Chào các bác! Còn 1 cách này nhưng hơi mất công 1 chút là dùng ổ cắm cho dây tiếp địa (khi nghi ngờ về dây này có nối với dây chống sét). Khi nào nghe nhạc thì cắm - nối tiếp địa, khi nào không nghe hay trời mưa thì rút/ ngắt tiếp địa. CB kết nối tiếp địa thì không an toàn nếu bị sét đánh vào. Cách này có thể sử dụng được nhưng không khuyến khích vì nếu bác quên thì ... Thanks
Cách của Bác chả khác gì cách dùng CB cả, nghe thì bật mà không nghe thì tắt. E thấy chả có cách gì cả, nếu không làm được thì thôi có sao đâu. nhể
Chào bác! Có khác đấy bác ạ. Nếu sét đánh vào đường dây tiếp địa (nếu có nối vào cột thu lôi) thì Sét có thể lan truyền qua CB (thậm chí khi CB đang ngắt). Ý mình muốn nói, nếu dùng giải pháp ổ cắm thì rút ổ cắm ra thì sét không thể lan truyền thông qua ổ cắm được. Thanks P/s: mình đang dùng cách này (ổ cắm + một vài cầu chì bố trí ở vị trí cách ly 1 mét với các dây dẫn xung quanh) :wink:
Em thấy có bán bộ chống sét lan truyền, các bác rành kỹ thuật nghiên cứu thử xem. Dùng CB hay phích cắm thì đôi khi nghe xong phê quá gãy tại chỗ mà quên đóng CB hay rút phích đấy các bác!
Xung sét khi vào nhà Bác rồi thì có rút phích cắm cũng "TOI" Bác ạ. Khi dùng cái này phải biết cách, nếu đấu nối tiếp với dây tiếp địa mà không có một số thứ nữa đi kèm thì vô hình chung đã làm cho dây tiếp địa nó không có hiệu quả vì nó đã bị cái cục chống sét lan truyền Bác nêu trên chặn lại, nếu đấu // thì cần thêm 1 cái cắt sét nữa cho nên cực phức tạp. Ở cái Lioa, UPS... cũng đều có trang bị chống sốc rồi, tuy không chắc đã tốt cho chống sét.
hi các bác, các bác bàn luận nhiều quá chưa ngã ngũ. E có ý kiến nhỏ : - Thứ nhất cần phân biệt bảo vệ tiếp đất chống giật, triệt tiêu xung điện và tiếp đất bảo vệ chống sét. - Về tiếp đất bảo vệ sét thì có: bảo vệ chống sét đánh trực tiếp (dây thu lôi, cột thu lôi) và chống sét lan truyền qua đường điện lưới AC (dùng thiết bị cắt lọc sét, brecker tự nhảy). Đối với trường hợp này các bác không được đấu tiếp mass của máy vào hệ thống tiếp địa chống thu sét, cực kỳ nguy hiểm. - Tiếp đất công tác dùng trong các hệ thống viễn thông nhằm cấp nguồn cho thiết bị và chống ăn mòn thiết bị, bỏ qua nhé - Về tiếp đất chống giật, triệt tiêu xung bảo vệ thiết bị: mục đích bảo vệ cho người dùng (đi chân đất sờ vào thấy tê tê), bảo vệ cho thiết bị bằng cách triệt tiêu các xung điện ra vỏ. Trường hợp các bác dùng lọc thì phải đấu cọc mass vào hệ thống tiếp địa này thì mới phát huy được tác dụng. Vỏ máy nếu có tiếp địa, nhất là các mâm đĩa đều đấu mass tiếp địa. - Thi công: nếu có địa hình thì chỉ cần đóng 1 cọc đồng dài khoảng 50 - 100cm xuống đất, nối dây đồng (dây đơn hoặc dây điện bình thường đều đc) lên chỗ giàn máy. Tạo, khoan lỗ bắt mấy con bulong vào miếng gỗ phíp để đấu cho mấy con máy. Chọn chỗ nào đất ẩm ướt càng tốt. Trường hợp đất khô thì khoét rộng lỗ ra 1 tí, đổ nhồi muối sun phát vào (muối gốc đồng, mua ngoài chợ trời). Trường hợp không có cọc đồng có thể dùng thanh sắt chữ V, L đóng xuống đất (loại có mạ kẽm càng tốt). - Trường hợp nhà chung cư, cao tầng thì phương pháp thi công trên khó khả thi, mời các bác lấy khoan khoan tường đóng 1 cọc đồng khoảng 20cm vào chỗ khu vực nào ẩm ẩm như tường nhà tắm, tường nhà vệ sinh tùy theo từng căn hộ, địa hình.. hoặc bí lắm đấu dây vào cửa sổ hoa sắt có chân cửa chôn sâu trong tường (không nói loại cửa bắt vít sâu nở nhé). - Tiêu chí tham khảo: đối với hệ thống đất bảo vệ và đất công tác chuyên nghiệp thì trị số đo được dưới 1 ohm (em đã từng đo 1 hệ thống đang chạy là 0,15 ôm) còn các bác cẩn thận thì lấy đồng hồ kim hoặc số đo cọc đồng và tường nhà (hoặc đất) thấy kim vẩy số nhẩy là ok, chứ đòi trị số như của em đo bằng máy megomet thì hệ thống tiếp địa ấy khoảng... 200tr :mrgreen: - Sau khi thi công xong thì yên trí đấu thiết bị vào, đi chân đất lúc đầu sờ vào tê tê, bi giờ hết là ok, cứ thế dùng thôi. - Lưu ý các bác không nên đấu tiếp địa vào sắt khung cột nhà nhé vì: đục xấu nhà, tốn tiền gắn vá và nguy hiểm hơn là nó hay được các bác thợ xây dựng tiện công ...đấu dây tiếp địa sét của cả tòa nhà vào thân
Mấy cái CB ấy bán thì đắt nhưng để phát huy tác dụng thì các bác cần nhớ nó phải được đấu đất với tổ đất bảo vệ có trị số trở bảo vệ nhỏ hơn 1 Ohm ạ, nó có tác dụng chống chập và rò dòng hơn là chống sét. thân
Chào các bác , dùng đồng hồ vạn năng đo như thế nào để biết được trở kháng tiếp đấtcho hệ thống được ạ?
Dùng teromet để đo điện trở nối đất. Tuy nhiên, nối đất vỏ máy gia đình không cần phải dùng đến cái đấy.
Vậy mà e cứ nghĩ dùng đồng hồ vạn năng dùng thang đo Ohm để đo điện trở nối đất. E hiện đang tạm thời tiếp mát cho hệ thống bằng đường truyền hình cáp, đọc thấy các bác bảo tiếp mast bằng truyền hình cáp khá nguy hiểm khi điện dò, chính vì vậy e cũng hơi lăn tăn. Hiện e đang có 2 giải pháp nữa tiếp mast cho hệ thống: - Nhà e ở chung cư tầng 3, hiện có đừong ống nước bằng kẽm xuống tầng 1, e định móc vào đường này. - Đọc thấy các bác bảo khoan 1 cái đinh vít vào tường sau đó đấu dây tiếp mast vào hệ thống. Vậy trong 2 cách trên thì cách nào hiệu quả đối với nhà chung cư như e vậy các bác? Thank các bác.
Chào các bác ! sau khi đọc bài này, em lấy cây đinh 10 đóng xuống nền nhà chỗ góc khuất sau kệ máy, nối sợi dây điện vào cọc mass và cây đinh, âm thanh dàn máy khác hẳn rõ rệt, tiếng treble mỏng hơn.
hi các bác để đo được điện trở đất thì phải dùng đồng hồ megomet đo 3 điểm theo bài đo kỹ thuật thì mới xác định chính xác được. Còn đối với nhà cao tầng có ống nước bằng kẽm thì liệu khả năng nhiễm điện ngược có không ? nếu ống nước đó bị dính điện rò rỉ ở chỗ khác (dây điện hở chạm vào, cọ vào dây chống sét..). Mục đích làm tiếp đất nhưng cần phải tách rời độc lập hệ thống tiếp đất đó với các hệ thống chung đó nhằm chống hiện tượng phóng ngược giữa các hệ thống với nhau. Đối với hệ thống âm thanh tại nhà thì chỉ cần chỗ khoan cọc có độ ẩm ướt (ví dụ bể nước ngầm, tường nhà tắm ... như em đã nói ở trên). Dùng đồng hồ đo giữa cọc tiếp đất và đất (tường nhà) thì chỉ xác định độ thông mạch thôi chứ trị số thì chịu, thường đồng hồ số sẽ nhạy hơn là đồng hồ cơ kim. Có bác nói dùng đinh cũng là 1 hình thức đúng đấy Theo em khi thi công tiếp đất nên thi công 3 cọc theo phương pháp thẳng hàng hoặc hình sao tam giác, mỗi cọc cách nhau 30cm sau đó hàn (nối) 3 đầu cọc với nhau, chúc các bác vui
Chào bác ntquang! Nhà mình vừa thi công xong (tư nhân), nhà 2 tầng, phòng nghe nhạc của mình ở tầng trên, lúc thi công, các phòng mình đều nối dây mass vào khung sắt của trụ nhà, do đó khi lắp đặt bộ dàn nghe nhạc mình đã nối mass bằng đường này, dùng đồng hồ đo vol ( một đầu đồng hồ vào cực dương đường điện đầu còn lại dí vào tiếp đât thấy nó báo 220v) thấy ok, mình nghĩ vậy là đc, mừng quá :lol: , nhưng mới tối hôm qua đọc trên shop của bác Dũng Audio thấy bác ấy nói khung sắt của tòa nhà là một ăng ten khổng lồ thu tín hiệu, nên đấu mass vào đó là mang một mớ tín hiệu nhiễu chạy ngược vào dàn máy, mình có hỏi bạn thì cũng nói như vậy..... . Vậy cho mình hỏi, theo kinh nghiệm của các bác thì đúng sai thế nào. vì nhiều bác vẫn nói nếu khung sắt tòa nhà mà không chống sét thì nối vào vô tư. P/s: Khung sắt nhà mình không chống sét nhé .
Nói khung sắt của nhà là một cột ăng ten khổng lồ là đúng, vì nó sẽ thu tất cả các sóng như: truyền hình, radio, điện thoại, WiFi... Nếu có điểu kiện thì bạn nên mua một cọc đồng 2m cắm thẳng xuống nền nhà rồi dùng cáp CADIVI đi một đường mass riêng cho bộ dàn của mình. Thân.
hi bác, mục đích tiếp mass là bảo vệ người dùng trong trường hợp có dòng rò trên thiết bị. - em chưa hiểu chỗ bôi đỏ là bác đấu dây nguội (-) của AC lưới vào hay như thế nào? - Cả cái khung sắt là 1 cái antena khổng lồ cũng không sai, nó thu tín hiệu nhiễu cũng thấp chứ không đến nỗi quá cao do chất liệu sắt và bị che chắn bởi bê tông. - Việc bác nối toàn bộ mass điện vào khung nhà (dây tiếp địa cho thiết bị chứ không phải dây nguội của điện lưới), vậy liệu khi khung nhà nhiễm sét thì hệ thống điện có bác bị nhiễm ngược ? Khi có sét lan truyền theo đường điện thì toàn bộ khung nhà bị nhiễm theo. - bác xử lý bằng cách chôn 1 cọc sắt (chữ U hoặc V) khoảng 1,5 - 2m xuống đất, nối khung nhà vào đó mục đích để thoát sét và nhiễm điện lan truyền cho toàn bộ nhà, mối nối nhớ thật chắc chắn - phần thiết bị audio bác nên chôn 1 cọc tương tự (cách xa cọc thoát sét tối thiểu 1,5m), ròng 1 dây dẫn khoảng 2mm lên phòng nghe làm dây đất sẽ cách li tốt hơn. - nguyên tắc càng cách li được càng tốt, em đã từng giám sát và đo nhiều hệ thống tiếp địa lên đến cả trăm triệu, nhiều kết quả giật mình, chỉ có 0,05 ohms (đo bằng đồng hồ megomet)
Mình hiểu ý bác rồi, nhưng mình ko nối dây (-) của lưới điện vào khung sắt của nhà và toàn bộ khung sắt đó mình cũng ko dùng để tiếp địa chống sét. Mà mục đich của mình nối dây từ khung sắt ra chỉ để duy nhất tiếp mass cho hệ thống âm thanh thôi bác ah, ngoài nó ra thì ko có thiết bị nào đc nối vào cái dây đó bác ah. Do trước đó có tham khảo trên vnav nhiều bác vẫn tiếp mass cho thiết bị bằng cách nối vào khung sắt của nhà nếu khung đó không tiếp địa chống sét. Vì khu vực nhà mình ko có sét hỏi thăm đâu hihi. Tây Nguyên mà (Kon Tum) bác. Rất mong bác cho ý kiến. Thanks.
Vâng, cảm ơn bác đã góp ý, nhưng phong nghe của mình trên tầng 2, với lại như phần đầu topic nhiều bác vẫn khuyên nếu ở chung cư thì đục trụ để tiếp mass cho hệ thống âm thanh mà bác, với đk trụ đó ko tiếp địa chống sét. Đk này thì nhà mình đảm bảo ok, ko chống sét bằng khung sắt của nhà, hi. Chỉ sợ nó là anten thu nhiễu thôi mà sao minh nối vào thì bô giàn của mình giảm noise thật sự luôn, mình dùng pre và pow tube hết. Hôm qua nghe bạn nói khung sắt thu nhiẽubneen rất lăn tăn. Các bác cho mình ý kiến nhé. Thanks.
Vậy là cũng tốt rồi, chơi âm thanh bắt buộc phải có mass đất, nếu không thì các xung nhiễu sẽ không có đường thoát nên âm thanh sẽ không hay. Thân.
khi xây nhà, cũng vì hết tiền nên e k làm dây tiềp đất và choi toàn bộ ổ cằm 3 chấu, giá mà hồi đó có thêm 5-7tr thôi là ok rồi. giờ e khắc phục bằng cách chơi dây mass vào đg ống cấp nước máy ( đg ống bằng kim loại và có nc bên trong nũa), còn đấu cọc mass vô khung sằt nhà mình thì e nghĩ là sắt và bên trong betong rất khô, có thể cách điện đc. vì vậy hiệu quả tiếp mass sẽ k cao. đó là cách làm riêng của e, vẫn mong học hỏi các bác
tiếp địa sẽ được tiến hành như sau: 1: chuẩn bị vật tư gồm: 1 cọc tiếp địa dài 2,5m ở hà nội có thể mua ở thuốc bắc. 1 bộ ecu, bulon đồng có bán tại chỗ mua tiếp địa. Dây 4mm bằng đồng có thể là dây trần hoặc bọc pvc tùy bác chọn, độ dài phụ thuộc vào nhà bác. 1 cầu đấu dây bằng đồng đẻ làm trạm trung chuyển. 2: thi công Đóng cọc tiếp địa xuống đất. Chú ý: đóng hết cọc xuống đất, cách cọc tiếp địa chống sét tối thiểu 10 m. Đê chống sét lan truyền. Trước khi đóng đỏ nhiều nước vừa đóng vừa đổ nước. Cận thận có thể đổ thêm muối vào chỗ đóng cọc. Bắt bộ ecu, kẹp đầu cốt, buloong vào đầu cọc và kết nối dây dãn lên bộ cầu đấu dặt trobg nhà. 3: kiểm tra tiếp địa bằng megaom đo tiếp địa. Đồng hồ có 3 dây 1 dây cắm vào đầu cọc, 1 dây kéo ra xa 20m cắm xuống đất. Dây còn lại cũn kéo đi xa và tạo thành hình sao. Bật đồng hồ và đọc chỉ số. Theo tcvn với nhà dân thì chỉ số dạt dưới 10 omh là ok. Nếu không lớn hơn 10omh thì đóng thêm cọc nữa kết nói vào và đo lại.
bác nên nói rõ là loại muối gì nhá, muối ăn không dùng được, thường dùng muối đồng sunfat CuSO4 tiêu chuẩn mà quy định 10 Ohms là quá cao bác à, mass thực chất là để bảo vệ người dùng nếu có rò điện ra vỏ thiết bị, còn hay dở em chưa dám bàn, kính thiển nghĩ bác không nên làm vậy, trường hợp điện rò thì toàn bộ ống, vòi nước sinh hoạt gia đình sẽ nhiễm điện, nguy hiểm
Tiếp đị không quá 4 omH là ok! Tiếp địa an toàn thì nhỏ hơn hoặc bằng 4 Ohm, nếu không đạt thì phải đóng thêm cọc bổ sung hoặc dùng hóa chất hỗ trợ giảm trở đất. Hệ thống Chống Sét khác với tiếp địa nhé!