Bác xem cái cassette 1 loa này có giống cái nhà bác thời xưa không vì em nhớ giữa thập niên 80 nó cũng thuộc loại hàng HOT được con buôn ngoại tỉnh về Hải Phòng săn nhiều lắm
Đúng giữa mùa thu bác FalconJapan đưa cái hình này làm em nhớ ngay đến cái mùi của máy casset, tháng tám quê em đậm hương ổi, hương lúa. Vào năm 1983 bố em mua được cái đài sharp về chạy bình acqui và chùm chăn nghe nhạc vàng nho nhỏ. Mùi thơm của máy thât lạ lẫm và khác biệt hòan toàn với mùi thiên nhiên quê em. Thời gian trôi nhanh quá.
Bố em mang về được 2 cái, 1 cái National và 1 cái Victor thì phải. Cái National ko có nhiều nút bấm tape thế kia đâu, nó chỉ có mỗi cái cần gạt hông bên trái, ngay gần chỗ bố trí bộ cơ tape, kéo hẳn xuống là play, kéo lưng lửng là tua đi, kéo ngược lên là tua lại, ngộ lắm bác à . Đợt đó phụ huynh em còn mang về mấy hộp băng cassette vỏ nhựa kèm nhãn mác đàng hoàng (hình như là băng gốc), nghe đã lắm. Em nhớ nhất có băng độc tấu hài Hữu Tòng, cả xóm sang nghe, cười ngặt nghẽo. Rồi cứ tối tối cả phố đến để nhảy sếch, áo cánh dơi, tông thái giật như đúng rồi
Mấy hôm nay mải đọc báo - nghe đài - xem vô tuyến về Bác tổng tư lệnh Võ Đại tướng nên quên cả lên VNAV . Tối nay xem thời sự VTV1 lúc hơn 6 pm thấy nói về tình hình trộm cắp ở các làng quê ... Em giật mình vì gần 20 mươi năm qua em không ở quê nên ko biết , Xưa ở miền núi nhà và vườn thông thống , rẽ vao nhà gặp trẻ con , hỏi bố mẹ đâu ? chúng bảo : nó ở trên nương cơ ....Nhà chỉ có mấy đứa trẻ nhưng ko mất trộm bao giờ . Nương ở xa nhà nhưng ai canh tác mảnh đất nào thì hưởng lợi ở đó , ko ai lấy của ai . Trâu thả rông trong rừng , tối đến ngủ bờ ngủ bụi cũng chả mất con nào . Còn dưới xuôi làng quê thơ mộng lắm , quê giầu thì đường làng trải gạch , làng nghèo thì ngày mưa đất trơn như đổ mỡ ( nay làng nào cũng trắng xóa đường bê tông ) Các nhà chỉ rào bằng tre , bằng hàng cây ô rô ...để phân định giới hạn và không để gà lợn chạy linh tinh ..Nay thì làng xóm phát triển , nhà tầng mọc lên như nấm dại ., nhà nào cũng xây tường bao ..thế mà xểnh ra là mất chó , mất gà , như chị được phỏng vấn chiều nay ở Hiệp Hòa bảo : chó để trông nhà , nay người phải trông chó ??? Có đứa ở Hưng Yên bảo tôi : quê cháu đi chôn người cũng phải canh . mấy thằng nghiện mà lấy mất thủ cấp thì mất ối tiền chuộc !!!
Nhà ô bạn em mặt ngõ, tối mùa hè mở toang hết cửa ra ngồi xem tivi cho thoáng, đêm ra đóng cửa đi ngủ thì bộ cánh cửa gỗ lim mới lắp (nhà mới xây) đã biến mất tự bao giờ :lol:
Xem báo thấy ở miền Tây thơ mộng đêm ngủ còn mất cả bộ trường kỷ cổ to và nặng trịch trị giá dăm trăm triệu VND
Lâu ko đọc báo mạng , xem qua thấy tháng này sao nhiều vụ việc thế : ....cầm rìu bổ chết 2 em nhỏ - bác sỹ ném bệnh nhân xuống sông - cướp vàng ném ra đường - nhà ngoại cảm hô biến xương động vật thành hài cốt liệt sỹ ....ra đường nhìn ai cũng nghi ngờ , xếp hàng chỉ sợ bị móc túi , đến nhà ga , bến xe ai nhờ ko dám giúp vì bao nhiêu vụ lừa đảo hại người ...Tình người ko còn nồng thắm như trước kia . Xưa khổ lắm nhưng lòng tốt nhiều hơn nay
Em thì cho rằng thời nào cũng thế. Cảm giác thời nay "loạn" hơn thời xưa là do thông tin đại chúng bây giờ nhan nhản luộc nấu bài của nhau. Báo thì đông nhưng bị súp bờ soi nên muốn tồn tại được thì phải câu khách bằng cướp, híp, giết...chứ biết trông vào cái gì bây giờ
Xưa noel , thanh niên Hà nội mặc quần áo mốt mới như quần loe , áo chẽn , áo chim cò , quần côn , áo vải thô ... rồi kéo nhau ra nhà thờ lớn xem hang đá chúa ra đời và đi bộ quanh Bờ hồ . Nếu có tiền thì vào quán cafe đơn sơ với mấy bản nhạc disco giật đùng đùng là xong cái noel . Các khái niệm về trang phục noel như ông già tuyết , mũ nhọn ...không mấy ai biết , nhạc giáng sinh cũng mấy người nghe ... ngoài mấy bài của BONEY M , nhưng cũng ít người hiểu đó là nhạc về ngày noel ..Sau 1990s giao lưu văn hóa Tây - Tầu phát triển nên mới có các nơi vui chơi noel ở các khách sạn , nhà hàng với nhạc giáng sinh ... Nay muốn đến các điểm vui chơi noel ở các khách sạn lớn thường phải đăng ký trước với mỗi suất từ 1 triệu đến vài triệu vnd . Đến đó ta được đánh chén và nghe nhạc với rượu vang miễn phí , trẻ con có khu vui chơi giáng sinh , có bốc thăm trúng thưởng xe Vespa đời mới ....Em thì chỉ nhớ nhất này xưa vào lễ giáng sinh hay được xem các phim thần thoại về bà chúa tuyết ...sau bao nhiêu năm vẫn thấy hay và đẹp . Vài đĩa giáng sinh của em :
_ Bác GOLDCOIN quả là nhiều hoài niệm về chuyện xưa, cái topic này như một nơi bác ôn lại những kỉ niệm có thể đối với ai đó nó chỉ bất chợt đi qua, nhưng hình như với bác đó là những hoài niệm rất đẹp, cũng lâu rồi không vào topic này nhưng thấy bác vẫn miệt mài nhớ , sắp đến ngày giáng sinh và thấy bác cũng thích mấy bản nhạc về Noel nên e mạo muội giới thiệu bác dòng link có khá nhiều bài hát về giáng sinh.http://www.youtube.com/watch?v=zOfUTDthLbw
Cảm ơn bác , đôi khi nhớ về ngày xưa để sống chậm hơn một tý , ngày nào cũng sống gấp thì mệt lắm bác ạ !
Bữa nào rảnh em thiết kế lại dàn "Pin nước muối" những năm 80 em làm để cấp nguồn cho cái Radio Sông Hồng của nhà em để nghe chương trình "Ba mươi phút dân ca và nhạc cổ truyền của đài tiếng nói Việt Nam" vào lúc 11h30' các ngày, để hậu thế chiêm ngưỡng Chủ đề các ngày lần lượt là: -Chương trình hát chèo - thứ 2. -Chương trình ca trù - ca Huế - dân ca Bình Trị Thiên-thứ 3. -Chường trình ca Vọng cổ - thứ 4. -Chương trình dân ca đồng bào dân tộc thiểu số ( DT Thái; Mường; Dáy; Kh mú; Hà Nhì ....VV....Vv - thứ 5. -Chương trình dân ca Quan họ Bắc Ninh- thứ 6. ...................................... .......em chỉ nhớ vậy
Bây giờ ông nào còn giữ được cái radio khuếch đại thẳng như Sông Hồng, Cửu Long mang ra đổi có khi được bộ dàn ngon :lol:
Cuối 80' món này vưỡn bán chạy ở khu vực ngoại thành, qua đến giữa 90' thì vẫn còn chương trình lắp radio trang bị cho vùng sâu vùng xa ạ. Thằng bạn em hồi đó phải đi miền ngược suốt :mrgreen:
_ Khoảng đầu những năm 90 thì nhà đài vẫn dùng máy phát khuếch đại đèn hay sao mà e thấy giọng bác Thanh Tùng rất ấm và truyền cảm khi giới thiệu chương trình nhạc đêm khuya , bây h thì không có lại cảm giác này, có lẽ bây giờ dùng bán dẫn nên các giọng đọc không còn có hồn như ngày trước nữa
Sau 1975 , đến nhà bạn học chơi , bố bạn có bộ dàn băng cối và có cả đầu radio , bạn mở radio tôi ấn tượng mãi giọng phát thanh viên hàng ngày vẫn nghe sao mà trầm ấm và vang vọng thế ? bởi vì ngày thường toàn nghe cục gạch kéo dây của đài Hà nội , hay mấy cái đài bé tý . Còn bác nghe phát thanh viên bây giờ ko có hồn như ngày xưa có lẽ bởi chất giọng là chính , ngoài ra còn do cảm xúc thời buổi cơ chế thị trường ko được như xưa ! xưa ăn gạo dính độn mỳ nhưng ít hóa chất hơn bây giờ nên giọng cũng ngọt hơn ....
Bác GOLDCOIN trả lời rất hóm :lol: @ buihoa75 : Hồi xưa thu âm và lưu trữ bằng băng cối còn bây giờ bằng digital hóa hết nên giọng nó thế :mrgreen:
Em nhớ loáng thoáng cái thời trước nữa, những năm sau 1973 ...1978 thỉnh thoảng gặp bác cán bộ xã hoặc anh bộ đội đi xe đạp Phượng Hoàng ; hay Vĩnh Cửu; hoặc Thống Nhất đeo tòng teng bên hông cái Radio, vừa đi xe vừa mở Radio oang oang -chắc để ra oai với mấy cô gái thôi, cả bọn trẻ con chúng em hò hét chạy theo phía sau như sao chổi để nghe .............vui ơi là vui :lol: :lol: Trước năm 1973 quê em vẫn bị ném bom ầm ầm, sợ chết lắm; em có ông cậu họ đi chăn trâu, thấy quả bom bi liền vác lên đê cùng mấy anh bạn chăn trâu địnhghè ra lấy mảnh để đổi lấy xoong - nồi, nhưng bom nổ mấy vị tan tành luôn. Còn em suốt ngày chỉ canh chừng, thấy tiếng máy bay là chui tót xuống hầm tránh bom - sợ chết lắm . Nhưng thỉnh thoảng thấy có máy bay bay rất cao, ném xuống mớ truyền đơn và khá nhiều máy Radio (hàng tâm lý chiến) nhưng dân quân thu về gom đống đốt hết (tiếc thật). Sau năm 1973 hết ném bom ra miền bắc nên chúng em mới có vụ chạy theo nghe Radio kể trên.
Bây giờ đài to , loa to nhiều tiền , đĩa cũng Hi- end ....nhưng cảm xúc với bản nhạc - bài hát ko đậm đà bằng xưa , vì xưa thiếu quá ! còn nay thừa quá nên cái gì cũng thấy nhàn nhạt . Tôi bảo vợ : lương khô bán ở siêu thị như dở hơi , không so được với lương khô bộ đội xưa ...Vợ bảo : chẳng qua vì xưa thiếu ăn , thiếu mặc nên ấn tượng nó mặc định vào tâm trí ông thì có , ông thì cái gì cũng bảo ko bằng xưa : mỳ ăn liền thì bảo ko thơm bằng xưa , quần bò thì nói ko mềm mại như ka ki Liên Xô ....ông còn bảo chị em xưa đậm đà hơn nay , thế mà ra đường nhìn hot girl thì mắt cứ sáng rực như đèn pha ô tô là sao ? Hôm qua lên mạng thấy người ta bán gold cd đắt quá , về lục trong hòm ra được vài chục cái mua từ gần 10 năm trước rồi khoe với vợ : biết thế hồi đó mua vài ngàn cái gold cd thì nay giàu to bà ạ ? Vợ bảo : ông hâm thật rồi ! bảo sao người ta bảo những ông tầm hồn treo ngược cành cây thường ko biết tính toán làm ăn là phải . Xưa ông vay vàng của tôi để mua vài trăm ngàn / 1 đĩa , thời đó gần 1 chỉ vàng . Nếu để đến bây giờ bán ông có thu được đủ vàng trả tôi ko ? Ờ nhỉ . Vài đĩa gold cd của em mua ngày xưa :
_ Nhìn mấy cái đĩa CD Gold của bác GOLDCOIN ngầu quá, cái thời CDs gần chỉ vàng mà bác cũng nghiến răng :mrgreen: chơi thì .............ghê quá, khoảng năm 93 và 94 thì có CD của Tung của là dùng tốt lắm rồi, nhưng e cam đoan là hồi đó CD của Tàu nghe cũng tốt chứ không như CD cọp không rõ nguồn gốc như bây giờ
Vâng ạ , thời cuối 1990s em hay ra các bàn bán cd Tầu ở vỉa hè mua , khi đó đĩa lòng trắng nghe tốt và nhiều năm sau vẫn nghe được ko như lòng xanh và vàng về sau , nghe một thời gian là bị lỗi , có thể do phôi và công nghệ in nhiều quá hóa hỏng đấy ạ
Cảm nhận của bác khá giống em. Thời bao cấp có thể ít hàng hóa nhưng chất lượng vẫn tử tế hơn bây giờ, khi mà người người làm giả, nhà nhà làm giả. Nói thật em chả tin chuyện dân Tàu chơi đểu mình bằng hàng hóa kém chất lượng mà toàn dân mình chơi nhau bằng chiêu đặt hàng giá rẻ để đạt lợi nhuận cao và đủ tiền làm luật. Man di vẫn là man di và khi nó gặp điều kiện để phát tác thì cái sự man di nó trở thành dã man...