Chính xác năm chín mấy dỡ đường ray tầu điện thì em không nhớ, e chỉ mang máng là ngày mới có xe máy rồi mấy thằng hay đua xe chạy tới đài phun nước làm đích, lúc chạy đường phố Huế, Hàng Bài chỉ ngại nhất là quệt bánh xe vào đường ray và đo ván thôi. Trước em ở ngay ngã tư chợ Hôm-Phố Huế, cứ 4h30-5h00 sáng là tiếng tầu điện leng keng đi từ dưới lên mạn Bờ Hồ, mưa cũng như bão, kể cả những sáng mùa đông trời còn tối mịt, không hề sai giờ chút nào. Giờ có ai bán CD thu tiếng lenh keng đó chắc em phải tìm mua bằng được, chắc với em nó sẽ hay hơn mấy CD audiophile nhiều. :lol:
"...Trước em ở ngay ngã tư chợ Hôm-Phố Huế, cứ 4h30-5h00 sáng là tiếng tầu điện leng keng đi từ dưới lên mạn Bờ Hồ, mưa cũng như bão, kể cả những sáng mùa đông trời còn tối mịt, không hề sai giờ chút nào." .....Thời đó bà con phố cổ gần đường tàu điện lấy tiếng leng keng làm đồng hồ báo thức hàng sáng , phố xá ở những bến cuối của tầu điện chỉ cách bờ hồ vài cây số như Thụy Khê , nhà máy thuốc lá Thăng Long , ....tầm chiều vắng như miền trung du cuối thu . Thời đó nếu để lại một đoàn tầu thì trẻ con nay cũng biết thế nào là tầu điện , họ đã nấu chảy hết rồi , sau đó vài năm công nhân xe điện thành lái xe BUS secondhand của Pháp viện trợ
Năm ngoái trên 1 trang bán hàng em mua trượt cái kẹp vé tầu điện bằng da của mấy bác bán vé xe điện ngày trước, kích thước cỡ 20 x 30cm, da nâu bóng như sừng vậy. Giờ đó gần như là thuốc độc rồi. Xưa cứ thấy ông cầm cái đó là nhảy từ toa 1 xuống đến toa 2, rồi hết toa 3 là chỉ còn đứng trên cái móc sắt, nhiều khi 4-5 thằng cùng đu vào chỗ đó. Gặp ông soát vé nào hiền thì ông ấy 8) tha, ông nào ác thì cứ cái đó gõ vào tay, chỉ có cách mà buông ra rồi nhảy khỏi tầu. 8)
Thời đó ở phố cổ người ta ko gọi là nhân viên soát vé , mà gọi là lơ xe hay sơ vơ ...trẻ con thời đó nhảy tầu điện máu lắm , nhảy đoạn hàng Ngang đến chợ Đồng Xuân dễ và an toàn vì đông người đi lại nên tầu chạy chậm , còn những đoạn đường dài , vắng tầu chạy nhanh lắm , thỉnh thoảng vẫn xảy ra tai nạn do tầu đâm , do nhảy tầu , điển hình có bác ở hàng N mất cả 2 chân vì nhảy tầu . Còn người đi xe đạp đôi khi bị kẹp bánh vào đường ray ở những đoạn vắt ngang
Thời đấy em mua lại của đứa cùng phố Selko 5 chém cạnh là 2.5 chỉ vàng , vào Sài Gòn thấy ki ốt cửa An Đông còn có cả Selko chém cạnh lắc kê vàng , thèm rỏ dãi mà ko có tiền mua . Đi xe đạp ở Sài gòn phải đeo sang tay phải để khỏi bị giật . Khi đó thường đến các tụ điểm ca nhạc để xem hát thấy thanh niên mặc toàn áo trắng đuôi tôm dài tới gối , chắc là mode :roll: , thời đầu 1990s thanh niên SG thích nghe Thế Hiển hát mấy bài nhạc Tây với kiểu nhảy tưng tưng hấp dẫn . Còn ở Hà Nội thời kỳ 1980s có mốt thượng hạng là kết hợp ca nhạc và chiếu phim , chương trình được yêu thích thường do đoàn ca múa nhạc Thăng Long tổ chức với ban nhạc có tên tuổi như Hào - Hùng ..các nhạc phẩm được ưa chuộng như Áp ga nis tan chúng tôi ở bên bạn ...- Đôi mắt mang hình viên đạn - Bahama của BONEY M - Triệu bông hồng ....
Năm 79 bà dì út nhà em lấy chồng, đón dâu trên xe Hải Âu là mốt nhất thời đó ở HN, mọi người cứ bảo mê tít cái kiểu đứng chụp hình trên cái xe đó, tay vịn lên 2 cái thanh chạy dọc trên trần xe, nom nó giống như trên...máy bay :lol: Đón dâu thì tổ chức ở phòng cưới Trăm Hoa ở giữa dốc Bà Triệu, ban nhạc sống thì chơi mấy bài Beautiful sunday, rồi toàn Lobo gì gì. Đằng sau đỏ choét toàn mâm, chậu, phích nước bọc trong giấy gói đỏ, chất cao như núi. Sao ngày xưa họ không nghĩ ra cái phong bì nhỉ các bác? Xưa phong bì được làm ra để gửi thư từ, giờ toàn dùng để dấm dúi. Lan man ký ức xưa, mong các bác thông cảm.
Ngày xưa lương CB-CNV trả bằng hiện vật chủ yếu là hàng phân phối , tem phiếu , nhà ở ... kế hoạch 3 thì cũng là sp nốt nên việc cho tặng hay quà biếu bằng hiện vật là lẽ bình thường ... như cân đường hộp sữa :mrgreen:
Đàn bà ngày xưa hút thuốc nhiều không kém đàn ông. Nhớ thời bao cấp mỗi lần cơ quan phân phối thuốc hút, nhân viên canteen hỏi: ai có nhu cầu hút thuốc thì giơ tay, 100% mấy má đều giơ tay
Thời đấy mà phân phối bao cao su thì tính theo đầu người trong gia đình mà phát kể cả cụ già lẫn trẻ sơ sinh đều lấy tuốt vì đem ra chợ đen bán có lãi :lol: , :roll:
Cảm ơn đồng chí Nacon , cái đấy mặt sau có chữ Bungary đại loại : hàng đặt của Trung ương Đảng . Cái này gấu hơn : Poljot 583 gold , thời đó thường dành cho quan chức CCCP và đồng minh XHCN :
"Cụ xu vàng đùa hay thật thế, có cả chuyện đó à? " Giả sử thôi bác ạ ! Thời đó đã làm gì có phong trào phát OK như bây giờ :lol: , hơn nữa nhà cửa chật hẹp , thông thống tứ bề nên thỉnh thoảng nhân dịp ngày trọng đại gì đó thì mới xơi , đâu có hết ngày dài lại đến đêm thâu như ngày nay :roll: . Bây giờ thì đài , báo , ti vi suốt ngày ra rả quảng cáo thuốc bổ thận , thuốc Minh Mạng và các cuộc thi to nhất , dài nhất và lâu nhất ở các vùng miền trên thế giới ...rồi sự khiêu khích của chị em ngày càng táo tợn hơn ....bảo sao tệ nạn dẹp mãi mà chửa xong :?:
Thưa bác nghenhinhs1 , đẻ khiếp vì chưa quen dùng và chưa có nhều OK , ở vùng sâu vùng xa thì điện chưa có , dầu hỏa lúc có lúc ko , chiều đến khi mặt trời xuống sau triền núi thì cả một vùng rộng lớn bao la chìm trong bóng tối , vô tuyến ko có , đài hết pin , xung quanh hoang vắng thế thì chỉ biết ấy chứ biết làm gì Có những câu chuyện vui về chuyện ấy , vui nhưng cười ra nước mắt . Chuyện kể rằng có vợ chồng nhà nọ mở quán tại nhà bán nước trà và rượu lạc cho học viên của trường E 200 nằm cách nhà 200 m . Học viên thường vượt tường sang quán uống trà rồi về kể lại : một hôm trời mưa to , vợ chồng nhà nọ rủ nhau ấy , đang ấy thì thằng bé tên Sóng 5 tuổi nằm giường đối diện thức dậy và hỏi : bố làm gì đấy ? , bố nó bảo ngủ đi mai bố cho đi Sơn Tây ăn kem .." thế là nó ngủ tiếp , vài phút sau nó lại nói trong mơ : bố ơi cho con sang với ! Thằng anh tên Biển , 9 tuổi tưởng ngủ đã lâu liền quát thằng em : đánh bỏ con mẹ mày bây giờ ! Đang xem hay cứ nhấp nha nhấp nhổm " :roll: . Thằng lớn hiểu biết hơn thằng bé nhiều lắm
Nhà bác ở đó chắc biết hàng Điện tử Nitendo của ông Nghĩa (anh trai của diễn viên hài Minh Hằng) chứ nhỉ Hồi đó em mê lắm, chạy sang nhà bà Lanh bên cạnh mua cái bánh mỳ pa-tê xong là tót lên đó ngồi ... hóng! Baby bây giờ toàn PS3, Wii với Game OL - sướng vãi...
Đoạn phố Huế phía đối diện rạp ĐN ngày đó có 3 tiệm bán bánh mì, giờ chỉ còn 1. Chắc bác nhầm tên chứ chỉ có cửa hàng bán bánh mì của bà Lãng thôi. Bà ấy có cô con gái út trạc tuổi em, tóc dài da trắng, đẹp ngẩn ngơ luôn.
Nhà em sát ngay nhà bà Lãng, chị út mà bác nhắc tới là chị Nga, hình như sinh năm 71. Vì ngay sát vách nên k bao giờ em ăn vì "công nghệ" làm pa tê của ông Lãng thì... kinh dị. Hàng bánh mỳ bây giờ vẫn bán chính là nhà bà Lanh đấy bác ạ Hồi bé toàn chui vào rạp Đại Nam xem trộm Tây Du Ký, cảm giác đó đến bây giờ em vẫn nhớ mãi, vui lắm...
Kụ nxhung có mấy bài hồi tưởng hay quá, tiếp đi kụ... Còn những vụ dóng loa, amp hồi ở khu TT nữa chứ :lol:
Thế chắc là anh em mình sẽ biết mặt nhau, em học cùng trường và đồng niên với L batê bác ạ. Vì nhắc đến hồi ức có khi trên vnav này gặp được khối người quen biết cũ bác nhỉ!
_ Bác dnnv cũng gần đoạn nhà e rồi, nhà e thì ở ngay gần đồn công phường còn gọi là đồn 21 , các bác thuộc lớp đàn anh đi trước bọn e dễ cũng đến chục niên ấy nhỉ, hồi các bác còn là thanh niên chất nghệ thì bọn e còn là chíp hôi thôi ạ :mrgreen:
Mình là dân tỉnh lẻ , mãi đến 1980 mới lạng quạng ra HN học và ở lại công tác đến bây chừ , câu chuyện xưa nghe nhìn xưa và nay chủ yếu tập trung vào thời kỳ bao cấp chứ cái vụ gióng loa và amp ở khu TT thì sau này gồi Mê môn toán và vật lý mà nhất là điện đóm từ bé , nhưng khi học thì vào trường nhưng không được vào khoa theo nguyện vọng . Tuy thế , cái đam mê đó cứ theo mình suốt cùng năm tháng , không được học thì mua sách về đọc ,chỉ có sách là thầy .chỗ hiểu , chỗ không cũng không biết hỏi ai ,mà thời đó không có thông tin nhiều ,bây giờ hỏi lão Gúc cũng ra nhưng đọc chả thấy vào mấy nữa Trong mấy cuốn sách leò tèo mua được ,thì đến khoảng 1992 có cuốn " sửa chữaTV màu" của tác giả Phan văn Hồng mình đánh giá rất cao . Ông không chỉ pan kiểu mỳ ăn liền mà lại chỉ cách nhìn nhận logic vấn đề .Các bài viết chia theo từng chương từ nguồn cung cấp ,mạch xử lý tín hiệu hình,tiếng ...mạch quét dọc , ngang ...Phải là người có kiến thức sâu mới viết được như thế .Tuy không chỉ ra một hư hỏng cụ thể trên máy nào ,nhưng mình cảm giác là đọc xong có thể tự tin sửa chữa bất cứ TV hãng nào , model nào... mà thực sự thời đó mình đã làm...gần được như vậy . Ngược lại với phong cách này ,có một tay hồi đó cũng viết sách và bán trên thị trường , loại này đọc xong muốn ...đấm vào mặt tác giả . thực sự là đạo sách thiên hạ .hổ lốn một mớ mà bây giừ phải gọi là cọp py rồi pết lam nham thì đúng hơn .Hồi đó chưa có luật bản quyền chứ bây giờ thì người ta kiện cho nhọ mặt . Sách của hắn chưa đọc còn võ vẽ tý chút chứ đọc xong đết làm được gì luôn vì chính tác giả cũng chưa chắc hiểu. Thế mà tìm hiểu thân thế sự nghiệp nghe đâu tay này cũng ở viện nọ ,cục kia ra đấy ....chán Nói về chuyện này ,mình cũng có ông chú ngày xưa được học ở nước ngoài về , cụ bẩu : Sách kỹ thuật của anh Hai đọc rất khó hiểu , mà cố vật vã để hiểu xong cũng hem làm được , sách của anh Ba thì đỡ hơn , đọc xong làm được chút chút . Sách của bọn thực dân , đế quốc là loại vô cùng thực dụng theo đúng bản chất ,đọc đến đâu làm được đến đó :evil: Cái máu DIY của mình cũng xuất phát từ sự đam mê mà cụ thể là đam mê kỹ thuật , thời thanh niên ,có cái máy trước mặt đang chạy ngon cũng phải chăm chắm mở ra xem bên trong có gì chứ không chịu để yên . hậu quả là trong nhà không có món đồ nào nguyên tem cả vì thế mình cũng rất dị ứng với cái tem BH của nhà cung cấp là vậy .Mà ngẫm ra đàn bà họ thiếu mất cái này , ấy cũng là tạo hóa cũng công bằng chứ không thì cũng chết . Chính vì thiếu đam mê nên cũng là một yếu tố cản trở , họ không thể có những thành công trong khoa học như Nam giới Đam mê từ bé , rồi cả đời thất bại , nhiều lúc muốn làm một cái gì đó cho có đầu có đũa , nhưng rồi chẳng đâu vào đâu , cái gì cũng nham nhở .có lẽ lúc nào đó phải gỡ cãi chữ ký đi , đổi cái khác .... :mrgreen: