Em thấy "chỉn chu" mới có nghĩa, chắc là mấy ông nhà báo "chỉn chu" khi viết bài quá, thành ra viết là "chỉnh chu"?
Thật ra từ "chỉnh chu" xuất hiện sớm hơn từ "chỉn chu". Nó xuất hiện trên một bài báo nói về Mỹ Linh của tờ Lao Động khoảng năm 2004-2005. Từ "chỉn chu" mới xuất hiện gần đây. Như vậy "chỉn chu" có nghĩa là gì?
"chỉn chu" em hỏi kụ Gúc đây ạ :mrgreen: ■ tính từ • chu đáo, cẩn thận, không chê trách gì được quần áo chỉn chu tính toán rất chỉn chu chỉn chu với vợ con "Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên" thì kụ Gúc "bó tay toàn tập" ạ :lol:
- "Chỉn chu" em cho là một từ Việt cổ hoặc phương ngữ của vùng nào đấy. Từ này em thấy mấy sách văn học cách đây ba bốn chục năm đã dùng rồi (miền bắc). Nghĩa chính xác thì em không biết nhưng dựa theo ngữ cảnh của đoạn văn thì "chỉn chu" chỉ người cẩn thận, chu đáo. - "Trung tâm giáo dục thường xuyên" là cách gọi khác của "Trung tâm giáo dưỡng trẻ em hư" hoặc xưa hơn là "Trường phổ thông công nông nghiệp" hay "Trại cải tạo thanh thiếu niên hư"...Ở đây người ta kiểm soát 24/24h việc học tập, vui chơi, sinh hoạt của các thành viên nên mới có chữ "thường xuyên". Còn mấy trường không có chữ "thường xuyên" là những trường bình thường :lol:
:mrgreen: em thấy trong báo cáo đoạn nói về nhược điểm: có lúc, có nơi còn buông lỏng quản lý. Một bộ phận không nhỏ X có dấu hiệu nhũng nhiễu...
Điện năng chia cho thời gian ta được công suất <=> kWh/h = kW. kW đọc là kilô wat là đơn vị công suất rồi. Như vậy không có đơn vị kW/h.
Thỉnh thoảng em vẫn nghe & đọc thấy...Hầm bà lằng Nghe có vẻ giống tiếng tàu lắm nhưng chẳng rõ nghĩa cụ thể & xuất xứ từ đâu ? Các bác giúp em với...
Hình như không phải bác ơi. Em thấy "Trung tâm giáo dục thường xuyên" thường đào tạo bổ túc văn hóa, hết cấp 3 và kèm theo đó có cách ghi/khai tốt nghiệp cấp 3 hệ bổ túc.
Từ "chỉn chu" có từ bao giờ thì em không biết nhưng trong tác phẩm văn học có từ này lâu rồi anh ơi. Em nhớ trong "Mùa lá rụng trong vườn", ông con trai cả được tả là người chỉn chu nhất nhà. À, các bác cho em hỏi nghĩa của từ "văn hóa" ạ ? Từ này hay được dùng mà em chả hiểu mấy. Em hỏi nghiêm túc đấy ạ
"Nguyên Thủ" dùng để gọi người đứng đầu hay lãnh đạo của một quốc gia (Tổng Thống hay Chủ Tịch nước) "Văn hóa": "Sự giáo dục do văn học đã thấm vào trí não người ta, thí dụ "văn hóa Đông Phương". (theo VN từ điển do Hội Khai Trí Tiến Đức soạn thảo, xuất bản tại Hà Nội 1931) Cũng từ cuốn VN Từ Điển trên:
vậy người ta nói " thằng này văn hóa kém quá " thì mình có thể hiểu là người kia ít học văn, hay môn văn học điểm kém hả bác ? vậy tội nghiệp cho các cháu học sinh chuyên toán, chỉ lo học toán mà không lo học văn :lol:
Hi các cụ ! Trung tâm giáo dục thường xuyên : Là một trường học thường được tổ chức vào buổi tối, Trường thường được lấy vị trí tại các trường bình thường học ban ngày. Đối tượng đi học thường là: Các vận động viên thể thao (ban ngày phải tập luyện tối đi học); các người dân ham học không có điều kiện đi học chính quy ban ngày (vì ngại do lớn tuổi, vì phải đi làm ban ngày, vì.......); các học sinh cá biệt không học được các trường buổi sáng ! Giáo viên: Chủ yếu là giáo viên về hưu / ít giáo viên trẻ. Chất lượng đào tạo: Kém Mục tiêu : Bình dân học vụ - xóa mù chữ ! Ngoài ra, Trung tâm dạng này cũng có thi tốt nghiệp như bình thường, có cấp bằng bình thường. Một số thông tin cơ bản xin cung cấp với các cụ để các cụ tham khảo Chúc các cụ vui
Từ wikipedia: "Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên [1]. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa [2]. Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng [3]. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh...Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận...Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa...."
Em diễn nôm nó thì thành ra 3 options: - Cái đầu lúc lắc ngọ nguậy, kô chịu nằm yên - Cái nắm đấm lúc lắc ngọ nguậy, kô chịu nằm yên - Chạm vào cái đầu hay cái nắm đấm Nhân tiện, các bác giải nghĩa hộ em câu "tiên sư bố thằng Tích Cược"? @bác Bún: Thank bác. Có lý.
Có phải giống như người ta thường gọi nguyên chủ tịch nọ, nguyên bí thư kia đúng không hả bác. Vâng em hiểu rồi. Nguyên thủ = Trước đã từng là cái đầu :lol: