Nhớ hồi đầu những năm 80 bị cắt điện ban ngày, tối có thì cũng phập phù lúc lên lúc xuống như ma trơi, thiết bị xài điện lưới coi như đồ bỏ. Radio tube, tivi tube, đầu băng cối, quay đĩa, amply, loa....mạng nhện chăng đầy. Những đồ chạy được bằng pin, ắc quy lên ngôi, mà càng ít pin thì giá lại càng cao vì pin hồi đó cũng hiếm và đắt. Những cái radio Nhật như National 3 băng 2 pin hoặc 3 băng 3 pin kiểu như hình bác Diquanhun post ở trên được người ta săn lùng ráo riết. Sau nhu cầu cao quá người ta còn quay sang sài cả đài lắp 3, 4 transistor bắt được mỗi đài TNVN với đài PTHN, đài nào lắp tốt thì còn bắt được cả đài Tàu nghe đọc chuyện Tam quốc, Thủy hử và....................................chửi bọn tiểu bá :lol:
Trời, cái đài VEF. Bao năm cứ tối thứ Bảy chờ nghe Vì an ninh tổ quốc - tiết mục Kể chuyện cảnh giác lúc 7h, sau đó sân khấu truyền thanh 7h30 đến 9h. 10h sẽ là Đọc chuyện đêm khuya, và 11h là Tiếng thơ. Thế còn 5h sẽ là tâp thể dục buổi sáng với động tác Vươn thở. Chính vì điều này câu "Từ Tiếng thơ đến Vươn thở" thỉnh thoảng vẫn có người nói cho đến bây giờ. Còn bao chương trình nữa, sáng CN mở mắt ra 6h20 nghe Chuyện kể ở đại đội, đến 6h30 nghe câu chuyện truyền thanh. 10h sáng có Khắp nơi ca hát. 3h chiều CN sẽ có chương trình Nhạc cổ điển do cụ Hồ Quang Bình dẫn (chính vì chương trình này mà em thích nhạc cổ điển). Còn nhạc của chương trình Dân ca và nhạc cổ truyền nhắc ta rằng 4h30 chiều rồi, bắt đầu xuống bếp nấu cơm đi thôi vì nửa tiếng nữa bố mẹ đi làm về... Gửi các bác nghe bản nhạc hiệu mà cả nhà em yêu thích, chờ đón ngày đó: Đọc chuyện đêm khuya
Bây chừ đến loa đài Trước năm 1975 hầu như không có khái niệm hàng giả, đồ giả ,hàng hóa từ vũ khí đến tiêu dùng , toàn là viện trợ của các nước anh em chi viện cho mình uýnh Mỹ-ngụy Thời thơ ấu , ở nơi sơ tán ,nghe đài là thông tin chính với thế giới bên ngoài .thi thoảng mới có đội chiếu phim lưu động căng phông bán vé chiếu phim ngoài bãi , vừa xem vừa thấp thỏm vì sợ máy bay địch Hồi đó cũng thấy một số đài tịch thu được từ chiến trường được các anh bộ đội về phép mang ra gọi nôm là đài tâm lý chiến, còn cán bộ nhà nước đủ thâm niên thì được phân phối cái đài Orionton của Hung ga ri viện trợ , nó chạy 3 băng sóng và xơi 2 cục pin vuông tổng cộng 9v , giờ không thấy chuẩn loại pin này đâu nữa Cái máy ấy nó ăn pin khiếp ,nghe bình thường chỉ được 3 tuần là hết mà pin lại phân phối đâu 3 tháng mới được mua 1 đôi , như vậy là sẽ có hơn 2 tháng nhịn nghe , Thiếu pin thì loay hoay làm pin nước , chỉ bất tiện là không mang đài đi đâu được , Việc làm pin nước hồi đó theo phong trào tuổi nhỏ làm viêc nhỏ, mình được Papa phân công nên đến giờ mình vẫn còn nhớ công thức làm Oái ăm nhất là thời đó có cái mốt đeo đài bên hông đi xe đạp ngoài đường , đêm đến thì phải tắt hết đèn đóm vì sợ máy bay địch , do đó thanh niên đi cưa gái buổi tối thấy 1 tay lăm lăm cầm đèn pin như đi soi ếch chắc là để không bị trượt xuống giao thong hào , một tay cầm cái đài cứ oang oang bên bờ mương , mình còn bé nên chả biết các anh chị ấy nói nhau lúc nào , thấy bẩu hồi đó yêu nhau mà cầm tay của nhau cũng khó… nghĩ cũng thấy đúng ….. Đài thì nghe đài tiếng nói việt nam là chính thống , mới chỉ phát AM , chương trình thường nghe nhất là câu chuyện cảnh giác và sân khấu truyền thanh tối thứ bảy ,Ca nhạc theo yêu cầu sang chủ nhật ... Một số đài khác cũng thấy được các cụ hồi đo thi thoảng mở nho nhỏ nghe trộm là BBC , đài phát thanh của chính quyền Việt nam cộng hòa , riêng đài này cái máy tâm lý chiến nó bắt rất khỏe , chắc là được thiết kế ưu tiên chỉ để thu nó Sau này mới có đài VEF của Liên xô nhưng chỉ trang bị cho cán bộ quân đội ,mãi sau mới lan truyền rộng ra nhân gian Truyền hình thì bắt đầu năm 1972 mới thử nghiệm , mỗi buôi tối kéo dài đâu hơn 1 h . mà cũng chỉ người dân thủ đo mới có điều kiện xem chứ các tỉnh khác thì rải rác mãi đến 1978 trở đi mới có trạm tiếp sóng Cơ cực nhất ,ảm đạm nhất có lẽ là thời kỳ sau năm 1975 đến khoảng 1985 , kết thúc chiến tranh , hàng viện trợ cũng hết , đất nước thống nhất ,nền kinh tế thiếu thốn trăm bề, Đói ,nghèo , lạc hậu … là những từ gắn gọn để mô tả thời kỳ này , đây có lẽ là giai đoạn xấu nhất của thời kỳ bao cấp .Công nghiệp thì yếu kém đã đành , là một đát nước đúng ra là thuần nông cũng không làm ra đủ gạo để tự nuôi mình Năm 1978 miền bắc bắt đầu xuất hiện bo bo, sắn gạc nai đen thui ăn thay gạo, đó là lương thực , còn đồ dùng , vật dụng hàng ngày thì trời ơi … kem đánh răng cũng không có ,người ta chầu chực , bon chen , giành giật nhau nhau bốc thăm , xếp hàng để được mua phân phối theo tiêu chuẩn từng thứ nhỏ nhất …cái gì cũng phải cất giữ ,cũng phải nâng niu nếu không thì đói , thì thiếu …con người ta trở nên nhỏ nhen hơn, bần tiện hơn, thiển cận hơn ,lừa dối nhau nhiều hơn , cộng với tư duy của văn minh lúa nước tạo ra rất nhiều thói xấu dai dẳng đến tận bây giờ Vẫn còn..... :mrgreen:
Dạo đó nhà em tuyền nghe đài TNVN bằng cái radio Hồng Đăng của Khựa, sau bị mất trộm phụ huynh em khuân đâu về con VEF 206. Cho đến giờ em vẫn không quên được mục "Câu truyện cảnh giác" lúc 19h tối thứ Bảy, "Truyện kể ở đại đội" của bác Phạm Đông, "Thủy Hử" hay "Tây Du Ký" phát hàng đêm trên đài gì của Khựa mà tự nhiên em không nhớ ra. Nhạc thì hồi đó nhiều bài hay lắm, em thuộc lòng bài "Tôi là Lê Anh Nuôi" hay "Tiểu đoàn Ba lẻ bảy" rồi bài "Nắng ấm quê hương". Đặc biệt, đến giờ em vẫn bị ám ảnh bởi "Đi học", "Em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày", "Em đi giữa biển vàng" và 1 số bài hát nữa của đội Sơn Ca, đài TNVN.
" Em đến cấp 3 vỡn còn đánh với muối rang, nhờ thế đến gần chết răng vỡn khỏe! Cảm ơn thời đó " Ống thuốc đánh răng thời đó chả bỏ đi thứ gì , hết thuốc lấy vỏ nấu lên lấy chì làm 2 đồng xu nhỏ kết hợp với giấy pơ luya thành quả cầu , ngoài ra còn lấy chì mắc vào dây câu tôm cũng tốt . Bàn chải răng thì cứng quèo nhưng dùng hàng năm , khi nào mòn xơ mới thôi . Vì thế đến tận cuối 1990s cứ hàng tháng vợ lại thay bàn chải răng mới , mình tiếc đứt ruột vì nghĩ xưa mòn vẹt mà còn chả có mà dùng , nay mới thế đã thay !!! Còn về tivi thì tận cuối 1990s mọi nhà vẫn loay hoay với các loại dàn ăng ten mọc lên như nấm trên các nóc nhà với đủ loại : dàn Nhật , dàn nội địa , vành xe đạp , dây thép uốn cong ...., có người coi đó là sự phát triển tột cùng của văn minh và hiện đại đúng như lời tiên đoán xưa : ...tivi chạy đầy đường ... :lol:
Khổ nổi nhà mua được cái tv nội địa thì đóng tủ gỗ to đại mệ để bỏ vào, khóa kĩ, phủ khăn. Lúc nào coi mới bở khía mở cửa. @bác Goldcoin: tivi chạy đầy đường hình như ko là lời tiên đoán mà thật ấy
Nhớ ngày nào , khoảng vào những năm 84 85 gì đó, cả nhà sau bữa cơm chiều lại quây quần bên chiếc radio của ông nội để lại, chiếc radio to như cái tivi bóng đèn hình 21 inch bây giờ. Không có tivi, cũng không có intờnét như bây giờ, ai cũng hào hứng mong cho tới tiết mục đọc chuyện đêm khuya, bác nào còn nhớ truyện "Tây du ký" được đọc vào quãng 9-10h không nhỉ. Hồi ấy bọn trẻ con như em mỗi lần được nghe là háo hức lắm, thoáng chốc cũng gần 30 năm rồi từ ngày ấy, nhà em cũng đã bán, chẳng hiểu chiếc radio đó lưu lạc ở đâu nữa. Nhớ lại những kỷ niệm hồi ấy thật bùi ngùi, đôi lúc thèm lại cái cảm giác cả nhà quây quần, các anh chị em hoa chân múa tay thích thú bàn luận bên chiếc đài, nhưng kỷ niệm mãi là kỷ niệm....
Như vậy là câu chuyện loa đài mình bắt đầu từ việc làm pin nước theo phong trào thời bấy giờ . đến năm 1977 mới bắt đầu có cuốn sách “11 sơ đồ Radio tranzitor “ đầu tiên được xuất bản ,lâu quá rồi không nhớ tên tác giả nữa , Mình tiếp tục đi oai oai một cái theo sơ đồ khuếch đại thẳng trong đó với linh kiện được nhặt nhạnh từ vài vỉ mạch của “cây nhiệt đới” được ông anh mang ra từ chiến trường , còn nhớ nó có rất nhiều tranzitor nhỏ ,đầu tròn ,đen bong như mắt cua , chân mạ vàng , lắp vào đâu cũng chạy tốt , sướng lắm ... Sở dĩ nói nhiều đến Radio chạy pin vì hồi đó không có điện , thấy lác đác vài nhà có radio Hồng đăng , Xionmao... hàng anh Ba viện trợ chủ yếu cũng chỉ để bày , Sau này miền nam giải phóng có them National , Denon …đưa ra bắc . Điện lưới thì chỉ các thành phố , thị xã mới có , thời gian có điện rất phập phù mà chất lượng thì rất chuối , sau năm 1980 Thủy điện Sông Đà phát điện, phía nam tiếp theo là Trị An thì tình hình cũng có khá hơn tý chút , nhưng các trạm hạ thế quá cũ nát chưa kịp cải tạo nên rút cục cũng không đồng bộ . Sau thời kỳ này thấy nhà nào cũng thủ sẵn một cái suýt- von –tơ để dùng . Sau thập kỷ 90 hãng Lioa ăn nên làm ra cũng cơ bản là nhờ chất lượng lưới điện quốc gia như vậy…. Từ bé, mình đã có tính lọ mọ một mình làm các việc liên quan nhiều đến điện đóm , chứ không thích tham gia vào các phong trào , mà phong trào thì rất nhiều …Vẫn biết là thời đó không có từ cạnh tranh như bây giờ người ta thường nói , cạnh tranh là tư bản dã man ,kết quả là thôn tính lẫn nhau ,cá lớn nuốt cá bé nhá …đây chỉ có thi đua …và được phát động qua các phong trào , kết quả của thi đua chính là thành tích để so sánh hơn thua .Bây chừ toàn thấy kêu bệnh thành tích chả hiểu sao nữa … Thi đua chỉ có mỗi nhược điểm là hay đầu voi , đuôi chuột hoặc đánh trống bỏ dùi nên cần sinh ra cán bộ phong trào để hô hào ,phát động và báo cáo thành tích . Các cán bộ này hoạt động bề nổi nên cần phải có phẩm chất linh hoạt , làm báo cáo hay , ăn nói đâu ra đấy , …nghe rất thích . Mình có quen một chị ,vợ của cán bộ phong trào đoàn ,rất có năng lực .Thế mà đến chơi nhà , chị này phàn nàn là anh ấy chả biết làm việc gì , đến cái đinh cũng hem biết đóng …Mình thầm nghĩ “ Bà này toàn nói xấu chồng , có với nhau 2 mặt con mà vẫn kếu ông ấy không biết đóng đinh là sao … :roll: ” :mrgreen:
Bác ý đóng được đinh nhưng đinh bị cong ợ :lol: . Thành ra cây đinh nó không cắm hết vào gỗ :mrgreen: .Cấm bác nào nghĩ bậy.
< ..chị này phàn nàn là anh ấy chả biết làm việc gì , đến cái đinh cũng hem biết đóng...> Thời trước đinh trông bẩn bẩn , thô kệch nhưng đóng rất tốt , đóng phát nào được phát đó . Nay đinh dập máy trông tươi đẹp hơn , béo hơn , dài hơn nhưng đóng hay cong lắm :lol: . Nay đóng thùng loa thường chọn mẫu mã tiêu chuẩn về chất gỗ - hình khối - âm học - kỹ thuật ....trên mạng , trong sách và đóng ghép , cắt dán như chính hãng . Còn trước đây nhiều bác tự chế loa bằng cách mua gỗ thông đóng đinh thành thùng rồi cho củ loa Liên Xô - Đức vào đánh tưng bừng các loại nhạc , kể cả nhạc sống ... :roll:
< ..Gửi bàigửi bởi nghenhinhs1 » 08 Tháng 7 2013, 02:01 Mời các cụ thưởng thức lịch sử Euro Cup và được phục vụ nghe nhòm luôn nhé ...> ...Các cháu teen 9x-10x bây giờ nghe nhạc Liên xô xưa cứ dửng dưng như mọi bài hát quốc tế thường ngày quá nhiều và tràn ngập phát chán . Còn trước 1990s các bài Kachiusa - Đôi bờ - chiều Moscow - được thanh niên tin dùng từ những năm đầu 1960s đến 1990s , các bài hát đó được dịch ra tiếng Việt rất thân thương gần gũi , thấm sâu vào lòng người . Trai gái thời đó tối đến tâm sự ở các bãi cỏ , công viên , vườn hoa ....tay thì nhổ cỏ còn miệng lẩm nhẩm giai điệu Nga quen thuộc . Nay thỉnh thoảng xem vô tuyến thấy các em , các cháu hát những bài mới với lời hát ko thể mê được , ví dụ hôm trước thấy có câu : yêu thêm lần nữa không biết có good hơn hay là thêm ....Bố Tây cũng chán
Không chỉ trẻ con thời nay không biết các bài hát Liên xô cũ đâu bác. Năm 1988 mấy đứa sinh viên bọn em về nông trại thăm quan, lúc giao lưu sau khi hát 1 bài hát tiếng Việt em giới thiệu sẽ hát 2 bài hát tiếng Nga. Cả hội trường hào hứng hẳn lên. Hát 2 bài: nụ cười và triệu bông hồng. Thế mà hầu hết thanh niên Nga hồi ấy không biết 2 bài đó. Lúc đó chỉ có Lambada thôi :mrgreen:
Đến đầu 1980s đã có đài hoa sen tiếp sóng CCCP từ vệ tinh nên bà con có thể xem bóng đá thế giới , còn dân mê nhạc Tây có thể xem Smokie - BoneyM giữa các hiệp đấu .
Em nhớ Olympic 1980 có buổi truyền hình trực tiếp lễ khai mạc. Đang bắt đầu diễu hành thì "phụp" mất điện, dân cả phố đổ ra trạm điện biểu tình. Mấy tên thợ điện vẫn gân cổ cãi :"quá tải nên chúng tôi phải cắt để đảm bảo an toàn cái mả mẹ gì đấy", sau có mấy cụ già ra ngọt nhạt năn nỉ thì chúng nó mới đóng, gần hết mịa nó lễ khai mạc. Em nghe hóng người lớn nói chuyện với nhau :"Chúng nó phải ngồi trực, éo được xem nên nổi tính bần nông lên cắt hết cho chúng mày bằng ông"... :lol:
Bài Ulyibka hay quá, hic. Thời cấp II em Thanh Hằng (con gái NSND Thanh Huyền) nổi lên trong cụm trường huyện Từ Liêm của em là bắt đầu từ bài hát này, sau đó là "Lena Belikova". Thực ra anh em Vn ta được nghe chậm hơn trào lưu âm nhạc của thanh niên tại Nga và Đông Âu khá nhiều, vì em nhớ là Kaoma với Lambada đến năm 90 mới làm mưa gió khắp chợ cùng quê ở Vn, hay năm 88 truyền hình mình mới phát băng liên hoan ca nhạc the Peter's Pop Show năm 85 trong đó có cực nhiều bài hát sau đó thành hits ở Vn như Its a Sin (Pet Shop Boys), You're a Woman (Bad Boys Blue), Cheri Cheri Lady (Modern Talking)...Phải đến khi MTV vào Vn, trước hết nhờ chảo vệ tinh (giàu lắm mới mua được) và sau đó là chảo MMDS (rất hay bị ăn trộm) cỡ giữa thập kỷ 90', Vn mới bắt đầu theo kịp trào lưu âm nhạc pop rock khu vực và TG, mà một trong những band đầu tiên gây ấn tượng là New Kids On the Block, tiền thân của phong trào boyband sau này.
Bác nói ở đâu em ko biết. Riêng ở SG thì mấy bài trên kia đth chưa phát thì ngta nghe nát ra rồi bác ui. Psboys, bbblues, mtalking, lionel richie, stevie wonder, christ normal, joy, michael jackson, madonna, abba, boneym, smokies, stevents, sandra, eagles,cutting crew, kiss,,ozzy,...đại loại ngta đã nghe nát bét ra rồi đth mới phát bác ạ. Thời đó ta chơi trước nhờ băng đĩa lậu do ngoại giao và thủy thủ cầm về. Nó có cửa?! Không! Cuối thập niên 80, bọn Đông Âu bình dân éo biết nhảy đầm là gi, toàn giựt disco. Chúng nó biết nghe nhạc Pháp, được khai sáng thế nào là paso, rumba, chacha, valse, tango, slow...là do vịt du học của ta đó bác. Chưa nói các em ấy còn chưa biết Levis, Lee, Lecoste, Wrangler...hay Cocacola, Guigoz, Gillette...là gì. :mrgreen: Trở lại 80x nói sơ sơ mới thấy bọn Đông âu so với ta còn thua xa lém, he he...
Vâng, nhân dân ta bao giờ chả đi trước rồi đài TH mới đi theo . Tuy nhiên ở ngoài Bắc thì em nghĩ cũng lại đi sau Saigon. Ở ngoài Bắc nguồn nhạc chia khá rõ: nhạc pop Tây âu(ABBA, Smokie, Baccara, BoneyM) theo thủy thủ Vosco về sớm nhất, nhạc Nga (với Alla Pugacheva, Valerie Leontiev, Machina Vremenyi...) là theo cánh cán bộ và du học sinh Nga về, nhạc Đức và nhạc dance nói chung (Mtalking, CCCatch, Bad Boys Blue, Sandra...) thì theo ngả xuất khẩu lao động từ CHDC Đức, Balan, Tiệp khắc về cùng cái mốt đâu xù chim sẻ, quần thụng ống côn cực thịnh hành hồi đó ở mièn Bắc.
Em lan man buôn chuyện nghe nhìn ở hải ngoại tí xíu.Vào đầu thập niên 90 , ở hải ngoại đã có nhiều trung tâm lớn như Asia , Thúy Nga , Làng Văn , Giáng Ngọc , Thúy Anh , NDBD... sản xuất các chương trình ca nhạc VHS ,DVD , CD với nhiều thể loại thông thuờng : Tình ca quê huơng , New Wave , tiền chiến , nhạc vàng , ca nhạc kịch...v..v . Bên cạnh đó vẫn tồn tại 1 thể loại văn nghệ dân ca với số lượng băng VHS , CD sx rất ít do các trung tâm Việt ngữ hay các Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc thuộc các Giáo xứ CG VN , Chùa...phát hành nhằm mục đích bảo tồn văn hóa Việt Nam. Hãy tưởng tượng các em bé được sinh ra và lớn lên trên xứ người , tiếng Việt nói lơ lớ , nhưng các em đó cố gắng học đọc viết tiếng Việt và trình bày hát múa hoàn hảo các bài dân ca Nam Trung Bắc với trang phục khăn đống áo dài và các nhạc cụ VN cổ truyền , đẹp biết bao so với giới trẻ ngày nay chạy theo văn hóa ngoại lai lăc Rap hiphop nhí nhố nội dung lung tung... :roll: Các em thiếu nhi trong các cuốn băng ngày xưa ấy nay đã trở thành các chàng trai , thiếu nữ duyên dáng ít nhiều vẫn mang trong mình 1 văn hóa VN được dạy dỗ từ bé. Em nghĩ là tại VN thời điểm đó đã có rất nhiều chương trình dân ca được sản xuất.Còn đây là vài hình ảnh các cuốn VHS được thực hiện tại Cali 20 năm trước do Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc.Em cũng kết câu trên bìa vỏ băng :" Hãy góp một bàn tay nuôi dưỡng văn hóa Việt cho thế hệ mai sau "
Có anh giai mê đồ hiệu từ khi mới lọt lòng , đi ngang đường bị xe ô tô tông nên phải vào bệnh viện , sau 24 giờ anh ta tỉnh dậy và câu đầu tiên anh hỏi là : xe đâm tôi hiệu gì vậy ? bạn anh ta trả lời : xe Trung Quốc . Anh liền nấc lên 3 cái và chìm vào hôn mê , ko biết nay đã tỉnh chưa ? . Ở ta thời đầu 1980s quần bò Levis , Lee , Lois , Tewood ...mấy chỉ vàng một cái nên quý lắm , chỉ một số ít ỏi thanh niên dám chơi . Quần về thường to hơn khổ người thanh niên thời đó nên phải bóp ống , cắt gấu ...để đảm độ jin phải mang lên Hà Trung cắt và chỉ máy lại cũng phải tết mặt trong như ban đầu , tiền công còn cao hơn may quần kaki mới ....Thế mới biết không phải bây giờ thanh niên mới mê đồ hiệu . Mê đồ hiệu là đam mê của giới trẻ cả thế giới , ko riêng gì ta , nhưng ở ta còn lý do chuộng ngoại vì hàng của ta chưa được chuẩn lắm . Đĩa CD chính hãng của ta có từ giữa 1990s nhưng đến tận bây giờ hình thức bên ngoài của đĩa và vỏ đĩa còn thua Tây nhiều lắm , kể cả vài đĩa có ghi audiophile nhưng trong chưa bắt mắt lắm . Đĩa Tây thì phát triển như thời trang , các định dạng đua nhau ra đời xrcd - sacd - hdcd - gold cd ...rồi cũng limited như kiểu sản xuất đồng hồ ...Thế là các bác audiophile Việt chạy đua sưu tầm , đặt gạch , tranh cướp , mở kho thóc rồi phá kho thóc ...để rồi đêm cũng như ngày ngồi nghe và chiêm nghiệm sao cho cô ca sỹ nổi bật phía trước như trên sân khấu . Tiếng trống bập bùng sao cho nó tròn căng mà không có đuôi , rồi tiếng leng keng ngọt mà không chói ....quên cả không gian và thời gian - audiophile cơ mà . Để rồi cái tủ lạnh hỏng 7 ngày chưa sửa , cái xe máy kêu như xe tăng mà chưa thay , tiền học của con còn thiếu ....tất cả đã có vợ lo vì vợ đâu có biết nghe nhạc , vợ còn lâu mới được gọi là audiophile chính hiệu như ta :roll:
Năm 1975 Ông cụ nhà mình vì làm trong nghành đường sắt nên đi theo quân nam tiến để đảm bảo giao thông do đó Cụ có mặt tại sài gòn chỉ sau 30/4 độ chục ngày. Lúc đó trong người Cụ có độ 700 đồng định mua cho mình cái đàn Piano nhưng mua xong lại không vận chuyển ra được lại trả lại. Bực mình cụ mua 1 tivi Denon vỏ trắng 21in sau đó chở bằng tầu hỏa ra hà nội. Kể từ khi xuất phát từ sài gòn sau độ 100h sau với đủ loại phương tiện ra đến hà nội thì cái vỏ TV bị nứt toác ra ở góc dưới màn hình, về nhà đi mượn 1 quả súp von te 5a của ông hàng xóm và đợi đến đúng 19h bắt đầu mở Tv dưới sự giúp đỡ của cả xóm vì phải cử 2 thanh niên thuộc dạng to khỏe thời đó chạy như cờ lông công ( không phải ai cũng được làm vì làm xong sẽ được xếp cho 2 chỗ ngồi tốt) để tìm chỗ nào đặt được cái dây thép nhôm làm ăng ten sao cho hình nét nhất, 3 bác hàng xóm có uy tín (bộ đội phục viên) bảo thằng nào cũng phải nghe chuyên trách về trật tự và sắp chỗ, người lớn thì già trẻ trong làng Nhân chính đều có mặt, trẻ con thì còn chỗ nào trống thì nêm thêm vào . Phần quan trọng nhất là ngồi canh súp von te là ông cụ nhà mình vì điện như đom đóm phải vào 80 và vặn hết cỡ thì hình như tạm đủ điện để bật được TV ( hỏng đồng hồ đo điện) cả làng nín thở vì chả hiểu là cái gì thì hình ảnh xuất hiện là cái cột đài truyền hình cùng mấy cái vòng tròn cứ to dần ( hình ảnh và nhạc hiệu của THVN) . Do vận chuyển bị va đạp nên TV bị hỏng mành nên màn hình chỉ dãn được 1 nửa, nhưng không quan trọng lắm vì có mấy người biết là nó phải căng hết màn ảnh đâu mà thắc mắc. Điện bỗng dưng lóe sáng lên ( chắc nhà thằng nào rút tầu ngầm đun cám lựon trộm ) ông Cụ nhà mình lao từ trên ghế xuống 2 tay vặn 2 núm của súp von te để hạ điện áp không thì cháy đèn hình ( sau này Cụ có kể là có được xem đâu cả buổi chỉ ngồi thấp thỏm sợ điện tăng nên cứ thon thót).độ 21h30 thì thân ái chào các bạn. Giải tán khoảng 50 người ầm ầm cả xóm vì bình luận, có giọng thằng bé bảo " không hiểu thằng trên phim chui đâu mà tao vòng ra đằng sau Tv cũng không gặp nó". Hôm sau tin lành đồn xa khắp làng 16h trẻ con đã ngồi ở cổng chờ ( hôm nay rút kinh nghiệm nên mỗi thằng có 1 cái ghế con) đến 19h30 mới bắt đầu có chương trình không hiểu sao lại bị trục trặc nên không mở được. sau 1 hồi ngó ngiêng và xoa xoa khắp TV ( không biết sửa cái gì) nó vẫn không lên hình nên quyết định tắt để mai tìm chuyên gia để hỏi. Khi công bố giải tán thì 1 trân mưa gạch bay vào mái ngói nhà vì tội không chịu mở TV cho làng xem, lại phải nhờ lực lượng có cả uy tín và sức khỏe ra giải thích là TV tạm hỏng mới yên chuyện (hình như cũng có đánh cảnh cáo 1 trường hợp quá khích). Do TV cứ chập trờn như vậy nên mỗi lần nó hỏng là cả nhà tôi phải đi sơ tán (không thì vỡ ngói là cái chắc)... Đúng là không dại nào giống cái dại nào.