Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Làm thêm một cây Contra bass đi bác. Em đề cử bác Caithang chơi contrabass (thật ra bác này biết chơi violin, nhưng bản tính lại tham toa). Vì nếu găm cây đàn cố định vào đâu đó, bác Caithang có thể leo lên được rất tiện lợi và chơi đàn được bằng cả 2 tay lẫn 2 chân: Tay có thể kéo đuôi ngựa, chân có thể pích pích. Có khi lại mở ra một bước ngoặt mới cho kỹ thuật chơi contrabass ấy chứ.
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) [/quote] Mấy cái chiêu dật dật cấu cấu của bác Úp phải nghe qua mấy chị phụ nữ diễn mới phê, chư chị Mút tơ, chị La ri han, chị Cung oa chung... Hình như là thiên chức của các chị thì phải, nghe cứ gai hết cả người, có bao nhiêu cái lông là dựng đủ tưng ấy cái lên. Bác Kogan ơi, cái giao hưởng Ét pa nhon có đoạn đè ngửa violin ra gẩy gẩy như ghita nom phê nhể. Đoạn đấy có phải dùng móng của ghita để gẩy không hở bác? Mà nhất định là phải xoay ra tư thế đấy đánh cho giống ghita ạ?[/quote] Nhiều khi cứ làm mấy trò vớ vẩn cho oai ấy mà đè ra, quạt chả cho nó tiện... Bác caithang ơi... :wink:
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Hehe, lại tiếp tục thêm một nghệ sĩ Cello cho đủ bộ :-D Rostropovich, Mstislav 1927 - 2007 Mstislav Rostropovich thường được nhắc đến như là một bậc thầy cello vĩ đại nhất thế giới mà còn sống cho tới ngày nay. Ông đã đem tới cho khán thính giả trên khắp thế giới vô số những buổi biểu diễn không thể nào quên bởi kỹ thuật chỉ huy, những cảm xúc mãnh liệt và sự hiểu biết sâu sắc. Là một nghệ sỹ đầy sáng tạo, ông đã truyền cảm hứng cho những nhà soạn nhạc hàng đầu thế giới và họ sáng tác nhiều tác phẩm dành tặng riêng cho ông Rostropovich sinh ở Baku, Azerbaijan ngày 27 tháng 3 năm 1927 ở một thành phố thuộc bờ Tây biển Caspian, trong một gia đình mà cha mẹ đều là nghệ sỹ. Cha ông vốn là một cellist có tiếng đã từng là học trò của Pablo Casals, mẹ là nghệ sỹ dương cầm. Ngay từ khi 4 tuổi, Rostropovich đã bắt đầu những bài học piano đầu tiên với mẹ và chỉ một thời gian ngắn sau đó bắt đầu học cello với cha. Những năm sau, ông vẫn tiếp tục được cha kèm cặp khi vào Trung tâm âm nhạc ở Moscow rồi học ở nhạc viện Tchaikovsky, Moscow (năm 16 tuổi), nơi mà ông đã được học thêm về chỉ huy bên cạnh chơi cello và piano. Khi thi vào nhạc viện Tchaikovsky, ông đã làm ban giám khảo sửng sốt về khả năng biểu diễn 2 nhạc cụ piano và cello. Rostropovich đã được ban giám khảo cho phép được toàn quyền chọn ngành học chính cho mình và ông đã chọn cello là cây đàn của cuộc đời mình. Và trên tất cả, thật đơn giản, ông là một người đàn ông vĩ đại. Có thể Rostropovich là người được nhận nhiều huy chương nhất trong lịch sử âm nhạc. Rostropovich nắm giữ hơn 40 tước hiệu danh dự và hơn 130 giải thưởng chính được trao tặng từ hơn 30 quốc gia khác nhau. Như giải German Order of Merit, huy chương vàng của hội yêu nhạc Hoàng gia, giải thưởng Lenin, giải thưởng thường niên của Hội liên hiệp quyền con người, tước hiệu hiệp sỹ của đế chế Anh. Kể cả đứng trên sân khấu hay ngoài đời, ông luôn là hình ảnh thu nhỏ của phong thái lịch lãm và sự khiêm tốn. (Trích dẫn: nhacodien.info) Hehe, và XX xin giới thiệu Double CD - Rostropovich Legendary Recordings 1956-1978 Download (loseless) http://www.mediafire.com/?txtgmpo0nd1 http://www.mediafire.com/?x2cdad4jiyz http://www.mediafire.com/?4z1oaym1dct http://www.mediafire.com/?enlnvzmmt0z http://www.mediafire.com/?xcbxtbmvyt3 http://www.mediafire.com/?l7bjgqwnij3 Ôi các bác ơi, tiếng Cello nó rung bần bật, run rẩy có khi, lúc thì lại trầm hùng, kiêu dũng. Trong này, XX thích nhất là Sonata của Rach op 19, giai điệu nó cứ mênh mông làm sao...
MICHAEL RABIN ( 1936- 1972) They said, with a violin, there wasn't anything he couldn't do. Said, when he was 13. Violinists and music critics and aficionados the world over simply gawked at his talent. Conductors and musicians smothered him with accolades. Szell, Mitropoulos, Rodzinski, Arrau, and so many, many others, sang his praises. Fact is, to give you a better idea of what life was like for this virtuoso…while at work in London with Sargent and the BBC Orchestra, he was invited to chair first violin during an evening of chamber music. Imagine the honor and pleasure of his discovering, as he showed up that night, that second violin was clamored for by David Oistrakh. But, the wily nature of prodigies sometimes leaves a mark, and so it did with Michael Rabin. His talent never diminished, but his emotions started to border on neuroses. So much so, he never stepped into a recording studio again after 1960, and while still pursuing a concert career, developed a terrible fear of falling off stage. Strange that. As not much later, his life indeed ended from a fall, at the age of 36. This offering is his early work with Sir Adrian Boult and the Philharmonia Orchestra, playing the Wieniawski and Bruch, with most certain aplomb.
Michael Rabin, Nhiều người nghe và nói rằng tiếng đàn ông có gì đó kì bí. Mỗi nốt nhạc phát ra đều có sức sống mãnh liệt. Mỗi bản nhạc qua sự thể hiện của ông như chính cuộc đời ông được viết lại : Cá tính, lập dị, thản nhiên và trên hết là tài năng. Với các nghệ sĩ violin khác, việc thể hiện sắc thái bản nhạc, chỗ nhấn nhá nhanh chậm được nhận thấy do quá trình tập luyện nhuần nhuyễn và khả năng thiên phú, thì ở Rabin, nó phát ra tự nhiên như thể mây trôi nước chảy, như thể violin là Rabin và Rabin là violin là Rabin. Khi nghe 24 capricios của Paganini, có thể nhận thấy sự thay đổi và hoàn thiện kĩ thuật của Rabin qua từng số. Đó chính là tố chất của thiên tài.
Các violin ngạọi hạng sắp được cập nhật: Jascha Heifetz,Fritz Kreisler, Szigheti, Mischa Elman, Yehudi Menuhin, Issac Stern, David Oistrak, Leonid Kogan, Ruggiero Ricci, Nathan Milstein, Joseph Suk, Heryk Szeryng, Christian Ferras, Guinette Neveu, J Hass ....
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Về Ros: Nói nhiều quá nhạc bớt hay. :wink: Chỉ đơn giản thế này thôi: UYÊN BÁC và LỊCH LÃM.
Janos Starker sinh ra tại Budapest và học cello từ năm 6 tuổi. Năm 8 tuổi ông đã có học trò đầu tiên và năm 11 tuổi bắt đầu trình diễn trước công chúng. Ngay khi bắt đầu sự nghiệp tại học viện âm nhạc Franz Liszt - Budapest ông đã trở thành cây cello hàng đầu tại dàn nhạc giao hưởng và opera Budapest. Năm 1948 ông nhập cư sang Mỹ, và chơi tại các dàn nhạc Dallas Symphony, Metropolitan Opera và chơi cùng dàn nhạc Chicago Symphony dưới thời Fritz Reiner. Janos Starker được công nhận là một trong những nghệ sĩ suất xắc nhất thế giới, với kỹ thuật có một không hai của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình ông thường chơi độc tấu và solo cùng các giàn nhạc nổi tiếng nhất thế giới và là một trong những nghệ sĩ và giáo sư có kỹ thuật cao nhất. Sau 5 thập kỷ trên sân khấu khắp thế giới, hiện tại ông tập trung vào sự nghiệp giảng dậy. Ông tiếp tục giảng dậy tại trường đại học Indiana. Tại đây ông được phong Giao sư danh dự và lớp họp của ông luôn thu hút các học viên trên khắp thế giới… Ông đã để lại một di sản đồ sộ với 165 bản thu, các album có nhãn RCA Victor Red Seal bao gồm các bản Viola Concerto của Bartok, Cello concerto của Dvorak, Don Quixote của Richard Strass. Các bản thu âm khác là: Hindemith, Schumann, Elgar và Walton và các bản sonata của Brahms, Debussy, Martinu và Rachmaninoff. Các album dưới nhãn Angel, CRI, Delos, Deutsche Grammophon, EMI, London, Mercury, Philips, Seraphim, và các hãng khác. Năm 1998, album Bach Suite của ông ghi âm cho RCA Victor đã đoạt giải Grammy cho nghệ sĩ trình diễn xuất sắc nhất. http://www.colbertartists.com
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Em thấy ông này chơi nhạc của dvorak rất hay, khi xưa em có tìm một đĩa có nguyên bản từ đầu tới cuối nhưng hình như kô bác nào có. Em đang nghe ông Pierre Fournier oánh bài Cello Concerto In B Minor của Dvorak. Nhưng không khoái bằng ông Mstislav. Tại sao thì chịu, em chưa đủ trình.
Chep. Cac bac' co cai dia~ nao` choi du? 24 caprite cua Paganini ko a. Nghe may thang` em hoc Nhac bao chi? co vai` nguoi` chơi được 24 bản đó. Em oánh Guitar mà cũng chỉ chơi được 2 bản chuyển soạn, khó quá. Em thèm nghe quá mà không tìm được ạ. Bác vui lòng tham khảo cách gõ tiếng Việt tại đây. viewtopic.php?f=6&t=1872 Searchervn
em mới dơ album Heifetz, Jascha 1901 - 1987 nghe tiếng violin kéo phơ qua ạ xuyên màn đêm , bác chủ còn album nào tiêng violin kéo chầm chậm buồn buồn không ạ giới thiệu cho em vài album với , dao. này em thích nghe tiếng vĩ cầm mà mới tập nghe , trước kia toàn nghe nhạc hát nhiều giờ muốn đổi món em cảm ơn bác xx
các bác có lossless violin ông paganini cho em xin với , em tìm mãi mà toàn mp3 tìm được 1 album concerto của bác xx thì dow về xong giải nén lại bị hỏng pat4 hix hix em đang nge violin concerto mp3 128kb mà pơ quá các bác ạ keke em đang tập nge nhạc giao hưởng :mrgreen:
Dvorak's cello concerto in B minor Op.104 He he sao chưa thấy Yo Yo Ma mí nại Pablo Casal. Trong các nhạc cụ cổ điển thì cây cello bé bự là hợp với em nhất, có lẽ tần sô rung của nó phù hợp với nội giao động của em . Nhân tiện nó về Ros em xin giới thiệu 1 bản cello concerto rất nổi tiếng do Ros chơi. Cello là mà cây đàn có âm vực gần với tiếng nói của con người nhất. So sánh với violin, trong khoảng âm vực thấp, tiếng cello trầm và rộng, nghe cực kỳ trang trọng, quí phái. Nhưng trong một concerto, để cello ‘át’ được dàn nhạc, các nhạc sĩ sáng tác đã hầu như không thể dùng khoảng âm vực thấp này, mà phải dùng khoảng trung hay khoảng cao, có thế tiếng cello mới ‘hòa điệu’ vào được với dòng nhạc. Sau cùng thì các sáng tác gia phải viết sao cho cello phô trương được cái ‘sở trường’ của nó, cùng lúc lại phải sao cho giọng của nó không bị ‘lạc lỏng’ một khi tiếng nó cất lên trong dàn nhạc. Tiếng chuyên môn gọi là phải ‘balance’ nó, và chuyện balance ni thiệt sự hổng dễ ăn! Viết concerto cho cello do đó khó khăn hơn cho violin rất nhiều. Đây là lý do vì sao cello tuy là nhạc cụ tuyệt vời mà số lượng tấu khúc viết cho cello hầu như chỉ đếm được trên đầu ngón tay !. Một trong những tác phẩm kinh điển cho cây này là Dvorak's cello concerto in B minor Op.104, ngoài ra cũng có bản tứ tấu đàn dây cũng rất hay nữa làTứ tấu Mỹ, 2 tác phẩm này toàn viết khi ông mới sang Mẽo. Tân Thế Giới đã tạo cho ông rất nhiều cảm xúc để viết nên 3 tuyệt phẩm nổi tiếng nhất của ông(2 bản trên cùng với bản Symphony "From the new world). Có link youtube đây, các bác coi đở nhé, rồi em sẽ lục lại tài liệu và viết một bản giới thiệu cho bản nhạc trên(chắc copy&paste thì nhiều chứ tự viết thì chẳng bao nhiêu :lol: :lol: . http://www.youtube.com/results?sear...arch_query=mstislav+rostropovich+dvorak&uni=1 ( Em có bản concerto bằng lossless còn bản tứ tấu thì chưa có các bác nào có thì share với em nhé.)
Về nghệ thuât biểu diễn thì mội ông mổi kiểu, mí ông châu Á thì hơi điệu(Yo Yo Ma y chang lang lang luôn). Còn coi Casals hơi lạnh lùng, còn kí lão người nga thì... mắt thì lim dim, người gật gù nhìn mà thấy ghét:mrgreen: .
Em đang nghe Paganini được chơi bởi anh Accardo đây ah, công nhận mấy cái solo này chỉ nghe đêm với nghe một mình là hợp thôi ah. Dưng mà càng nghe càng thèm cái JBL 077, hichic!
Legendary Treasures - Paganini: 6 Violin Concertos/ Gorokhov Classical | Label: Doremi, 2007 | APE + CUE + LOG + Scans | 1 GB @ RS.com “ Alexei Gorokhov was born in Moscow in 1927. His main violin teachers were L. Tseitlin and A. Yampolsky at the Moscow Conservatory, where he also received a degree in musicology. He won prizes at several international violin competitions and toured in the Soviet Union, Denmark, Sweden, and Romania. These highly enjoyable performances were recorded 1973-78. The re-orchestrations and cadenzas for these works are by the artist, Alexei Gorokhov. Niccolo Paganini (1782-1840) revolutionized violin playing. He added one astounding new technique after another, until his performances were so amazing that many believed the rumor that he had signed over his soul to the Devil. The artist, capitalizing on his cadaverous frame and sunken cheeks, did nothing to discourage the idea. ” 1. Concerto for Violin no 1 in D major, Op. 6 by Niccolò Paganini Performer: Alexei Gorokhov (Violin) Conductor: Alexei Gorokhov Orchestra/Ensemble: Ukrainian National Opera Theater Orchestra Period: Romantic Written: ?1817 Notes: Arranger: Alexei Gorokhov. 2. Concerto for Violin no 2 in B minor, Op. 7 "La Campanella" by Niccolò Paganini Performer: Alexei Gorokhov (Violin) Conductor: Alexei Gorokhov Orchestra/Ensemble: Ukrainian National Opera Theater Orchestra Period: Romantic Written: 1826 Notes: Arranger: Alexei Gorokhov. 3. Concerto for Violin no 3 in E major by Niccolò Paganini Performer: Alexei Gorokhov (Violin) Conductor: Alexei Gorokhov Orchestra/Ensemble: Ukrainian National Opera Theater Orchestra Period: Romantic Written: 1826 Notes: Arranger: Alexei Gorokhov. 4. Concerto for Violin no 4 in D minor by Niccolò Paganini Performer: Alexei Gorokhov (Violin) Conductor: Alexei Gorokhov Orchestra/Ensemble: Ukrainian National Opera Theater Orchestra Period: Romantic Written: by 1830 Notes: Arranger: Alexei Gorokhov. 5. Concerto for Violin no 5 in A minor by Niccolò Paganini Performer: Alexei Gorokhov (Violin) Conductor: Alexei Gorokhov Orchestra/Ensemble: Ukrainian National Opera Theater Orchestra Period: Romantic Written: 1830 Notes: Arranger: Alexei Gorokhov. 6. Concerto for Violin no 6 in E minor, Op. posthumous by Niccolò Paganini Performer: Alexei Gorokhov (Violin) Conductor: Alexei Gorokhov Orchestra/Ensemble: Ukrainian National Opera Theater Orchestra Period: Romantic Written: circa 1815 Notes: Arranger: Alexei Gorokhov. em vừa tìm được cái này bên avaxhome pót luôn vào đây để mai dow tiếp mạng chậm quá mà dow mới được 1 phần keke :mrgreen: http://rapidshare.com/files/268207397/G ... tos.7z.001 http://rapidshare.com/files/268219859/G ... tos.7z.002 http://rapidshare.com/files/268232065/G ... tos.7z.003 http://rapidshare.com/files/268244512/G ... tos.7z.004 http://rapidshare.com/files/268261163/G ... tos.7z.005 http://rapidshare.com/files/268265545/G ... tos.7z.006
sao em cóp sang đây nó lại bí thiếu cái nay` nhi` G.......orokhov-6_Paganini_s_Concer http://avaxhome.ws/music/classical/DHR-7897-9.html
Re: Các Nghệ Sĩ Violin/Viola/Cello - Jascha Heifetz (Violin) Nhân các bác bàn đến Rostropovich, nhà em xin hầu chuyện các bác 4 mẩu ý kiến: 1 - Đọc tới nhận xét của mấy bác ở trên về Rostropovich "Uyên bác - Lịch lãm - Siêu thoát" lại làm em nhớ tới chuyện này. Số là Richter (pianist người nga, cũng là một tượng đài lớn) trong nhật ký của mình đã viết đại ý là rất ghét tính "cơ hội chủ nghĩa" của Ros. Richter có kể lại một số chuyện. Thú vị nhất là chuyện trong đợt Oistrakh - Rostropovich và Richter thu âm cái Triple Concerto của Beethoven cùng với Karajan, Rostropovich lúc nào cũng xun xoe nịnh bợ Karajan, có lẽ là để mong được tạo điều kiện mở đường cho Ros sang phương Tây. Richter còn bảo là rất ghét bản thu âm này và ghét nhất là cái ảnh chụp làm bìa đĩa. Ông kể lại là để có được bức ảnh cuối cùng, Karajan xoay xở làm trò mãi và sản phẩm cuối cùng là một tấm ảnh Karajan ngồi phía trước vẻ mặt đăm chiêu rất "triết", còn đằng sau Richter cùng với Rostropovich và Oistrakh cười cười như 3 thằng ngố :lol: . 2 - Theo nhà em thì có lẽ không có một nghệ sĩ nào - kể cả đến tầm như Ros trong việc chơi cello - có thể chơi hay được tất cả các bản nhạc của tất cả các nhà soạn nhạc đã từng viết cho cello. Rostropovich có thể chơi rất tuyệt các tác phẩm viết cho cello của Britten, nhưng chơi một tổ khúc của Bach chưa chắc đã khoái lỗ nhĩ. Thậm chí, Ros cũng không thể chơi nhạc của Britten lúc nào cũng hay. Lý do cũng rất đơn giản là cảm hứng mang tính thời điểm, sức khỏe, và nhiều yếu tố chủ quan, khách quan nữa... 3 - Cái sự yêu thích một nghệ sĩ nào đó, một phong cách trình tấu nào đó vốn dĩ cũng mang nặng tính chủ quan của người nghe. Nhiều khi cũng chả giải thích được tại sao và cho dù có am tường về kỹ thuật biểu diễn đến đâu thì vẫn có khu vực thuộc về cái "chỉ để cảm", không phải "cái có thể giải thích, sờ mó cụ thể". 4 - Nhưng cũng nhờ Trời, có nhiều nghệ sĩ khác nhau, nhiều phong cách biểu cảm, nhiều kỹ thuật... thì các bác và em mới có cơ hội để mà tồn tại với sở thích thẩm nhạc của mình. Nếu mà cả đời, cứ bắt buộc phải nghe mỗi bác Rostropovich thì chắc là đến sợ bác Ros như vợ em sợ món cháo chân giò khi mang bầu thằng cu nhà em. Ở khía cạnh này, xin chia sẻ với các bác một cách rất hay để cảm nhận. Đó là sưu tầm và nghe nhiều chú khác nhau cùng trình tấu một tác phẩm. Ví dụ, với chủ để cây cello, em đã cố sưu tầm các bản thu âm của các chú cellist đối với cái 06 Suites for Solo Cello của Bach. Mất rất nhiều thời gian, em mới có được một bộ bao gồm từ các bác thời khai phá như Pablo Casals, cho đến Rostropovich, Janos Starker, Piere Fournier, hay thế hệ sau hơn như Mischa Maiky, Yo Yo Ma hay gần hơn nữa là Jian Wang cùng thu âm trọn bộ 6 tổ khúc viết cho đàn cello độc tấu rất tuyệt này của Bach. Trong bộ này, đến giờ, cá nhân em vẫn thích cách trình tấu của Yo Yo Ma và hoàn toàn không thích cách sử lý của Rostropovich (có lẽ tốc độ và các nhấn nhá của Ros trong bản ghi này nhanh và có gì đó hơi hung bạo với Bach quá chăng? hoặc cũng chỉ vì đơn giản là Yo Yo Ma là chú đầu tiên đưa em đến với các tác phẩm này). Bọn phê bình thế giới thì bảo Fournier chơi hay nhất - nhà em thì lâu nay bận, cũng không có dịp ngâm cứu bản ghi âm của chú này :evil: Chú thích (cho 4 ý kiến nhỏ trên): - bác nào chưa nghe thì nên kiếm cái Triple Concerto của Beethoven do Oistrakh - Rostropovich và Richter thu âm cùng với Karajan và Berliner Philhamoniker mà em nêu ở điểm 1 trên đây về mà nghe. Không uổng phí thời gian đâu, em cam đoan thế. Mà hình như cái này cũng được bọn EMI Classics đưa vào bộ Great Recordings of the Century; - mong các bác Richter, Rostropovich, Oistrakh và cả Karajan nữa, an nghỉ dưới suối vàng. Chuyện lèm nhèm mà các bác chót không dấu được kể ra, suy cho cùng cũng chả thấm gì so với kho tàng âm nhạc mà các bác để lại cho anh em yêu nhạc trên diễn đàn; - bác nào có bản thu âm của anh xyz nào cho cái Suites của Bach ở trên thì ới nhà em một tiếng nhé - he he lòng tham sưu tầm mà. À với cả, bác nào chưa bao giờ nghe cũng nên kiếm cái 06 Suites for Solo Cello của Bach nhé. Cũng xin đảm bảo là sẽ không phí thời gian đâu. Cuối cùng, xin bác nào ngại đọc một cái ý kiến dài, lượng thứ nhé :mrgreen: