E thì lại thấy mấy bác cán bộ hay dùng cụm từ: "các đồng chí phải làm thế nào..." các bác cắt nghĩa giúp e với ợ...
Đấy là các bác í ham học hỏi . Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học. Học thầy không tày học bạn, không bạn thì hỏi nhân viên :lol: :lol: đến khi nhân viên trả lời thì các bác ấy phán: ý chú rất hợp ý anh
Đây là một từ gốc pháp: "fil à plomb" : là sợi dây dọi (nghĩa như bác lehuycuong đã nêu). Các cai thầu xây dựng thời thuộc địa Pháp hay nói kiểu tiếng pháp kiểu bồi : V/d: "... theo lập lăng này..." Lập lăng chính là "le plan" (kế hoạch ; bản vẽ) do đọc nhanh, nối 2 tiếng "le và plan". Tương tự: từ "fil à plomb" được thể hiện là "lập - lòn" - Các bác thơ nề ngày xưa ít người gọi "dây dọi" vì chủ Tây, cai thầu yêu cầu phải dùng cái "lập lòn" để kiểm tra độ thẳng đứng mà !
Từ này có 2 nghĩa: nghiêm túc và vui. Nghiêm túc: :"Lại" từ HV - chỉ chung các công chức phong kiến (quan): (Bộ Lại : Bộ công chức; Lại Bộ Thuợng Thư...) . Thừa phát lại là viên chức làm ở Tòa Án (thời thuộc địa Pháp) Mõ tòa (huissier ): "Người giữ việc báo tin và thi hành các quyết định của tòa án trong xã hội cũ , có khi trông nom cả việc bán các động sản" … (nguồn Wiktionary) Vui: Thừa phát lại: Người kể lại 1 sự việc (just for fun) có ý hài hước. V/d: "Dạ em xin thừa phát lại vụ việc thế lày ạ...."
Quán (HV): xuyên qua, thông suốt Triệt (HV) : hết , không sót, thừa. Thấu (HV) : kỹ, tường tận. Đáo (HV): trở lại Đây là các từ ghép HV, do người Việt ta hiểu và dùng như Thuần Việt các bác ạ, Việc ghép các từ 3 yếu tố ngữ nghĩa trở lên: Hợp tác xã, Vô tuyến truyền hình, Đài phát thanh, Đài quan trắc... đều do Người Việt ta hình thành, lâu ngày thành thông dụng. Gần đây, 1 số từ HV hoặc từ ghép, từ láy được báo chí, phóng viên, nhà văn... sáng tạo, (có thể muốn gây "ấn tượng khó phai" :lol: với người người nghe, đọc). Một số mai một đi, số khác nhân lên... :roll: Nước ta chưa thành lập Viện Hàn Lâm nên khó trách hay phê phán. Nhưng theo tôi, Đài Phát Thanh -Truyền Hình TW -cơ quan phát ngôn chính thức của nước CHXHCNVN - cần có chuyên gia ngôn ngữ, chỉ đạo việc cho hay không cho nói 1 số từ ngữ, thống nhất cách phát âm để các phương tiện TT khác, nhân dân, nhà trường... lấy làm chuẩn mực. Nhưng có lẽ các cụ còn bận "trăm công ngàn việc...khác" nên chưa rờ tới mảng này :cry: . Ví dụ: Máy bay B52 (Bê năm hai) nhưng lại Gờ bảy (G7) Hai tư (24) trên hai tư. Trong khi "tư" phải hiểu là số thứ tự (4 giờ khác giờ thứ tư)... và nhiều nhiều nhiều...nữa.
CTy em cũng hay nói tắt thế này vì các phòng ban tên rất dài: phòng hành chính nhân sự gọi là phòng Hành Sự, phòng phát triển kinh doanh thì gọi là phòng Phát Kinh, .... mấy chị ở bộ phận Logistic thường đc gọi là Mấy chi Giao Ph...
Ô hóa ra cái Topic em mở lại đắt show quá ! Đúng là đã đi hơn nửa cuộc đời rồi nhưng rõ là tiếng Mẹ đẻ cũng luôn cần phải học hỏi, phải cập nhật...Ở nhà, ai đời từ điển tiếng Anh có đến dăm sáu cuốn, còn tiếng Việt? Chả có quyển nào... :wink: . Em thì cũng hay xem TV, thấy PTV hay PV cứ có cái kiểu nói, đọc tiếng Việt nhưng khi gặp các từ viết tắt như tên Cty chẳng hạn, thì lại cố đọc phát âm cho chuẩn theo ngữ pháp tiếng Anh, nó cứ như thế nào ấy...VD : VNPT chẳng hạn, cty Việt sao ko đọc luôn là Vê en pê tê cho đúng phát âm chuẩn bảng chữ cái tiếng Việt cho nó xong, việc gì phải Vi en pi ti..???.Nghe tức anh ách, nhất lại là Đài TH Quốc Gia, mọi thứ cần phải có sự chuẩn xác về ngôn ngữ...Quan điểm em là vậy, các bác nghĩ sao ạ...???
Cách đây chưa lâu em còn nghe Phát thanh viên trên truyền hình đọc là: Vê Tê Vê Cắp nữa chứ! :lol: (VTV Cup)
Cảm ơn Thầy. Em đã hiểu. @ Nhân tiện em ra rút cái roi mây vô cho thầy xử lão Cai. :mrgreen: Lão làm cai, không biết đọc "lập lăng" mà cứ thích "lập lòn" nên nhà ở HN cứ cái đổ cái nghiêng. :lol:
Các cụ lại cho em hỏi tiếp. Các quan bác nhà mình rất hay dùng từ "quần chúng" để thay cho từ nhân dân theo kiểu cho gần gũi, dân dã. Vậy cái từ "quần chúng" này nên được hiểu như thế nào là đúng nhất ạ ?
Các quan chức thời nay hay sử dụng từ quần chúng. Theo tôi được biết từ này do các bác uyên thâm ngồi ngâm một chỗ sáng tạo ra. :lol: Có lẽ đây là một từ ghép: - quần: tập hợp đông đảo (như: quần thể) - chúng: những thực thể có sự sống, đang còn tồn tại (như: chúng sanh) * Ngoài ra "chúng" là chỉ phía trái ngược hoặc đối lập với người sử dụng từ, hoặc thấp hơn (như: chúng nó) Theo từ điển Tiếng Việt: quần chúng I. dt. Nhân dân đông đảo: được sự ủng hộ của quần chúng phát động quần chúng. 2. Số đông ngoài Đảng, là đối tượng lãnh đạo của Đảng: Quần chúng góp ý cho từng Đảng viên. II. tt. Có tính chất phù hợp với đông đảo quần chúng: văn nghệ quần chúng tác phong quần chúng. Như vậy từ quần chúng này chỉ áp dụng đối với nước CHXHCNVN và trong sự tồn tại ĐCSVN, không áp dụng ở bất kỳ quốc gia nào khác.
Em là em kỵ nhất mấy anh, chị PTV khi đọc bài; MC trong các cuộc thi, game show hay phát biểu những từ như "hoàn thành ... xong", "rất ... không chính xác"... Bác nào thấy những từ trên là hợp lý xin giải thích cho em hiểu ạ.
Cám ơn bác. Thật khó để giải thích rõ ràng hơn bác. Em còn vài từ nữa, xin lại làm phiền các cụ. Em thấy các bác ấy còn hay dùng từ "văn kiện" trong các cuộc họp thấy bảo là quan trọng của các bác ấy. Vậy từ "văn kiện" có xuất nguồn như thế nào ? Ý nghĩa là gì ? Tại sao không dùng ở các văn bản hàng ngày mà chỉ dùng vào các dịp quan trọng ?
Em đoán thôi, văn đóng thành kiện thì gọi là văn kiện Hoặc có thể hiểu là ngôn ngữ dùng khi đi kiện thì cũng gọi là văn kiện được không các bác nhỉ!
Trong các từ chỉ thời tiết như mưa, giông, bão, gió, gió nóng, gió lạnh, gió giật... sao có cụm từ "Áp thấp nhiệt đới". Làm nhiều khi có ai hỏi, em giải thích lung tung cả (chắc là không đúng lắm :wink: ) vì vừa "dịch tiếng Việt" vừa giải thích hiện tượng ( chắc cũng không đúng lắm, nên hình như họ cũng không hiểu lắm :lol: ). Xin được các Bác "Việt hoá" và giải thích hộ, để đến mùa "Áp thấp nhiệt đới" này em kể lại với bà con ạ!
Văn kiện chắc là văn viết xong để quần chúng kiện quá? Mà đối tượng được/bị lãnh đạo lại đi kiện lãnh đạo à? Không được, giải thích không chuẩn rồi
Hay quá, cảm ơn bác Cynep! Ra là cụm từ rút gọn của 1 hiên tượng. Thế mà em cứ nghĩ là cụm từ HV nên dịch lung tung . Nếu mà có từ gọn như giông, bão thì hay hơn nhỉ! Cảm ơn bác
Không được đâu bác ơi. Cái này giải thích dài dòng lắm nhưng anh em hay (thích) gặp nè. Khi bị Áp vào vùng Thấp thì sẽ sinh ra Nhiệt độ cao Đới. :lol: :lol:
Các bác cắt nghĩa giúp em câu này với: "Anh vẫn sẽ yêu em". Em đọc xong thấy không ổn lắm, hình như sai chính tả nhưng thấy giới trẻ bây giờ hay dùng,thậm trí còn làm tiêu đề cho truyện ngắn.. :mrgreen:
Chưa thấy người ta sai chính tả nhưng đã thấy bác sai rồi kìa :mrgreen: Câu này cũng bình thường chứ có gì đâu bác. "Anh sẽ vẫn yêu em" hay "Anh vẫn sẽ yêu em" đều nói về thì tương lai, tiếp diễn y chang như hiện tại (đang yêu).
Đúng là giải thích không chuẩn rồi vì giả dụ đối tượng được/bị lãnh đạo muốn kiện thì lấy đâu ra người xử kiện :wink:
Các bác giải thích giúp em nghĩa của từ "vãi" (nóng vãi, nực vãi, chán vãi...) được dùng nhiều trên các forum gần đây nhé.