Các bài viết về audio-âm nhạc-điện ảnh ...

Discussion in 'Công nghệ nghe nhìn' started by VNAVAdmin, 18/12/05.

  1. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Album đầu tiên của nhạc sĩ Phạm Duy


    TT - Phạm Duy vol.1 - Ngày trở về là album đầu tiên của nhạc sĩ Phạm Duy sau khi về nước do Công ty văn hóa Phương Nam độc quyền sản xuất và phát hành, với chín ca khúc gồm Tình ca, Bà mẹ Gio Linh, Quê nghèo, Ngậm ngùi, Mộ khúc, Áo anh sứt chỉ đường tà, Thuyền viễn xứ, Nương chiều, Ngày trở về.

    Chương trình giới thiệu ra mắt album sẽ lần lượt được tổ chức long trọng tại TP. HCM (5-1-2006 ở Sofitel Plaza), Huế (10-1, Trung tâm dịch vụ Festival) và Đà Nẵng (12-1, khách sạn Furama) với sự hiện diện của nhạc sĩ Phạm Duy cùng một số ca sĩ tên tuổi. Album sẽ được đồng loạt phát hành đi cùng với tập nhạc chín ca khúc trên (NXB Trẻ) vào ngày 3-1-2006 trên toàn quốc.

    LỆ CHI (Theo TTO)
     

    Attached Files:

  2. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Phong tặng 12 nghệ nhân dân gian


    (VietNamNet) - Sáng nay, 11/1/2006, Hội Văn nghệ dân gian VN đã tổ chức trao giải thưởng và phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian năm 2005.

    12 nghệ nhân được chọn thuộc các lĩnh vực chủ yếu là ca trù, nhạc lễ, hát xoan và hát kể sử thi. Như vậy, sau 5 năm đưa ra sáng kiến về danh hiệu này, đã có 48 nghệ nhân dân gian được phong tặng. Hội dự kiến cuối năm 2006 sẽ xuất bản một cuốn sách giới thiệu về những pho báu vật nhân văn sống này.

    Cũng trong sáng nay, Hội Văn nghệ dân gian đã trao các giải thưởng, gồm 2 giải nhì A (trị giá 14 triệu đồng/giải), 3 giải nhì B (11 triệu đồng/giải), 8 giải ba A (9 triệu đồng/giải), 19 giải ba B (6 triệu đồng/giải), 19 giải khuyến khích (3,5 triệu đồng/giải) và 2 tặng phẩm tập thể (2 triệu đồng/giải) cùng 2 tặng phẩm cá nhân (1,2 triệu đồng/giải).

    Các giải này được chọn từ số 75 công trình - tác phẩm đăng ký dự xét. Chiếm số lượng lớn nhất là đề tài ngữ văn và lý luận về văn hoá dân gian và phong tục tập quán, lễ hội. Nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật trang trí, tạo hình dường như ít nhận được sự quan tâm của các tác giả.

    Điều dễ nhận thấy là các giá trị văn hoá dân gian các dân tộc thiểu số tuy là một mảng còn bỏ trống nhiều song vẫn chưa được chú ý sưu tầm và nghiên cứu đủ mức. Hy vọng tình trạng này sẽ được khắc phục trong những năm tới. Hội Văn nghệ dân gian VN chủ trương ưu tiên tài trợ cho các công trình về đề tài này.

    Điều đáng nói là mặc dù các vụ án bản quyền liên tục được khơi ra song có lẽ trong một lĩnh vực mà số lượng người quan tâm không nhiều như văn nghệ dân gian, điểm gợn của mùa giải 2005 vẫn là sự tồn tại của nhiều công trình "xào xào" ngang nhiên, chỉ đổi giọng văn và bố cục. Nhiều công trình sưu tầm truyện kể của người dân tộc thiểu số song đã làm mất đi hầu hết sắc thái tu từ và văn phong của người bản ngữ...

    Danh sách nghệ nhân dân gian được công nhận năm 2005.

    1/ Cụ Nguyễn Phú Đẹ (SN 1923). Quê: Hải Dương. Nghệ nhân Đàn đáy. 2/ Cụ Trương Quang Hiến (1935) - Hải Dương - Ca trù.
    3/ Cụ Nguyễn Thị Cung (1927) - Hải Dương - Ca trù.
    4/Cụ Phan Văn Nhứt (1924) - TP.HCM - Nhạc lễ.
    5/ Cụ Trần Văn Hải (1910) - Nghệ An - Ca trù.
    6/ Cụ Đinh Viêu (1935) - Gia Lai - Nhạc cụ dân tộc.
    7/ Cụ Nguyễn Thị Hải (1926) - Phú Thọ - Hát xoan.
    8/ Bà Nguyễn Thị Lịch (1950) - Phú Thọ - Hát xoan.
    9/ Cụ Nguyễn Thị Trúc (1930) - Hà Tây - Ca trù.
    10/ Cụ ABek (1927) - Kon Tum - Hát kể sử thi.
    11/ Cụ ALưu (1943) - Kon Tum - Hát kể sử thi.
    12/Cụ AAr (1935) - Kon Tum - Hát kể sử thi.

    Đ.H
     

    Attached Files:

  3. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Gã trai Đà Lạt hiến mình cho ... người tình đồ cổ


    (VietNamNet) - Đó là kẻ chuyên mua cổ vật từ hàng sắt vụn, rồi từ đó lưu giữ được những món đồ có một không hai của cao nguyên Lâm Viên. Đổi lại là nợ nần và sự khắc khổ ...

    Chưa thấy tay chơi đồ cổ nào ngồi bên đống đồ tính bằng triệu USD lại khắc khổ như tay chơi này. Không điện thoại di động, xe máy không ra hồn, nợ nần ngập lút cổ. Bán phứt một vài món là có mọi thứ, món nợ to tướng kia cũng trở thành nhúm tiền nhỏ.

    Nhưng có những điều lớn hơn nỗi sợ biến thành con buôn tầm thường. Những cổ vật quý, gắn bó với sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt đã mất đi nhiều. Bây giờ chỉ cố mà giữ lấy, chứ không thể bán đi, dù chỉ là một chiếc cúc áo.

    Đúng là ngày trước Nguyễn Văn Tuấn có đi làm cò mua bán đồ cổ, nhưng cũng vì kế sinh nhai. Điều đáng quý là "con cò" này biết xót xa như đứt ruột trước những món đồ cổ quý giá bị biến thành phế liệu, chứ không dửng dưng đút tiền vào túi như giống "cò" khác. Lúc ấy anh là kẻ bình thường, chỉ sau này mới bị cho là "khùng" khi có chút tiền lại bỏ ra mua lại đồ cổ để bớt xót xa trong lòng.

    "Tôi là thằng cô đơn lạc lõng giữa thành phố Đà Lạt này. Người ta cho tôi là lập dị, khùng. Ngay cả gia đình tôi cũng không ai cảm thông. Đến mức ông bà già tôi không còn ngăn cản nữa mà thôi kệ mày muốn làm gì thì làm".

    Đà Lạt xưa hiện hình trong cổ vật
    Hãy xem cái sự khùng của Tuấn đến đâu. Anh đang sở hữu một bộ sưu tập đồ cổ khoảng 3.000 món. Điều làm nên sự khác biệt của tay chơi này với những nhà sưu tầm khác là tính địa phương của cổ vật. Hầu hết chúng là những món gắn liền với đời sống xã hội của Đà Lạt từ những ngày đầu khu nghỉ mát này được người Pháp thành lập.

    Biệt thự kiến trúc Pháp ở Đà Lạt còn nhiều, nhưng bên trong chẳng còn mấy những món đồ gia dụng mang dấu ấn chủ nhân của nó, nói gì đến hình ảnh của Đà Lạt xưa. Chúng lũ lượt kéo nhau ra vựa phế liệu hết rồi. Không chỉ có người nghèo đem đồ cổ đi bán, mà đến cả những người khá giả cũng phá hoa văn cầu thang Pháp bán đổ bán tháo.

    Thế nên hầu hết những món đồ xưa mà Tuấn có được là do bỏ công "đón lõng" ở vựa phế liệu. Gặp tôi, anh khoe mới mua được chiếc máy khắc chữ hiệu New Hermer của Mỹ. Giá phế liệu chỉ vài chục nghìn đồng, nhưng giá trị tinh thần của nó thật đặc biệt. Chiếc máy ấy đã từng khắc tên cho bao thế hệ học trò, sinh viên, công chức Đà Lạt.

    Những ai từng oe oe tiếng khóc chào đời trong bệnh xá Đà Lạt sẽ có cảm giác thế nào khi biết rằng có một chiếc lò sưởi chuyên dùng để cắt rốn trẻ sơ sinh hiệu Thermor (Pháp) còn được lưu giữ đến hôm nay? Những ai từng chầu hẫu im lặng nghe tiếng hát từ chiếc đĩa hát quay tay cho... cả làng, lỡ ho một tiếng là bị đuổi cổ, có bồi hồi khi nhìn thấy nó?

    Chiếc lò sưởi gang tráng men cho xứ lạnh, đôi má nào đã ửng hồng ấm áp bên nó. Cây đàn piano Gaveau, hiệu đàn nổi tiếng đầu thế kỷ XX, đôi bàn tay nào đã lướt trên những phím ngà. Chiếc cúp bóng đá Đông Dương khắc tên vua Bảo Đại và toàn quyền Đông Dương Decou năm 1942 đã trao vào tay ai mà giờ đây lại nằm nơi này...

    Người lưu giữ những hình ảnh phản chiếu của một thời quá vãng sẽ chẳng bao giờ tìm thấy lại ấy, là tỉnh, là khôn, chứ khùng cái nỗi gì?!

    Kẻ làm hãnh diện... chủ nợ
    "Chút tài mọn cộng tấm lòng dành cho những vốn quý của thế hệ trước đã cho ra cái thằng tôi bây giờ. Dù bị cho là thế này thế nọ, tôi cũng cảm ơn xã hội đã cho tôi kiến thức từ nhà trường đến thực tế", Tuấn tâm sự.

    Năm 33 tuổi anh mới vào Đại học Đà Lạt theo học hai ngành tréo ngoe nhau: kinh doanh và lịch sử. Ra trường không có việc làm, 19 năm ròng xin làm chân... bảo vệ phường cũng chẳng ai cho. Vậy mà đi dạy đàn được bao nhiêu tiền lại đổ hết vào mấy món đồ cổ. Chức danh có được với đời là chủ nhiệm CLB Guitar Đà Lạt. Chấm hết.

    Không chỉ bị kêu là khùng, Tuấn còn bị chỉ trích là ích kỷ khi cho người bạn gái chờ dài cổ đến 12 năm trời "không thèm cưới", không gì khác ngoài lý do bị người tình đồ cổ quyến rũ.

    Nếu không có một tên "khùng" như Tuấn, nhiều dấu ấn văn hóa của Đà Lạt xưa đã bay đi xứ khác hoặc bay vô lò nấu phế liệu. Màn trình diễn xe hơi cổ trong Festival hoa Đà Lạt 2005 chẳng có lấy một chiếc xe mang biển số Lâm Đồng là hậu quả từ việc người dân thiếu ý thức chặt khúc không thương tiếc những chiếc xe mui rùa đẹp đẽ ra bán sắt vụn.

    Hy sinh một thời trai trẻ, một cuộc tình đẹp để bây giờ anh vẫn phòng không đi vác tù và ngăn thiên hạ không dỡ cả bàn thờ ra bán đồ phế liệu. Kẻ chuyên mua cổ vật từ hàng sắt vụn ấy lưu giữ những món đồ có một không hai của cao nguyên Lâm Viên, những vật dụng đầu tiên có mặt tại Đà Lạt, để đổi lấy cục nợ và dáng vẻ khắc khổ đến mức ... chẳng dám soi gương.

    Thật đáng buồn khi ít ai để ý đến việc làm của Tuấn. Nhưng đắng cay hơn khi chỉ có chủ nợ của Tuấn là những người hãnh diện nhất về anh, vì họ biết anh vay tiền của họ để mua đồ cổ dành làm của cho cả xã hội...


    Võ Tiến
     
  4. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Chat với Mozart đoạt giải thưởng album của năm


    Ban tổ chức của giải thưởng âm nhạc Cống hiến 2005 (báo Thể Thao Và Văn Hóa) đã kiểm phiếu công khai và thông báo kết quả ngay lập tức đến phóng viên báo đài trên cả nước vào sáng qua 12-1.

    Theo đó, giải thưởng Cống hiến 2005 được xác định như sau: loạt chương trình ca nhạc truyền hình Con đường âm nhạc thắng Giải chương trình của năm với 22/60 phiếu bình chọn hợp lệ từ phóng viên phụ trách lĩnh vực âm nhạc của các báo đài trong Nam ngoài Bắc.

    Chat với Mozart của các nghệ sĩ Dương Thụ, Anh Quân, Huy Tuấn, Mỹ Linh đoạt giải album của năm với 33/60 phiếu bầu, vượt xa album cũng có nhiều hi vọng thắng giải Nắng lên của Thanh Lam (13 phiếu).

    Hai đàn chị Mỹ Linh (12 phiếu), Thanh Lam (11 phiếu) đành nhường bước cho đàn em Hồ Quỳnh Hương (22 phiếu) giải ca sĩ của năm.

    Cùng lao động cật lực trên mảnh đất âm nhạc trong năm qua, nhưng nhạc sĩ Lê Minh Sơn (15 phiếu) đã thiếu may mắn hơn nhạc sĩ Đức Trí (22 phiếu) trên "đường đua" đến giải thưởng Cống hiến 2005. Nhạc sĩ Đức Trí được báo giới đánh giá cao hơn bởi anh đã tạo dựng thành công hình tượng và tên tuổi ca sĩ Hồ Ngọc Hà, có nhiều bài “hit” trên thị trường, tạo được những "hương vị mới" cho nhạc phim Việt, "can đảm" thực hiện vai trò đạo diễn âm nhạc trong những chương trình lớn như Duyên dáng VN lần 14, chương trình công diễn và trao giải Mai vàng 2005...

    Theo Tuổi Trẻ
     

    Attached Files:

  5. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Hai đêm hội ý nghĩa, hoành tráng, hấp dẫn


    Gần 150 nghệ sĩ, hoa hậu, người mẫu... thuộc các lĩnh vực hoạt động nghệ thuật sẽ có mặt trong hai đêm diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật (14-1) và lễ trao Giải Mai Vàng 2005 (15-1),...

    trên sân khấu quay, tại Nhà Thi đấu Phan Đình Phùng TPHCM. Chương trình trao giải đêm 15-1 sẽ được trực tiếp truyền hình lúc 20 giờ 30 trên HTV9, Đài Truyền hình TPHCM, Đài Truyền hình Đồng Nai, Đài Truyền hình Vĩnh Long

    Đất nước gấm hoa, tiết mục chủ đề, do ca sĩ Quang Linh và dàn hợp xướng Nhạc viện TPHCM thể hiện cùng với 50 diễn viên múa của Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch TPHCM sẽ là phần mở màn ấn tượng, hoành tráng cho hai đêm diễn chương trình trao Giải Mai Vàng lần thứ XI- 2005.

    Cuộc phô diễn của các ca sĩ, diễn viên hàng đầu
    Có lẽ chưa một chương trình biểu diễn nghệ thuật nào quy tụ một lượng lớn các nghệ sĩ hàng đầu thuộc các lĩnh vực nghệ thuật như chương trình Mai Vàng. Gần như toàn bộ ca sĩ, ngôi sao hiện nay như: Thanh Lam, Cẩm Vân, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Quang Dũng, Quang Linh, Đan Trường, Phương Thanh, Cẩm Ly, Siu Black, nhóm 5 Dòng Kẻ, AC&M, MTV... đều có mặt và sẽ xuất hiện trước khán giả với những tiết mục biểu diễn có đầu tư dàn dựng công phu, chất lượng nghệ thuật cao. Ai cũng nỗ lực để phần biểu diễn của mình gây ấn tượng thật đẹp trong lòng công chúng.

    Ngoài một số ca sĩ xuất hiện bằng hình thức đơn ca, có múa minh họa, lần đầu tiên chương trình biểu diễn Giải Mai Vàng có sự kết hợp biểu diễn nhiều loại hình nghệ thuật trong một tiết mục.

    Ca sĩ Cẩm Vân và Khắc Triệu sẽ xuất hiện trong một tiết mục hát kết hợp biểu diễn thời trang. Nhạc phẩm Điệp khúc mùa xuân được thể hiện trên nền biểu diễn minh họa bộ sưu tập thời trang Mai Đào của Hồ Khanh, do các người mẫu nổi tiếng trình diễn. Tương tự, ca sĩ Đức Tuấn xuất hiện với ca khúc Ngậm ngùi (Phạm Duy), trên nền biểu diễn minh họa của các người mẫu hàng đầu, trong bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Việt Hùng. Các ca sĩ Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Quang Dũng, Đan Trường, Cẩm Ly, Thu Minh... đều sẽ tạo ấn tượng cùng với các vũ đoàn nổi tiếng hiện nay. Ca sĩ Siu Black cũng sẽ khuấy động sân khấu bằng những bài hát mang đậm chất Tây Nguyên...

    Các nghệ sĩ cải lương, như: Thanh Thanh Tâm, Vũ Luân, Thoại Mỹ, Kim Tiểu Long, Hoàng Nhất, Quế Trân, Tú Sương sẽ xuất hiện thông qua những hình tượng nhân vật tiêu biểu trong các vở cải lương nổi tiếng lâu nay và khán giả sẽ bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn, mới lạ về cách thức kết hợp giữa kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, âm nhạc hiện đại với nghệ thuật sân khấu truyền thống. Các nghệ sĩ hài như Hoài Linh, Hoàng Sơn, Thúy Nga, Bảo Quốc,... sẽ mang đến cho người xem tiếng cười ý vị qua tiểu phẩm Sân ga mùa xuân.

    Có thể nói, năm nay, lần đầu tiên, chương trình Giải Mai Vàng được tổ chức trên một sân khấu được thiết kế hoành tráng, quy mô lớn. Sân khấu quay tròn, đặt ở chính giữa khán phòng nhà thi đấu sẽ là nơi chương trình biểu diễn nghệ thuật và lễ trao Giải Mai Vàng diễn ra trang trọng, hấp dẫn, sôi động. Với phần thiết kế, thực hiện sân khấu, âm thanh, ánh sáng của các công ty hàng đầu Việt Nam hiện nay như: Tơ Vàng, Ngọc Vũ; các chuyên gia về âm thanh, ánh sáng, hiệu quả sân khấu hàng đầu như Ngọc Bảo, Ngọc Sơn; ... sân khấu chương trình hai đêm trao Giải Mai vàng sẽ trở nên hiện đại, hoành tráng, lung linh sắc màu.


    Để phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của chương trình, ngoài hai màn hình cực lớn được thiết kế tại hai đầu cầu nối sân khấu (7 m x 14 m) còn có 6 màn hình nhỏ hơn phục vụ cho khán giả ngồi ở vị trí xa muốn được nhìn cận ảnh nghệ sĩ và theo dõi phần video clip. Hệ thống máy chiếu và màn hình hiện đại này (Công ty Trần Linh cung cấp) và một video clip sẽ làm hấp dẫn người xem trong chương trình trao giải, khi được ngắm nhìn lại những nghệ sĩ và phần biểu diễn thành công nhất của họ trong năm, đã được nhóm thực hiện dựng lại từ những hình ảnh tư liệu.

    Sân khấu sẽ rực rỡ hơn khi có sự xuất hiện của 3 người dẫn chương trình (MC): Thanh Bạch và hai người đẹp: diễn viên Trương Ngọc Ánh, hoa hậu Ngọc Khánh. Cả 3 nhân vật này sẽ mang lại những bất ngờ thú vị cho khán giả trong hai đêm diễn. Đặc biệt trong đêm 15-1, lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ XI, những nhân vật này sẽ làm cho khán giả căng thẳng và hồi hộp khi lần lượt giới thiệu các giải thưởng được công bố.

    Chương trình biểu diễn đêm 14-1 :

    - Đất nước gấm hoa (Quang Linh, dàn hợp xướng Nhạc viện TP và đội múa Nhà hát Giao hưởng Vũ kịch).

    - Điệp khúc mùa xuân (Cẩm Vân- Khắc Triệu và các người mẫu).

    - Bóng mây qua thềm (Thu Minh và nhóm múa Sài Gòn).

    - Mùa xuân ơi (nhóm Mây Trắng).

    - Mùa xuân liên hoan (Mắt Ngọc)

    - Vì yêu (Kasim Hoàng Vũ).

    - Hồ trên núi (5 Dòng Kẻ và AC&M).

    - Ngỡ đâu tình đã quên mình (AC&M).

    - Hòn đá trong vườn nhà tôi (Hồng Nhung và tốp múa).

    - Ca dao mẹ, Dạ cổ hoài lang (Phương Thanh).

    - Hồn Việt (tiết mục độc đáo của các nghệ sĩ cải lương).

    - Nhạt phai (MTV).

    - Từng ngày dài (Hồ Ngọc Hà).

    - Gọi anh, Những ngày mộng mơ (Mỹ Linh- Nguyên Thảo).

    - Ngậm ngùi (Đức Tuấn và các người mẫu thời trang).

    - Và ta vừa thấy mặt trời trên cao nguyên, Bài ca trên đồi (Siu Black).

    - Sân ga mùa xuân (Hoài Linh, Hoàng Sơn, Bảo Quốc,

    Thúy Nga,...).

    - Em và đêm, Tìm anh bằng nụ cười (Thanh Lam và vũ đoàn).

    - Vì đó là em (Quang Dũng và vũ đoàn).

    - Mùa xuân gọi, Tình ca (Trần Thu Hà).

    - Liên khúc xuân (Đan Trường và vũ đoàn).

    - Liên khúc xuân (Cẩm Ly và vũ đoàn).

    - Xuân và tuổi trẻ (các nghệ sĩ tham gia trình bày).

    Đêm 15-1 có các tiết mục mới :

    - Chim trắng mồ côi (Đan Trường- Cẩm Ly).

    - Người đàn bà (Thanh Lam và vũ đoàn).

    - Ngày tháng đó (Quang Dũng- Hồ Ngọc Hà).

    - Gọi anh (Mỹ Linh- Nguyên Thảo và vũ đoàn).

    - Liên khúc dân ca (MTV và 5 Dòng Kẻ).


    Huy Nguyên - Báo NLĐ
     

Share This Page

Loading...