Nhà Ống như em thì tận dụng luôn cái hố đặt công tơ nước đóng cọc tiếp địa luôn đây!! Nhanh gọn + chi phí thấp các bác ơi! Tốn công lùng cho dc cái cọc tốt là dc không nên mua mấy cọc 100k lớp đồng nhìn như hàng mã mất cảm tình lắm.
Chào các bác vấn đề bác chủ nu ra tôi giải thích thế này: - Chúng ta cứ thử hình dung như thế này: tôi có 1 ly nước có nhiều cặn bẩn và tôi muốn có 1 ly nước sạch thì tôi phải lọc bỏ cặn bẩn ra. Việc đầu tiên tôi cần làm là có 1 cái phểu trong phểu tôi để 1 miếng bông gòn, sau đó tôi đổ nước bẩn vào và dùng ly sạch hứng phía dưới. Kết quả tôi sẽ có 1 ly nước sạch. Nói đến đây chúng ta đã hiểu vai trò của tiep địa trong Audio rồi nó cũng giống như miếng bông gòn trong cái phễu vậy. - Cấu tạo lọc nguồn gồm cuộn dây và tụ điện mục đích lọc và xả các loại nhiễu cao tần xuống mass.
Thông tin thêm cho anh em là để tránh ground-loop mà vẫn bảo đảm an toàn điện (bắt buộc nối mass cho từng thiết bị). Hãng ifi nó đã ra cục này. Mình chưa xài nhưng ae nào bị ground-loop có thể tìm hiểu thêm. https://3kshop.vn/ifi-gnd-defender/
Các bác đọc bài này xem sao ạ !! Tiếp địa (tiếp mass) là một trong những bước xử lý nền tảng cực kì quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống âm thanh. Nó không chỉ đóng vai trò đảm bảo an toàn về điện cho người dùng và thiết bị, mà quan trọng hơn cả là giữ cho âm thanh của dàn máy luôn có được chất lượng và giá trị cao nhất. Câu chuyện về "Cụ audiophile đá tảng 82 tuổi ở Nhật Bản trồng cột điện chơi hi-end" từng tạo tiếng vang lớn và gây xôn xao trong giới âm thanh về độ chịu chơi cũng như sự cầu kì trong cách chơi âm thanh của nhân vật gạo cội này. Nhưng ở khía cạnh tích cực, câu chuyện này cũng nhắc cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc tiếp địa cho hệ thống âm thanh, đặc biệt là các hệ thống cao cấp ở tầm hi-end. AN TOÀN ĐIỆN Ban đầu, phương pháp nối đất (hay còn gọi là tiếp địa, tiếp mass) được áp dụng cho các thiết bị điện nói chung nhằm đảm bảo an toàn về điện cho chính người dùng và thiết bị đó trong trường hợp có rò rĩ hoặc xãy ra sự cố về điện. Trong trường hợp thiết bị rò điện, dòng điện đó sẽ được dẫn tới dây tiếp mass được nối với vỏ máy và dẫn xuống đất, từ đó triệt thoái dòng điện không mong muốn, giúp cho thiết bị không hư hỏng và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người dùng khi tiếp xúc với thiết bị. KHỬ NHIỄU, LÀM SẠCH VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ÂM THANH Với một số loại thiết bị điện, an toàn điện chỉ là mục đích thứ yếu của việc nối đất, đặc biệt là ở các hệ thống âm thanh. Khử nhiễu, làm sạch và cải thiện chất lượng âm thanh mới là mục đích chính được các audiophile hướng đến khi thực hiện tiếp địa cho dàn máy của mình. Như chúng ta đã biết, nguyên nhân cơ bản và cốt lõi kìm hãm hiệu năng của dàn máy, làm giảm đáng kể chất lượng âm thanh và gây ra những tiếng ồn chính là nhiễu. Khi các tác nhân nhiễu thâm nhập vào dòng điện hay cụ thể hơn là dòng tính hiệu trong mạch, chúng sẽ gây ra hiện tượng nhiễm bẩn, tác động làm thay đổi bản chất của tín hiệu âm thanh, ảnh hưởng đến sự chính xác về âm sắc, tần số và pha thời gian, làm giảm đáng kể chất lượng âm thanh đầu ra, hạn chế đi phần lớn giá trị và khả năng của hệ thống. Việc tiếp địa lúc nào sẽ đóng vai trò khử nhiễu, làm sạch, loại bỏ các thành phần nhiễm bẩn ra khỏi dòng điện nguồn và dòng tín hiệu bên trong thiết bị, từ đó giúp nâng cao hiệu năng của hệ thống và cải thiện rõ rệt chất lượng âm thanh. PHƯƠNG PHÁP Việc xử lý mass cho hệ thống âm thanh là điều tối quan trọng và có thể xem như bắt buộc đối với mỗi audiophile khi muốn thiết lập một dàn máy thực sự chất lượng. Bởi lẽ, các yếu tố nhiễu luôn phát sinh và tồn tại tại rất nhiều trong không gian sống của chúng ta từ các tác nhân phổ biến như các thiết bị điện trong gia đình, máy tính, sóng từ các thiết bị di động, sóng vô tuyến, wifi, Bluetooth, nhiễu cao tần, nhiễu từ do dòng xoay chiều...từ đó gây nhiễu bẩn dòng điện AC (nhiễu điện). Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, các thiết bị âm thanh cũng tự phát sinh nhiễu nội tại (nhiễu thiết bị), gây ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tín hiệu và chất lượng âm thanh đầu ra. Quá trình xử lý mass cho hệ thống âm thanh phải được thực hiện triệt để giúp xử lý được cả phần nhiễu điện và nhiễu thiết bị. Điều đó có nghĩa là chúng ta vừa phải tiếp địa cho nguồn điện, vừa phải tiếp địa cho thiết bị. Trước đây, phương pháp phổ biến cho việc này chính là tiếp địa thông qua các dây nối đất. Tuy nhiên, trong điều kiện sống hiện đại (nhà chung cư, nhà cao tầng...) việc chôn cọc kim loạt và đặt dây nối đất là gần như không thể với phần lớn audiophile, chưa kể nếu thực hiện sai phương pháp, nó không những không đem lại hiệu quả mà thậm chí còn làm cho tình trạng nhiễu càng trở nên tồi tệ hơn. Giải pháp tối ưu và trọn vẹn được đưa ra chính là sử dụng các hộp tiếp địa (phụ kiện tiếp mass nhân tạo), người dùng chỉ cần kết nối nguồn điện và thiết bị âm thanh với các hộp tiếp địa này, dòng nhiễu mass sẽ được hấp thụ và triệt tiêu, mang lại hiệu quả tương đương hoặc thậm chí cao hơn cả phương pháp nối đất truyền thống. Thậm chí, có những hộp tiếp địa được thiết kế để có thể nối mass cho rất nhiều thiết bị cùng lúc, đủ sức xử lý cho cả một hệ thống âm thanh với phối ghép phức tạp, điển hình trong số đó phải kể đến Nordost QKore 6. Nordost QKore 6 là một hộp tiếp địa đa năng, được thiết kế để không chỉ có thể tiếp địa cho nhiều thiết bị cùng lúc, mà còn có khả năng xử lý nhiễu mass cho cả nguồn điện AC lẫn thiết bị. QKore 6 có 6 cổng kết nối, được phân chia rõ ràng với từng vai trò khác nhau: một cổng dành riêng để tiếp địa cho dòng điện AC, 2 cổng mono (L&R) để tiếp địa cho 1 cặp ampli monoblock, 3 cổng còn lại dành để tiếp địa cho các thiết bị khác, lần lượt là pre-amp/ampli tích hợp, nguồn phát, ... Dây nối mass cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của việc này. Để bổ trợ tốt nhất cho QKore 6, người dùng nên sử dụng kèm theo các dây nối mass QLine của Nordost, được thiết kế với lõi dây cho chất liệu tối ưu cho việc tiếp địa, kèm theo đó là các đầu cắm phù hợp cho từng loại thiết bị. Việc xử lý mass bài bản, đúng phương pháp và triệt để sẽ đem lại những hiêu quả rất rõ rệt về mặt âm thanh. Cụ thể, nền âm sẽ trở nên sạch và tĩnh hơn, tiến gần tới trạng thái "đen tuyệt đối". Cũng nhờ đó âm thanh trở nên rõ nét và sống động hơn, âm thanh trở nên chi tiết, giàu sức sống và có độ chính xác rất cao. Nhà phân phối Nordost: Aptronics. Đại lý bán lẻ: Hifi World. Nguồn: Stereo.vn.
Em làm 2 cọc 2m mua của công ty chuyên làm tiếp địa. Một cọc em đóng nối mát cho hệ thống đồ da dụng, một cọc em nối mát cho hệ thống loa đài. Em chưa đo nhưng nói chung là tạm chất nhận đc ạ!!
vấn đề tiếp địa, tạo mát đã được rất nhiều cao nhân đưa ra, rất mong những cao nhân nào còn có những sáng kiến hay nữa chỉ cho AE audio. Thanks.
Hệ thống tiếp địa an toàn đạt chuẩn là R<=4 ohm thì coi như là đạt trong lĩnh vực thi công lắp đặt hệ thống điện. Thực tế ở nhà chúng ta khi xây nhà người thợ thường làm việc này theo bản nang có nhà đóng 3 cọc có nhà đóng 1 cọc, có nhà lại nối từ khung sắt của công trình. Cọc tiếp địa sau khi được đóng xuống đất và kéo dây về tủ điện chính, từ tủ này mới kéo tới ổ cắm Audio. Chính vì vậy đường đi của nó rất dài Việc này nhằm đảm bảo an tòan chống rò rỉ điện ra vỏ. chưa nói đến sau thời gian sử dụng các mối nối của đường dây tiếp địa này bị oxy hóa làm gia tăng điện trỡ. Trong thiêt bị Audio mạch lọc nhiễu LC (gồm cuộn cảm và tụ điện ) lọc và xả nhiễu về mass đất vì đường đi dài và điện trỡ lớn nên không đáp ứng được ngay tức thời. Chính vì vậy nhiễu điện vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Khi đi dây tổng, cần lưu ý sử dụng dây 2 lõi đặc và dây mát nên được đi riêng. Dây mát đất nên lựa chọn dây càng nhiều lõi ( dây mền ) càng tốt và là đồng mạ bạc.
Em ở chung cư, có sẵn hệ thống tiếp địa của tòa nhà. Hôm vừa rồi lọ mọ đo đạc thì giữa pha (L), trung tính (N) và tiếp địa (E) thì có kết quả như sau: L vs N = 228V L vs E = 227V N vs E thông mạch. Các bác cho em hỏi giữa N với E mà thông mạch thì có phải là hệ thống tiếp địa có vấn đề không ? Cảm ơn các bác!
N vs E có thể thông mạch, 2 dây đó có thể đấu chung tại 1 điểm duy nhất ở tủ điện tổng của tòa nhà Thông thường, khi đo giữa L vs E sẽ có điện áp cao hơn L vs N nếu tiếp địa chuẩn kỹ thuật
Còn nguyên tác dụng, E (earth ground) là để an toàn phòng trường hợp bị rò điện ra vỏ máy thì áp tô mát sẽ nhảy, bảo vệ người khỏi bị điện giật
Em đã xác định tiếp địa e mạng tính Chống giật là chính (và em biết nhiều bác cũng chỉ tới mức này giống e vì nó đơn giản), ko có đk làm đạt tiêu chuẩn theo đo đạt <10ohm. Hoặc bác biết cách nào trong pham vị nhỏ nhất, thi công đơn giản nhất mà khả thi có thể chia sẻ ae cùng hưởng ko ạ?
Nếu bác đang dùng tiếp địa của tòa nhà thì đâu có gì phải lo, chắc chắn nó phải đạt an toàn rồi
Bác xem quanh nhà có hố ga, rãnh nước hoặc chỗ đất ẩm thì đóng cọc đồng sau đó kéo 1 sợi dây lên phòng nghe là xong
Đúng là tay e nhanh hơn não là có thật, nghe bác chịu khó cắm đó lại vì trước giờ câu mass hết giật ko thử lọ mọ, đúng là L + N và L + E tương đương nhau! @sman_vn : e đo N vs E thì đồng hồ cũng kêu tíc tíc tức báo thông nên bác cứ yên tâm về vấn đề an toàn, còn đủ tiêu chuẩn <10ohm (hay <4ohm) gì đó cần có Thiết bị chuyên dụng đo Điện trở đất mới biết đc!