Biến thế liên tầng dễ ẹc - Interconnect transformers ( IT )

Discussion in 'Linh kiện, dụng cụ DIY' started by ThanhTruc03, 31/10/08.

  1. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    19
    Biến thế liên tầng dễ ẹc!
    Dĩ nhiên là nếu không làm thì sẽ tưởng là khó. Và dĩ nhiên là nếu không làm thì không thể biết là nó... dễ ẹc.
    Số là làm amply PP thường gặp khó khăn ở chỗ mạch đảo pha khó cân chỉnh, nên làm luôn món này cho nó dễ ẹc. Thực tế là Gvteam đã lắp thử một cái 6P14 PP dùng biến thế đảo pha. Kết quả bất ngờ là nó vừa có được đáp tần rộng và mạnh mẽ của PP, vừa có sự ngọt ngào của SE. Cho nên IT là chuyện không thể không làm.
    Em mạnh dạn mở chủ đề này để các bác góp ý xem nên làm thế nào cho tối ưu, vừa sử dụng được cho nhiều đèn thông dụng, vừa dễ quấn, và ai cũng có thể làm được...
    Mời các bác... tám chuyện
     
    Tags:
    Newbe likes this.
  2. mesl45

    mesl45 Advanced Member

    Joined:
    20/6/07
    Messages:
    2.587
    Likes Received:
    25
    Location:
    Hà nội - Thành viên Xã đoàn gầm cầu
    Món này em nhất quyết theo đây, giờ đã tích cóp được ít FE, không biết dùng được không, kính mong các bác giúp đỡ ae quấn với ạ,
    em có lõi Ccore không biết công thức tính toán thế nào, kính mong các bác chỉ bảo ạ. xin cảm ơn nhiều :)
     
  3. thomas

    thomas Advanced Member

    Joined:
    25/3/06
    Messages:
    1.432
    Likes Received:
    0
    Location:
    hcmc
    Có thể action món này bằng C core được không anh?
     
  4. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Cục IT này nguyên là đồ quân sự. Kích thứớc vỏ chỉ khoảng 3,5 x 4,5 x 5,5 cm nhưng đo được tới trên 300 Henry gì đó quên rồi, chịu dòng tới trên 34mA. Kích thước nhỏ như vậy mà dòng cỡ đó, Henry cỡ đó nên em đồ rằng phải là lõi Cobal mới chịu nổi. Tuy nhiên, do chế tạo với mục đích quân sự nên dùng cho audio không đã lắm. Nguyên là 4K: 28K đáp tần chỉ 200 - 8.000Hz, em đấu ngược lại thành 28K: 4K, nên cho được đáp tần rộng hơn, nhưng bị giảm độ lợi và cộng hưởng ở tần số cỡ 40kHz có lẽ do điện cảm rò lớn quá. Nay tính đục ra lấy lõi quấn lại, nhưng nó bọc vỏ sắt bên ngoài và hàn kín nên không biết đục ra có hư fe không?
     
  5. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Có lẽ vẫn phải bắt đầu từ fe, có lẽ là C - core dùng cho IT sẽ ổn, vì dòng rất nhỏ, không cần fe có Bmax lớn. Ngoài ra, thường thì C-core phải là fe có kích thước nhỏ mới là loại tốt???
    Có lẽ là nên chọn đèn trở kháng thấp như 6H30 nhưng cây này không thông dụng... Không biết cây 12SX7 (chạy ở Ua = 40V) hoặc 2C50 có xài được không?
     
  6. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Hớ hớ theo Dzê em IT (Interstage Transformer) có phức tạp hay không tùy theo yêu cầu cái IT. Tất nhiên trường hợp nào cũng ... dễ ẹc. :mrgreen:

    1- Trường hợp 1 hay còn gọi là IT chó phốc :D : loại tí hin nhất không có dòng DC gì ráo thì thường Fe nhỏ và tìm Fe càng đỉnh càng tốt ví như hợp chất Cobalt hay Nickel loại có độ từ thẩm càng cao càng tốt. Loại này nhỏ và dây cũng nhỏ chạy điện thế rất thấp nên không cầu kỳ cách điện. Loại này thường ở ngõ vô hay kết nối sau tụ liên lạc.

    2- Trường hợp 2 hay còn gọi là IT chó ta: loại này kích thước to hơn thường có sơ cấp có dòng 1 chiều đi qua. Vì có dòng 1 chiều ở sơ cấp nên sẽ có khe hẹp và lựa Fe cũng phải chú ý đến Bmax nếu không cũng sẽ bão hòa từ. Loại này phù hợp lái đèn công suất ở class A hay AB. Nếu hoạt động trên 300VDC thì cách điện cũng cẩn thận như OPT nên kiếm Fe kích thước tương đối dễ đủ cửa sổ để vừa đường kính dây, số vòng dây và cách điện. Nên luôn tải 1 điện trở giá trị cao ví dụ 100k khi lái lưới điều khiển của đèn kế tiếp vì như thế IT sẽ hoạt động an toàn tránh rò điện nguy hiểm.

    3- Trường hợp 3 hay còn gọi là IT chó săn: loại này kích thước to đôi khi cỡ OPT 300B vì loại này ngoài có dòng DC qua sơ cấp mà đảm nhiệm luôn chức năng cung cấp công suất cho lưới điều khiển bóng công suất ở class A2 hay AB2. Loại này đương nhiên là có khe hẹp và không khác gì cái OPT SE class A chỉ khác là thứ cấp thay vì 8 Ohm mà có tổng trở cao hơn (1k trở lên). Việc lựa Fe phải rất chú ý đến Bmax.

    Trường hợp 2 và 3 kiếm Fe Silic của choke là tốt chán. Đương nhiên Fe silic nào cũng được cho dù C hay EI core.
     
  7. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Sau đây, em xin trình bày phương pháp tính toán theo kiểu "mò mẫm" đơn giản tiện dụng. Sai chỗ nào thì mong các bác góp ý cho.
    Thứ nhất, do là biến thế liên tầng nên phải bảo đảm băng thông tối thiểu 20 - 20.000Hz. Khoan bàn về tần số cao (lệ thuộc nhiều vào cách quấn dây, đấu dây sau khi quấn và các vật liệu cách điện).
    Ở tần số thấp, để mong thoát ải - 3Db nên chọn là 18 Hz (16Hz nhì khó nhai quá).
    Để đạt tần số thấp này, ta có công thức:
    L = Zload / 2Pi x f = Z load / 2 x 3.14.f = Zload / 6.28.f = Z load / 6.28.18 = Zload / 113.04
    = > L = Zload x 113.04
    Trong đó:
    . L = cảm kháng cuộn sơ (tính bằng Henry)
    . Zload = trở kháng tải (cuộn sơ cấp)
    Bây giờ, tùy theo đèn và chế độ hoạt động của đèn mà ta chọn trở kháng tải.
    Ví dụ, với cây 12SX7, tra data sheet cho chạy ở chế độ Ua = 35V, Ia = 1mA, Vg = - 1V, thì Zload = 7.200 Ohm
    Thay vào công thức trên, ta có L = 7.200 / 113.04 = 63.69 Henry.
    Với cây 6H6, tải 15K thì L = 15.000 / 113.04 = 132.7 Henry.
    Tới đây chắc các bác bắt đầu cảm thấy khó khăn rồi, vì phần lớn các cây đèn tiền khuyếch đại thông dụng đều có tải trên 15K, mà mới 15K đã cần tới 133 Henry, nghĩa là với fe có độ từ thẩm tương đối, thì chí ít cũng cần tới hơn 4.000 vòng dây nên nguy cơ mất treb, IT bị tự kích tần số cao là rất cao.
    Theo kinh nghiệm của một số người thì IT (và cả OPT cũng thế) số vòng dây sơ cấp không nên quá 3.500 vòng, trừ khi có thêm các kỹ năng hoặc vật liệu đặc biệt... vì nếu quá, thì dễ gặp nguy cơ kể trên...
    Mời các bác tiếp...
     
    nangchoe likes this.
  8. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Xử lý cái này ... dễ ẹc! :D
    Cứ kiếm Fe bự bự 1 chút là tự động giảm số vòng dây đồng thời cho dây đường kính to to 1 chút cho dễ quấn và mắt đỡ mờ đồng thời cách điện cũng tốt. Không nên vì cặp IT giá 200USD mà mờ con mắt hoặc ngửi hương khói và nhìn hoa quả thì quả là không đáng.

    Đến lúc này mới thấy máy quấn mới là lợi hại. Còn quấn tay gọi là bí kíp hay nghệ thuật ... chỉ làm cho kém kỹ thuật đi hoặc mất thì giờ :mrgreen:
     
  9. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    22
    Location:
    Sài Gòn
    Thấy hơi khó hiểu chổ dấu X xì
    Còn em thì cứ 12SX7 thì Pri inductance 149,04 Henrry mới đủ xuống F=10Hz, đương nhiên là theo lý thuyết
     
  10. naivang

    naivang Advanced Member

    Joined:
    21/5/06
    Messages:
    58
    Likes Received:
    0
    Vậy khi đó bác chọn Zload là bao nhiêu vậy? :) :)
     
  11. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    22
    Location:
    Sài Gòn
    L = 7.200 ohms
     
  12. naivang

    naivang Advanced Member

    Joined:
    21/5/06
    Messages:
    58
    Likes Received:
    0
    Kô biết bác tính lý thuyết theo công thức nào vậy? Có thể post lên cho mọi người tham khảo kô? :) :)
    Ký hiệu và đơn vị kô match nhau nữa? :)
     
  13. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    22
    Location:
    Sài Gòn
    Không có công thức nào sai. Công thức bác nhấn nút tính minimum primary inductance . Khi tính max primary inductance thì lấy Rp x 1.3. Thông số các hãng đều ghi max primary inductance ví dụ OPT cho 2A3 có Rp = 700 ohms thì L=14.49H

    :mrgreen:
     
  14. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    À, vụ này lộn tiệm, thay dấu X bằng dấu / là ổn
     
  15. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Tiếp tục nghe các bác.
    Sau khi tính được cảm kháng cho cuộn sơ, thì vấn đề là ở chỗ cái Fe bự bự một chút này ta không biết Me là bao nhiêu, cũng chẳng biết Bmax. Cho nên ta cứ kiếm cục fe bự bự cỡ gấp đôi những cục IT hãng (phải chơi vậy cho chắc ăn về tiêu chuẩn thiết kế vượt đồ hãng). Sau đó, quấn đại vô chừng 300 - 500 vòng dây, rồi đo Henry.
    => Dùng công thức tính ra Me, sau đó tra bảng để xác định loại Fe này có Bmax cỡ nhiêu để suy ra nó là loại Fe gì, rồi ráp vô công thức tính tiếp số vòng vôn. Tuy nhiên, theo em, việc này không cần thiết, vì ta đã có Fe bự bự 1 chút (gấp đôi fe của hãng rồi). Nên chỉ cần đo Henry xong, dùng công thức tính ra tổng số vòng dây là bao nhiêu thì đạt số Henry mong muốn cho cục IT. Sau đó, tính tỷ lệ để cho ra số vòng cuộn thứ => cứ thế mà quấn.
    => xong
    quá dễ ẹc phải không các bác???
    Giờ em đang vội, lúc nào rảnh em sẽ post các công thức liên quan lên. Hoặc có bác nào siêng thì post lên giùm
     
  16. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    874
    Location:
    Hanoi
    Dùng Fe bự quá coi chừng tổn hao hết các đại ca ơi, lúc đó thì lại thành dở ẹc
     
  17. naivang

    naivang Advanced Member

    Joined:
    21/5/06
    Messages:
    58
    Likes Received:
    0
    Theo lý thuyết thì có vẻ công thức của bác thu được từ...thực nghiệm :)
    Thật ra ta có thể tính như sau:
    Ta có: Zload = Rp + (Rdc + Zp) trong đó: Rdc là điện trở thuần của cuộn sơ cấp
    => Zp = Zload - (Rp + Rdc)
    suy ra: Lp = [Zload - (Rp + Rdc)]/ 2Pi x f
    :) :D
     
  18. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    22
    Location:
    Sài Gòn
    Bác chưa biết 1.3 ở đâu ra, nhưng bác rành lý thuyết. Đành để bác tự tìm
     
  19. DIY-lover

    DIY-lover Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    7.338
    Likes Received:
    87
    Location:
    TBG - HCMC
    Dzậy thì phải tìm Fe tốt tốt một chút như M0, tổn hao cực nhỏ, dưới 0.5W/kg.
     
  20. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Các anh chị đừng quá lo việc dùng Fe to mà tổn hao từ mà hãy lo truyện ... hao sức trước! :D
    Nói Fe to thì to nhưng cũng có cỡ hẳn hoi chứ không phải chọn thứ to đùng như Fe trạm phân phối điện Trị An đâu ạ.
    Em xin lấy ví dụ quấn 1 cái IT với Primary Inductance 200H; dòng DC 10mA thích hợp cho mấy bóng 26 hoặc 6SN7 ... dùng Fe Silic loại M6:

    1- Fe lưỡi 25mm và xếp dày 25mm: sơ cấp số vòng khoảng 3700 vòng; dùng dây đường kính 0.10 - 0.12mm. Vừa đủ luôn cửa sổ cho cuốn thứ cấp. Phương án này tàm tạm được.

    2- Fe lưỡi 20mm và xếp dày 20mm: sơ cấp số vòng khoảng 5800 vòng; phải dùng dây rất nhỏ để có đủ cửa sổ quấn cho sơ lẫn thứ. Phương án này nên tránh xa.

    3- Fe lưỡi 32mm và xếp dày 32mm: sơ cấp số vòng khoảng 2300 vòng; dùng dây đường kính 0.20mm. Vừa đủ cửa sổ cho sơ và thứ. Em sẽ chọn phương án này!

    Nếu sợ tổn hao từ vì kích cỡ Fe lớn cho IT thì thực tế sự khiếm khuyết của OPT còn nhiều rắc rối hơn việc chọn Fe lớn cho IT. Cái IT dùng Fe lưỡi 32mm trên đời đang được bán khá nhiều và nằm trong khá nhiều ampli Hí Ènd trên thị trường.
     
  21. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Dù sao thì cũng phải ra đề và thực hiện thì mới dễ ẹc được.
    Em ra đề như sau:
    quấn một cặp IT đa năng phục vụ các nhu cầu DIY:
    1/ Dùng được cho đảo pha trong amply PP, ra 4K
    2/ Có ngõ ra 600 Ohm cho output của preamply
    3/ Ngõ vào: Tải 7K5 và 30K
    4/ Dòng 20mA

    Tính tới tính lui thì em thấy là chỉ cần làm cục kể trên là dư xài cho phần lớn các nhu cầu thiết kế cơ bản.
    Bước 1: Chọn dây 0.14mm
    Bước 2: .... nhấn nút biến....
     
  22. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Choa Mọa ui cái IT như dầy quấn còn khó eng hơng cái OPT cho 845 nữa đấy! :(
     
  23. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Vậy sửa lại chút cho nó dễ hơn:
    1/ Dùng được cho đảo pha trong amply PP, ra 4K
    2/ Có ngõ ra 1K cho output của preamply
    3/ Ngõ vào: Tải 7K5 và 30K
    4/ Dòng 15 mA

    "Ách sần" được chưa các bác?
     
  24. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    22
    Location:
    Sài Gòn
    5/ dùng C core cho dễ đấu dây se-pp và vì cs của tín hiệu nhỏ nên C core quá đạt
     
  25. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    19
    Vấn đề của những cục fe mua đại ngoài chợ là không biết hệ số từ thẩm bao nhiêu để tính chính xác phải quấn bao nhiêu vòng dây đáp ứng độ tự cảm mong muốn.
    - Cách 1:
    Cho nên, theo lão Đại ta có:L = (1.26 * N * N * Afe * µe) / (1000000000 * ML)
    µe = (1000000000 * ML * L) / (1.26 * N * N * Afe)
    Trong đó:
    L: độ tự cảm, tính bằng Henry
    N: số vòng dây
    Afe: tiết diện lõi sắt, tính bằng mm2
    µe: hệ số từ thẩm
    ML: độ dài đường sức từ trung bình, tính bằng mm (cứ đo chiều dài phân nửa chữ I)
    Lấy thử 1 bộ lõi biến áp nguồn E-I lưỡi 42mm, dày 59mm. Quấn hết 1 cuộn dây có sẳn được 314 vòng, ghép fe xen kẻ E-I, đo được 1.05H
    fe 42 có ML=272mm; Afe=42*59=2478mm2.
    Thế vào công thức ta có µe=928
    Như vậy là đã có hệ số từ thẩm của bộ fe một cách dễ dàng
    Từ đó dễ dàng tính ra số vòng dây cuộn sơ cấp, khi quấn thì tăng số vòng lên chừng 5 - 7% để trừ hao cho chắc ăn là ok.

    - Cách 2: nếu đã lỡ có fe "hơi bự bự" rồi thì đơn giản hơn như sau:
    1. Quấn N1 vòng dây, đo được L1 henry
    2. Dùng công thức:
    L2 = L1 x (N2 x N2) : (N1 x N1)
    Trong đó, L2 là độ tự cảm mong muốn, N2 là số vòng dây cần quấn. Ví dụ, cục IT cần 200 Henry thì ta thay L2 = 200 vào công thức, và suy ra được số vòng dây cần quấn. cũng tương tự như cách 1, khi quấn tăng số vòng lên cỡ 5 - 7% cho chắc ăn

    Em thấy là tới đây, việc tính toán đã trở nên quá dễ ẹc, nếu đọc kỹ hết 2 chủ đề OPT dễ ẹc và IT dễ ẹc, thì có thể tự mình tính toán dễ ẹc, nên có thể kết thúc vụ tính toán ở đây. Bắt đầu ai thích làm món gì thì có thể tự tính toán lấy.
    Chờ gì nữa, "ách sần" thôi
     

Share This Page

Loading...