Con này hồi đấy vẫn thường dùng trong các đám cưỡi :lol: dưng hiếm lắm, chơi mấy con QT đỏ ớt đã là sang lắm roài, khu dưới anh toàn dân Việt Xô mà cũng chỉ vài nhà có à :mrgreen:
Xưa kia cái gì của mình cũng bé : người thì thấp bé , nhẹ cân , người ta xe đạp Phượng hoàng to và nặng còn mình đi xe Thống Nhất gầy và nhẹ . Người ta dùng quạt Panasonic chân cao hoành tráng , mình chơi quạt cóc bé tý .....Cái bé nó ám ảnh mình vài chục năm chưa quên , ra đường lúc nào cũng thấy mình mất hút trong đám đông . Ai có đâu ngờ cách đây vài năm miếng đất chó ăn đá - gà ăn sỏi vứt lăn lóc ở quê bỗng nhiên nằm cạnh đường mới mở . Thế là mình có tiền , ý nghĩ đầu tiên là làm cho mình hết nhỏ bé , phải to lớn vĩ đại trước mọi người . Vĩ mô người ta cũng thích to , thích guiness nên họ làm bánh to , chai to , võng to , tượng to ...cái gì cũng phải có tên kỷ lục guines Việt Nam ....Mình đây không làm được như vậy thì ta chơi những cái to khác người : xưa đám cưới bố mẹ cho cái nhẫn vàng 2 phân 98 % , nay ta chơi nhẫn 12 chỉ xem có ai bằng mình . Mình nhỏ bé nhưng phải chơi BMW K 1600 cc GTL , yên cao 750 mm , dài 2489 mm cho thị trường Châu Âu nên khi đi mấy lần xuýt ngã vì chân chống chưa tới đất , vì xe cho Tây cao từ 180 cm nên tầm với tay lái quá xa nên mỗi lần đi phải căng tay ra bóp côn mới được . Xe to nhưng chỉ chạy loanh quanh phố nhỏ nên máy nóng như cái lò , mỗi lần đi chơi về hai cái đùi gầy bỏng rộp . Xe nặng 321 kg mà người thì thấp bé nên không dám dắt bao giờ vì nó chỉ chực ngã lăn ra đường . Tuy vậy nhưng oai lắm , tôi còn móc bô cho nó kêu như phản lực , hôm trước chạy trên Hồ Tây lúc về có em trẻ nhìn thấy nên bảo : lúc nãy đang uống cafe nghe tiếng bô gầm rú biết ngay là xe anh , lúc nó vụt qua em tưởng xe ko người lái vì chả nhìn thấy anh đâu !!! :lol: Chơi đồ to lắm lúc cũng khổ , tuần trước đi hát với mấy đứa bạn , đang hát say sưa thì em nhân viên mát mẻ sờ vào dây chuyền của tôi và bảo : To thế anh , như cái xích chó quê em !!! tôi ko thèm trả lời và nghĩ thầm : 5 cây của bố đấy con ạ ! < tiên sư cái thằng em thợ vàng , hôm đánh dây đã bảo phải gắn cho anh cái bản nhỏ vào giữa dây và khắc chữ 50 chỉ vàng 9999 , nó lại bảo phô lắm anh ạ ! nên ko khắc chữ nữa . Nếu có cái chữ đấy thì con bé này chết một đời hoa đi rồi chứ đâu đến nỗi tưởng nhầm xích chó ! :mrgreen: Có đêm nằm nghĩ : nếu cái đường mở sớm 10 năm thì bây giờ mình văn minh lắm rồi ! trừ toàn thể thân mình , cái đầu mình chỉ to hạn chế chứ có tiền thì cái gì mà chả to được . Vợ thỏ thẻ : anh à , đứa nhà bên mua tivi 40" , mai có ngay tivi 50" . Ông hàng xóm chơi đồng hồ Seiko đường kính mặt 37 mm , tuần sau mình có đồng hồ lặn đường kính vỏ 55 mm - nặng 270 g , sáng ra ngủ dậy , người ngồi trước còn tay trái vợ đỡ theo sau vì tôi có thói quen đeo đồng hồ đi ngủ .Thằng bạn có mắt kính to như đít bát , hôm sau tôi mua kính to như miệng bát , vợ bảo anh mà đeo kính này sang mấy bang của Mỹ họ phạt đấy vì họ qui định kích thước mắt kính ! < Thế thì anh đi Trung Quốc , ở đấy to ,bé ,thật giả lẫn lộn chả ai quan tâm .Tết vừa qua có mốt giày xuồng , tôi nhờ anh bạn Mông Cổ mua hộ đôi xà lan vừa to vừa dài , hôm bờ hồ ngập nước tôi đi nhầm xuống hồ mà ko chìm ....Tiền nhiều thích gì chả được ! :roll:
Thời bao cấp cái sự nhìn cũng lắm chuyện ! mỗi khi vô tuyến chiếu phim hay như : Trên từng cây số .....là đường phố vắng tanh , bà con lớn bé tập trung ở nhà có vô tuyến để xem nhờ , sáng hôm sau vẫn thấy bàn tán chuyện phim hôm trước và ở vài nhà bán hàng ở hàng Đào , hàng Đường có bán ảnh các nhân vật yêu thích trong phim . Còn những phim ở rạp chỉ cần có tý trinh thám , chút tình yêu oan trái ....là đông nghịt người xem , phải quen biết mới có vé , đến rạp thấy có cả công an và chó bẹc giê trấn an đám đông đi xem ....ví dụ như phim : Bí mật Nam Phi - Tình yêu và nước mắt ....đến thời có video thì cũng khổ không kém , xếp hàng rồng rắn để vào nhà bán vé máy bay Bờ hồ - nhà triển lãm ở phố Tràng Tiền ...để xem phim kiếm hiệp , phim tâm lý ...còn ở quê xa xa thì có các nhóm video cơ động bán vé phục vụ bà con từ trẻ tới già mấy phim mát rẻ tiền :wink: :roll: :lol:
Bác có bà con gì với ông Aziz Nesin ko bác ? :wink: Nhân tiện buôn chuyện thời bao cấp , em nhớ mang máng thập niên 80 ở VN có 1 cuốn sách tựa đề " Radio ư ? thật là đơn giản " hay " XXX thật là đơn giản " Cuốn sách được in trên loại giấy tái chế cũ kỷ. Lối viết bàn về KT VT nhưng đọc cũng vui vui , hình như phỏng dịch từ sách của 1 tác giả người Pháp.Bác nào nhớ ra , cho em biết tên tác giả và bản gốc nhé .
Em chỉ còn cuốn "Transitor thật là đơn giản" và "Vô tuyến truyền hình" thật là đơn giản. Cuốn "Radio...." bị mất tiêu đâu đó sau cái lần chuyển nhà :mrgreen:
Tuổi thơ của em bị 2 anh Hiếu tri vs Bất tri đánh cắp ạ :lol: em cầm trên tay cuốn "Radio thật là đơn giản" ở năm đầu cấp II , lúc đầu chả hiểu mấy dưng sau này thì càng đọc càng say , các bạn cùng lứa thì thần tượng nào Đê-a-nốp vs Bôm-bốp , Tô-cai-tô , Tác-dang ... còn em chỉ có HT vs BT :wink:
Chính xác là 2 nhân vật Bất tri và Hiếu tri ,nếu bác nào còn lưu giữ những cuốn sách ấy post giùm cái hình cho em nhìn để hoài niệm về 1 thuở xa xưa ấy.Thanks các bác . :wink:
Em gửi các bác cái bài hát OST của phim Trên từng cây số. Ngày xưa em nhớ bọn em mê mệt giai điệu bài này, thậm chí còn đặt lời Việt "Mặc quần loe đi giày Tây, đầu hippi. Người bảnh bao trông đẹp trai là Deanov...." Em mới xem lại phim này, thấy đúng là thời đói thông tin, mình nghe và xem bằng cả trái tim, đâu có cần xem âm hình, nhạc tính, rồi đáp tuyến này nọ mà sao sướng thế. :mrgreen: http://www.youtube.com/watch?v=ZYbbpm0tPjU
Em còn nhớ cái dòng tô đỏ còn có dị bản khác là "Mặc quần loe đi giầy đinh trông bít ghê ..." chữ "bít" chắc dân @ kô mấy ai hiểu đc í nghĩa , vào cái thời khốn khó ấy ai đi "tây" hoặc có người nhà đi "tây" về có cái quần ống loe hay cái áo ca rô may bó chẽn sát eo (trang phục tứ thời của nhân vật Đê-a-nốp) mặc ra đường thì đc gọi là (anh,chị) này "trông bít ghê" :lol:
He he, vâng em cũng nhớ chữ bít này. Còn gọi là "trông bít dít" nhề. Em đoán có thể nó xuất phát từ dòng nhạc beat mà ra. Điển hình hồi đó là chính the Beatles, do các lớp anh chị đi du học và xuất khẩu LĐ mang về, được coi là biểu tượng của hiện đại, văn minh. Bác doantieutu: xem trên chính youtube đó bác (do bachyen post, có phụ đề tiếng Việt). Cầu kỳ hơn, bác vào HDVietnam mà download thì có bản đẹp, cũng có phụ đề luôn.
Công nhận chú Deanop này trông đẹp trai thật, trong ví chị em hồi đó kiểu gì cũng có ảnh chú này để thầm thương trộm nhớ. Ở H. Đào có cửa hàng bán đồng hồ kính bút cũng bày bán ảnh 3x4 của chú này... :lol:
Thời bao cấp chưa có nhiều phương tiện để nhìn ngoài vô tuyến và rạp chiếu bóng , vì thế nhiều người được gán cho cái tên nhân vật trong phim vì giống hình thức hay tính cách ...và mấy chục năm sau bạn bè , người thân ở phố vẫn gọi theo tên đệm đó :roll: Những năm đầu 1980s sách nhạc hiếm vô cùng , muốn mua sách học guitar thường phải mua trong Sài Gòn cuốn Tây ban cầm dạy theo Carulli , còn sách có các bản nhạc của đông Âu thường bán ở hiệu sách ngoại văn ở gần BODEGA Tràng Tiền nhưng thỉnh thoảng mới có , sách ngoại in đẹp , giấy trắng tinh . Còn sách kỹ thuật đài đóm , xe Hon Đa thường thấy bán ở mấy cửa hàng linh kiện đài đĩa ở đầu phố khu chợ giời :lol: Do thời bao cấp cái gì cũng thiếu nên mấy chục năm sau tôi vẫn bị ám ảnh sự thiếu đó nên mua gì cũng mua 2 chiếc vì sợ hỏng thì dùng bằng gì hay hết thì mua ở đâu :mrgreen: , đi mua áo thấy mầu đẹp , mua luôn 2 cái giống nhau , về nhà vợ bảo mua 2 cái giống nhau thì người ta tưởng mặc mãi một áo à :?: Tôi bảo : kể cả bà ngày xưa có 2 chị em sinh đôi thì tôi cũng là cả cụm cho đỡ phí :!: Vợ bảo : giời ơi sao xxx và cổ điển thế ! lấy hai chị em sinh đôi thì nay có 2 con mụ già à ?
Bác GOLDCOIN nhắc tời cửa hàng sách ngoại văn làm em nhớ hồi đó toàn ra đấy mua sách KT của LX với giá rẻ như cho, có cái tạp chí Radiotechnica (máy em không có phông chữ Nga) tháng ra một số, thỉnh thoảng được khuyến mại kẹp trong tạp chí đó một đĩa LP bằng nilon màu xanh mỏng dính, khi chạy phải đặt lên một đĩa nhựa thường để làm đế, mỗi mặt có 2, 3 bài chạy tốc độ 45. Thỉnh thoảng cũng vớ được nhạc BoneyM, ABBA, Smokie, nhạc Ý....thì mừng húm :lol: Hồi đầu 8x ở nhà triển lãm thông tin văn hóa (hình như 40 tràng Tiền) cụ họa sĩ Bùi Xuân Phái thường xuyên bày tranh bán. Tranh khổ giấy 5 hào 2 toàn vẽ phố với giá chỉ bằng vài bát phở, cũng chả mấy người mua vì ai cũng để tâm chí đi xếp hàng đong gạo, mua dầu. Hồi đó mà ôm hết số tranh của cụ bây giờ thành đại gia rồi :lol:
========== Hay! Bác viết hay quá, cụ Tú Xương mà còn sống chắc phải gọi bác bằng anh, vừa sáng sớm tranh thủ đọc mà em không nhịn được cười đau cả bụng :lol: :lol:
============= Cuốn "Radio thật là đơn giản" thì em nhớ chính xác là sách dịch của Nga, có hai nhân vật Hiếu trí và Bất trí trong đó hình anh chàng bất trí tóc xoăn toàn hình móc câu ( dấu hỏi). Sách viết theo kiểu nói chuyện theo từng chủ đề giữa hai nhân vật Hiếu Trí và Bất Trí
============= Đúng là nghèo- thiếu mọi thứ: Tài sản tuổi thơ của em chỉ có mấy hạt Gấc để chơi, chơi xong phải dấu thật kỹ ở dưới gầm đáy cái Chum đựng thóc, hở ra mất ngay. Chả có đồ chơi chờ nhà dùng Diêm thống nhất hết thì lấy cái vỏ, rồi xin anh bạn khúc dây Đồng gắn 2 đầu vào 2 phần của vỏ bao diêm để làm cái Điện thoại bàn nói chuyện với nhau .
Thời bao cấp cái gì cũng thiếu và yếu nhưng dăm bảy bài hát nghe qua radio , cassettes , băng cối , đĩa nhựa ..nhớ mãi không quên và cảm nhận còn thấm sâu hơn SACD - XRCD - GOLD CD - BLUE VINIL ....thời nay :lol: .Ngoài âm nhạc còn có nhiều cái nhớ mãi , cuối 1970s đến nhà bạn chơi thấy bố bạn là cán bộ được cung cấp mì 2 tôm trong ca trực và mang về nhà nấu , tôi hít mãi hương thơm ngất ngây của mì 2 tôm và đến tận bây giờ vẫn thèm , dù rằng nay có hàng trăm loại mỳ ăn liền ! Xưa , buổi tối mà nhạc mở đầu phim trên từng cây số vang lên trên phố : tèn ten ten tèn ten ten tén ten ....90 % trẻ con bỏ cả học lao đi xem vô tuyến :roll:
Phẩm chất đặc trưng của dân mình thời đó là nghèo nên bộ dàn hay thiếu "BÁT", thiếu "TÉP". Mỗi khi nghe đâu được tiếng "ùm" là phê vãi! Không phải ngẫu nhiên mà các bản thu âm thời đó cũng chỉ tâp trung vào "MÍT". Nhưng với những đôi tai đói thì luôn có tiệc âm thanh thịnh soạn...
Vì thế đến tận đầu 1990s các bác bán đài đóm bình dân secondhand thường tăng hết bass - treble để nghe tiếng trống rầm rầm , tiếng treble leng keng . Nhiều nhà mua thêm loa treble Tầu và ta có cái chân sắt như quạt con cóc rồi đấu chung vào dây cắm vào thùng loa để tăng leng keng , do vậy âm thanh cao cứ ríu vào nhau như tiếng chim hót của bà con ở một số vùng miền :lol:
Bác nhắc lại mấy bộ phim này thấy bồi hồi quá. "...Nào bạn ơi ta cùng nhau đi tìm chân lý...nơi đây nhiều đồng chí từng hy sinh...tiếng súng xa đã dạo dạt lòng ta.." Sau giai đoạn Trên từng cây số của Bun thì rộ lên cơn sốt 17 khoảng khắc mùa xuân (của LX) cũng thật đáng nhớ. Nhưng phim này ít gắn với thời bao cấp hơn.
Phim" 17 khoảnh khắc mùa xuân " này hình như dựa trên tiểu" thuyết người tình báo vĩ đại" được dịch và in đâu những năm 1973 . Sau những bộ phim này , Liên xô bắt đầu có những phim mang phong cách hơi khang khác như "những tên cướp thế kỷ 20" hay "Teheran 43" tuy vậy xem cũng vẫn hay Điện ảnh Xô viết thời kỳ rực rỡ có những tác phẩm rất xuất sắc , chỉ riêng khai thác đề tài của Ngàn lẻ một đêm thì Liên xô có "Aladin và cây đèn thần" em xem thấy hay hơn phim Mỹ làm , hay phim "Alibaba và 40 tên cướp" ...đều để lại nhiều ấn tượng cho người xem Riêng" trên tầng cây số " của Bungari mà các bác đang nói em lại không thích lắm ,mặc dù vẫn xem đều vì những pha võ thuật ( Hồi đó chả có phim nào có ) và diễn viên đẹp trai .Không thích vì nội dung quá bốc phét, xem nó giả giả ,đây là bệnh chung của các phim phe XHCN thời đó như phim của Trung quốc , phim Triều tiên xem chán òm Khoái nhất là phong trào phim Ấn độ xuất hiện sau đó làm chao đảo các rạp vì nó mang cho người xem lúc món ăn mới .Bây chừ xem lại chắc buồn cười lắm :mrgreen: