Vâng, vì bác Admin bảo em sang box âm nhạc chơi nên em xin vào đây tham gia vài lời. Em chưa kịp đọc kỹ các bài tiểu sử các nhạc sĩ mà chị/anh thanhtruc đăng lên, chỉ có vài chỗ em liếc thấy và nghĩ là cần tham gia thêm: 1. Mozart là người Áo hay người Đức? 2. Chopin là người Ba Lan hay người Pháp? 3. Tchaikovski có thuộc top 10 nhạc sĩ lớn nhất không? 1. Vấn đề Mozart. Cho câu hỏi 1- cần nhìn nhận lại lịch sử của đế quốc được gọi là Đức-La Mã (Römische Deutsche Nation). Lịch sử châu Âu rất lằng nhằng và có sự thay đổi, trộn lẫn rất phức tạp và liên tục của các giống dân, biên giới lãnh thổ, vua cai trị .v.v. cho tới suốt tận 1945 mới tạm chấm dứt. Vào khoảng những năm 850 sau công nguyên- khi hoàng đế của Đức- La Mã ngày đó là Karl der Grosse phân chia đế quốc Đức- La Mã thành 3 nước gồm Pháp- Đức - và một nước nằm giữa Pháp và Đức ngày nay cho 3 người cháu nội thì nước Pháp chính thức trở thành một nước độc lập, không phụ thuộc vào đế quốc Đức-La Mã sau này nữa. Đế quốc Đức-La Mã sau khi Pháp tách ra bao gồm toàn bộ nước Đức ngày nay, toàn bộ nước Áo, toàn bộ nước Hungary, một nửa nước Ý -gồm Bắc và Trung Ý từ Roma trở lên. toàn bộ Hà Lan, Bỉ, Luxemburg và khoảng 1/4 nước Pháp ngày nay phần giáp biên giới với Đức- ví dụ Strassbourg. Biên giới của đế quốc Đức-La Mã này cơ bản mà nói được giữ vững khoảng 1000 năm cho tới tận 1945. Suốt thời gian đó- vua của đế quốc Đức-La Mã được phong là vua của châu Âu- tức là Hoàng đế (Emperor)- và được Vatican ở Roma công nhận. Còn vua của Pháp, Anh, TBN .v.v. thì chỉ được gọi là vua (King). Vì đế quốc Đức La-Mã quá lớn, có quá nhiều ngôn ngữ và dân tộc khác nhau- nên sự thống nhất của nó chỉ có tính tạm thời và Hoàng đế Đức-La Mã là hoàng đế được bầu ra bởi lãnh chúa các vùng trong nước Đức-La Mã. Ngày đó nước Áo bây giờ là vùng mạnh-lớn nhất nên vua Áo thường xuyên được phong là Hoàng Đế của Đức-La Mã. Điển hình là hoàng đế Karl IV- người vừa là vua của Đức-La Mã vừa là vua của TBN do chính sách kết hôn vua chúa. Lịch sử nước Đức liên quan đến vấn đề Mozart ở chỗ đó- vào thời Mozart được sinh ra- ông ấy sinh ra ở Salzburg- hiện nay nằm trong lãnh thổ nước Áo. Nhưng vào thời điểm đó- Salzburg có thể không thuộc nước Áo ngày nay mà thuộc một lãnh chúa khác của nước Đức ngày nay. Đó là chưa kể cả bố lẫn mẹ Mozart đều xuất thân từ miền trung nước Đức ngày nay- rồi di cư đến Salzburg. Vì vậy cách đây không lâu một kênh truyền hình lớn của Anh khi công bố cuộc bình chọn các nhạc sĩ vĩ đại đã gọi Mozart là người Đức và khi bị sứ quán Áo phản đối- người Anh đã bảo rằng vì Mozart gốc Đức do bố mẹ là người Đức chứ không phải Áo và vì nước Áo thực chất cũng là nước Đức cho tới tận thế chiến thứ nhất. Nói chung vấn đề cãi nhau này thì vô cùng- vì nếu tính theo quốc tịch chúng ta có thể coi Mozart là người Áo, còn tính theo nguồn gốc thì ông ấy là người Đức. Đó là không tính nếu xét kỹ lại thì vào thời Mozart sống Đức với Áo cùng là một nước và cả 2 nước này cho tới tận ngày nay vẫn có cùng một ngôn ngữ là tiếng Đức (Deutsch). Theo quan điểm riêng của Xe em thì Mozart là người mang dòng máu Đức nhưng tinh thần Áo (tương tự như âm nhạc của Schubert, Haydn)- khác với Beethoven là người vừa mang dòng máu Đức vừa có tinh thần Đức (âm nhạc giống Bach, Brahms, Wagner). 2. Vấn đề Chopin. Chopin có bố là người Pháp- mẹ là Ba Lan và đẻ ở Ba Lan nên trường hợp này người ta có thể coi là Chopin có nhiều phần là người Ba Lan hơn, so với trường hợp Mozart. Cho dù vào thời Chopin đẻ ra- người Ba Lan cũng nói tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ và quí tộc Ba Lan bắt chước người Pháp từ A-Z. Lý do để người Pháp tranh Chopin về cho họ là Chopin sống chủ yếu cuộc đời sáng tác của mình ở Pháp và dù nhạc Chopin có được người ta coi là sử dụng chất liệu dân gian Ba Lan như các thể loại Mazurka, Pollonaise thì âm hưởng Pháp trong nhạc Chopin vẫn mạnh hơn âm hưởng nông dân kiểu Ba Lan. Đó là chưa nói tới việc các nhạc sĩ nước này sử dụng chất liệu âm nhạc của nước kia là chuyện bình thường- ví dụ bọn Ravel sử dụng cả chất liệu âm nhạc Việt Nam hay Brahms sử dụng chất liệu âm nhạc Hungary chẳng hạn. Theo quan điểm của Xe em thì Chopin là người mang cơ thể Ba Lan 1/2 nhưng tinh thần Ba Lan chỉ 1/3. 3. Vấn đề Tchaikovski. Theo quan điểm của Xe em, Tchaikovski rất giỏi về sáng tạo giai điệu- tức là khá giống với Mozart. Tuy nhiên điểm Tchaikovski thua Mozart hay các nhạc sĩ Đức như Beethoven, Brahms là ở chỗ Tchaikovski ngẫu hứng và thiếu cẩn thận hơn người Đức. Kết quả là các tác phẩm của ông thường có mở đầu hoặc những đoạn nghe cực kỳ hay, cực kỳ chói lọi nhưng lại có những đoạn trung bình, ê a kéo dài thiếu kết nối tổng thể chặt chẽ. Ví dụ như 2 cái piano concerto và violin concerto của Tchaikovski có đoạn mở đầu hay kinh hoàng. Nhưng chỉ sau đoạn đầu độ 6 phút thì là đến những câu ê a tầm tầm rất thiếu mạch lạc, ý tứ. Mozart với giao hưởng số 40 nổi tiếng cũng vậy- nửa chương đầu cực hay, nhưng nửa chương còn lại rất chán. May mà cả Mozart lẫn Tchaikovski cũng có một vài tác phẩm lớn có kết cấu chặt chẽ từ đầu tới cuối như giao hưởng số 41 của Mozart và giao hưởng số 6 của Tchaikovski. Nhưng điểm mạnh nhất của họ lại ở những phần khác: Mozart vẫn là siêu sao về opera cũng như Tchaikovski là siêu sao về Ballet. Đây là những phần mà Beethoven, Bach không tham gia vào mấy. Trong khi đó- cả Chopin, Schubert, Schumann lại không nổi trội được bất cứ phần nào so với bộ 3 Bach-Mozart-Beethoven. Tóm lại, ai bảo Tchaikovski thua Chopin Schubert hay Schumann là hơi thiên vị Chopin, Schumann, Schubert. Nếu 3 người kia trong top 10, thì Tchaikovski cũng cần phải có một ghế ngang với họ. Xe em có biết là giới cổ điển xếp hạng các nhạc sĩ như sau (vẫn tranh cãi ầm ầm): Class 1: Bach-Mozart-Beethoven. Class 2: Brahms- Wagner. Class 3: Chopin, Schubert, Schumann, Verdi, Tchaikovski, Debussy .v.v. Thế nhưng các nhạc sĩ của thế kỷ 20 thì xếp vào 3 lớp đó như thế nào và liệu là khán giả sau 100 năm nữa có xếp hạng họ giống khán giả bây giờ không? Ví dụ giờ chọn tạm 10 ngôi sao của âm nhạc thế kỷ 20 bao gồm: Schönberg, Webern, Berg, Mahler, Bartok, Shostakovich, Strawinsky, Prokofiev, John Cage, Stockhausen, Boulez. Nói chung ý kiến thì mỗi người một kiểu- ai thích người nào thì tôn sùng người đó thôi các bác ạ. Ví dụ như nhiều người yêu Mozart coi ông ấy là Thánh nhưng nhiều người lại coi ông ấy là hời hợt. Và trong khi đa số mọi người coi Schubert chỉ là một dạng "gà công nghiệp đẻ trứng liên tùng tục" thì nhạc trưởng Leonard Bernstein nổi tiếng lại phát biểu rằng:"Theo quan điểm của tôi- Schubert mới thực sự là nhạc sĩ giỏi nhất lịch sử".
Mình là thanh viên mới tham gia diễn đàn, và rất hứng thú với các thông tin về các nhà soạn nhạc: Franz Schubert, Carl Maria von Weber, Frédéric Chopin, Robert Schumann, Franz Liszt, Richard Wagner, Felix Mendelsson Bartholdy, Johannes Brahm. Thế còn Vivaldi với các bản hòa tấu viết riêng cho Violin nổi tiếng như " Bản giao hưởng bốn mùa " các bác có biết không, cho thêm thông tin lên mạng đi
. Lacrimosa (tên bản requiem cuối cùng này) là tiếng la tinh, dịch sang tiếng anh có nghĩa là Fllowing tear đã "khóc" tiễn biệt ông về nơi bình yên thay cho bạn bè và người thân. Theo mình được biết thì khi ông mới viết được vài dòng thì khóc một cách cay đắng và 11 tiếng sau thì mất (1h,5/12/1791) vào một ngày bảo tuyết và khi cơn bảo đi qua thì ko ai biết được nơi đâu là chốn yên nghỉ cuối cùng của ông. Tôi tự hỏi tại sao những thiên tài thì thg chết sớm Mozart,Chopin,Betthoven,Van Gogh,Kurt....đúng là thiên tài thì bạc mệnh. Nói thêm một chút, Sau này có một band nhạc Dark Gothic từ Đức lấy cái tên Lacrimosa,Logo là một khuôn mặt chú hề nhạc công đang rơi nước (Fllowing tear),ảnh hưởng rất nhiều từ Mozart,đặc biệt là thể loại requiem.Tôi thg gọi Tilo thành viên duy nhất (mấy người khác thg là thuê) là Mozart của thể loại Dark-metal. Đây là một band nhạc đã "thuốc" tôi vào thế giới doom-metal,những bản Requiem được Tilo viết dựa trên yếu tố của nhạc cổ điển, và sự u tối của Dark-Metal và được biểu diễn bởi nguyễn một dàn nhạc nhạc giao hưởng thật sự quá tuyệt vời. Bạn có thể cảm nhận ra sự lạnh lẽo của cơn bão tuyết qua tiếng gió, tiếng chuông nhà thờ, cùng với giai điệu u buồn.Tối ngồi một mình nghe mấy bản này thì sẽ tê hết người... PM :Nếu ai cần Mp3 mấy bản requiem của Mozart hay Lacrimosa thì liên lạc rfc647@yahoo.com. Nhưng nói trước cái tên Requiem thôi thì bạn cũng đã biết nó dành cho ai rồi, để khi nghe rồi ko thấy mặt trời đâu hết lại trách mình thì khổ.
Topic này hay quá, em cũng xin góp 1 cái list các nhạc sỹ cổ điển. [align=right]Classic Music Composers[/align] 1. Adam, Adolphe (1803-1856) 2. Albéniz, Isaac (1860-1909) 3. Albinoni, Tomaso (1671-1750) 4. Alfvén, Hugo (1872-1960) 5. Allegri, Gregorio (1582-1652) 6. Arcadelt, Jacob (1514-1562) 7. Arensky, Anton Stepanovich (1861-1906) 8. Arne, Thomas (1710-1778) 9. Auber, Daniel-François Esprit (1782-1871) 10. Bach, Carl Philipp Emanuel (1714-1788) 11. Bach, Johann Christian (1735-1782) 12. Bach, Johann Sebastian + (1685-1750) 13. Bach, Wilhelm Friedemann (1710-1784) 14. Balakirev, Mili (1837-1910) 15. Bartók, Béla + (1881-1945) 16. Beethoven, Ludwig van + (1770-1827) 17. Bellini, Vincenzo (1801-1835) 18. Bennett, William Sterndale (1816-1875) 19. Berg, Alban + (1885-1935) 20. Berio, Luciano (b.1925) 21. Bériot, Charles-Auguste de (1802-1870) 22. Berlioz, Hector (1803-1869) 23. Bernstein, Leonard (1918-1990) 24. Berwald, Franz (1796-1868) 25. Biber, Heinrich Ignaz Franz (1644-1704) 26. Binchois, Gilles de Bins (c1400-1460) 27. Bizet, Georges (1838-1875) 28. Blacher, Boris (1903-1975) 29. Bloch, Ernest (1880-1959) 30. Blow, John (1649-1708) 31. Boccherini, Luigi (1743-1805) 32. Boieldieu, Franç-Adrien (1775-1834) 33. Boito, Arrigo (1842-1918) 34. Borodin, Alexander (1833-1887) 35. Boulez, Pierre (b.1925) 36. Boyce, William (1711-1779) 37. Brahms, Johannes + (1833-1897) 38. Bridge, Frank (1879-1941) 39. Britten, Benjamin (1913-1976) 40. Brown, Earle (b.1926) 41. Bruch, Max (1838-1920) 42. Bruckner, Anton + (1824-1896) 43. Bull, John (1562-1628) 44. Busoni, Ferruccio (1866-1924) 45. Buxtehude, Dietrich (c1637-1707) 46. Byrd, William (1543-1623) 47. Cage, John + (1912-1992) 48. Carissimi, Giacomo (1605-1674) 49. Carulli, Ferdinandi (1770-1841) 50. Castelnuovo-Tedesco, Mario (1895-1968) 51. Cavalli, Pier Francesco (1602-1676) 52. Chabrier, Emmanuel (1841-1894) 53. Chambonnières, Jacques (c1602-1672) 54. Charpentier, Gustave (1860-1956) 55. Charpentier, Marc-Antoine (?1645-1704) 56. Chausson, Ernest (1855-1899) 57. Cherubini, Luigi (1760-1842) 58. Chopin, Frédéric (1810-1849) 59. Cilea, Francesco (1866-1950) 60. Cimarosa, Domenico (1749-1801) 61. Clemens non Papa (1510-1556) 62. Clementi, Muzio (1752-1832) 63. Copland, Aaron (1900-1990) 64. Corelli, Arcangelo (1653-1713) 65. Couperin, François (1668-1733) 66. Crumb, George (b.1929) 67. Dallapiccola, Luigi (1904-1975) 68. Daquin, Louis-Claude (1694-1772) 69. Debussy, Claude + (1862-1918) 70. Delibes, Léo (1836-1891) 71. Delius, Frederick (1862-1934) 72. Dittersdorf, Karl Ditters von (1739-1799) 73. Dohnányi, Ernö (1877-1960) 74. Donizetti, Gaëtano (1797-1848) 75. Dowland, John (1563-1626) 76. Dufay, Guillaume (c1400-1474) 77. Dukas, Paul (1865-1935) 78. Dunstable, John (c1390-1453) 79. Duparc, Henri (1848-1933) 80. Dvorak, Antonin (1841-1904) 81. Einem, Gottfried von (b.1918) 82. Eisler, Hanns (1898-1962) 83. Elgar, Edward (1857-1934) 84. Enescu, Georges (1881-1955) 85. Falla, Manuel de (1876-1946) 86. Fauré, Gabriel (1845-1924) 87. Feldman, Morton (1926-1987) 88. Field, John (1782-1837) 89. Flotow, Friedrich von (1812-1883) 90. Françaix, Jean (b.1912) 91. Franck, Cèsar (1822-1890) 92. Frescobaldi, Girolama (1583-1643) 93. Froberger, Johann Jakob (1616-1667) 94. Gabrieli, Andrea (1510-1586) 95. Gabrieli, Giovanni (c1558-1613) 96. Geminiani, Francesco (1687-1762) 97. Gershwin, George (1898-1937) 98. Gesualdo da Venosa, Carlo (c1561-1613) 99. Gibbons, Orlando (1583-1625) 100. Giordano, Umberto (1867-1948) 101. Glass, Philip (b.1937) 102. Glasunov, Alexander (1865-1936) 103. Glinka, Mikhail (1804-1857) 104. Gluck, Christoph Willibald (1714-1787) 105. Górecki, Henryk (b.1933) 106. Gottschalk, Louis Moreau (1829-1869) 107. Gounod, Charles (1818-1893) 108. Granados, Enrique (1867-1916) 109. Grieg, Edvard (1843-1907) 110. Handel, George Frideric + (1685-1759) 111. Hassler, Hans Leo (1564-1612) 112. Hartmann, Karl Amadeus (1905-1963) 113. Haubenstock-Ramati, Roman (1919-1994) 114. Haydn, Joseph + (1732-1809) 115. Haydn, Michael (1737-1806) 116. Henze, Hans Werner (b.1926) 117. Heróld, Ferdinand (1791-1833) 118. Hindemith, Paul (1895-1963) 119. Holst, Gustav (1874-1934) 120. Honegger, Arthur (1892-1955) 121. Hummel, Johann Nepomuk (1778-1837) 122. Humperdinck, Engelbert (1854-1921) 123. Ibert, Jacques (1890-1962) 124. Indy, Vincent d' (1851-1931) 125. Isaac, Heinrich (c1450-1517) 126. Ives, Charles (1874-1954) 127. Janacek, Leos + (1854-1928) 128. Jenkins, John (1592-1678) 129. Josquin Desprez + (c1440-1521) 130. Kabalewsky, Dimitri (1904-1987) 131. Kagel, Mauricio (b.1931) 132. Kelemen, Milko (b.1924) 133. Khatschaturian, Aram (1903-1978) 134. Kodály, Zoltán (1882-1967) 135. Korngold, Erich Wolfgang (1897-1957) 136. Krenek, Ernst (1900-1991) 137. Kurtág, György (b.1926) 138. Lalo, Edouard (1823-1892) 139. Lassus, Orlande de + (1532-1594) 140. Lawes, Henry (1596-1662) 141. Lawes, William (1603-1645) 142. Leclair, Jean-Marie (1697-1764) 143. Lehár, Franz (1870-1948) 144. Leoncavallo, Ruggero (1857-1919) 145. Ligeti, György (b.1923) 146. Liszt, Franz (1811-1886) 147. Locatelli, Pietro (1695-1764) 148. Lortzing, Albert (1801-1851) 149. Lully, Jean-Baptiste (1632-1687) 150. Lutoslawski, Witold (1913-1994) 151. Machaut, Guillaume de (c1300-1377) 152. Maderna, Bruno (1920-1973) 153. Mahler, Gustav + (1860-1911) 154. Marais, Marin (1656-1728) 155. Marcello, Alessandro (1684-1750) 156. Marcello, Benedetto (1686-1739) 157. Marenzio, Luca (?1553-1599) 158. Martin, Frank (1890-1974) 159. Martinu, Bohuslav (1890-1959) 160. Mascagni, Pietro (1863-1945) 161. Massenet, Jules (1842-1912) 162. Matthus, Siegfried (b.1934) 163. Mattheson, Johann (1681-1764) 164. Mendelssohn, Felix (1809-1847) 165. Messiaen, Oliver (1908-1992) 166. Meyerbeer, Giacomo (1791-1864) 167. Milhaud, Darius (1892-1974) 168. Mons, Philippe de (1521-1603) 169. Monteverdi, Claudio + (1567-1643) 170. Morley, Thomas (1557-1603) 171. Mouton, Jean (c1458-1522) 172. Mozart, Leopold (1719-1787) 173. Mozart, Wolfgang Amadeus + (1756-1791) 174. Mussorgsky, Modest (1839-1881) 175. Nicolai, Otto (1810-1849) 176. Nielsen, Carl (1865-1931) 177. Nono, Luigi + (1924-1990) 178. Obrecht, Jacob (c1450-1505) 179. Ockeghem, Johannes (c1410-1497) 180. Offenbach, Jacques (1819-1880) 181. Orff, Carl (1895-1982) 182. Pachelbel, Johann (1653-1706) 183. Paganini, Niccolò (1782-1840) 184. Palestrina, Giovanni Pierluigi da + (?1525-1594) 185. Parry, Hubert (1848-1918) 186. Penderecki, Krzysztof (b.1933) 187. Pergolesi, Giovanni Battista (1710-1736) 188. Pérotin + (c1200) 189. Pfitzner, Hans (1869-1949) 190. Ponchielli, Amilcare (1834-1886) 191. Poulenc, Francis (1899-1963) 192. Pousseur, Henri (1929-??????) 193. Praetorius, Michael (1571-1621) 194. Prokofiev, Sergei (1891-1953) 195. Puccini, Giacomo (1858-1924) 196. Purcell, Henry (1659-1695) 197. Rachmaninov, Sergei (1873-1943) 198. Rameau, Jean-Philippe (1683-1764) 199. Ravel, Maurice (1875-1937) 200. Reger, Max (1873-1916) 201. Reich, Steve (b.1936) 202. Reicha, Anton (1770-1836) 203. Reimann, Aribert (b.1936) 204. Respighi, Ottorino (1879-1936) 205. Rihm, Wolfgang (b.1952) 206. Rimsky-Korsakov, Nikolai (1844-1908) 207. Rodrigo, Joaquin (1901-1999) 208. Rore, Cipriano de (1516-1565) 209. Rossi, Luigi (1598-1653) 210. Rossini, Gioacchino (1792-1868) 211. Roussel, Albert (1869-1937) 212. Rubinstein, Anton (1829-1894) 213. Quantz, Johann Joachim (1697-1773) 214. Saint-Saëns, Camille (1835-1921) 215. Salieri, Antonio (1750-1825) 216. Satie, Eric (1866-1925) 217. Scarlatti, Alessandro (1660-1725) 218. Scarlatti, Domenico (1685-1757) 219. Scheidt, Samuel (1587-1654) 220. Schein, Johann Hermann (1586-1630) 221. Schnittke, Alfred (1934-1998) 222. Schönberg, Arnold + (1874-1951) 223. Schrecker, Franz (1878-1934) 224. Schubert, Franz + (1797-1828) 225. Schuller, Gunther (b.1925) 226. Schumann, Robert + (1810-1856) 227. Schütz, Heinrich + (1585-1672) 228. Scriabin, Alexander (1872-1915) 229. Senfl, Ludwig (1490-1543) 230. Sermisy, Claudin de (c1490-1562) 231. Shostakovich, Dimitri (1906-1975) 232. Sibelius, Jean + (1865-1957) 233. Smetana, Bedrich (1824-1884) 234. Spohr, Louis (1784-1859) 235. Stamitz, Anton (1750-?1809) 236. Stamitz, Carl (1745-1801) 237. Stamitz, Johann (Father) (1717-1757) 238. Stockhausen, Karlheinz (b.1928) 239. Strauss, Johann Jr. (1825-1899) 240. Strauss, Richard + (1864-1949) 241. Stravinsky, Igor + (1882-1971) 242. Suk, Josef (1874-1935) 243. Suppé, Franz von (1819-1895) 244. Svendsen, Johan Severin (1840-1911) 245. Sweelinck, Jan Pieterszoon (1562-1621) 246. Takemitsu, Toru (1930-1996) 247. Tallis, Thomas (c1505-1585) 248. Tartini, Giuseppe (1692-1770) 249. Taverner, John (c1490-1545) 250. Tchaikovsky, Piotr + (1840-1893) 251. Telemann, Georg Philipp (1681-1767) 252. Tippett, Michael (b.1905) 253. Urio, Francesco Antonio (?1631-?1719) 254. Varèse, Edgar (1885-1965) 255. Vaughan Williams, Ralph + (1872-1958) 256. Verdi, Giuseppe (1813-1901) 257. Victoria, Tomás Luis de (1548-1611) 258. Vieuxtemps, Henri (1820-1881) 259. Villa-Lobos, Heitor (1889-1959) 260. Vivaldi, Antonio (1678-1741) 261. Wagenseil, Georg Christoph (1715-1777) 262. Wagner, Richard + (1813-1883) 263. Walton, William (1902-1983) 264. Weber, Carl Maria von (1786-1826) 265. Webern, Anton von + (1883-1945) 266. Weill, Kurt (1900-1950) 267. Weiß, Silvius Leopold (1686-1750) 268. White, Robert (c1538-1574) 269. Willaert, Adrian (1480-1562) 270. Wolf, Hugo (1860-1903) 271. Xenakis, Iannis (b.1922) 272. Ysaÿe, Eugène (1858-1931) 273. Yun, Isang (1917-1995) 274. Zemlinsky, Alexander von (1871-1942) 275. Zender, Hans (b.1936) 276. Zimmermann, Bernd Alois (1918-1970)