Vâng, em cực kỳ ấn tượng với những chiếc Denon cửa lùa, bốn chân cao lênh khênh, có tủ màu cánh gián và hai cánh cửa xếp khi mở ra thì xếp từng nếp lại gọn gàng. Còn đèn hình cái còn non, cái đã già. Hồi đó các cụ truyền miệng nhau là khi tắt máy đi mà đèn hình tắt phụt theo hình màn hình chữ nhật thu nhỏ thì đèn hình còn ngon, còn nếu tắt đi mà lại chụm thành một điểm sáng tròn ngay giữa màn hình một lúc rồi mới lịm hẳn ắt là đèn hình già, sắp đi Văn điển đến nơi rồi
Nhà em dùng cái tivi Sony 17 inch 2 cần gạt từ năm 76, mua mới tinh trong chợ Đầm Nha trang. Ông cụ nhà em phải bỏ thùng sốp, đóng vào cái bị cói to, chèn xung quanh trên dưới hàng đống mắm, mực, cá khô...mới mang lên tàu hỏa chở về đến nhà an toàn. Buồn cười có chú cán bộ trên tàu cầm gậy đến đập đập vào cái bị hỏi của ai đây, đựng gì ? Ông cụ nhà em kéo cái bị rồi tháo dây ra, cả khoang tàu bịt mũi, chú cán bộ hằm hè hoạnh họe mấy câu rồi cút thẳng, chắc cũng éo ngửi được cái mùi thum thủm.... :lol:
Sanyo cửa lùa, Denon cửa xếp có cái công tắc đóng cửa tự tắt. :lol: :lol: Có 1 cái e khg nhớ hiệu, nó có cả remote chuyển kenh và tắt nguồn... :mrgreen:
Vô tuyến thời đó còn có tấm phóng hình màu xanh nhạt để ốp vào màn hình xem cho to hơn , mỗi khi xe bình bịch của đứa du côn nào nổ máy gần nhà là vô tuyến lại lẹt xẹt :roll: . Đôi khi mất hình lấy tay đập vô tuyến mấy cái lại được , bây giờ vô tuyến mua về xem ổn định đến lúc cho ai đó thì thôi , chứ xưa thỉnh thoảng lại chỉnh hình tròn hay méo , đến khi có mầu thì do dùng lâu nên mầu lem nhem . Nhớ hồi còn nhỏ sau 1975 đi xem triển lãm thành tựu khoa học CCCP ở Vân Hồ thấy cái vô tuyến mầu thử nghiệm ngạc nhiên vô cùng :roll: . Bố tôi tranh thủ xin chuyên gia một đống họa báo về bọc vở mấy năm mới hết , tính tranh thủ đấy nó ngấm vào dân ta đến tận gần đây , mỗi khi triển lãm Giảng Võ khai mạc là có hàng trăm người tranh nhau xin họa báo , tạp chí quảng cáo ...từ hồi no đủ thông tin , hình ảnh trên in tờ nét thì gần như mất hẳn phong trào văn minh đó
_ Thời đó mà cứ cầm cái gì ở trong Nam chuyển ra ngoài Bắc bán đều có lãi nhưng hồi đó cũng ít người buôn, năm 76 mà nhà bác đã có cái vô tuyến mua mới tinh thì kinh lắm, có phải loại này là Sony có cửa lùa không bác, nhà e khoảng năm 82 cũng có cái vô tuyến của Sony cũng khoảng 17 inch e không nhớ rõ, thấy mọi người hay gọi là dòng 5 quân cờ, cửa lùa, bật thì khoảng 5p nó mới lên hình, chắc đến đời nhà e dùng nó cũng sắp tèo nên mới vậy
Đợt ấy ô cụ nhà em vào đó xem xét bố trí địa điểm nhân lực gì đó cho cơ quan nên tranh thủ xách 1 cái về giải ngố, em nhớ cụ mua đâu khoảng 950 đồng (bằng khoảng 3 cái xe đạp phượng hoàng), ra đến nơi có mấy ông đến trả 1200 rồi 1500 cụ cũng không bán vì mang được cái tivi ra bắc vào thời đó là cả phép màu + thêm chút may mắn, khối ông bị tịch thu xong còn bị củ hành hàng năm vẫn chưa thoát nợ. Cái tivi đó nhà em là loại bình thường, không có cửa lùa chân đứng gì cả. Thấy ô cụ nhà em nói SX năm 74 nên chắc theo kiểu tân thời rồi. Mang về cũng có dám nhận của mình đâu, cụ dặn ai hỏi thì nói là của ô bác đại tá bộ đội gửi, nếu không thì phiền phức to. Cụ đóng cái tủ to đùng, khóa cũng to đùng nhét cái tivi vào, lúc nào xem mới lôi ra cắm cắm rút rút. Tivi mới nên ảnh đẹp lắm, đẹp nhất phố em hồi đấy, cả mấy ông nhà có tivi rồi nhưng hôm nào có bóng đá hoặc phim hay cũng sang xem ké vì nó ổn định chứ không bị giật lắc đổ hình như mấy cái tivi cũ....
DD đỏ bắt đầu có từ khoảng năm 83-84 gì đó cụ ơi. Đến 86-87 đã có đời mới gọi là DE rồi DM roài... Giờ thì gọi là DD cả.
" Thời đó mà cứ cầm cái gì ở trong Nam chuyển ra ngoài Bắc bán đều có lãi nhưng hồi đó cũng ít người buôn, năm 76 mà nhà bác đã có cái vô tuyến mua mới tinh thì kinh lắm " chính xác là như vậy , vì thế cái sung sướng khi có cái vô tuyến hay cái bình bịch ...thời đó nó to lớn và vĩ đại lắm ! Ngày nay cái gì cũng thừa nên khó tìm được sự sướng như ngày xưa
E đã từng ngồi ngắm nghía không biết thế nào là mệt cái TV Neptun to đùng của ông ngoại hồi đó, vì nó to hơn cái National 2 cửa lùa nhà em, vẫn có thể mường tượng ra cái màn hình nó lồi cong ra ngoài. Ngóng từ lúc 6h45 tối là tv phát sóng, cái màn hình đợi khi phát ca nhạc có đường tròn cùng các ô kẻ vẫn y chang như hiện nay, dùng để chỉnh tay sao cho nó tròn nhất, vậy là đạt yêu cầu. Đợi đến 7h thì hai cháu nhỏ giật giật chạy ra, tung 2 rổ hoa lên xếp thành chữ Những bông hoa nhỏ. Đấy! Ngày trước khổ sở thế trẻ em vẫn luôn được quan tâm hàng đầu, sau đó 15p mới phát thời sự. Giờ thì em ghét nhất xem thời sự lúc khoảng thời gian từ 19h-19h15, toàn mấy ông đầy tớ nhân dân bụng vượt mặt ưỡn ẹo đi bắt tay tiếp khách với khánh thành này nọ.
dnnv : " Đợi đến 7h thì hai cháu nhỏ giật giật chạy ra, tung 2 rổ hoa lên xếp thành chữ Những bông hoa nhỏ. Đấy! Ngày trước khổ sở thế trẻ em vẫn luôn được quan tâm hàng đầu, sau đó 15p mới phát thời sự " Xưa các cháu làm gì có cái chi để xem nên bông hoa nhỏ là số 1 . Nay bé tý đã tham gia bảy tám diễn đàn , vài cái mạng xã hội , nhất là FB , mà cháu nào cũng có điện thoại 3G mọi lúc mọi nơi nên vài phút lại tít một phát tín hiệu báo có người lên FB hay có đứa like hàng mới show , hoặc con bỏ mẹ X lên chửi nhau tiếp với mình :roll: ...nên làm gì có thời gian xem tivi .Ăn cơm , đi vệ sinh , đi ngủ ...vẫn chát với chít với toàn cầu , ko bù cho xưa muốn nhắn tin cho bạn phải đạp xe hàng chục cây số để nói vài câu rồi về
Đây các bác. Những bông hoa nhỏ Và một trong những bộ phim đình đám hồi đó làm trẻ em mê mẩn Cô bé từ trên trời rơi xuống
Nhìn ảnh chụp của các bác lại nhớ đến những đôi dép cao su. Dép đúc xịn TQ là chắc là tuyệt chủng rồi, nay dép làm theo kiểu cũ cũng phải "phân phối": Mỗi người chỉ được mua một đôi! Tại cửa hàng làm dép cao su trên phố Khâm Thiên (Hà Nội), các loại dép râu, dép cao su làm theo đơn đặt hàng của khách từ Bắc vào Nam. Điều đặc biệt, mỗi khách hàng chỉ có thể được mua một đôi trong một năm. Tất cả khách hàng dù ở đâu khi đặt hàng đều được lưu lại danh tính và được chủ cửa hàng "giám sát" suất mua trong năm. Ở đây, dù có tiền bạn cũng không thể muốn là được mua nhiều. http://www.nguoiduatin.vn/me-man-san-do ... 65888.html
Đúng rồi , theo trí nhớ của mình thì nguyên bản dép cao su này do anh Ba viện trợ . Hồi đó ,để ý thấy các nước anh em hình như có phân công nhau viện trợ cho mình ví dụ anh Hai chủ yếu vũ khí hạng nặng , anh Ba là quân trang quân dụng ( Ba lô , mũ cối ,dép đúc , dù , lương khô , bi đong ....võng bạt , tiểu liên AK ....xe tải ..vv.) Triều tiên hồi đó còn giúp gạo (Ăn chán lắm ,ngấy như cơm nếp nát ) :mrgreen: , Cuba giúp đường ...Hàn quốc giúp lính đánh thuê cho chính quyền VNCH ( Gọi là lính Park Chung Hee ) :twisted: đồ anh Ba tiếp tế cho quân sự cực tốt , cũng vì nhớ cái ưu điểm đó nên sau này khi đồ viện trợ hết ,các cơ sở gia công nhái lại dép , mũ ...bán ra ngoài ,nhưng chất lượng không lại được Sau này xem trên thời sự cũng lâu rồi chúng ta có viện trợ cho Cuba, Triều tiên lương thực . Mình hiểu cũng là cái ơn phải trả
Dép cao su đúc Tầu nay vẫn có mấy tay cao bồi già giữ được và thỉnh thoảng diện cùng quần ga - áo bay hay áo K74 và mũ cối lòng vàng ...để nhớ lại thời mốt quân khu ở Hà nội những năm đầu 1980s . Dép đúc Tầu phẳng lỳ , nhiều gai đi hàng năm mà chưa đứt quai , sau 1980s quân đội vẫn có dép đúc mầu đỏ hồng do quốc phòng sản xuất nhưng nhanh mòn , hay tuột quai và nặng hơn đúc Tầu nhiều
Đã nói đến đúc tàu mà không nhắc đến dép nhựa Tiền phong thật là thiếu sót, thời ấy dân quân khu quân kheo hay gọi là Gò, chả biết tại sao lại gọi thế nữa :lol:
Vâng ạ ! dép nhựa Tiền Phong trắng trong , mềm oặt , không những thanh niên Hà Nội và các tỉnh miền xuôi mà trên miền ngược cũng là mốt của thanh niên Tày , Nùng . Vào ngày phiên chợ 2 và ngày 7 âm lịch các Noọng Nùng với bộ cánh chàm truyền thống hay áo phin trắng với dép nhựa trắng Tiền Phong và dao díp Tầu đeo lủng lẳng ngang hông tụm ba tụm bảy để hát :" AK -RBD - CÁT TÚT ĐÚT ĐÍT ĐÊ " :lol: theo giai điệu hát lượn với cây đàn Tính tằng tằng tăng tăng nhát một như nhịp sống sơn cước chậm và buồn
Bác ôi cái này hồi em học cấp 2 đi được 1 thời gian là lại đem ngâm...nước gạo cho trắng ra, bởi đi mà lâu là nó chuyển vàng ệch nhìn chả sành điệu tý nào. Hồi đó mà đi học với đôi này và mặc quần xanh tím than, hay sang hơn nữa là quần pho tá thì nó là quá khệnh rồi. :lol: Mà cái quai cài bằng nhôm của đôi gò này nó tỳ vào mắt cá chân đau thấy ông bà, nhưng vẫn cứ thích. E đố bác nào tìm được hình ảnh của đôi dép, gọi là hot sau thời điểm đôi dép nhựa Tiền Phong này, e còn nhớ tên dân gian hồi đó gọi là "Tông coỏng"
Có phải dép tông màu trắng, giữa có viền xanh không bác ? thấy bảo của Hồng công nên gọi là tông coỏng. Nếu đúng thế thì trước em cũng có một đôi, đi êm và nhẹ hơn gan gà nhiều
Vâng đúng rồi đó bác, nó có 2 mầu xanh lam và xanh nõn chuối là mầu được ưa chuộng nhất, mỏng cỡ 1cm. Đi được 1 thời gian cũng lại phải mài các cạnh của dép xuống nền xi măng cho nó bay lớp đen bẩn bám trên bề mặt. Nghĩ lại ngày trước cái sự mặc của thanh niên mình (Ở HN) thật buồn cười, sống trong vất vả và khổ cực nhưng lại không biết, không ý thức được là mình khổ. Cũng chả biết đến thế giới xung quanh để còn được so sánh, tất cả sống trong 1 cái đáy giếng khổng lồ. Giờ leo được lên đến miệng giếng mới giật mình nhận ra bấy lâu nay mình chỉ là con ếch, không hơn!
Sông cầu mở đầu câu chuyện - Samit nói ít hiểu nhiều - Ba số nhí nhố cũng xong.... :mrgreen: Mầm mống của tham nhũng đã có từ hồi đấy rồi dù giá trị so với nhà với xe hơi bây giờ bé tý....
Ngày bé em cũng có 1 đồi "Gò" này, hàng hịn luôn nhưng nó tận cỡ 41, 2 chân em xỏ vào 1 chiếc vẫn thừa. Lúc đó ôm đôi dép và ước mình lớn thật nhanh để đi được đôi dép ấy, nhưng đến tận bày giờ nếu còn thì chân em cũng chẳng vừa. Sau lại có 1 đôi Tông lào chỉ trắng nhỏ xíu, Hàng chỉ to là dép đểu, mỗi chân chỉ đi hết 3/4 chiếc dép thoai, phần thừa ra để dành cho nó mới (thời bao cấp có của ăn của để là tốt rồi). Em chỉ đi từ nhà đến trường thôi, vào lớp là tụt dép ra cho vào ngăn bàn, đi chân chim. Nếu không các anh chị lớp lớn nhìn thấy là "xin" mất, các anh chị ấy xin mà không cho còn bị nhéo tai nữa, đau lắm.