chính của người chơi”. Quả thật, càng đi sâu vào “nghiệp” này mới thấm thía rằng “nghề chơi cũng lắm công phu”.


    Dàn amply đèn do một thành viên của diễn đàn vnav.vn tự tay lắp đặt

    Như bao thú chơi khác, những doanh nhân “trót” mê audiophile cũng tìm đến nhau để chia sẻ về niềm đam mê của mình, kinh nghiệm chọn hệ thống và cùng nhau thưởng thức những âm thanh trung thực nhất.

    Diễn đàn vnav.vn có lẽ là nơi tụ tập đông nhất các audiophile tại Việt Nam hiện nay. Tùy theo nhu cầu mà các thành viên sẽ có những buổi offline lớn nhỏ khác nhau để các thành viên gặp gỡ nhau. Đặc biệt trong các buổi offline, các thành viên thường “khoe” những chiến tích sưu tầm mới nhất của mình.

    Loa khủng của dân chơi hi-end

    Như tại buổi offline mới nhất của vnav.vn tại TP.HCM vừa rồi, một thành viên kì cựu đã cất công mang đến một dàn loa BW801D anh vừa tậu về từ Anh. Cặp loa này thu hút sự chú ý của đông đảo các member không phải vì giá thành của nó (trên dưới 16.000 USD) mà chủ yếu là vì độ khó chơi và sự cồng kềnh (xấp xỉ 104 kg).

    Theo lời chủ nhân của dàn loa này, tiếng trầm của loa sâu một cách kỳ lạ, hơn thế nữa, nó còn rất trong và khoẻ với các bước chuyển dứt khoát và tự nhiên. Tiếng đàn contrabass trong các đĩa nhạc jazz trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Với BW 801D, từng tiếng trầm được “bóc” ra thật mạch lạc nên người nghe không còn cảm giác như là một “khối âm thanh lùng bùng” như nhiều loa reflex khác.


    Loa BW801D được một thành viên kì công mang đến dự offline

    “Khủng” như vậy nên đã có không ít thành viên lặn lội từ Quy Nhơn, Vũng Tàu vào TP.HCM để được tận mắt ngắm,tai nghe, bên cạnh mục đích chính là gặp gỡ với những thành viên khác vốn ngày thường chỉ gặp nhau qua màn hình máy tính.

    Mượn lời một thành viên diễn đàn thì “thưởng thức âm thanh cũng tốn thời gian lắm, đâu phải chỉ bỏ đĩa vào là xong, chỉnh độ lớn nhỏ của âm thanh thôi nhiều khi cũng phải đến 10-15 phút, thành ra chỉ có dân audiophile với nhau mới hiểu nhau”. Hiểu nhau thì đã là tri kỷ, mà đã là tri kỷ thì còn gì bằng khi được ngồi với nhau, cùng nhau nhâm nhi mạch nha đơn có hương vị tuyệt hảo do chính anh em trong diễn đàn công nhận để tưởng thưởng cho thành quả “mày mò lắp ráp” của mình.



    •Thu Hằng
     
  18. cuquanaudio

    cuquanaudio Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    1.585
    Likes Received:
    109
    Location:
    Nha Trang
    Và tiếp nữa
    Ôi trời ơi ,thằng bạn tôi nó có biết gì âm thanh ánh sáng, từ ngày nó thấy tôi chơi nó củng bắt chước , sắm đủ thứ hùm bà làng đĩa than , băng cối , thật tình tôi không dám nói sợ nó tự ái , hể cái gì nó đêm về là nó khen hay ,âm thanh đâu phải dể chơi , từng trải vài chục năm chưa chắc đả biết ,mấy ông bạn có tiền mới chơi thấy khổ thật , ngồi tính từng sợi dây trông có vẽ chuyên nghiệp , nhưng có biết đâu chính cái đó là cái không biết , với một cái phòng cở 20 mét thật ra chỉ chơi cái loa 20 ctimet là rất hay , nhất là dòng loa Mỹ , rồi tìm mấy cái đĩa chất lưọng ,hightrisolutium chơi rất có lực và rất đầy tiến vừa đủ trải không gian 20 met , sao lại chơi cái loa to đùng như loa đám cưới trong một không gian nhõ để khi âm thanh phát ra sẽ không tiêu kịp tạo ra hiệu ứng affret , có nhiều bạn không mở lớn được đành mở nhõ lý do là dung lượng đĩa không đủ để xuất nên phải mượn công xuất amply rồi mở lớn , điều nầy sẻ làm cho âm thanh nghe rất to loản rất ồn và tạp , có bạn chơi cái cục power cả ngàn what thật sự nó không có nghĩa gì cả , có lần tôi đến nhà người bạn nghe thử dàn máy tiền tỷ Hi-end , ôi trời ơi tôi muốn độn thổ nó dở như là cái loa tự đóng , không có tần nào ra tần nào , bass ù ù không treble ,nó khen hay , còn tôi thì 40 năm chơi đỉa than , đã từng chơi Ar3 mà nó thì chưa biết ar3 là gì , nó giàu quá nên tôi không dám chê sợ nó nghĩ tôi ganh tỵ nên âm thầm khen theo , chứ nó lớn tuổi từng trải như tôi thì nó sẻ không chơi kiểu nầy , thôi đành để ngày nào đó nó giỏi hơn , biết hơn , thì nó sẻ hiểu chơi âm thanh phải có tuổi và qua một giai đoạn từng trải . Thật sự ông bạn nào đã sở hửu AR3 và chơi âm thanh lâu năm có thể sẻ công nhận dòng Hi-end không độc đáo, khô cộc ,là phong trào ,là trào lưu. Được đăng bởi hoangasiahoian vào lúc 03:09 Không có nhận xét nào:
    Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChủ nhật, ngày 24 tháng bảy năm 2011những anh hùng ảo sinh ra từ hố boom
    Có gì đâu vài sợi dây dẩn to đùng vài trăm dolar phí tiền chơi ngông chơi dại , ngày xưa các phòng thu âm cở nào mà vẫn chưa thấy sợi dây như thằng bạn tôi nó đang xài , cái máy bằng cái lổ mũi mà nó chơi sợi dây bằng sợi dây cân nước , thật sự có khi mọi người chơi hầu như rất sành điệu , đây là sự ngộ nhận sai lầm , bạn nào thử làm theo tôi sẽ thấy hiệu quả mà không cần phải tốn kém mất tiền học phí vô bổ với trường hợp bạn phải là nguời thật sự mê âm thanh và biết phân biệt âm thanh , không tự cao tự đại cho mình là thiên tài ngồi nói dốc cả ngày, cầm mấy cái phụ tùng kẹp thêm cái tạp chí nghe nhìn đua qua đưa về ra vẽ biết chơi mất thời gian ,
    Không nên nghe lời mấy cha bán điện máy
    Không mua loa nhật
    Không nghe theo sự tư vấn của người mua hàng giúp
    Không mua máy khi chính cái đỉa của người bán đang thử


    Tìm mua cho được loa AR3 hoặc AR4 chơi amply fisher rất phê , hoặc amly nhật củng ok ,trên 200 what sau khi có được loa và amply như vậy nếu bạn là dân nghiện âm thanh muốn chơi cho phê đê mê thì tìm loại nhạc acoutic , jzza , blues , nhạc vàng thì đê mê , không cần gì những sợi dây ghê gớm, chỉ lừa mấy cậu mới tập tành sành điệu ,chưa biết thế nào là âm thanh . Được đăng bởi hoangasiahoian vào lúc 22:21 Không có nhận xét nào:
    Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChủ nhật, ngày 10 tháng bảy năm 2011hi-end đường lên thiên đường sẽ mãi mãi còn xa vời

    Chơi hi-end trước hết phải nhớ cho mình là ai , mới bán đất ư , mới bán xe ư ? không nên sắm dàn hi-end , bạn sẽ chán ngay , bạn tạm tin tôi đi ,cứ cho rằng tôi vì lý do gì đó tôi dị ứng với dân chơi hi-end nên nói năng lung tung , thật sự với cái kinh nghiệm chơi âm thanh thời AR3 thì âm thanh hi-end chỉ là công nghệ lăng xê mà nhà sản xuất đã nghiên cứu rất kỷ để móc túi những đại gia mới có tiền thích thể hiện , họ nghiên cứu đến cả việc làm sao để khi khách hàng nhìn vào là phải nôn tiền ra , cho đến khi ân hận thì đã muộn , họ đã thành công trong nghệ thuật thôi miên , và đã lấy tiền được, những cặp loa hi-end đến 6tỷ đồng ,có nhiều vị khi nhận ra mình bị chiêu lừa thì ăn ngủ không yên , tìm cách gả lại cho cậu ấm nào đó,cứ thế nó chạy lòng vòng trong giới tập tành sành điệu chưa biết AR3là gì chứ đã từng chơi AR3 rồi thì sẽ không thể nghe đựơc dòng Tannoy ,nghe không phê thật sự không phê ,AR3 âm thanh rất sống động và vô cùng chi tiết , thường là dân chơi âm thanh chuyên nghiệp rất mê và sẽ siu tầm làm bửu bối còn dòng hi-end âm thầm làm ăn để làm sao móc được tiền các vị lắm tiền không biết tiêu khiển , trong túi lúc nào củng có vài sợi dây vài trăm đô , mấy cái bóng đèn với vài con số gì đó , còn kẹp theo cái tạp chí nghe nhìn với vô vàng lời lẽ quảng cáo nghe hấp dẩn , thật ra cái âm thanh hay nhất là chơi theo ý của mình , chính mình tạo ra nó ,đừng để nó tạo ra mình mới là chơi âm thanh, nghĩa là chỉ cần bạn có tí bẩm sinh về test âm , không cần phải ghê gớm lắm là bạn có thể chế được dàn âm thanh rất phê , bởi chính bạn là tác giả , cho nên dù không hay bạn vẩn thấy hay , đó là cách chơi thú chơi audio , tôi có lời khuyên bạn đừng nên tốn tiền vào những cái phụ tùng vô tích sự chế ra để móc tiền những người mới vào nghề ,và rất nhiều chiến binh đã để bà xã ngủ một mình để ôm luôn cái dàn hi-end test mãi mà vẫn thất vọng chỉ vì cái tiếng mộc và con số quá lớn so với cái tận hưởng , thôi đành trùm mền để đấy có tay nào dư tiền khờ khạo sẻ gả lại chứ bỏ ăn bỏ ngủ có ngày bà xã đi luôn ,



    Đây là dàn hi-end thời thượng hồi 1920 vô cùng mộc , Được đăng bởi hoangasiahoian vào lúc 21:33 Không có nhận xét nào:
    Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên Facebookhi-end thiên đường và những cái chết không báo trước


    Những sợi dây loa to đùng , được bọc cẩn thận bởi một lớp vải trông rất gấu . To cở ngón tay trỏ , được cuộn tròn chạy vòng vòng phía sau dàn máy . Hình như ý gia chủ cố tình cho nó thò ra cái dây AV . Củng không kém phần trình diển ảo thuật như những con rắn cuộn mình quằn quại . Hai bên được dựng lên hai cái thùng loa to , ở dưới có cái miến đồng lớn có đóng chử Tannoy trông như hai gả vệ sĩ khổng lồ đang canh gát lâu đài . Chính giữa là Vua , Hoàng Hậu , Hoàng Tử va bá quan văn võ trông như lạc vào chốn mê cung . Tôi thật sự ngỡ ngàn , một đời người đến tuổi nầy còn nhìn được cái vẻ cao sang của nó. Thằng bạn tôi lấy chai rượu ngoại mời tôi nó nói|:" ông ngồi xuống tôi cho ông nghe " .Sau một hồi bò tới bò lui tìm cái dĩa thuốc nó nói luôn 1 tỷ đó ông . Tôi nghe lùng bùng lổ tai , sau một hồi âm nhạc đươc trải lên có ai đó hát lên cái giọng nghe rõ hơi lớn ,tôi đoán ngay là ông nội Wilie Nelson tiếng đàn nghe tưng tưng rất chi tiết. Ca sĩ hát giọng khàn bởi thường thì cái thể loại hi-end rất kén nhạc , đa số là họ hay có cái đĩa thuốc đĩa nầy chã có nhạc mà chỉ có âm thanh để thử thôi . Nói chung là đĩa test audio testing , nghe tiếng rất rõ chạy loa trái loa phải .Tôi bảo: " ông ơi sao không thấy chỗ chỉnh bass treble " . Thằng bạn tôi nó giải thích: "ông quê quá chơi hi-end mộc vậy mới hay " tTôi lặng người nhắm mắt tập trung hết thính giác để tận hưởng cái âm thanh quý tộc cái dòng tannoy của Anh . Có nghe và cố hết mình để tưởng tượng là y như ca sĩ ngồi trước mặt mình không ? Tôi nhận ra rằng với cái dàn máy tiền tỷ mà nhắm mắt lại thì uổng lắm , và tôi cố gắng tận dụng cơ hội nầy mở mắt ra để nghe cho phê . Tôi hiểu rằng nghe và nhìn thì âm thanh sẽ hay hơn . Thật vậy thế giới dòng tannoy nghe phải nhìn .Không như bạn ôm cây piano có thể liêu riêu cặp mắt . Tôi đề nghị thay cái đĩa Carly simon cho tôi nghe bài you,are sovain . Nghe sao nó không phê nó tệ hơn tôi nghĩ , thua xa pioner 99a ,tôi tiếp tục để vào cái đĩa Paulmauriat , sao nó vẫn không nghe được , nếu nghe kiểu nầy thì kẹt quá , cứ tìm thể loại acoustic thì đâu cho đủ để chơi .Mấy ông ca sĩ già cỡ Willie Nelson ,sắp chết rồi dòng jzza, blues thì thật ra AR3 chơi rất phê . Ai đã từng một thời chơi AR3 thì sẽ cảm nhận cái chất âm hi-end dòng Tannoy không có gì mới , không có gì độc đáo ngoài cái hình thức hào nhoán ,hớp hồn phải chăn nhà sản xuất đã thành công trong cái công nghệ thôi miên bán cái giá tiền tỷ. Cái giá có thể làm im miện mấy gả sành điệu chỉ dám khen chứ không dám chê, vậy mà không biết bao nhiêu chiến binh ngã gục tán gia bại sản quên vợ quên con ,vì chưa có kinh nghiệm chơi âm thanh .Đọc mấy cái tạp chí nghe nhìn để nói theo, tập tành sành điệu của cái trò chơi hi-end bình mới rượu củ hồi trước thế kỷ 21 . Chơi Hi-end lý thuyết thì mênh mông , thời sự vô tận không có hồi kết ./.
    Sưu tầm.
     
  19. cuquanaudio

    cuquanaudio Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    1.585
    Likes Received:
    109
    Location:
    Nha Trang
    Bài này mình nhớ không lầm là của Chu vĩnh đại sư
    những điều cần biết khi chơi Hi-End (ST)
    Chuẩn bị gì khi bắt đầu chơi Hi-End?

    Nếu tình cờ bạn được nghe một dàn máy Hi-End ở nhà người quen, bạn sẽ sững sờ vì chưa bao giờ gặp âm thanh sống động và tự nhiên như thế, bạn bị ám ảnh về những thiết bị tạo cảm xúc đó và mơ ước có một ngày được sở hữu chúng. Vậy là bạn đã bắt đầu bước vào thế giới Hi-End rồi đấy. Ðiều trở ngại lớn nhất lúc này đối với bạn sẽ là ngân sách và hiểu biết về kỹ thuật.

    Cần chuẩn bị ngân sách bao nhiêu?

    Không nhất thiết phải bắt đầu bằng một dàn máy đắt tiền, vì "nghiệp Hi-End" là một con đường dài khám phá và học hỏi. Do hiểu biết chưa nhiều và chưa được tiếp cận với các nguồn thông tin chuyên ngành, bạn sẽ rất dễ hoang mang khi chọn lựa, dẫn đến những quyết định thiếu chính xác. Hơn nữa bạn cũng cần có thời gian để "tập cho tai mình" quen dạng âm thanh nhà nghề với tiêu chuẩn tự nhiên, trung thực và không chỉnh sửa mà từ trước tới nay bạn chưa tiếp xúc. Một dàn máy trong khoảng từ 1.500 - 2.000 USD là vừa phải cho sự dấn thân ban đầu đó.

    Trang bị như thế nào?

    Tiêu chuẩn đầu tiên của một dàn máy Hi-End là các thiết bị phải tách rời, mỗi loại là một sản phẩm hoàn chỉnh, có bao bì và nguồn cấp điện độc lập. Do đó những “dàn đồng bộ 5 cục, 7 cục” không được xếp chung vào đẳng cấp này. Ở mức độ cao, mỗi nhà sản xuất có sở trường và bí quyết riêng trong từng lĩnh vực, nên cần lựa chọn sao cho phát huy được ưu thế nổi trội của từng hãng. Thí dụ loa hàng đầu là của Anh và Ý, đồ điện tử nên dùng thương hiệu Mỹ, còn thiết bị digital nguồn (đầu đĩa CD, giải mã D/A) có thể ưu thế thuộc về các sản phẩm của Nhật, Mỹ, Thụy Sĩ , Anh. Ngoài ra mỗi loại cũng có khả năng kết hợp khác nhau, phụ thuộc vào công suất ampli, độ nhạy của loa, trở kháng dây dẫn, mức ổn định tín hiệu digital.Vì vậy có nhiều trường hợp, các món đồ đắt tiền ráp chung thành một dàn lại không cho ta âm thanh vừa ý. Bạn nên nhờ đến các nhà tư vấn, thu thập thông tin trong các tạp chí chuyên ngành, lướt tìm trên các website như audio review.com, audioweb.com, audiogon.com để tham khảo trước khi quyết định. Tuy vậy, kinh nghiệm cho thấy rằng không có gì tốt bằng nghe thử, vì sự cảm nhận của tai bạn là chính xác nhất.

    Nên chọn ampli đèn (tube) hay bán dẫn (transistor)?

    Cách đây 2 năm tạp chí điện tử Audio Review.com đã nêu câu hỏi này trên một diễn đàn cho hơn 30.000 “đệ tử âm thanh” tham gia trả lời. Kết quả cán cân lựa chọn ở vị trí nằm ngang. Ðến nay câu trả lời lại tiếp tục quay lại cho những người chơi hi-end.

    Ðèn - bán dẫn - đèn?

    Ở giai đoạn khởi đầu công nghiệp âm thanh, các đèn điện tử hoàn toàn chiếm ưu thế. Bộ phim có lồng tiếng đầu tiên trên thế giới được sử dụng bằng ampli dùng bóng đèn 300B Western Electric công suất có... 8W. Tới thập niên 50 của thế kỷ trước, do đòi hỏi về các thiết bị có công suất cao, khả năng sản xuất theo dây chuyền công nghiệp và giá thành hạ, chất liệu bán dẫn với tính ưu việt đáp ứng được các yêu cầu đó đã nhanh chóng thay thế đèn điện tử. Người ta đã tưởng rằng đèn điện tử sẽ chỉ còn hiện diện trong các viện bảo tàng. Nhưng tới những năm 80, sau khi công nghệ bán dẫn đã phát triển mạnh mẽ, một số hãng sản xuất đồ hi-end như Audio Research (Mỹ), Jadis (Pháp)mới phát hiện ra rằng mạch ampli dùng đèn điện tử có những ưu thế mà bán dẫn không thể thay thế được như độ ấm áp, chiều sâu có tầng lớp của âm thanh và đặc biệt khả năng truyền tải “cái hồn” của bản nhạc. Vì vậy các ampli điện tử thế hệ mới ra đời, từ đó liên tục hoàn thiện và phát triển cho đến ngày nay.

    Bên cạnh đó các hãng sản xuất đồ bán dẫn cũng không chịu bỏ cuộc đua, họ liên tục đưa ra các sản phẩm ngày càng chất lượng hơn, với mạch khuếch đại Class A, nghĩa là hoạt động của ampli luôn ở chế độ dòng điện cao, độ tuyến tính lớn, độ méo của tín hiệu cực nhỏ, đem lại sự tự nhiên và trung thực tối đa cho âm thanh. Tuy nhiên những ampli như thế đòi hỏi cuộn biến áp rất to, kích thước khổng lồ và đặc biệt rất mắc tiền.

    Nên chọn ampli đèn hay bán dẫn?

    Nếu loa của bạn có công suất lớn (trên 100W RMS) và độ nhạy thấp (dưới 90 dB) (giới chuyên môn gọi là "nặng đánh") thì nên thiên về hướng sử dụng ampli bán dẫn để tận dụng ưu thế công suất ra loa cao.

    Trường hợp dùng đèn điện tử thì bạn sẽ phải tìm ampli rất nặng, chi phí cực kỳ tốn kém. Mặc dù mỗi cặp loa đều cho ta thông số về khoảng công suất ampli tương ứng cho phép (thí dụ từ 50W- 150W) nhưng thực tế cho thấy sử dụng phía ngưỡng trên (100W-150W) mới khai thác hết được khả năng của loa. Ngược lại, loa có độ nhạy cao (trên 90dB) sẽ thích hợp với đồ đèn điện tử, âm thanh sẽ sâu lắng và tinh tế hơn, nhưng cũng đòi hỏi các yếu tố kèm theo (dây loa, dây tín hiệu, xử lý phòng ốc...) rất thận trọng, tránh tình trạng bị nhiễu do độ nhạy tạo ra.

    Bên cạnh đó thể loại nhạc bạn thường nghe cũng có ảnh hưởng mang tính quyết định.

    Những loại nhạc đòi hỏi cường độ cao, tiết tấu mạnh và sôi nổi như pop rock, alternative... chắc chắn thích hợp với ampli bán dẫn, còn jazz, classic, country, blues... thì đèn điện tử sẽ là lựa chọn tối ưu.

    Vấn đề còn lại là khả năng tài chính và cảm nhận trực tiếp bằng đôi tai của bạn. Ðó chính là "người trọng tài công bằng nhất".

    Còn giải pháp trung gian?

    Trước nhược điểm tự nhiên "mạnh thì không tinh tế” các nhà sản xuất đã tìm đến một giải pháp trung gian gọi là hybrid, trong đó phần tiền khuếch đại (pre-ampli) được coi là linh hồn của máy được xử lý bằng bóng đèn điện tử, còn phần khuếch đại (main-power) vận hành theo chế độ bán dẫn. Các thiết bị này khắc phục được phần nào nhược điểm kể trên, trả lại cho âm thanh "tâm hồn đèn và thể lực bán dẫn" nhưng dù sao vẫn không thể đạt hiệu quả như mong muốn. Ðiều có lợi lớn nhất là giá thành giảm đáng kể, phù hợp với những dân chơi khó khăn về kinh tế nhưng giàu có về ước mơ.

    Chọn dây dẫn cho dàn hi -end?

    Những ai ít quan tâm tới thế giới hi- end chắc sẽ không thể tin rằng có những sợi dây nối từ ampli ra loa giá tới hàng chục ngàn USD, những miếng cao su kê máy nhỏ bằng nút chai bia nhưng giá tương đương nguyên một két! Chỉ khi nào nghe thử và đối chiếu với những loại dây dẫn thông thường khác, bạn mới nhận thấy tính logic của những con số đáng ngạc nhiên đó và mới hiểu ra rằng mỗi chi tiết nhỏ đều có “phần đóng góp” vào chất lượng âm thanh dàn máy.

    4 loại dây chủ yếu

    Trước tiên phải kể tới dây digital (digital cable) dẫn tín hiệu từ nguồn CD tới thiết bị giải mã D/A (digital /analog converter). Thường những thiết bị nhà nghề cung cấp 4 khả năng sử dụng dây digital: theo chuẩn Coaxial - RCA (có đầu nối dạng bông sen), chuẩn XLR (còn gọi là Balance - đầu ca-nông giống như đầu nối micro), dây cáp quang (optical cable) dẫn tín hiệu số dưới dạng quang học và chuẩn Toslink cũng dùng cáp quang nhưng theo công thức sản xuất của hãng AT&T(Mỹ). Chất lượng truyền tải tín hiệu của 4 loại dây trên phụ thuộc vào độ dài, chất liệu chế tạo và bí quyết của từng hãng. Tuy nhiên khi dùng "kiểm nghiệm mù" (bằng cách để các chuyên gia âm thanh nghe đối chứng trong bóng tối), người ta nhận thấy rằng loại Balance (đầu nối XLR) cho âm thanh trung thực hơn.

    Từ D/A tới bộ phận tiền khuếch đại (pre-ampli) và từ pre- ampli tới phần công suất (main- power), dây dẫn sử dụng sẽ được gọi là dây tín hiệu (interconnect cable). Ðầu nối chuẩn của loại dây này cũng là RCA (bông sen) và XLR (ca-nông). Nếu máy của bạn có thiết kế mạch Balance thì sử dụng dây XLR là tốt nhất, âm thanh sẽ tròn, ấm và “đầy đặn” hơn. Thông thường chất liệu chế tạo dây dẫn là hợp kim đồng hay bạc đặc biệt. Một số hãng nổi tiếng như Purist Audio còn nghiên cứu thiết kế dây dẫn được ngâm trong môi trường dầu, đảm bảo truyền tải tối đa tín hiệu âm thanh.

    Loại dây thứ ba đưa tín hiệu từ ampli ra loa gọi là dây loa (speaker cable). Ðộ dài phổ biến vào khoảng 3m, ít khi dài hơn vì chất lượng âm thanh tỷ lệ nghịch với chiều dài dây dẫn. Cũng giống như interconnect cable, dây loa được làm từ đồng, bạc và một số hợp kim đặc biệt. Nhờ bí quyết của từng nhà sản xuất mà chất lượng dây loa (kèm theo đó là giá bán) có sự khác nhau. Ngoài ra, tùy thuộc loại nhạc thường nghe và nhãn hiệu dàn máy của mình, bạn có thể tham khảo giới chuyên môn để tìm được loại dây phù hợp. Có một số người chơi cầu kỳ đã chuẩn bị nhiều loại dây để sẵn sàng thay đổi khi nghe những chủng loại nhạc khác nhau.

    Nhiều loa có thiết kế 2 ngõ vào riêng biệt cho 2 giải tần cao (treble) và thấp (bass), vì thế bạn có thể sử dụng dây 2 cầu (bi-wire) để khai thác ưu thế đó. Ðiểm nổi bật của cách đấu dây này là hiệu ứng lập thể (stereo) tăng lên rõ rệt, âm thanh ở các nốt cao sáng sủa và sắc nét hơn.

    Bên cạnh những loại dây tín hiệu kể trên, bạn cũng nên chú ý tới dây nguồn cấp điện (power cable). Những công ty hàng đầu như Siltech, Transparent, MIT, Wireworld... đều cung cấp những dây điện nguồn có khả năng lọc tạp âm và xung động cao, bảo toàn sự tinh khiết của âm thanh.

    Ngân sách đầu tư cho dây dẫn của một dàn máy

    Dĩ nhiên các bộ phận trong một dàn máy hi-end phải có chung đẳng cấp. Một sợi dây dẫn mắc tiền được nối với một chiếc ampli bình thường sẽ không thể phát huy tác dụng. Vì vậy các chuyên gia đã đưa ra công thức sau đây để giúp những người chơi tham khảo khi phân bổ ngân sách cho dàn máy: 50% cho phần điện tử (CD, D/A, ampli...); 40% cho loa và 10% cho dây dẫn. Giả sử tổng trị giá dàn máy của bạn là 10.000 USD thì đầu tư cho dây dẫn khoảng 1.000 USD là vừa phải.

    Một số dây hi- end nổi tiếng

    Có rất nhiều hãng chuyên sản xuất các loại dây cao cấp cho thị trường đặc biệt này. Hàng năm những tạp chí audio chuyên ngành đều giới thiệu các loại dây và bài phân tích ưu, nhược điểm từng loại. Các thương hiệu thường được đánh giá cao là Van Den Hul, Tara Labs, Straight Wire, Purist Audio Design, MIT, Kimber Cable... Tuy nhiên, cũng giống như ghi chú dưới mỗi dòng quảng cáo dược phẩm “đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng", khi lựa chọn các loại dây dẫn, bạn hãy cố gắng "nghe thử trước khi ra quyết định".

    Chọn loa hi-end theo thị hiếu âm nhạc

    Chọn loa theo gu?

    Hầu hết những chuyên gia có kinh nghiệm đều nhận định rằng loa nghe nhạc của nước nào phản ánh trung thực tính cách của con người nước đó. Thí dụ loa Mỹ mạnh mẽ, chắc chắn nhưng thiếu tinh tế; loa Pháp điệu đàng, âm thanh mềm mại đến mức ủy mị; loa Ý góc cạnh, thanh tú và sắc sảo như cô gái Ðịa Trung Hải; loa Anh sang trọng, kiêu sa và ấm áp như một nhà quý tộc phù hoa... Do vậy chọn loa phụ thuộc vào vấn đề thị hiếu và chủng loại nhạc bạn ưa thích. Nếu gu nhạc của bạn trẻ trung, sôi động, tiết tấu nhanh thì loa Mỹ là lựa chọn hợp lý; còn blue, jazz, sentimental, classic, những dòng nhạc giúp bạn "vừa nghe vừa tưởng tượng" thì loa Anh sẽ có ưu thế trội hơn. Ngoài ra tính chất bản nhạc cũng là một yếu tố tham khảo: loại độc tấu thì nên chọn loa Ý, còn hòa tấu dàn nhạc, đòi hỏi độ hoành tráng cao thì không hãng nào qua mặt được các thương hiệu Tannoy, BW, Lowther… nổi tiếng của Anh. Dĩ nhiên mỗi nhà sản xuất còn có bí quyết riêng, không phải loa Pháp nào cũng mềm, loa Mỹ nào cũng mạnh, nhưng kinh nghiệm cho thấy quả thực "triết lý âm thanh" của các hãng cùng chung một quốc gia rất giống nhau, và khi âm thanh cất lên, bạn sẽ nhận ra được ngay “quốc tịch” của cặp loa đó.

    Nên chọn độ nhạy (sensibility) cao hay thấp?

    Ðộ nhạy của loa, tính bằng đơn vị đề-xi-ben (dB), được người ta đo lường bằng cách đặt một âm kế cách loa 1m khi loa đang được cung cấp một âm lượng có công suất 1W từ ampli. Thông thường các loại loa nghe nhạc có độ nhạy từ 80-95 dB. Cá biệt một số hãng như Avant- Garde (Ðức), Supravox (Pháp) hoặc Klipsch (Mỹ) thiết kế loa lên tới trên 100 dB. Ðộ nhạy loa phụ thuộc rất nhiều vào ampli của dàn máy, chỉ tiêu này càng lớn thì càng tiết kiệm, công suất ampli cần thiết (người ta gọi là "nhẹ đánh"). Tuy nhiên khi đó độ ồn sẽ cao (vì loa sẽ nhạy cả với các tạp âm) và dễ bị hiệu ứng vang vọng (echo) đòi hỏi người nghe phải xử lý phòng ốc và dây dẫn thận trọng.

    Nếu ampli bạn sử dụng thuộc loại bóng đèn (tube) thì loa có độ nhạy cao (trên 90 dB) sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất, còn ampli bán dẫn (transistor) dùng cho loa dưới 90 dB là hợp lý hơn.

    Công suất của loa thế nào là phù hợp?

    Thông thường mỗi cặp loa đều có sự chỉ dẫn khoảng công suất ampli tương thích, không phân biệt loại đèn hay bán dẫn, vì vậy khi lựa chọn loa, bạn có thể căn cứ vào thông số này để ra quyết định. Loa quá lớn so với công suất ampli thì âm thanh sẽ không "ra" hết (gọi là "thiếu tiếng", đặc biệt ở tần số thấp (bass). Ngược lại ampli dư so với công suất loa thì sẽ lãng phí và khi mở lớn có thể gây hư hỏng loa. Nhiều người chọn công suất loa căn cứ vào âm lượng thường nghe theo quan niệm "phòng nhỏ nghe loa nhỏ”. Thực tế cho thấy không hoàn toàn như vậy; cũng giống như bạn mua xe gắn máy phân khối lớn đâu phải để lúc nào cũng chạy tốc độ cao, mà để cảm nhận được “độ đằm”, sự chắc chắn của nó ngay khi chạy chậm. Thành ra nghe loa lớn bao giờ cũng “đủ tiếng” hơn, âm thanh “dày dặn" và sâu sắc hơn, chỉ còn trở ngại duy nhất là vấn đề ngân sách.

    Chọn loa 1 hay 2 cầu?

    Thường loa lớn cho phép sử dụng cách đấu dây 2 cầu (bi-wire) để cấp tín hiệu từ ampli lên theo hai tần số riêng biệt (bass và treble), nhờ đó âm thanh sắc nét và tách bạch hơn. Tuy nhiên nếu nghe kỹ bạn sẽ thấy kiểu đấu dây này làm cho bản nhạc có vẻ "khô", "lạnh", khiến ta "phục mà không cảm". Ngược lại đấu một cầu sẽ tiết kiệm được dây, âm thanh có vẻ “mờ” nhưng hài hòa hơn.

    Vấn đề còn lại vẫn chính là... đôi tai của bạn.

    Loa nào có tiếng?

    Trong thế giới hi-end, đã nói tới loa phải kể tới Anh Quốc, nơi sản sinh ra những thương hiệu nổi tiếng như Tannoy, ProAC, BW, Lowther, Rogers, Harbeth, Spendor... Sau đó là Pháp như JM Lab, Cabasse, BC Acoustique, J.M Raynaud... Một vài thương hiệu Ðức cũng được ghi nhận ở đẳng cấp cao như Elac, Avant - Garde... Thụy Sĩ có Goldmun, Hà Lan có Final, còn Ý thì nhiều hãng đã đi vào huyền thoại: Sonus Faber, Academic, Diapason... Các nhà sản xuất Mỹ thường đi đầu trong đẳng cấp hi-fi (Bose, JBL, Martin Logan...), còn ở mức độ cao hơn thì vẫn phải chịu chênh lệch với các hiệu danh tiếng châu Âu. Riêng người Nhật là một trường hợp đặc biệt: hình như cái gì họ cũng làm được hơn người khác, riêng loa hi-end thì họ chưa tạo được một thương hiệu nào có thể cạnh tranh với các đối thủ bên kia đại dương.
     
  20. cuquanaudio

    cuquanaudio Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    1.585
    Likes Received:
    109
    Location:
    Nha Trang
    Thêm một đoạn, tối nay mình lên tàu
    thật sự hi-end là gì ??? theo tôi , với cái kinh nghiệm 30 năm chơi analog một thời ở Đà Nẵng không ai không biết Hoàng chuyên chơi âm thanh analog . ngay bây giờ nghe nói Huy chợ mới chơi mấy dàn âm thanh khủng lắm mà . Huy chợ mới thuộc loại đàn em , đã từng một thời kính nể ông anh với cái cách chơi âm thanh . một thời nổi tiến với người Huế cứ vào là tìm Hoàng để thâu băng cối và mua đỉa than .
    Sự nghịch lý khi chơi hi-end , âm thanh hi-end nghỉa là âm thanh thực âm thanh mộc, nó không có gì là độc đáo là mới mẽ , muốn chơi hi-end trước tiên bạn phải thật nhiều kiến thức , và dày dạn kinh nghiệm , bởi hi-end nghĩa là cái chất thật , cái chất mộc , khi nghe âm thanh hi-end chúng ta có cảm tưởng như những âm thanh đang tạo ra là những nhạc cụ thật , ca sĩ bằng da bằng thịt đang ngồi đối diện .
    Vậy tại sao tôi nói tuổi bao nhiêu để có thể chơi hi-end , nếu không hiểu được điều nầy thì sẽ trỡ ngại tốn kém rất nhiều tiền nhiều thời gian mà rất nhiều người đã vấp phải , bán xe bán đất để rồi cứ bị chê là có dàn máy tiền nhiều mà âm thanh dở ,
    Làm sao để biết âm thanh tiền tỷ hay dở thế nào , trước tiên là bạn cần phải hiểu và đã tưng chơi qua nhiều hệ thống , digital , hifi .srowsoud ,băng cối . đỉa than .nói chung là đã một thời dân nghiện âm thanh , có sở hửu , và đam mê tột đĩnh , kể cả nhạc rock, nhạc pop, nói tóm lại là chính hiệu đích thực chứ không tự phong tự đại như một số bạn ngộ nhận ,
    Hi-end . thật sự hi-end đã có từ rất lâu , nếu không sai thì cái thời con người mới phát minh ra âm thanh , cái thời nhạc cụ còn rất sơ sài , nhưng cái độc của hi-end bây giờ là bạn có thể phải sửng sờ vì dàn máy khủng và quá đẹp . âm thanh thì rất là mộc mạc ,đây là ưu điểm của dòng hi-end , khi nghe hi-end rất cần kiến thức , và sở thích , và định hướng rõ là hi-end thì mới có thể cảm nhận ,


    Hi-end ? đã chơi hi-end rồi thì bạn đã có một con đường chọn , vì dàn âm thanh hi-end người ta thiết kế không tone , nghĩa là hạn chế tối đa không có bass, không có treble ,và không muốn bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài , cho nên cái thể loại nhạc nầy rất là ít , quý vị thử cho vào cái đĩa nhạc rock , hay nhạc pop thì chắc chắn là không xong , nhưng nếu cho vào dòng arcoustic thì rất là hay , vì vậy khi sắm một dàn máy hi-end bạn phải chấp nhận chơi kiểu thời thượng , nghĩa là chấp nhận trở lại điểm xuất phát mộc lốc cốc len ken rỏ ràng , cho nên với cái từng trải 30 năm chơi âm thanh hi-end tôi cho rằng là một phong trào , một trào lưu nó sẽ không tồn tại được lâu . bởi chỉ dành cho giới đại gia hiếu kì , giống như mua một chiếc xe lạ đời củ còn mới với giá cả trăm triệu, nhưng củng có gì lạ với cái tiến nổ thời thượng . đó củng là cá tính . nhưng nếu có tiền thì tôi củng chơi nhưng cần phải hiểu thì hi-end rất độc đáo ở chổ là nghe mà còn nhìn
    Sưu tầm
     
  21. cuquanaudio

    cuquanaudio Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    1.585
    Likes Received:
    109
    Location:
    Nha Trang
    Mệt quá, em nghỉ . Các Bác tiếp nhé, ngày mai càe vắng em
     
  22. Nhật Uy

    Nhật Uy Advanced Member

    Joined:
    8/6/11
    Messages:
    295
    Likes Received:
    10
    về nhà bán loa tannoy à, nhớ rủ bác vietvan nữa nhé
     
  23. cuquanaudio

    cuquanaudio Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    1.585
    Likes Received:
    109
    Location:
    Nha Trang
    Về mua thêm cặp nữa cho đủ bộ...........................
     
  24. cuquanaudio

    cuquanaudio Advanced Member

    Joined:
    29/3/06
    Messages:
    1.585
    Likes Received:
    109
    Location:
    Nha Trang
  25. pthien

    pthien Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.150
    Likes Received:
    11
    Location:
    Bình Định Audio Quán

Share This Page

Loading...